intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015

Chia sẻ: Dieu Hang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

163
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015 được nghiên nhằm mục đích hệ thống lại các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM; đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của TPB trong thời gian từ khi ra đời đến năm 2010; tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015

-1-<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Ngành ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt<br /> trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng cũng rất nhạy cảm đối với các<br /> biến động của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước<br /> Đến cuối năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 ngân hàng phát triển, 1<br /> ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại<br /> có cổ phần chi phối của Nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân<br /> hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty<br /> tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, hơn 1.000<br /> quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô.<br /> Ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn phát triển hưng thịnh. Hàng chục ngàn điểm giao<br /> dịch có mặt trên khắp vùng miền đất nước tạo nên mạng lưới dày đặc. Sự cạnh tranh trong<br /> chính ngành ngân hàng diễn ra rất khốc liệt. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài đang<br /> trong giai đoạn được dỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước<br /> và có lợi thế về nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ kỹ<br /> thuật, loại hình dịch vụ,… hứa hẹn sẽ thâm nhập ngày càng sâu và rộng.<br /> Sự cạnh tranh trong ngành Ngân hàng ngày càng gay gắt và áp lực lớn cho mỗi một<br /> ngân hàng đang đứng trong thị trường mỗi ngày một tăng. Các ngân hàng một mặt đang<br /> đứng trước những cơ hội lớn từ quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế, mặt khác phải<br /> đối mặt với không ít thách thức...<br /> Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) là một trong những ngân hàng thương mại ra đời<br /> muộn nhất tại Việt Nam, thành lập tháng 05/2008 bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông<br /> tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam<br /> (Vinare) và một số cổ đông khác. TPB không đứng ngoài xu thế chung là buộc phải chấp<br /> nhận cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong và ngoài nước.<br /> Mặc dù mới ra đời nhưng TPB đã xác định phương hướng và lộ trình phát triển rõ<br /> ràng, đó là phải vươn lên top 15 trong khối ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam vào<br /> <br /> -2-<br /> <br /> năm 2015, do vậy ban lãnh đạo TPB rất quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh<br /> của ngân hàng.<br /> Chỉ sau ba năm ra đời, TPB đã đạt được những kết quả khả quan, mạng lưới giao dịch<br /> có mặt tại 07 tỉnh thành lớn của Việt Nam là các khu vực trọng tâm làm nền tảng để phát<br /> triển rộng ra các khu vực lân cận và rộng khắp Việt Nam trong đó có tỉnh Đồng Nai. Số<br /> lượng và chất lượng khách hàng của TPB đang ngày một tăng thêm nhanh chóng.<br /> Mặc dù tốc độ phát triển của TPB khá khả quan, nhưng đặt trong bối cảnh các NHTM<br /> trong nước đang có bước tăng trưởng lớn về tài sản, quy mô hoạt động, mạng lưới, chất<br /> lượng sản phẩm dịch vụ,…. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, TPB cần phải đánh<br /> giá lại thực trạng hoạt động kinh doanh của mình để xác định những thế mạnh, điểm yếu<br /> cũng như những cơ hội và thách thức phải đối diện; đồng thời cần phải xác định vị trí của<br /> mình trên bản đồ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đưa<br /> ra những định hướng, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian<br /> tới.<br /> Từ những lý do đã nêu, tác giả xin chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao<br /> năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2015” với hy vọng dựa trên<br /> những kiến thức đã được học cùng với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác<br /> tại TPB, tác giả xây dựng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa TPB phát<br /> triển nhanh chóng và bền vững trong thời gian tới.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br /> Hệ thống lại các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đặc điểm hoạt động<br /> kinh doanh của NHTM<br /> Đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của TPB trong thời gian từ khi<br /> ra đời đến năm 2010<br /> Tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm<br /> 2015.<br /> 3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngân hàng TMCP Tiên Phong trong mối tương quan<br /> với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> -3-<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng. Đồng thời,<br /> các số liệu phân tích chủ yếu là tại TPB và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.<br /> Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến nay, thời điểm TPB chính thức ra đời, tham<br /> gia vào thị trường.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Phương pháp thu thập thông tin<br /> Thu thập dựa trên nền tảng lý thuyết của các môn học: Quản trị chiến lược, Quản trị<br /> học, Quản trị Marketing, Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số sách liên quan của<br /> các tác giả nổi tiếng kết hợp kiến thức thực tế của tác giả.<br /> Thu thập thông tin từ các luận văn, công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng<br /> Điều tra, khảo sát thực tế từ các chuyên gia ngân hàng<br /> 4.2. Phương pháp xử lý thông tin<br /> Phương pháp chủ đạo là thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích, tổng hợp, so sánh,<br /> đối chiếu, phương pháp chuyên gia... để làm sáng tỏ và cụ thể hoá nội dung nghiên cứu của<br /> luận văn.<br /> 4.3. Công cụ tổng hợp, xử lý dữ liệu<br /> Phần mềm Excel; Ma trận các yếu tố bên trong (IFE); Ma trận các yếu tố bên ngoài<br /> (EFE); Ma trận hình ảnh cạnh tranh; Ma trận kết hợp SWOT để xây dựng các giải pháp<br /> nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB<br /> 5. Kết quả đạt được dự kiến<br /> Hệ thống được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đặc điểm hoạt động<br /> kinh doanh của NHTM<br /> Đánh giá tổng quan được thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của TPB trong<br /> thời gian từ khi ra đời đến năm 2010<br /> Tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm<br /> 2015 và đưa ra một số kiến nghị của tác giả<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu<br /> thành 3 chương, bao gồm:<br /> Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và cạnh tranh trong lĩnh vực<br /> ngân hàng<br /> <br /> -4-<br /> <br /> Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Tiên<br /> Phong<br /> Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng<br /> TMCP Tiên Phong đến năm 2015<br /> 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Xác định vị thế cạnh tranh của TPB trong giai đoạn hiện nay, rút kinh nghiệm trong<br /> hoạt động thời gian qua, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong tình hình mới, từ<br /> đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015<br /> <br /> -5-<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CẠNH TRANH<br /> TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG<br /> 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại<br /> Theo luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện<br /> toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo đó,<br /> Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và<br /> thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền<br /> này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.<br /> Từ những nhận định trên cho thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà<br /> đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với các nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền<br /> gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều<br /> dịch vụ NH khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về SP, DV ngân hàng của xã hội.<br /> 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại<br /> NHTM là một doanh nghiệp trong nền kinh tế, mục đích cuối cùng hoạt động kinh<br /> doanh là lợi nhuận, nên các NHTM phải nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng cung ứng<br /> SP, DV ngân hàng cho nền kinh tế, chiếm lĩnh thị phần nhằm gia tăng lợi nhuận.<br /> Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, cung cấp các SP, DV về tiền tệ, NH có liên<br /> quan đến nhiều hoạt động trong nền kinh tế - xã hội. Nên hoạt động kinh doanh của NHTM<br /> có những đặc điểm sau đây:<br /> Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu dựa trên lòng tin của khách hàng<br /> và có tính nhạy cảm cao. NHTM kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của các<br /> tổ chức, cá nhân trong xã hội, chỉ có một phần nhỏ bằng nguồn vốn tự có của mình và thực<br /> hiện cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nên sự mất uy tín hay một NHTM có thể sẽ tác động<br /> đến tâm lý, lòng tin của khác hàng đối với hệ thống NH. Khi đó, hậu quả của nó không chỉ<br /> ảnh hưởng trực tiếp đến NH đó mà có thể lan rộng trong toàn hệ thống NH và xa hơn nữa<br /> là gây ra những ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia.<br /> Thứ hai, hoạt động NHTM là phong vũ biểu phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2