intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Pham Minh Tam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

808
lượt xem
177
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị được dùng trong trao đổi thanh toán giữa các quốc gia với nhau. Thị trường ngoại hối là nơi tập trung cung, cầu ngoại hối để hình thành nên tỉ giá hối đoái

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay

  1. BÀI THẢO LUẬN Môn: Kinh tế vĩ mô Đề tài: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay. 1/ Các khái niệm: 1.1/ Khái niệm về ngoại hối: Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị được dùng trong trao đổi thanh toán giữa các quốc gia với nhau. Theo văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay, ngoại hối bao gồm: - Ngoại tệ tiền mặt và tiền kim loại - Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại t ệ ( h ối phiếu, kỳ phiếu, sec, thẻ thanh toán, thư chuyển tiền…) - Vàng tiêu chuẩn quốc tế - Các chứng từ có giá được ghi bằng ngoại tệ ( trái phiếu, cổ phiếu, công trái…) - Đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuy ển ra kh ỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế. 1.2/ Khái niệm về thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là nơi tập trung cung, cầu ngoại hối để hình thành nên tỷ giá hối đoái Do đó, cung ngoại hối chính là cầu đồng Việt Nam, cầu ngoại hối chính là cung đồng Việt Nam. - Cung ngoại hối: những khoản tiền nhận được từ bên ngoài do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhận đầu tư, đi vay, kiều hối… - Cầu ngoại hối: những khoản tiền phải chi trả cho bên ngoài nh ư thanh toán nhập khẩu, đầu tư ra bên ngoài, cho vay…
  2. 1.3/ Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung, cầu trên thị trường ngoại hối: - Cán cân thanh toán quốc tế. - Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia. - Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. + Các biện pháp hành chính + Chính sách hối đoái + Chính sách chiết khấu + Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ. - Đầu cơ. - Lạm phát. -Tình hình chính trị. - Tăng trưởng kinh tế. 2/ Những nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu trên thị trường ngo ại h ối Việt Nam hiện nay: Những diễn biến mới nhất trong những tháng đầu năm 2011 của tình hình thế giới ( giá xăng, giá lương thực và giá các hàng hóa cơ bản trong xu thế gia tăng mạnh) và trong nước ( giá xăng và giá điện bị điều ch ỉnh mạnh, lạm phát tăng cao, tỷ giá tự do gần như hỗn loạn, dự trữ ngoại hối mỏng, thâm hụt thương mại cao và dai dẳng, tình trạng đô la hóa và vàng hóa cao độ, lãi su ất tăng cao và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, niềm tin vào tiền đồng và điều hành kinh tế vĩ mô giảm…). 2.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối: 2.1.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cung ngoại hối: - Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/02/2011: khuyến khích xuất kh ẩu, khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 3%/năm ( m ột bi ện pháp
  3. khuyến khích doanh nghiệp bán lại ngoại tệ cho ngân hàng thay vì ch ỉ nhận được lãi suất tiền gửi thấp). - Xuất khẩu trong quý I/2011 VN tăng mạnh mẽ nhờ kinh tế thế giới ph ục hồi. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2011 lên 19.2 tỷ USD, tăng 33.7% so với cùng kỳ năm 2010. - Ở Việt Nam hằng năm với lượng lao động xuất khẩu lớn và vi ệc chuyển tiền và đầu tư về Việt Nam có xu hướng thuận lợi do sự thông thoáng và cởi mở trong chính sách kiều hối làm tăng lượng kiều hối chuy ển về n ước hàng năm (Dưới 7.000 USD thì không phải khai báo, nghị định 71 về cho phép kiều bào tham gia mua bất động sản). - Phi thương mại / du lịch của VN khá phát triển tạo nguồn cung ngoại hối khá lớn. - Trong quý I/2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 171.5 ngàn t ỷ đồng trong đó vốn đầu tư nước ngoài: 49.5 ngàn tỷ đồng chiếm 28.9%, tăng 3.83% so với cùng kỳ. - Hàng năm chúng ta nhận được viện trợ từ bên ngoài - VN hiện nay vẫn là quốc gia nhập siêu, cán cân th ương mại thâm h ụt nên phải đi vay nước ngoài để bù đắp chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. 2.1.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm cung ngoại hối: - Lạm phát: Lạm phát ở VN hiện nay cao hơn so với một số n ền kinh t ế khác như Trung Quốc (5.4%) gây áp lực bất ổn nền kinh tế, gây lo ngại t ừ phía đầu tư nước ngoài. Chính phủ với chính sách kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lên 12% (08/03/2011) làm hạn chế khả năng cho vay. Bên cạnh đó đồng Việt Nam mất giá kép tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào VN trước đây đến từ các quốc gia: Singapo, Hồng Kông, Thái Lan.. giờ chuyển hướng tập trung vào chính quốc gia của họ.
  4. - Với tình hình bất ổn ở Bắc Phi, thiên tai ở Nhật Bản hiện nay làm cho hàng trăm ngàn lao động đã và sẽ hồi hương kể từ giai đoạn khủng hoảng 2 năm trước đến khủng hoảng chính trị Bắc Phi – Trung Đông hiện nay làm gi ảm cung ngoại hối ( từ nguồn kiều hối). - Trận động đất ở Nhật Bản làm giảm hoạt động th ương mại giữa hai quốc gia tác động tiêu cực đến xuất khẩu, thiệt hại đối với ngành du l ịch ( gi ảm khoảng 200 triệu USD). - Đầu tư từ Nhật Bản vào VN (Vốn ODA, FDI..) dự báo s ẽ không đ ạt mục tiêu vì họ phải tập trung vốn để xây dựng lại đất nước. (Năm 2011, Nh ật Bản cam kết đầu tư: 1.76 tỷ USD/tổng số 7.9 tỷ USD v ốn ODA vào VN; 2.2 t ỷ USD vốn FDI tương đương 11.8% tổng vốn FDI cam kết vào VN). - Vốn đầu tư trực tiếp vào VN (FDI) tính từ đầu năm 2011 đến 22/03/2011 đạt 2.37 tỷ USD, giảm 33.1% so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án có mức đầu tư hàng chục tỷ USD bị rút chứng nhận đầu tư do chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính. 2.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu ngoại hối: 2.2.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cầu ngoại hối: - Nhập khẩu: Nhập khẩu máy móc, xăng dầu và các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho làm hàng xuất khẩu tăng lên. Cụ th ể, kim ng ạch nh ập kh ẩu 22.27 tỷ USD, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu quý I/2011 lên hơn 3 tỷ USD bằng 15.7% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. - Lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm và tình trạng đô la hóa n ền kinh t ế ở mức cao. Việc tiền đồng liên tục bị mất giá do lạm phát tăng đã kích hoạt nhu cầu nắm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp dẫn đến việc người dân tăng cường nắm giữ ngoại tệ khiến tình trạng đô la hóa nền kinh t ế tăng làm cầu ngoại tệ tăng. 2.2.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm cầu ngoại hối:
  5. - Chính phủ siết chặt quản lý nhằm hạn chế tình trạng găm giữ vàng trong dân ( bằng cách cấm kinh doanh vàng miếng), giảm hoạt động đầu cơ và nhập khẩu vàng lậu. Từ đó, giảm nhu cầu gom góp ngoại tệ để nhập lậu vàng làm giảm cầu ngoại tệ. - Trong nỗ lực chống đô la hóa và ổn định tỷ giá, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ. Thị trường ngoại hối tự do tại các thành phố lớn đã ngừng giao dịch 07/03/2011. Đồng thời chính phủ đã tạo sự chênh lệch lãi suất VND và USD tăng cao để hướng dân cư và các tổ chức doanh nhân tài chính sẽ chuyển sang mục nội tệ nhằm kìm nhu cầu ngoại tệ. - Thực hiện tăng mức dự trữ bắt buộc trên tiền gửi ngắn hạn và dài h ạn đồng thời quy định tại thông tư 13 các tổ chức tín dụng được s ử dụng không quá 80% số vốn huy động dẫn đến lãi suất cho vay đ ối v ới ngo ại t ệ khá l ớn nhằm hạn chế về cầu ngoại tệ. - Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ. 11/02/2011 giảm giá ti ền đ ồng để hạn chế nhập khẩu, du lịch nước ngoài, luồng vốn đầu tư ra nước ngoài… - Biện pháp hành chính : Quy định về số ngoại tệ tối đa để giảm cầu ngoại tệ. ( Người cư trú chỉ được phép mang ra nước ngoài không ph ải khai báo hải quan tối đa là 5.000 USD).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2