TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI<br />
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”<br />
NĂM 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN CÔNG TRÌNH<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC<br />
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI<br />
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”<br />
NĂM 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN CÔNG TRÌNH<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC<br />
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)<br />
<br />
<br />
Nhóm sinh viên thực hiện : Phạm Thị Nhật Nữ<br />
Đặng Thị Hiền Nữ<br />
Lê Thùy Linh Nữ<br />
Phạm Tiến Dũng Nam<br />
Vũ Ngọc Quý Nam<br />
Dân tộc : Kinh<br />
Lớp : Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực 54<br />
Khoa : Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực<br />
Năm thứ :3/4<br />
Ngành học : Kinh tế nguồn nhân lực<br />
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hương Quỳnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC VIẾT TẮT<br />
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ<br />
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1<br />
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.......................................................................2<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................6<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................6<br />
4.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................6<br />
4.2 Thu thập số liệu .........................................................................................................6<br />
4.3 Phân tích và xử lý số liệu ..........................................................................................9<br />
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................9<br />
5.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................9<br />
5.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................9<br />
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu .....................................................................................10<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HIỂU BIẾT BỘ LUẬT<br />
LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ........................11<br />
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................11<br />
1.1.1 Lao động – Người lao động ....................................................................... 11<br />
1.1.2 Giúp việc gia đình ...................................................................................... 11<br />
1.1.3 Lao động giúp việc gia đình ...................................................................... 11<br />
1.2 Đặc điểm và vai trò của lao động giúp việc gia đình .........................................12<br />
1.2.1 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình ................................................ 12<br />
1.2.2 Vai trò của lao động giúp việc gia đình .................................................... 14<br />
1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến lao động giúp việc gia đình .................16<br />
1.3.1 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Hợp đồng lao động .................. 17<br />
1.3.2 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Tiền lương ............................... 18<br />
1.3.3 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Thời gian làm việc –<br />
Thời gian nghỉ ngơi.................................................................................... 18<br />
1.4 Đánh giá mức độ hiểu biết luật của người LĐ GVGĐ ......................................19<br />
1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của<br />
người lao động giúp việc gia đình ..............................................................................22<br />
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG<br />
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 TRÊN ĐỊA BÀN<br />
HÀ NỘI .........................................................................................................................24<br />
2.1 Giới thiệu về mẫu điều tra....................................................................................24<br />
2.1.1 Các đặc điểm liên quan đến người lao động giúp việc gia đình ................. 24<br />
2.1.2 Các đặc điểm liên quan đến hoạt động giúp việc gia đình .......................... 26<br />
2.2 Đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người LĐ<br />
GVGĐ trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................28<br />
2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................................. 30<br />
2.2.2 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật<br />
liên quan đến HĐLĐ .................................................................................... 31<br />
2.2.3 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật<br />
liên quan đến Tiền lương ............................................................................. 34<br />
2.2.4 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật<br />
liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi ................................. 35<br />
2.3 Đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ ..............38<br />
2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động 2012<br />
của LĐ GVGĐ ..............................................................................................................41<br />
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan................................................................................... 41<br />
2.4.2 Nguyên nhân khách quan ............................................................................... 42<br />
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................45<br />
3.1 Kết luận ..................................................................................................................45<br />
3.2 Khuyến nghị ...........................................................................................................47<br />
3.2.1 Giải pháp truyền thông .................................................................................. 47<br />
3.2.2 Giải pháp quản lý........................................................................................... 50<br />
KẾT LUẬN ..................................................................................................................52<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC 01<br />
PHỤ LỤC 02<br />
PHỤ LỤC 03<br />
PHỤ LỤC 04<br />
PHỤ LỤC 05<br />
DANH MỤC VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
<br />
BHYT : Bảo hiểm y tế<br />
BHXH : Bảo hiểm xã hội<br />
GVGĐ : Giúp việc gia đình<br />
GFCD : Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng<br />
HĐLĐ : Hợp đồng lao động<br />
ILO : Tổ chức Lao động quốc tế<br />
LĐ GVGĐ : Lao động giúp việc gia đình<br />
THCS : Trung học cơ sở<br />
TĐHV : Trình độ học vấn<br />
UBND : Ủy ban nhân dân<br />
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ<br />
Danh mục bảng<br />
Bảng 0.1: Quy mô và cấu trúc mẫu điều tra ................................................................. 07<br />
Bảng 1.1: Trình độ học vấn của lao động giúp việc gia đình (%) ................................ 14<br />
Bảng 2.1: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................... 24<br />
Bảng 2.2: Hình thức thỏa thuận lao động của người GVGĐ ....................................... 25<br />
Bảng 2.3: Kinh nghiệm làm việc của mẫu điều tra ...................................................... 28<br />
Bảng 2.4: Số lượng lao động hiểu biết về Bộ luật Lao động áp dụng cho đối tượng<br />
là người GVGĐ ............................................................................................................ 29<br />
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) ................................... 31<br />
Bảng 2.6: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố HĐLĐ ....................................... 31<br />
Bảng 2.7: Hệ số Sig khi so sánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định<br />
liên quan đến HĐLĐ giữa các nhóm TĐHV và kinh nghiệm làm việc ....................... 32<br />
Bảng 2.8: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố Tiền lương ................................ 34<br />
Bảng 2.9: Hệ số Sig khi so sánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định<br />
liên quan đến Tiền lương giữa các nhóm TĐHV và Kinh nghiệm làm việc ................ 34<br />
Bảng 2.10: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố Thời gian làm việc,<br />
thời gian nghỉ ngơi........................................................................................................ 36<br />
Bảng 2.11: Hệ số Sig khi so sánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định<br />
liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi giữa các nhóm trình độ học<br />
vấn và kinh nghiệm làm việc ........................................................................................ 36<br />
Bảng 2.12: Bảng tổng kết kết quả phân tích phương sai ANOVA .............................. 38<br />
Bảng 2.13: Nhu cầu muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động của người GVGĐ ................... 39<br />
Bảng 2.14: Thứ tự ưu tiên các nội dung cần tìm hiểu trong Bộ luật Lao động ............ 39<br />
Bảng 2.15: Các khó khăn mà người GVGĐ gặp phải trong quá trình tìm hiểu<br />
Bộ luật Lao động .......................................................................................................... 44<br />
Danh mục biểu đồ<br />
Biểu đồ 1.1: Các giai đoạn thay đổi hành vi ................................................................ 22<br />
Biểu đồ 1.2: Quá trình thay đổi hành vi và nhu cầu của LĐ GVGĐ ........................... 23<br />
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp mà người lao động tham gia trước khi làm GVGĐ ........... 25<br />
Biểu đồ 2.2: Thu nhập mà người lao động nhận được từ công việc GVGĐ ................ 26<br />
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % các loại hình công việc giúp việc gia đình .................................. 27<br />
Biểu đồ 2.4: Kênh tìm việc làm của LĐ GVGĐ .......................................................... 27<br />
Biểu đồ 2.5: Các nội dung mà người giúp việc quan tâm khi thỏa thuận lao động ..... 29<br />
Biểu đồ 2.6: Nguồn thông tin giúp LĐ GVGĐ biết đến Bộ luật Lao động ................. 30<br />
Biểu đồ 2.7: Lý do người GVGĐ không muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động ................. 41<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI<br />
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”<br />
NĂM 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BẢN TÓM TẮT<br />
<br />
Tên công trình<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC<br />
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định về<br />
quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình trong<br />
Chương XI, Mục 5 từ Điều 179 đến Điều 183 quy định về “Lao động là người giúp<br />
việc gia đình”, song song, còn có Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày<br />
07/04/2014 và Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và<br />
xã hội ngày 15/08/2014. Như vậy, có thể thấy, đây là một bước tiến tích cực trong việc<br />
xây dựng khung pháp lý về giúp việc gia đình cũng như từng bước đưa giúp việc gia<br />
đình trở thành một nghề trong thị trường lao động.<br />
Tuy nhiên, trong thị trường lao động, lao động giúp việc gia đình vẫn luôn phải<br />
đối mặt các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức lao động,<br />
lạm dụng tình dục... nguy cơ không được gia chủ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu<br />
về công việc, thời gian, tiền lương … Lý do tại sao như vậy? Trên thực tế có rất ít<br />
những nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này đứng trên góc độ đánh giá mức độ hiểu biết<br />
và ý thức tuân thủ các quy định pháp luật của lao động giúp việc gia đình. Trong khi,<br />
sự hiểu biết về pháp luật của người lao động giúp việc gia đình ảnh hưởng đến những<br />
quyền lợi mà họ được hưởng. Do đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá<br />
nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012<br />
trên địa bàn Hà Nội” trong công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2015. Hy<br />
vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích trong việc nâng cao hiểu biết Bộ<br />
luật Lao động 2012 của người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội nói<br />
riêng và trên cả nước nói chung.<br />
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu<br />
Giúp việc gia đình là một công việc xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển xã<br />
hội và mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên thế giới. Tuy nhiên, giúp<br />
việc gia đình vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và nó đã trở thành mối quan tâm của các nhà<br />
nghiên cứu và tổ chức trong nhiều năm nay.<br />
Một số nghiên cứu và báo cáo có thể kể ra là: Nghiên cứu “Một số loại hình giúp<br />
việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý” (2010) của tác giả PGS.TS<br />
Ngô Thị Ngọc Anh, báo cáo “ Tổng quan về tình hình lao động giúp việc gia đình tại<br />
Việt Nam từ năm 2007 đến nay” (2013) và nghiên cứu “Giá trị kinh tế của lao động<br />
ii<br />
<br />
giúp việc gia đình đối với gia đình và xã hội” của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia<br />
đình và Phát triển cộng đồng (GFCD). Và gần đây nhất là nghiên cứu “ Đánh giá năng<br />
lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội – Ngụ ý cho đào tạo<br />
nghề” do nhóm sinh viên trường đại học Kinh tế quốc dân thực hiện. Một số đề tài<br />
nghiên cứu có cùng chung đối tượng nghiên cứu là đánh giá/ phân tích mức độ hiểu<br />
biết và ý thức tuân thủ pháp luật, tuy nhiên khách thể điều tra và khách thể nghiên cứu<br />
lại khác nhau, cụ thể như nghiên cứu “Thực trạng hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp<br />
luật của dân cư khu vực miền núi Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị Hồng Phúc đăng trên<br />
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 11/2005), tác giả Đặng Thanh Nga cũng đã tiến<br />
hành nghiên cứu “Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành<br />
niên phạm tội” đăng trên Tạp chí Tâm lý học, số 6/2008…<br />
Có thể thấy, các nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình ngày càng nhiều hơn<br />
và trên nhiều góc độ khác nhau. Trong khi đó, nếu cùng hướng nghiên cứu về đo<br />
lường mức độ hiểu biết pháp luật thì khách thể điều tra lại khác nhau. Chính vì vậy,<br />
nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc<br />
gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” sẽ tập trung phân tích<br />
và đánh giá các mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao<br />
động 2012, cụ thể trên 3 khía cạnh: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm<br />
việc và thời gian nghỉ ngơi. Mô hình đánh giá mức độ hiểu biết mà nhóm sử dụng căn<br />
cứ trên khung lý thuyết về các giai đoạn thay đổi hành vi để xem xét mức độ hiểu biết<br />
về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc đang ở giai đoạn nào, từ đó tìm hiểu<br />
nhu cầu và điều chỉnh hành vi tìm hiểu pháp luật của nhóm đối tượng này. Đồng thời,<br />
trong quá trình nghiên cứu, nhóm cũng xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu<br />
cầu hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc gia đình để từ đó khuyến<br />
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết luật của người lao động giúp<br />
việc gia đình trên địa bàn Hà Nội.<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định khung lý thuyết đánh giá mức độ hiểu biết để làm cơ sở cho quá trình<br />
khảo sát, đánh giá thực tế mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của lao động giúp<br />
việc gia đình trên địa bàn Hà Nội.<br />
- Phân tích mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao<br />
động 2012, cụ thể trên 3 khía cạnh: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm<br />
việc và thời gian nghỉ ngơi.<br />
iii<br />
<br />
- Đánh giá nhu cầu tìm hiểu pháp luật và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng<br />
đến nhu cầu tìm hiểu về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc gia đình.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Quy trình nghiên cứu<br />
Đề tài được triển khai 06 bước: (1) Xây dựng cơ sở lý thuyết; (2) Xây dựng bảng<br />
hỏi; (3) Khảo sát thử và kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi; (4) Triển khai khảo sát và<br />
phỏng vấn sâu LĐ GVGĐ; (5) Phân tích dữ liệu; (6) Trình bày kết quả nghiên cứu.<br />
4.2 Thu thập số liệu<br />
- Số liệu thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ tài liệu Bộ luật Lao<br />
động 2012, giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, giáo trình Hành vi tổ chức, sách, tạp<br />
chí và báo cáo điều tra của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng<br />
đồng mà có liên quan đến lao động giúp việc gia đình…<br />
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 02 cách sau:<br />
+ Điều tra khảo sát<br />
* Đối tượng điều tra: người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội<br />
* Mẫu khảo sát: Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu được phân bổ trên 03 quận của<br />
Hà Nội (bao gồm: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Hà Đông). Tổng số phiếu thu về là 126.<br />
* Bảng hỏi: đã được thiết kế dựa trên kết quả tổng quan các tài liệu liên quan về<br />
luật, về đặc điểm của người lao động giúp việc và cơ sở lý thuyết về mức độ hiểu biết<br />
cần thiết của cá nhân nhằm hướng tới hành vi tích cực. Bảng hỏi được xây dựng trên<br />
thang đo likert 05 điểm. Nội dung bảng hỏi bao gồm 02 phần: Phần thông tin chung về<br />
người được khảo sát và Phần đánh giá mức độ hiểu biết các quy định pháp luật của lao<br />
động giúp việc gia đình.<br />
+ Phỏng vấn sâu<br />
Hoạt động phỏng vấn sâu được tiến hành sau khi người giúp việc trả lời xong bảng<br />
khảo sát. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 lao động giúp việc gia đình<br />
Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu này là để nắm được mức độ hiểu biết luật cũng<br />
như xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết luật của người giúp<br />
việc gia đình.<br />
4.3 Phân tích và xử lý số liệu<br />
Các dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập xong được thống kê, phân tích và xử lý<br />
bằng phương pháp phân tích định lượng kết hợp định tính. Phân tích định lượng sử<br />
dụng công cụ hỗ trợ của phần mềm SPSS. Trong khi đó, phân tích định tính được sử<br />
iv<br />
<br />
dụng kết hợp để phân tích thông tin thu được từ phỏng vấn sâu, cùng với các phương<br />
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề<br />
nghiên cứu.<br />
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
5.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
- Sự hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 (sửa<br />
đổi), cụ thể tại Mục 5 (từ Điều 179 đến Điều 183)<br />
- Khách thể điều tra: nhóm chỉ tiến hành điều tra đối với người giúp việc gia đình<br />
làm việc toàn thời gian tại gia đình người sử dụng lao động (không nghiên cứu<br />
trường hợp giúp việc gia đình theo hình thức khoán)<br />
5.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về mặt không gian : Phạm vi điều tra là các hộ gia đình đang sử dụng lao động<br />
giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội<br />
- Về mặt thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2015<br />
- Về mặt nội dung nghiên cứu: Bộ luật Lao động (Luật số: 10/2012/QH 13) ban<br />
hành ngày 18/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013, bao gồm 17 Chương<br />
và 242 Điều. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sự hiểu biết của người lao<br />
động giúp việc gia đình đối với các quy định pháp luật tại Mục 5, từ Điều 179 đến<br />
Điều 183 của Bộ luật Lao động, cụ thể hơn trên khía cạnh:<br />
+ Hợp đồng lao động: lý do lựa chọn vì hiện nay Bộ luật Lao động quy định người sử<br />
dụng lao động “phải ký hợp đồng lao động” khi thuê người giúp việc gia đình. Như<br />
vậy, điều này sẽ là cơ sở pháp lý bảo vệ người LĐ GVGĐ khi có tranh chấp xảy ra.<br />
+ Tiền lương - Thời gian làm việc & Thời gian nghỉ ngơi: lý do lựa chọn vì mức độ<br />
hiểu biết của LĐ GVGĐ đối với các quy định pháp luật liên quan đến tiền lương và<br />
thời gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi mà họ được hưởng trong quá trình<br />
thương lượng với chủ sử dụng lao động.<br />
6 Kết cấu đề tài nghiên cứu<br />
Nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu như sau:<br />
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người lao động<br />
giúp việc gia đình<br />
Chương 2 : Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật<br />
Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội<br />
Chương 3 : Kết luận và khuyến nghị<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HIỂU BIẾT BỘ LUẬT<br />
LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH<br />
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài<br />
Đề tài nghiên cứu về nhu cầu hiểu biết luật của người lao động giúp việc gia<br />
đình. Do đó, một số khái niệm mà đề tài sử dụng làm căn cứ cơ sở định hướng đó là:<br />
(1) Khái niệm về lao động – Người lao động; (2) Khái niệm về công việc giúp việc gia<br />
đình; (3) Khái niệm về lao động giúp việc gia đình.<br />
1.2 Đặc điểm và vai trò của lao động giúp việc gia đình<br />
1.2.1 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình<br />
- Độ tuổi và giới tính của người LĐ GVGĐ: người lao động giúp việc gia đình<br />
tập trung ở nhóm tuổi từ 18-35 và 36-55, trong khi đó, tỷ trọng lao động dưới 18 và<br />
trên 56 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. Hầu hết người LĐ GVGĐ là nữ giới (98,7%), lao động<br />
nam giới (1,3%).<br />
- Trình độ học vấn của người LĐ GVGĐ: Đa số người LĐ GVGĐ đều xuất thân<br />
từ nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn nên nhìn chung trình độ học vấn của LĐ GVGĐ<br />
không cao.<br />
- Lý do đi làm GVGĐ: Lý do chủ yếu mà người lao động chọn làm GVGĐ vì<br />
muốn có thêm thu nhập cho cuộc sống bản thân và gia đình.<br />
1.2.2 Vai trò của lao động giúp việc gia đình<br />
- Đối với gia đình của người GVGĐ: Tiền công của lao động giúp việc gia đình<br />
là nguồn tài chính chi tiêu chủ yếu trong gia đình, ngoài ra còn tạo nguồn tiết kiệm,<br />
tích lũy cho lao động giúp việc gia đình khi hết khả năng lao động.<br />
- Đối với gia đình của người thuê LĐ GVGĐ: Lao động giúp việc gia đình giúp<br />
người phụ nữ giảm thời gian và sức lực cho công việc nhà, góp phần gia tăng thu nhập<br />
cho gia đình gia chủ…<br />
- Đối với xã hội: Nghề giúp việc gia đình đã tạo việc làm cho một bộ phận người<br />
lao động không có cơ hội, khả năng tìm được việc làm ổn định, góp phần cho sự phát<br />
triển của địa phương, nơi xuất thân của người lao động.<br />
1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến lao động giúp việc gia đình<br />
Hiện nay, quy định pháp luật về “Lao động là người giúp việc gia đình” được<br />
trình bày từ Điều 179 đến Điều 183, Mục 5, Chương XI của Bộ luật Lao động năm<br />
vi<br />
<br />
2012. Sau đó, Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định<br />
chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người giúp việc gia<br />
đình và ngày 15/08/2014, Bộ Lao động – Thương binh xã hội cũng ban hành Thông tư<br />
số 19/2014/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thi hành một số điều từ Nghị định số<br />
27/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ta chỉ xét 03 vấn đề<br />
chính liên quan đến LĐ GVGĐ đó là: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian<br />
làm việc, thời gian nghỉ ngơi.<br />
1.4 Đánh giá mức độ hiểu biết luật của người LĐ GVGĐ<br />
Mô hình đánh giá mức độ hiểu biết dựa trên khung lý thuyết về sự thay đổi hành vi<br />
(Prochaska và DiClemente, 1984,1986) ). Áp dụng vào đối tượng cụ thể là người lao<br />
động giúp việc gia đình, để đánh giá mức độ hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của<br />
đối tượng này thì nhóm có sự điều chỉnh về 05 giai đoạn thay đổi hành vi như sau:<br />
- Giai đoạn 1: Nhận thức - Trong giai đoạn này, người GVGĐ bắt đầu từ chỗ<br />
chưa biết kiến thức, dự định thay đổi hành vi tuân thủ theo quy định của Bộ luật Lao<br />
động. Khi tiếp cận thông tin, những người giúp việc đã biết, đã được cung cấp kiến<br />
thức, đã hiểu ra vấn đề.<br />
- Giai đoạn 2: Chấp nhận - Người LĐ GVGĐ có các thông tin về lợi ích và rủi ro<br />
liên quan đến việc hiểu biết pháp luật, vì vậy họ chấp nhận cần phải hiểu luật nhưng<br />
chưa sẵn sàng thay đổi.<br />
- Giai đoạn 3: Có ý định - Họ đã có ý định thay đổi và chuẩn bị cho sự thay đổi<br />
hành vi của mình. Tức là sau khi chủ động tìm hiểu rõ các quy định pháp luật, họ dự<br />
kiến áp dụng vào các thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho<br />
bản thân.<br />
- Giai đoạn 4: Thực hiện - Người giúp việc sẵn sàng thực hiện thay đổi và thay<br />
đổi theo kế hoạch của họ. Đây là giai đoạn khó khăn cần có sự giúp đỡ của những<br />
người tuyên truyền pháp luật và sự tư vấn của người thân, bạn bè có kinh nghiệm.<br />
- Giai đoạn 5: Duy trì - Những người LĐ GVGĐ thực hiện pháp luật và duy trì<br />
hành vi mới có lợi cho bản thân trong quá trình tham gia thị trường lao động.<br />
1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động<br />
2012 của người lao động giúp việc gia đình<br />
vii<br />
<br />
Ở đây, nguyên nhân trong từng giai đoạn thay đổi hành vi hiểu biết và tuân thủ<br />
các quy định của Bộ luật Lao động đối với người LĐ GVGĐ đó là:<br />
Giai đoạn 1: Nhận thức - Trong giai đoạn này, nguyên nhân mà người GVGĐ<br />
không thay đổi hành vi sang giai đoạn tiếp theo là vì họ chưa có nắm được các thông<br />
tin chung, cơ bản về Bộ luật Lao động 2012. Hoặc đối với một số người đã biết đến<br />
luật nhưng lại không quan tâm vì họ chưa hiểu biết về quyền lợi mà họ được hưởng<br />
cũng như chưa nhận thấy nguy cơ tiềm tàng của việc thiếu hiểu biết luật và tuân thủ<br />
luật. Do đó, để thuyết phục họ tiến tới giai đoạn tiếp theo thì cần phải nhận thức được<br />
nhu cầu của người GVGĐ trong giai đoạn này là họ cần phải được cung cấp các thông<br />
tin tổng quát, cung cấp nhiều thông tin hơn liên quan đến lợi ích mà họ nhận được nếu<br />
thay đổi hành vi.<br />
Giai đoạn 2: Chấp nhận - Ở giai đoạn này, nguyên nhân người LĐ GVGĐ<br />
chưa sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng chủ động tìm hiểu các quy định mà luật đưa ra vì vẫn<br />
còn thiếu một số thông tin và cần sự trợ giúp từ bên ngoài để đi đến quyết định. Do đó,<br />
có thể thấy, nhu cầu của người GVGĐ trong giai đoạn này chính là cần có sự bổ sung<br />
các kiến thức mới, sự động viên khuyến khích thay đổi hành vi từ những người tuyên<br />
truyền, giáo dục.<br />
Giai đoạn 3: Có ý định - Khi người giúp việc gia đình có sự chủ động tìm hiểu<br />
rõ các quy định pháp luật và dự kiến áp dụng nhưng chưa thực hiện thì nguyên nhân<br />
của việc này là do người LĐ GVGĐ thiếu kỹ năng thực tế, chưa biết cách áp dụng như<br />
thế nào đối với bản thân. Do vậy, họ cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ chi tiết cách thực<br />
hiện như thế nào.<br />
Giai đoạn 4 và 5: Thực hiện/ Duy trì - Người giúp việc khi bắt đầu thực hiện<br />
hành vi tuân thủ pháp luật, họ có thể thất bại do không nhận được sự hợp tác từ phía<br />
chủ nhà. Vì thế, đây là giai đoạn khó khăn cần có sự giúp đỡ của những người tuyên<br />
truyền pháp luật và sự tư vấn của người thân, bạn bè có kinh nghiệm.<br />
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với từng giai đoạn, việc xác định các nguyên nhân ảnh<br />
hưởng đến mức độ hiểu hiểu là rất cần thiết để từ đó xác định đúng nhu cầu và đáp<br />
ứng nhu cầu, giúp đối tượng có thể đạt được mục tiêu thay đổi hành vi mới.<br />
viii<br />
<br />
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG<br />
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br />
2.1 Giới thiệu về mẫu điều tra<br />
2.1.1 Các đặc điểm liên quan đến người lao động giúp việc gia đình<br />
Nghiên cứu được tiến hành với 150 mẫu điều tra tại 3 quận Hai Bà Trưng, Cầu<br />
Giấy, Hà Đông; thu hồi 126 phiếu. Sau khi loại bỏ 08 phiếu không chính xác, còn lại<br />
118 phiếu hợp lệ cho phân tích<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu được mô tả dưới đây:<br />
- Phân loại theo giới tính: Đối tượng tham gia công việc GVGĐ chủ yếu là nữ giới<br />
(chiếm 94,9%), ở đây vẫn có một tỉ lệ nhỏ nam giới tham gia ở công việc này (5,1%).<br />
- Phân loại theo độ tuổi: Người GVGĐ dưới 40 tuổi chiếm 22; từ 40 tuổi trở lên<br />
chiếm đến gần 80%, trong đó nhóm người có độ tuổi trên 50 chiếm 39,8%.<br />
- Phân loại theo trình độ học vấn: LĐ GVGĐ có trình độ chiếm tỉ lệ 42,4 %, tiếp<br />
đến là nhóm đối tượng trên THCS, chiếm 36,4% và thấp nhất là nhóm đối tượng có<br />
trình độ Tiểu học(21,2%)<br />
- Phân loại theo tình trạng hôn nhân: Số lao động GVGĐ vẫn đang còn gia đình<br />
chiếm tỉ lệ khá cao (67,8%).<br />
Ngoài ra, đa số người GVGĐ đều làm nghề nông (chiếm 65,3%) và sau khi<br />
chuyển sang làm công việc GVGĐ mức thu nhập hiện tại của họ ở mức từ 3,5 triệu<br />
đồng – 5 triệu đồng.<br />
2.1.2 Các đặc điểm liên quan đến hoạt động giúp việc gia đình<br />
- Hình thức thỏa thuận lao động: Số người GVGĐ “thỏa thuận miệng” với chủ sử<br />
dụng lao động chiếm 90,7%, “thỏa thuận bằng giấy tờ” chiếm 9,3%.<br />
- Các hình thức công việc GVGĐ: Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012, nhóm điều<br />
tra phân loại ra 6 hình thức công việc GVGĐ. Kết quả khảo sát cụ thể là nhu cầu về<br />
lau dọn, làm vệ sinh nhà cửa chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,95%. Xếp thứ hai về tỷ lệ<br />
phần trăm là lao động giúp việc với mục đích trông trẻ em (55,08%). Tiếp đến là lao<br />
động giúp việc với mục đích nấu ăn cho gia đình (53,39%).<br />
- Kênh tìm việc làm của lao động GVGĐ: Kênh thông tin tìm việc làm của lao<br />
động GVGĐ chủ yếu là qua họ hàng, người thân trong gia đình (49,2%), tiếp đó là qua<br />
bạn bè, người quen (28,8%), trung tâm môi giới việc làm và các phương tiện thông tin<br />
đại chúng lần lượt là 16,1% và 5,9%.<br />
ix<br />
<br />
- Kinh nghiệm làm GVGĐ: Tỉ lệ người có kinh nghiệm làm việc từ 6 tháng đến<br />
dưới 1 năm chiếm 29,7%, tiếp theo là tỉ lệ nhóm người có kinh nghiệm làm việc từ 1<br />
đến dưới 3 năm và từ 3 năm trở lên (lần lượt là 27,1% và 28%). Thấp nhất hiện nay là<br />
tỉ lệ nhóm LĐ GVGĐ có kinh nghiệm dưới 6 tháng (15,3%).<br />
2.2 Đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của<br />
người LĐ GVGĐ trên địa bàn Hà Nội<br />
Khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, luật áp dụng cho người LĐ GVGĐ đã<br />
được áp dụng hơn 3 năm nhưng có đến hơn một nửa số người được điều tra (55,1%) là<br />
trả lời “Không biết” về luật này. Trong số những người “Có biết” đến các quy định của<br />
Luật Lao động áp dụng cho LĐ GVGĐ thì nguồn thông tin mà họ biết đến luật chủ<br />
yếu là qua bạn bè, người thân (chiếm 50,9%), tiếp theo là từ các trung tâm giới thiệu<br />
việc làm (20,8%). Trong khi đó, các nguồn thông tin chính thống là ti vi, báo đài hay<br />
qua chính quyền địa phương lại rất thấp (lần lượt là 11,3% và 3,8%). Đặc biệt, nhóm<br />
nghiên cứu tiến hành đánh giá sâu mức độ hiểu biết Luật của những LĐ GVGĐ “Có<br />
biết” đến Bộ luật Lao động trên 3 nội dung: HĐLĐ – Tiền lương – Thời gian làm việc,<br />
thời gian nghỉ ngơi theo thang đo Likert 05 mức độ.<br />
2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo<br />
Thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (α) , nhóm nghiên cứu<br />
thấy rằng có 7 biến hợp đồng lao động, 3 biến tiền lương và 3 biến thời gian làm việc,<br />
nghỉ ngơi đáng tin cậy và phù hợp để phân tích.<br />
2.2.2 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên<br />
quan đến HĐLĐ<br />
Mức độ hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến HĐLĐ được nhóm xây<br />
dựng từ 7 biến mức độ. Điểm trung bình mức độ hiểu biết về những nội dung cần quy<br />
định rõ trong HĐLĐ giữa hai bên là 2,29 điểm. Trong đó “Các quy định về trách<br />
nhiệm mỗi bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật” đạt số điểm trung<br />
bình thấp nhất là 1,92. Điểm trung bình cao nhất là của nội dung “Cung cấp thông tin<br />
trước khi ký kết hợp đồng lao động” (2,63).<br />
Phân tích phương sai ANOVA<br />
Căn cứ vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, các cặp giả thuyết tương ứng<br />
với đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát được đưa ra kết luận như sau:<br />
Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết HĐLĐ theo<br />
Trình độ H0 Bác bỏ<br />
trình độ học vấn<br />
học vấn<br />
H1 Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết HĐLĐ theo TĐHV Chấp nhận<br />
x<br />
<br />
Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết HĐLĐ theo<br />
Kinh H0 Bác bỏ<br />
kinh nghiệm làm việc<br />
nghiệm<br />
Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết HĐLĐ theo kinh<br />
làm việc H1 Chấp nhận<br />
nghiệm làm việc<br />
2.2.3 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên<br />
quan đến Tiền lương<br />
Mức độ hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến Tiền lương được xây dựng<br />
từ 3 biến mức độ. Mức điểm trung bình chỉ đạt ở 2,26 điểm cho thấy: sự quan tâm về<br />
vấn đề tiền lương không đồng nghĩa với việc có hiểu biết pháp luật về các quy định<br />
pháp luật liên quan đến tiền lương.<br />
Phân tích phương sai ANOVA<br />
Căn cứ vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, các cặp giả thuyết tương ứng với<br />
đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát được đưa ra kết luận như sau:<br />
Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định<br />
H0 Bác bỏ<br />
Trình độ liên quan đến tiền lương theo trình độ học vấn<br />
học vấn Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên Chấp<br />
H1<br />
quan đến tiền lương theo trình độ học vấn nhận<br />
Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định<br />
Kinh H0 Bác bỏ<br />
liên quan đến Tiền lương theo kinh nghiệm làm việc<br />
nghiệm<br />
Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên Chấp<br />
làm việc H1<br />
quan đến Tiền lương theo kinh nghiệm làm việc nhận<br />
<br />
2.2.4 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên<br />
quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi<br />
Mức độ hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến Thời gian làm việc, thời<br />
gian nghỉ ngơi được xây dựng từ 3 biến mức độ. Trong đó, điểm trung bình về hiểu<br />
biết của người lao động GVGĐ về các quy định liên quan đến thời gian làm việc, thời<br />
gian nghỉ ngơi vẫn còn ở mức thấp(2,72). Tuy nhiên mức độ hiểu biết đối với từng quy<br />
định liên quan đến tiền lương có mức đồng đều khá cao (độ lệch chuẩn 0,046).<br />
Phân tích phương sai ANOVA<br />
Căn cứ vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, các cặp giả thuyết tương ứng với<br />
đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát được đưa ra kết luận như sau:<br />
xi<br />
<br />
Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy<br />
H0 định liên quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo Bác bỏ<br />
Trình độ<br />
trình độ học vấn<br />
học vấn<br />
Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên<br />
H1 Chấp nhận<br />
quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo TĐHV<br />
Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy<br />
H0 định liên quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo Bác bỏ<br />
Kinh<br />
kinh nghiệm làm việc<br />
nghiệm<br />
Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên<br />
làm việc<br />
H1 quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo kinh Chấp nhận<br />
nghiệm làm việc<br />
<br />
Tóm lại, qua kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy rõ ràng có sự khác<br />
biệt trong mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của người lao động GVGĐ (về Hợp<br />
đồng lao động, Tiền lương, Thời gian làm việc, nghỉ ngơi) theo trình độ học vấn và<br />
kinh nghiệm làm việc. Cụ thể: có sự khác biệt rõ nét giữa nhóm trình độ học vấn dưới<br />
Tiểu học và THCS, nhóm kinh nghiệm làm việc dưới 6 tháng và trên 3 năm.<br />
2.3 Đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ<br />
Xét về số lượng LĐ GVGĐ có nhu cầu mong muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động<br />
Số lượng LĐ GVGĐ trả lời “Có” nhu cầu mong muốn tìm hiểu Luật chiếm đến<br />
68% trong tổng số 118 người được điều tra. Người LĐ có trình độ từ THCS trở lên thì<br />
có nhu cầu muốn tìm hiểu pháp luật cao hơn (chiếm 86,3%) so với người có trình độ<br />
tiểu học (nhu cầu muốn tìm hiểu chỉ chiếm 13,7%).<br />
Xét về các nội dung mong muốn tìm hiểu trong Bộ luật Lao động<br />
Tiền lương là mối quan tâm đầu tiên của người lao động trong số các mục cần<br />
phải quan tâm khi tìm hiểu về Bộ luật Lao động, có điểm trung bình là 3,75.Tiếp theo<br />
là các nội dung liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và các chế độ<br />
phúc lợi xã hội cũng được người lao động quan tâm nhiều (mức điểm trung bình lần<br />
lượt là 2,4 và 2,0). Nội dung liên quan đến “Trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà<br />
nước” thì gần như người giúp việc không quan tâm đến(mức điểm trung bình là 0,6).<br />
Xét về nguồn thông tin mà người GVGĐ muốn tiếp cận<br />
Người lao động GVGĐ muốn tiếp cận thông tin từ “Ti vi, báo chí, radio” chiếm<br />
tới 39,9%. Tiếp đến là nguồn thông tin từ “Chính quyền địa phương” (26,3%), “Bạn<br />
bè người thân”(13%),” Chủ gia đình thuê giúp việc”(10,8%),” Trung tâm giới thiệu<br />
việc làm”(7,8%), Nguồn khác”(2,2%).<br />
xii<br />
<br />
2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao<br />
động 2012 của LĐ GVGĐ<br />
Theo như trong quá trình điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu, nhóm đã xác định<br />
được một số nguyên nhân ảnh hưởng như sau:<br />
2.4.1 Nguyên nhân khách quan<br />
Nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tìm hiểu luật của người GVGĐ nằm chính<br />
ở thái độ của họ đối với vấn đề này như thế nào. Ở đây, chiếm đến 43,1% lý do nằm ở<br />
“Bản thân không muốn tìm hiểu”.Nguyên nhân thực sự khiến cho người GVGĐ có thái<br />
độ không quan tâm đến tìm hiểu pháp luật nằm ở chỗ: họ thiếu thông tin về lợi ích mà<br />
họ sẽ nhận được từ pháp luật, các bằng chứng về sự thiệt thòi mà những người lao<br />
động GVGĐ khác đã gặp phải khi không biết về luật. Ngoài ra lý do “Giúp việc cho<br />
người quen, họ hàng” cũng được người giúp việc lựa chọn nhiều để giải thích cho<br />
hành vi không muốn tìm hiểu luật của họ (chiếm 27,6%).<br />
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan<br />
- Từ phía chủ sử dụng lao động<br />
Đối với người GDVĐ thì môi trường làm việc của họ chính là nhà của gia chủ<br />
thuê lao động giúp việc. Do đó, sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của chủ gia<br />
đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết của người giúp việc. Thêm vào đó, sự<br />
nhiệt tình hướng dẫn của chủ sử dụng lao động cũng có thể xem là một nguyên nhân<br />
ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của lao động giúp việc gia đình.<br />
- Từ phía quan niệm xã hội về công việc GVGĐ<br />
Đối với công việc giúp việc gia đình, quan niệm xã hội Việt Nam xa xưa vốn đã<br />
“coi rẻ” những người đi ở đợ, làm mướn. Họ sống và làm việc vất vả nhưng không<br />
được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với gia đình chủ, quần áo đều mặc lại đồ thừa…<br />
Xuất phát từ chính điều này đã khiến cho cả phía người chủ và người giúp việc có<br />
những quan niệm không đúng về công việc giúp việc gia đình.<br />
- Từ phía cơ quan quản lý của Nhà nước<br />
Trên thị trường lao động, mọi hoạt động của con người đều bị ràng buộc vào luật<br />
pháp. Các quy định luật hoặc cho phép hoặc giới hạn hoặc nghiêm cấm một số hành vi<br />
trao đổi, mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế điều tra lại cho thấy, các khó khăn<br />
mà người GVGĐ gặp phải khi muốn tiếp cận tìm hiểu pháp luật lại nằm ở lý do “Địa<br />
phương không có/ có quá ít các hoạt động tuyên truyền, thông tin liên quan đến pháp<br />
luật” và “Kênh thông tin truyền thông tư vấn pháp luật của Nhà nước còn ít”<br />
xiii<br />
<br />
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
3.1 Kết luận<br />
Trên cơ sở mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, đề tài nghiên cứu “ Đánh giá<br />
nhu cầu hiểu biết của lao động giúp viêc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012<br />
trên địa bàn Hà Nội” đã được triển khai thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho phép rút<br />
ra một số kết luận như sau:<br />
Tỉ lệ người chưa biết Bộ luật Lao động 2012 là rất lớn (chiếm 55,1%). Số LĐ<br />
GVGĐ biết đến Luật thì mức độ hiểu biết của họ đều ở mức độ thấp. Với mức độ hiểu<br />
biết như vậy, xét trong 05 giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi, có thể thấy người<br />
LĐ GVGĐ mới chỉ ở giai đoạn 02.<br />
Có sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định pháp luật liên quan đến hợp<br />
đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc nghỉ ngơi giữa các nhóm trình độ học<br />
vấn và kinh nghiệm làm việc.<br />
Nhu cầu tìm hiểu luât là cao (chiếm 68%). Những người có trình độ hoc vấn cao<br />
và nhiều kinh nghiêm thì nhu cầu hiểu biết luật một cách chính thống và cặn kẽ ngày<br />
càng lớn. Nội dung về lương,các nội dung liên quan đến thời gian làm việc, thời gian<br />
nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi xã hội là các nội dung được người lao động quan tâm<br />
nhiều. Những nội dung liên quan đến “Trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà nước” thì<br />
gần như người giúp việc không quan tâm đến.<br />
Hai nguyên nhân chính tác động đến nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của<br />
người giúp việc, đó là: (1) nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân người lao động, (2)<br />
khách quan từ phía người chủ sử dụng, từ quan niệm của xã hội về nghề và từ phía của<br />
các cơ quan quản lý nhà nước.<br />
3.2 Khuyến nghị<br />
Trên cơ sở khung lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi con người kết hợp với<br />
những kết quả thống kê, đánh giá nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu<br />
biết cũng như nhu cầu tìm hiểu Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ, nhóm nghiên<br />
cứu đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước một số giải pháp cụ thể như sau:<br />
- Giải pháp truyền thông: Với đối tượng này, nhóm đề xuất triển khai hoạt động<br />
“Truyền thông thay đổi hành vi”.<br />
- Giải pháp quản lý: Cần xây dựng một hệ thống dữ liệu về người giúp việc gia đình.<br />
Hiện nay không có cơ quan quản lý người GVGĐ hoặc cơ quan quản lý lao động,<br />
thêm vào đó việc đăng ký tạm trú cho người GVGĐ sống cùng hộ - gia đình gia chủ<br />
xiv<br />
<br />
cũng chưa được các hộ gia đình thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Thực trạng này dẫn<br />
tới những khó khăn cho công tác quản lý người giúp việc cũng như trong việc điều tra,<br />
tuyên truyền nâng cao hiểu biết về luật cho cả hai phía: người lao động và người sử<br />
dụng lao động. Ngoài ra, một số giải pháp quản lý khác như:<br />
+ Quy định cụ thể cấp quản lý, phương thức và nội dung quản lý về LĐ GVGĐ.<br />
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của LĐGVGĐ, đồng thời phải<br />
thường xuyên giám sát, đánh giá và tổng kết để nêu lên những gương điển hình về mối<br />
quan hệ LĐ GVGĐ.<br />
+ Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tập trung xây dựng<br />
khung chương trình và giáo trình đào tạo nghề giúp việc gia đình với mục tiêu nâng<br />
cao khả năng có việc làm và phát triển nghề của nhóm lao động này. Nội dung đào tạo<br />
ngoài các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc thì phải bổ sung cả các kiến<br />
thức về luật để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân.<br />
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp có chất lượng, nâng cao được nhận thức, kịp<br />
thời đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và cả kỹ năng<br />
tuyên truyền. Từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,<br />
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, làm cầu nối đưa pháp<br />
luật đến với nhân dân. Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên<br />
truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị<br />
tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến<br />
thức xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.<br />
xv<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong những năm qua, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng<br />
được cải thiện do sự tăng trưởng ổn định về kinh tế - xã hội. Chất lượng cuộc sống<br />
được nâng cao kéo theo đó là sự phát triển của các loại hình dịch vụ gia đình mà<br />
không thể không nhắc đến là loại hình giúp việc gia đình. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ<br />
giúp việc gia đình ngày nay chưa được quan tâm đúng mức và ít được pháp luật lao<br />
động chung đề cập đến. Đó là lý do chính dẫn đến lao động giúp việc gia đình phải đối<br />
mặt với các nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình lao động.<br />
Trên thực tế, Bộ luật Lao động 2012 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ<br />
của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình, từ đó đã tạo ra cơ sở pháp lý<br />
quan trọng về quản lý lao động giúp việc gia đình. Trong khi sự hiểu biết về pháp luật<br />
là một trong những lý do đảm bảo quyền lợi cũng như giúp họ nhận thức được trách<br />
nhiệm của mình khi tham gia vào thị trường giúp việc gia đình. Đề tài “Đánh giá nhu<br />
cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa<br />
bàn Hà Nội” được thực hiện với mục đích phân tích và đánh giá nhu cầu hiểu biết của<br />
lao động giúp việc gia đình, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức<br />
độ hiểu biết luật của lao động giúp việc gia đình. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu<br />
đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về lao động giúp việc gia đình, giới thiệu tổng quát về<br />
Bộ luật Lao động giúp việc gia đình với ba khía cạnh nghiên cứu là hợp đồng lao<br />
động, tiền lương và thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Trên cơ sở tổng hợp những<br />
thông tin thực tế và nghiên cứu tài liệu, việc đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao<br />
động giúp việc gia đình đã đưa ra những kết luận cụ thể về thực trạng mức độ hiểu biết<br />
luật hiện nay, nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu của người LĐ GVGD,<br />
đóng góp một phần dữ liệu cho những nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, những kết luận<br />
này chưa thể hoàn toàn chính xác, do việc cung cấp thông tin của lao động gia đình<br />
còn mang tính chủ quan. Mặt khác, do thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế<br />
nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, như đánh giá<br />
và phân tích số liệu chưa đưa ra được những kết luận chính xác nhất. Hy vọng rằng,<br />
kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ các cơ quan chức năng<br />
nhằm đưa ra những chính sách nâng cao hiểu biết cho người lao động trong tương lai.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI<br />
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”<br />
NĂM 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BẢN TỔNG HỢP<br />
<br />
Tên công trình<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC<br />
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
1<br />
<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cùng với sự tăng trưởng ổn định kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của<br />
người dân Việt Nam trong khoảng gần 20 năm qua được nâng cao rõ rệt. Đi đôi với sự<br />
cải thiện về mức sống thì các loại hình dịch vụ xã hội giành cho gia đình cũng gia<br />
tăng. Trong số các dịch vụ đó, giúp việc gia đình đang trở thành một trong số những<br />
dịch vụ quan trọng. Họ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng phụ<br />
nữ làm việc ngoài xã hội với cường độ cao khỏi gánh nặng công việc trong gia đình,<br />
có nhiều thời gian hơn dành cho sự nghiệp, học hành, nghỉ ngơi, giải trí... Bên cạnh đó,<br />
giúp việc gia đình còn mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều lao động, đặc<br />
biệt là lao động nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn<br />
định. Chính vì vậy, nhu cầu xã hội đối với loại hình lao động này ngày một gia tăng.<br />
Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động Quốc gia dự đoán, số<br />
lượng việc làm liên quan tới lao động giúp việc gia đình sẽ tăng từ 157.000 người năm<br />
2008 lên tới 246.000 người vào năm 2015.<br />
Tuy nhiên, trong thị trường lao động, lao động giúp việc gia đình vẫn bị đánh giá<br />
thấp và ít được pháp luật lao động chung đề cập đến. Lý do là lao động giúp việc gia<br />
đình mang đậm nét đặc trưng về giới với 98,7% lực lượng lao động là phụ nữ, xuất<br />
thân chủ yếu từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, một số<br />
lớn tuổi không có chồng, bị góa hoặc ly hôn... Vì vậy, các định kiến xã hội đối với<br />
nghề này là không cần có kỹ năng, công việc phù hợp thiên chức của phụ nữ n ê n<br />
không cần đào tạo. Bên cạnh đó, môi trường làm việc của người giúp việc gia đình<br />
cũng thường khép kín trong không gian nhà của người sử dụng lao động (gia chủ), vì<br />
vậy quan niệm xã hội ít nhiều thiếu sự tôn trọng đối với người giúp việc. Trên thực tế,<br />
giúp việc gia đình vẫn chưa được công nhận là một nghề, chưa được quản lý và đào<br />
tạo. Chính vì những đặc thù này, lao động giúp việc gia đình dễ phải đối mặt các nguy<br />
cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục...<br />
nguy cơ không được gia chủ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu về công việc, thời<br />
gian, tiền lương …<br />
Công ước số 189 về “Việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình” đã<br />
được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2011 tại Hội<br />
2<br />
<br />
nghị thường niên lần thứ 100. Đây là một sự kiện lịch sử đối với lao động giúp việc<br />
gia đình trên thế giới. Vì công ước này là khung pháp lý quốc tế đầu tiên về tiêu<br />
chuẩn lao động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích tại nơi làm việc cũng như cải thiện<br />
các điều kiện làm việc cho lao động giúp việc gia đình.<br />
Ở Việt Nam, để có cơ sở pháp lý quản lý lao động giúp việc gia đình, Bộ luật<br />
Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên<br />
quan đến lao động giúp việc gia đình trong Chương XI, Mục 5 từ Điều 179 đến Điều<br />
183 quy định về “Lao động là người giúp việc gia đình”. Tiếp theo đó, Nghị định số<br />
27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao<br />
động là người giúp việc gia đình được ban hành ngày 07/04/2014. Đến ngày<br />
15/08/2014, Bộ Lao động – Thương binh xã hội cũng ban hành Thông tư số<br />
19/2014/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thi hành một số điều từ Nghị định số<br />
27/2014/NĐ-CP. Như vậy, có thể thấy, đây là một bước tiến tích cực trong việc xây<br />
dựng khung pháp lý về giúp việc gia đình cũng như từng bước đưa giúp việc gia<br />
đình trở thành một nghề trong thị trường lao động.<br />
Hiện nay, ở nước ta, nội dung nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình được đề<br />
cập nhiều hơn trong khoảng 15 năm trở lại đây. Phần lớn các vấn đề được tập trung<br />
phân tích, đánh giá như: giới trong cơ cấu lao động giúp việc gia đình, năng lực làm<br />
việc của người giúp việc và mong muốn của người sử dụng lao động về kiến thức,<br />
kỹ năng, phẩm chất cần thiết người giúp việc; vấn đề bạo lực và lạm dụng, an toàn<br />
lao động… Thế nhưng, những nghiên cứu khoa học liên quan đến việc đánh giá mức<br />
độ hiểu biết và nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật của lao động giúp việc gia<br />
đình lại chưa có nhiều. Trong khi, sự hiểu biết về pháp luật của người lao động giúp<br />
việc gia đình ảnh hưởng đến những quyền lợi mà họ được hưởng. Do đó, nhóm nghiên<br />
cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình<br />
đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” trong công trình nghiên cứu<br />
khoa học sinh viên năm 2015. Hy vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích<br />
trong việc nâng cao hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người lao đ