intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Văn miếu quốc tử giám

Chia sẻ: Pham Thi Kim Chi Kim Chi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

942
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quốc Tử Giám của thời phong kiến, chúng ta luôn xem là sản phẩm sáng tạo của nền nho học Trung Hoa. Ở Việt Nam, cách đây gần 10 thế kỷ Quốc Tử Giám đã được thành lập vào đầu triều Lý. Các triều đại về sau vẫn kế tục và quan tâm nhiều hơn về ngôi trường này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Văn miếu quốc tử giám

  1. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng Đề tài nghiên cứu: Văn miếu quốc tử giám 1 SVTH: Phạm Bá Tuân
  2. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài : ........................................................................................ 3 2. Lịch sử đề tài nghiên cứu.............................................................................. 3 3. Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Bố cục của tiểu luận ................................................................ .................... 4 B. NỘI DUNG................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA GIÁO DỤC D ƯỚI TRIỀU NGUYỄN ................................................................ ........................................ 5 1.1 Không gian văn hóa Huế ............................................................................ 5 1.2 Lịch sử triều Nguyễn ................................ .................................................. 6 1.3 Những tư tưởng văn hóa, chính sách giáo dục của triều Nguyễn .............. 10 1.4 Những dấu ấn các trường học quốc gia trước triều Nguyễn ...................... 21 1.4.1 Trường học thời Hậu Lê ................................................................ ........ 21 1.4.2. Học cung thời các chúa Nguyễn ........................................................... 22 1.4.3 Văn miếu thời Tây Sơn .......................................................................... 23 CHƯƠNG 2: VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN Ở HU Ế............................................................................................................... 25 2.1 Lịch sử hình thành .................................................................................... 25 2.2 Kiến trúc................................................................................................... 25 2.3 Hệ thống văn bia tiến sĩ ............................................................................ 28 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................ ................................................ 33 3.1 Những giá trị của văn miếu của Quốc Tử Giám................................ ........ 33 3.2 Hiện trạng Văn miếu Quốc Tử Giám ....................................................... 34 3.3 Một số đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn miếu Quốc Tử Giám ............................................................................................... 36 C. K ẾT LUẬN .............................................................................................. 39 2 SVTH: Phạm Bá Tuân
  3. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................ 43 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Quốc Tử Giám của thời phong kiến, chúng ta luôn x em là sản phẩm sáng tạo của nền nho học Trung Hoa. Ở Việt Nam, cách đây gần 10 thế kỷ Quốc Tử Giám đã được thành lập vào đầu triều Lý . Các triều đại về sau vẫn kế tục và quan tâm nhiều hơn về ngôi trường này. Tuy nhiên, cho tới nay diện mạo một Quốc Tử G iám như thế nào thì chỉ đến cố đô Huế người ta mới có thể “tận mục sở thị”. Đó chính là lý do để Quốc Tử Giám Huế trở thành một công trình kiến trúc lịch sử độc hiếm ở nước ta. Trải qua bao thời kỳ lịch sử, chế độ phong kiến sụp đổ, sự xâm lược của thực dân phương Tây,… Quốc Tử G iám vẫn giữ được nét đặc trưng rất riêng của một “trường Đại học”, một trung tâm giáo dục phong kiến triều Nguyễn. Nếu ai đã từng đến H uế, đến với sông Hương, núi Ngự Bình thơ mộng mà chưa bước chân vào Quốc Tử Giám Huế, người ấy đã quên đi một chân chứng lịch sử về một nền giáo dục trung – cận đại của nước nhà. Còn những ai chưa một lần đến với Huế mộng, H uế m ơ và có ý nghĩ sẽ một lần ghé Huế thì hãy vào Quốc Tử Giám Huế, nơi gợi lại cảnh đèn sách, học hành truyền thống của tổ tiên. Quốc Tử Giám Huế với bao điều bí ẩn của lịch sử. Các sử gia tại Huế đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu. Xin đ ược mượn phép sử dụng tài liệu nghiên cứu của một số nhà sử học Đại học Huế về vấn đề Quốc Tử Giám Huế. 2. Lịch sử đề tài nghiên cứu 3 SVTH: Phạm Bá Tuân
  4. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng Quốc Tử Giám là vấn đề lịch sử được các nhà sử học từ xưa đ ến nay hết sức quan tâm nghiên cứu. Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Quốc Tử Giám Huế đ ã được các nhà sử học Huế chú trọng nghiên cứu. Nhiều bài viết về Quốc Tử Giám được đăng trên báo nghiên cứu lịch sử : Huế xưa và nay trong các số 55, 63, 77, 79 hay trong cuốn : Kỷ yếu hội thảo khoa học “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế” do Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế biên tập. Nói chung, Quốc Tử Giám Huế từ xưa đ ến nay luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế và khắp cả nước mà còn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nước ngo ài. 3. Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là tìm hiểu về Quốc Tử Giám Huế. Phạm vi nghiên cứu đề tài là tìm hiểu lịch sử hình thành, kiến trúc, hệ thống văn bia tiến sĩ, những giá trị và hiện trạng của văn miếu Quốc Tử Giám. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về Quốc Tử Giám Huế tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như điền giả, tìm hiểu tài liệu… về Quốc Tử Giám. 5. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương : Chương 1 : Chính sách văn hóa giáo dục dưới triều Nguyễn Chương 2 : Văn miếu Quốc Tử G iám dưới triều Nguyễn ở Huế Chương 3 : Hiện trạng Văn miếu Quốc Tử Giám và một số đề xuất giải pháp 4 SVTH: Phạm Bá Tuân
  5. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CHÍNH SÁCH VĂN HÓA GIÁO DỤC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 1.1 Không gian văn hóa Huế Xứ Thuận Hóa được diễn rộng ra từ nam đèo Ngang đến bắc sông Thu Bồn, một dải đất mênh mông quá ư là rộng – N ay hẹp lại, nói gọn hơn về một xứ Huế sâu lắng, đẹp và thơ. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, chữ Huế âm Huế trong ngôn ngữ Chàm có nghĩa là thơm, hương thơm, được gắn với con sông thơm chảy qua giữa lòng thành phố. Cuộc địa Huế xa xưa vốn chỉ là mảnh đất biên viễn, từng là tiền phương của Đàng Ngoài khi chúa Trịnh vượt sông Gianh, rồi lại là hậu phương của Đàng Trong khi chúa Nguyễn tiến xuống sông Tiền, sông Hậu. Dưới thời Pháp thuộc, theo thiết chế đô thị Tây phương Huế trở thành thị xã; rồi lên thành phố đô thị loại 3, sau là đô thị loại 2; mới đây vào ngày 03 tháng 08 năm 2004, tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ra nghị quyết nâng cấp đô thị, giao cho ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình chính phủ, đ ưa Huế vượt lên tầm vóc của thành phố loại 01 trực thuộc tỉnh và trở thành hiện thực vào ngày 24 tháng 8 năm 2005 bằng quyết định số 209 của Thủ tướng Chính phủ. Điều này hoàn toàn hợp lý khi Huế đã ở vào vị trí tương đồng, bởi có những mặt vượt xa qua các thành phố loại 01 khác. Vị thế ấy, mà từ lâu đã khiến cho nhiều người Việt Nam vẫn xem Huế là một trong sáu thành phố lớn của đất nước. Huế là thành phố có nhiều sông ngòi, chùa chiền, am điện với nhiều loại hình lễ hội dân gian. H uế có cảng cổ Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh thời các chúa; lại có khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng thời các vua. Phố xưa ấy là phố buôn với những dãy phố chạy d ài theo sông Hương thường gọi là các hàng. Là thành phố nhưng bản chất Huế gần thôn quê, có nhiều phủ đệ, nhà thờ xen giữa những 5 SVTH: Phạm Bá Tuân
  6. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng ngôi làng. Huế chất chứa trong mình sức sống mãnh liệt từ cội nguồn của nhiều thành tố văn hóa, để làm nên một diện mạo đặc sắc của một tiểu vùng được gọi bằng cái tên : Văn hóa Huế ! Huế được thiên nhiên biệt đãi về cảnh quan, phong thủy; đồi núi nối nhau như rồng cuộn hổ ngồi chầu về tận đồng bằng. Sông Hương, con sông biên viễn, con sông tình yêu, con sông định mệnh, con sông thi ca, hội họa uốn mình qua ghềnh thác mà vẫn tải nặng phù sa văn hóa tâm linh dòng sông chảy vào lòng thành phố. Chính nhờ chiều sâu ấy mà khuôn mặt vốn đ ã diệu kỳ của kiến trúc kinh thành Huế lại càng kỳ diệu hơn. Huế mang trên mình cố đô Đại Việt đồng thời cũng cõng luôn vị trí kinh đô Phật giáo Việt Nam thứ 2 sau Y ên Tử. Huế gánh trên đôi vai gầy sứ mệnh một khối lượng di sản văn hóa dân tộc, trước khi nhân lọa xếp thêm cho Huế là di sản văn hóa thế giới. Huế đã, đang và sẽ là thành phố đặc trưng của lễ hội – thành phố Festival văn hóa của Việt Nam. Mà đã như thế, hiển nhiên Huế phải được hưởng một quy chế đặc biệt, của một thành phố đặc biệt, như kiểu Kyôtô của Nhật Bản, Chiềng Mai của Thái Lan. Nói cách khác, muốn khai thác, phát triển Huế trong hướng bảo tồn thì rất cần có một chính sách quy hoạch đặc biệt, xuất phát từ cách nhìn đặc biệt. Chiến tranh đ ã lùi xa và Huế cũng đã trải qua thời kỳ “thành phố quan lại, thành phố hoang tàn”. Huế đang chuyển mình hội nhập rướn sức vươn lên để kịp trở thành một đô thị văn hóa đặc trưng, một thành phố đặc biệt và thật sự hiện đại của Việt Nam. 1.2 Lịch sử triều Nguyễn Sau khi đánh thắng quân Tây Sơn, ngày 2 tháng 5 năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long lập ra triều Nguyễn tồn tại được 143 năm, trải qua 13 đời vua. 6 SVTH: Phạm Bá Tuân
  7. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng Các vua nhà Nguyễn: Miếu hiệu Thụy hiệu Năm Niên hiệu Lăng Tên 嘉隆 Thiên Thọ 1802- Thế Tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh Lăng 1820 Gia Long 明命 1820- Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Nguyễn Phúc Đảm Hiếu Lăng Minh 1841 Mạng 紹治 Chương Hoàng 1841- Hiến Tổ Nguyễn Phúc Miên Tông Xương Lăng Đế 1847 Thiệu Trị 嗣德 Nguyễn Phúc Hồng 1847- Dực Tông Anh Hoàng Đế Khiêm Lăng Nhậm 1883 Tự Đức 育德 Cung Huệ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Ái An Lăng 1883 Tông Dục Đức 協和 Nguyễn Phúc Hồng Dật 1883 Hiệp Hòa 建福 1883- Giản Tông Nghị Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Đăng 1884 Kiến Phúc 咸宜 1884- Nguyễn Phúc Ưng Lịch 1885 Hàm Nghi 同慶 Cảnh 1885- Thuần Ho àng Đế Nguyễn Phúc Ưng Kỷ Tư Lăng Đồng Tông 1889 Khánh 成泰 1889- Nguyễn Phúc Bửu Lân An Lăng Thành 1907 Thái 維新 1907- Nguyễn Phúc Vĩnh San An Lăng 1916 Duy Tân 啟定 Hoằng 1916- Tuyên Hoàng Đế Nguyễn Phúc Bửu Đảo Ứng Lăng Tông 1925 Khải Định 保大 1926- Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1945 Bảo Đại 7 SVTH: Phạm Bá Tuân
  8. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng Vua Gia Long (1762-1820) là con trai thứ ba của N guyễn Phúc Luân, lên ngôi năm 1802, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là người đặt tên nước là Việt Nam. Vua Minh Mạng (1791-1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, lên ngôi năm 1820 (ngày 1 tháng giêng âm lịch) vì người anh cả là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó đã chết (các anh thứ hai và thứ ba chết lúc còn nhỏ), có 78 con trai và 64 con gái. Vua Minh Mạng cũng là người đặt tên nước là Đại Nam. Vua Thiệu Trị (1807-1847 ) là con trai lớn của vua Minh Mạng, lên ngôi năm 1841 (ngày 1 tháng giêng âm lịch), có 29 con trai và 35 con gái. Vua Tự Đức (1829-1883) là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị, lên ngôi năm 1847, vì không có con nên nuôi 3 người cháu. Cả ba sau đều lên làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc. Vua Dục Đức (1852-1883 ) là con trai trưởng (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883 nhưng 3 ngày sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, có 11 con trai và 8 con gái. Dục Đức, vì ở trên ngôi có 3 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức là tên của dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và thụy hiệu về sau mới được tôn x ưng. Vua Hiệp Hòa (1847-1883) là con trai thứ 29 của vua Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883 nhưng 4 tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, không có con. Vua Kiến Phúc (1869-1884) là con trai thứ ba (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883 nhưng 8 tháng sau thì bị bệnh rồi chết, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không có con. Vua Hàm Nghi (1872 -1943) là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884 nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và b ị Pháp đày sang Algérie. 8 SVTH: Phạm Bá Tuân
  9. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng Vua Đồng Khánh (1864-1889) là con trai thứ hai (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng sau 3 năm thì bị bệnh rồi chết, có 6 con trai và 3 con gái. Vua Thành Thái (1879-1955) là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. V ào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947. Vua Duy Tân (1899-1945) là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái. Vua Khải Định (1885-1925) là con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1916 với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 1 con trai. Vua Bảo Đại (1913-1997) là con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi năm 1926 trong khi đang du học tại Pháp nên về Việt Nam 6 năm sau đó, có 2 con trai và 3 con gái. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình hoàng đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Nhà sử học Trần Trọng Kim đ ược bổ làm Nội các Tổng trưởng, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 và đặt quốc hiệu là Đ ế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 và giữ chức "Cố vấn tối cao" cho chính phủ V iệt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, nhưng chẳng bao lâu lại từ chức đi sống tại các nước ngoài. Bảo Đại trở lại Việt Nam với chức vụ Quốc trưởng Q uốc gia Việt Nam vào năm 1948 nhưng lại bị mất quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý trong năm 1956. 9 SVTH: Phạm Bá Tuân
  10. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng 1.3 Những tư tưởng văn hóa, chính sách giáo dục của triều Nguyễn * Tư tưởng văn hóa: Giáo dục là bộ phận quan trọng nhất làm nên cái gọi là sự di truyền x ã hội. Trong đ ời sống sinh học ngoài sự di truyền qua cơ chế mã hóa vào bên trong cơ thể, sự truyền thụ kinh nghiệm sống và phát triển giữa các thế hệ trong một quần thể thường chỉ diễn ra giữa những cá thể có quan hệ gần gũi về mặt huyết thống, chỉ có thể là sự truyền thụ trực tiếp và sự truyền thụ ấy chỉ đóng một vai trò thứ yếu đối với sự tồn tại tiếp tục của các cá thể hay thế hệ tiếp theo. Con người và xã hội không như vậy. Giữa rất nhiều định nghĩa nhằm tới sự khu biệt giữa loài /con người và các loài / các cá thể sinh học khác, giữa xã hội loài người với các quần thể sống khác, sự trở thành người nhờ vào những thiết chế và những nguyên lý của nền giáo dục xã hội đóng vai trò nổi bật. K inh nghiệm sống ở con người đã từng bước được gián tiếp hóa trở thành tri thức, đến lượt nó tri thức lại được phân tầng chia lớp trở nên phức tạp, phong phú và trừu tượng nhờ vào sự phát triển vượt bậc của trước hết là lời nói và tiếp theo là chữ viết. Sự phát triển của khả năng nói đã là một trong những nguyên động lực đẩy con người vượt xa khỏi tồn tại đậm đặc hay thuần túy mang tính tự nhiên, tiến thêm bước nữa, chữ viết là một chỉ dấu đặc trưng của một xã hội thoát ra khỏi tình trạng dã man đi về phía xã hội văn minh và cũng là thuộc tính của một / những cá thể được coi là “có giáo dục”, “có văn hóa”. Căn cứ vào những thành tựu khảo cổ học những di chỉ có niên đại các thế kỷ IX -X cùng những sử liệu thành văn tản mạn, những mảnh vụn của “ký ức tập thể” tồn tại trong folklore, có thể khẳng định rằng vào đầu thế kỷ thứ X ở các địa điểm mang tính chất phủ lỵ trên đất Giao Châu đã xuất hiện các cơ sở giáo dục và đào tạo. Ngo ài những loại trường lớp tạo nên bởi bộ phận cư dân gốc Hán và cũng được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho việc đào tạo con em của bộ phận cư dân này, cư dân gốc Việt nhất là những người thuộc tầng lớp 10 SVTH: Phạm Bá Tuân
  11. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng trên hẳn đã coi nhà chùa như là một môi trường quan trọng hàng đầu để tìm kiếm chữ nghĩa, tri thức và học vấn.Sau một khoảng thời gian trên dưới một thế kỷ liên tục biến động về tổ chức và cơ cấu quyền lực chính trị, kể từ sau thời điểm giành lại được độc lập (938), nhu cầu xây dựng một xã hội có bản sắc riêng về mọi phương diện và khẳng định cho được sự độc lập, ổn định lâu dài cả về lãnh thổ lẫn ý thức quốc gia đã tất yếu làm nảy sinh một loại hoạt động ở quy mô nhà nước về giáo dục và đào tạo. Văn Miếu và Quốc tử giám là hai “cơ quan” khác nhau tuy có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì có mối quan hệ mật thiết, lại được tạo lập nên gần như đồng thời và có vị trí ngay bên cạnh nhau làm thành một quần thể kiến trúc liên hoàn nên không chỉ trong cách định vị dân gian mà cả trong sự hình dung của giới quan chức, của các bậc “cao khoa hiển hoạn” nữa, không phải chỉ đối với người ngày nay mà cả đối với người đương thời, khi những “cơ quan” này còn thực thi đúng chức năng của chúng, dường như đó chỉ là “một địa chỉ”. Triều Nguyễn đã để lại cho lịch sử một di sản văn hóa khổng lồ. Riêng số sách do triều Nguyễn viết ra trong 2/3 thế kỷ XIX còn nhiều hơn toàn bộ số sách của 300 năm trước đó gộp lại. * Chính sách giáo dục: Về quy trình và chương trình giảng dạy vào những thập niên đầu thế kỷ XIX tại Quốc Tử Giám, Nội các triều Nguyễn cho biết khái quát như sau: “H ằng năm cứ đầu xuân sau ngày khai ấn một ngày thì Quốc Tử Giám khai giảng. Cuối năm sau ngày x ếp ấn một ngày thì nghỉ giảng. Đến ngày khai giảng thì đặt bài vị Tiên sư [Khổng T] ở Di Luân Đ ường, quan Quốc Tử Giám đem học trò làm lễ yết cáo… Quan Quốc Tử Giám làm lễ yết cáo xong, vẫn mặc áo mũ ngồi bày hàng ở giảng đường, các sinh viên đều mặc áo đội khăn cùng lạy. Làm lễ xong thì lên trường nghe giảng”. “Chương trình dạy học thì chia theo ngày lẽ ngày chẵn, trước giảng kinh truyện, sau giảng sách tử, sử, tính lý. Tháng nào cũng cứ các ngày mồng 3, 11 SVTH: Phạm Bá Tuân
  12. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng mồng 9, 17, 25 chiểu theo phép thi ra đầu bài cho học trò tập làm văn. K ỳ nào cũng đem quyển sách văn ra bình duyệt…”. Quốc Sử Quán cũng đã ghi chép như vậy về “phép giảng dạy” và “phép khảo thi” của thầy trò Quốc Tử Giám. Nhưng các tác giả trong sách “Đại Nam Thực Lục” cho biết thêm một chi tiết là việc học hằng ngày và làm bài tập hàng tháng như thế đã được áp dụng từ năm 1826 dưới thời Minh Mạng. Tất nhiên các quan giáo bây giờ không bị bắt buộc phải biên soạn một giáo trình riêng rẽ cho từng cấp học hoặc phải theo một thời khóa biểu cụ thể và chặt chẽ nào cả. Như bao thế hệ đi trước trong lịch sử giáo dục nhà nước, các thầy vẫn tiếp tục truyền thụ cho sinh viên trong trường những nội dung mang tính chất nhân văn và đạo lý phương Đông thông qua các sách giáo khoa truyền thống có từ hàng ngàn năm trước. Chủ yếu là những sử sách sau đây: - Tứ thư: Đ ại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung. - Ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. - Lịch sử: gồm Bắc sử qua bộ “Sử ký” của Tư Mã Thiên và “Đại Việt Sử ký Toàn thư” của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên… - Luật học: bộ “Hoàng Việt luật lệ”, còn gọi là bộ luật Gia Long. Ngoài ra, sinh viên còn phải nghiền ngẫm các học thuyết của “Bách gia chư tử”, phải học Đường thi, Tống thi… Các thầy cũng phải dạy cho họ quy cách hành văn theo thể thơ, phú, đối, chiếu, chế, biểu, văn sách… để đáp ứng cho nhu cầu cao nhất là đi thi Hương, thi Hội. Các thể văn mang tính trường thi ấy được đặt nặng trong trường thi giáo dục ngày xưa. Riêng hai thành phần Tôn sinh và Ấm sinh đã được nhà trường quan tâm chu đáo hơn trong việc dạy dỗ. Vào năm 1852, các quan ở Quốc Tử Giám có dâng lên cho vua Tự Đức trong một số vấn đề liên quan đ ến việc học tập của các sinh viên thuộc hai thành phần này: 12 SVTH: Phạm Bá Tuân
  13. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng - Về Tôn sinh: Trong thời gian đầu, hàng ngày họ nghe giảng kinh, truyện, rồi học lịch sử. Sau đó một thời gian, tùy theo khả năng chuyên môn và trình độ học vấn, họ được chia làm ba hạng. Hạng thứ nhất là những người chuyên trị một sách kinh, hoặc một sách truyện, hặc một sách sử. Hạng thứ hai là những người sinh viên kiêm trị một sách kinh và một sách sử, hoặc một sách truyện, hoặc một sách sử. Hạng thứ ba là những Tôn sinh mới vào học, mỗi buổi sáng lên lớp hỏi han ý nghĩa từng chữ từng câu, rồi sau đó mới nghe giảng sách. Dù thuộc hạng nào, họ cũng phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ từng câu, rồi sau đó “mới tiện họp nhau cùng học”. Hằng tháng, họ phải trải qua hai lần kiểm tra vào ngày mồng 3 và ngày 18. Các quan Tế tửu và Tư nghiệp cùng họp mặt để xét hỏi họ về những nội dung đã học trong tháng. Ai trả lời “mạch lạc thông suốt, nghĩa lí rõ ràng, thì ghi tên làm trạng chăm học. N ếu tên nào không thuộc đọc được chữ và câu,không thông hiểu nghĩa lí, thì đánh roi để làm răn…” - Về Ấm sinh : Hằng ngày, các Ấm sinh nghe giảng về kinh truyện và sử theo quy đinh ngày chẵn ngày lẻ. N gười nào tự tiện vắng mặt 5 ngày thì bị đánh roi “để quở trách”;nếu bỏ học 10 ngày thì bị ngưng ấp học bổng 1 tháng.”Mỗi tháng 6 kì làm văn,không bỏ thiếu kỳ nào, văn lí hơi thông thoát là hạng chăm học; nếu chỉ làm văn 1,2 kỳ, thì đánh roi quở trách. Rồi đến cuối năm hội tất cả các Ấm sinh chua qua hội đồng xét, đem hạch 1 lần để sự tiện ích thế nào”. Sau khi đ ọc những lời đề nghị vừa nêu, vua Tự Đức nói ràng nên phân biệt độ tuổi và thời gian học tập tại trường Giám của Tôn sinh và Ấm sinh để định mức kiểm tra b ài vở. N hà vua “chuẩn bị cho người nào tuổi từ 20 trở lên, đã học trường Giám đầy 3 năm, có thể làm đủ thể văn 4 kỳ mà dự được ưu bình luôn, đ ều tâu lên để thưởg. N ếu chưa làm được…, đều đuổi về; còn ngoài ra theo như lời bàn mà thi hành” Về tuổi tác và thời lượng học tập của sinh viên trường Giám, họ không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn như vào năm 1829, khi một số Ấm sinh (bấy 13 SVTH: Phạm Bá Tuân
  14. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng giờ còn là Học sinh) bắt đầu vào học “thì tuổi tác có cao có thấp, sức học có cao có thấp”, các Giám thần phải “xét thật, ai kiêm thông văn thể tứ trường hoặc tam trường là bực nhất, nhị trường hoặc nhất trường là bực nhì, chưa thông văn thể là bậc ba…Học sinh bậc nhất, hạn học 2 năm, bực nhì 3 năm, bực ba 4 năm…Nếu đã mẵn hạn 2,3,4 mà học tập chưa đủ văn thể bốn trường cùng là chưa thi chưa trúng [thi Hương, thi Hội], mà kỳ thảo trong 3 năm sau hạn đều không được môt ưu, một bình, thì cách cho ra”. Như vậy, đã có khi thời lượng tối đa m à sinh viên học tập tại Quốc Tử Giám là 4 năm. Nhưng, về sau, thời lượng ấy rút bớt xuống còn 3 năm, rồi cuối cùng, tối đa chỉ còn 2 năm. Trong thời gian theo đòi bút nghiêng tại trường Giám, nếu sinh viên nào có đủ trình độ về học vấn thì có thể dự khoa thi H ương, và nếu đậu Cử nhân thì dự tiếp khoa thi Hội để lấy học vị Tiến sĩ, nhưng, nếu chỉ đậu Tú tài ho ặc thi hỏng thì vẫn tiếp tục học tại cơ sở giáo giục này Vì đây là nơi mà việc dạy dỗ và việc học hành có qui củ và bài bản nhất trong nước, cho nên, trong các khoa thi Hương thi Hội, số thí sinh của trường chiếm tỉ lệ đỗ khả quan. Vừa qua, chúng tôi đươc nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh cung cấp một số tư liệu mà anh đã sưu tầm được, liên quan đến kết quả một cuộc thi Hương, trong đó các sinh viên trường Giám dự thi. Đây là một văn bản viết tay trên tờ giấy hồng điều cỡ 23,3cm *31,5cm, xuất xứ từ Quốc Tử Giám, nội dung cho biết khoa thi Hương năm Ất Mão, Duy Tân thứ 9, tức là năm 1915, nhà trường có đ ược 1 4 sinh viên đậu Cử nhân và 10 sinh viên đậu Tú tài. Họ được nhà trường khen thưởng để khuyến khích những sinh viên đi thi các khoa sau. Cụ thể là các Cử nhân và Tú tài sau này đây: - 14 người đậu Cử nhân: 1. Lê Nguyên lượng (người Quảng Trị; sau đậu phó bảng năm 1919), 2. Tô Tế Mỹ (người Thanh Hóa), 3.Nguyễn Đôn Tín (người Nghệ An ), 4.V ũ Đức Dương (người Thanh Hóa ), 6. Tôn Thất Huy (thuộc hệ 9 hoàng phái ), 7. Đinh Nho Khôn (người H à Tĩnh ), 8. Ư ng Mạnh 14 SVTH: Phạm Bá Tuân
  15. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng (người thuộc Nguyễn Phước tộc ), 9. Cao Hữu Đàn (người Thừa Thiên ), 10. Đoàn Đình Chi (người Hải Dương ), 11.Nguyễn Khoa Nghi ( người Thừa Thiên ), 12. Phạm Nghĩ (người Hà Tĩnh ), 13. Nguyễn Thụ (người Quảng Trị ), 14.Từ Bộ Tư (người H à Đông ). - 10 người đậu Tú tài: 1. Lê Mai Đ ỉnh, Hồ Đắc Cư, Nguyễn Trong Đảng, Phạm Loan, Lê Thích Thảng, Nguyễn Sử, Tào Ngọc Mai, Đặng Văn Cửu, Tôn Thất Quang, Thái Văn Chánh. Vì bấy giờ 24 sinh viên ấy đều học ở trường Giám tại Kinh đô, cho nên, họ đều ứng thí tại trường thi Thừa Thiên. Ở Trường Thừa Thiên, khoa thi Hương này (Ất Mão, 1915 ) có tất cả là 32 người đậu Cử nhân, trong đó, riêng sinh viên Quấc Tử Giám chiếm đến 14 người, đạt đ ược môt tỉ lệ khá cao. Một nguồn tư liệu khác cho biết rằng “từ năm 1918, sau khi thành lập Hội đồng hỗn hợp quản lí nhà trường, vua Khải Định cho soạn thỏa một chương trình mới để dạy sinh viên Quấc Tử Giám. Theo đó thì những môn học có tính cách từ chương, điển lệ dần dần bị loại bỏ và thay thế bằng những môn học như Toán, Lí, Hóa, Vạn vật…Cũng từ năm 1918 bỏ thi chữ nho trên toàn cõi Việt Nam thì một số nhũng giáo quan có tân học được bổ đến Quấc Tử Giám để đảm nhiệm các môn như Pháp văn và Viêt văn… Nhà trường cũng chia chương trình thành 3 niên khóa, có các kì nghỉ hè, nghỉ lễ đường hoàng”. Bấy giờ, muốn thi vào Quấc Tử Giám, chỉ cần 2 điều kiện : một là phải có vưn bàng Tiểu học ( Primaire ) và hai là phải có trình độ cở bản về chữ Hán. Và tất nhiên là phải trải qua một khì thi nhập học gồm 2 giai đoạn : thi viết ( écrit ), rồi thi vấn đáp ( oral ). Phần thi viết gồm các môn : 1 bài “dictée” (viết chính tả ), 1 bài luận Pháp văn, 1 bài toán Pháp, 1 bài lý Hóa, 1 bài vạn vật, 1 bài luận bằng chữ Hán, 1 bài dịch Việt - Hán và 1 bài dịch Hán - Việt. 15 SVTH: Phạm Bá Tuân
  16. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng Sau khi đủ điểm trong phần thi viết, thí sinh còn phải dự phần thi vấn đáp về một số môn nói trên và có thêm cả môn “lecture” (bài tập đọc ) nữa. Tất nhiên, bài “lecture” và bài “ dictée” đều bằng tiếng Pháp. Trong mấy năm tại trường, sinh viên vẫn phải học một số môn truyền thống như Luât, Kinh nghĩa, Thơ, Phú…sau khi đ ậu kỳ thi tốt nghiệp, họ được bổ sung làm Thừa phái, Thông lại, Để lại ở Kinh đô Huế hoặc giữ chức Giáo thụ, Huấn đạo tại các địa phương. Đến giai đoạn sau cùng của Quốc Tử Giám dưới thời Bảo Đại, còn một số thay đổi khác nữa về điều kiện nhập học và thời gian học tập của sinh viên. Điều này có thể đ ược chứng minh bằng hai văn bản cụ thể thuộc loại tư liệu gốc liên quan đến việc học hành thi cử của Tôn sinh. Văn bản 1: Bộ Lễ chứng nhận về việc xin dự vào hạng Tôn sinh ở trường Giám. Phiên âm: Lễ Bộ vi bằng cấp sự. Cứ Miếu lang Ưng Phát bẩm tự phụng chiếu Nghị định nội nhất khoản: Phàm Công tử tôn, tằng tôn, Tôn thất hạch trúng Sở học văn bằng giả tưởng vi Tôn sinh hạng. Tư y phòng (Lạc Biên Quận Công) tằng tôn Bửu Kế ( niên canh thập cửu tuế) ư Tây nhất thiên cửu bách tam thập nhất niên lục nguyệt nhật hạch trúng giá b ằng cấp, cụ sao đính hậu, khẩn khất tương vi Tôn sinh hạng đẳng ngữ. Bổn Bộ chiếu tự, sức cứu lệ hợp ứng y hợp hành bằng cấp chấp chiếu. Tu chí bằng cấp giả. Hữu bằng cấp, Tôn sinh Bửu Kế chấp chiếu. Bảo Đại thất niên nhị nguyệt thập bát nhật. Dịch nghĩa: Bộ Lễ cấp giấy Chứng nhận. Căn cứ theo lời Bẩm trình của Miếu lang Ưng Phát rằng chiếu theo một khoản trong Nghị định: Phàm Công Tử, Công Tôn, Công tằng tôn, Tôn thất hạch đỗ văn bằng Sơ học sẽ xếp vào hạng Tôn sinh. Nay Công tằng tôn Bửu Kế (19 tuổi) thuộc phòng đó (Lạc Biên Quận Công) hạch đỗ bằng này vào ngày tháng sáu năm 1931 theo Dương lịch, có bản sao đầy đủ đ ính kèm ở sau, để xin dự vào hạng Tôn sinh. Bộ chiếu theo 16 SVTH: Phạm Bá Tuân
  17. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng lời xin, xét thấy hợp lệ, nên cấp giấy Chứng nhận để tiện dụng. Nay cấp giấy Chứng nhận. Trên đây là giấy chứng nhận. Tôn sinh Bửu Kế thi hành. Ngày 18 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 7 (tức là ngày 24 – 3 – 1932; đóng dấu: Lễ Bộ chi ấn). Văn bản 2: Bộ Quốc dân giáo d ục cấp cho Giám sinh Bửu Kế văn bằng thi đậu cuối khóa do Hội đồng Quốc Tử Giám tổ chức. Phiên âm: Quốc dân Giáo dục Bộ vi bằng cấp sự. Tư tiếp Quốc Tử Giám đệ trình bổn niên Hội đồng thiêu hạch thủ trúng danh sách cọng tam thập danh, gian hữu Bửu K ế (Lạc Biên Quận Công phòng tằng tôn, sinh ư Tây nhất thiên cửu bách thập tam niên nhị nguyệt sơ nhị nhật) dự tại trúng hạng đệ tam danh. Kinh phụng chỉ chuẩn, lục tuân tại án, trừ án quán sức tuân ngoại, hợp hành bằng cấp chấp chiếu. Tu chí bằng cấp giả. Hữu bằng cấp, Giám sinh thiêu trúng Bửu Kế chấp chiếu. Bảo Đại cửu niên ngũ nguyệt thập nhị nhật. Dịch nghĩa : Bộ Quốc dân Giáo dục cấp giấy Chứng nhận. Nay tiếp đẹ trình của Quốc Tử Giám viết rằng năm nay Hội đồng tuyển hạch lấy đỗ danh sách tất cả 30 tên, trong đó có Bửu Kế (tằng tôn của phòng Lạc Biên Quận Công; sinh ngày 2 – 2 – 1913 theo Dương lịch) trúng tuyển thứ ba thuộc bảng hai. Đ ã được Chỉ chuẩn thuận và ghi chép vào hồ sơ. Ngoài ra, sức cho bằng cấp hợp lệ cho tiện dụng. Cho nên ban bằng cấp vậy. Trên đây là bằng cấp. Giám sinh trúng tuyển Bửu Kế thi hành (Đóng dấu: Giáo dục). Ngày 12 tháng 5 năm Bảo Đại thứ 9 (tức là ngày 23 – 6 – 1934; đóng dấu: Giáo dục Bộ ấn). Qua nội dung của hai văn bản vừa nêu, chúng ta có thể rút ra một số ý chính liên quan đ ến vấn đề đang đề cập: 17 SVTH: Phạm Bá Tuân
  18. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng - Về đ iều kiện xin nhập học Quốc Tử Giám, ít nhất là đối với thành phần Tôn sinh, nhà trường không còn đòi hỏi phải có bằng Tiểu học nữa, mà chỉ cần có bằng Sơ học. - Thời lượng học là 2 năm. - Bấy giờ, vào những năm đầu thập niên, trong có chế tổ chức quản lý giáo dục và đào tạo của triều đình, Quốc Tử Giám trực thuộc 2 Bộ: Bộ Lễ có thẩm quyền chứng nhận cho “đầu vào” và Bộ Quốc dân chứng nhận cho “đầu ra”. - Qua 2 văn bản trên đây, chúng ta còn biết thêm một thông tin không kém phần quan trọng liên quan đến thời điểm ngừng hoạt động của Quốc Tử Giám. Cũng theo nhà nghiên cứu Vĩnh Cao, thân phụ của anh là một sinh viên thuộc khóa học cuối cùng của ngôi trường lịch sử này. Cùng khóa ấy, còn có 2 sinh viên Lê Văn Hoàng và Hà Thúc Tấn. Họ đều đã sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, rồi tạ thế tại cố đô triều Nguyễn. Lúc họ còn tại thế, đã may mắn diện kiến không ít lần và đã học hỏi ở họ nhiều điều bổ ích. Riêng cụ Hà Thúc Tấn (sinh năm 1907) là sinh viên Quốc Tử Giám chết sau cùng tại Huế vào năm 2003. Nói thế để có thể tin rằng trường Quốc Tử Giám đã ngừng hoạt động vào năm 1934. Như vậy, kể từ khi thành lập vào năm 1803 dưới thời Gia Long đến thời điểm đóng cửa vào năm 1934 dưới thời Bảo Đại, trường Quốc Tử Giám đã hoạt động liên tục liên tục trong suốt 131 năm, trải qua tất cả 13 đời vua nhà Nguyễn. Mục đích rõ ràng và xuyên suốt từ đầu đến cuối của cơ quan giáo dục mang tính quốc gia này là đào tạo những quan lại, đặc biệt là những nho sĩ thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh để phục vụ cho triều đình nói riêng và đ ể làm những việc ích quốc lợi dân nói chung. Cũng giống như bao triều đại trước đó tại Trung Hoa và Việt Nam, triều đ ình nhà Nguyễn trong ngót thế kỷ XIX đã lấy những tư tưởng Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc. Tứ thư, Ngũ kinh vẫn là sách gối đầu giường của bao thế hệ sinh viên đương thời. Việc xây dựng 18 SVTH: Phạm Bá Tuân
  19. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng và mở mang Văn miếu sát bên Quốc Tử Giám vào năm 1808 càng cho thấy rõ khuynh hướng sùng thượng nền triết học tu tề trị bình của đạo Khổng. Nhưng với cuộc cách mạng kỹ nghệ bấy giờ đang diễn ra trên thế giới, nhất là tại các nước Âu Mỹ, lối học “ tầm chương trích cú”, “chi hồ giả dã”… ngày càng bộc lộ nhược điểm của nó. Chính vua Minh Mạng đã nhận ra được sự yếu kém và lỗi thời của lối văn cử nghiệp trong nền giáo dục nước nhà ngay từ năm 1823 và bảo các đình thần nên cải cách dần đi. Nhà vua nói rằng: “Văn cử nghiệp làm lầm người ta đã lâu. Trẫm cho rằng chương vẫn không nhất định. Nay văn cử nghiệp chỉ sâu nệ sáo cũ, lên mặt với nhau, đứng riêng pha phái, nhân phẩm lấy đấy làm cao thấp, khoa trường lấy đấy làm đ ỗ hỏng, học hành như thế, lạ gì nhân tài mỗi ngày một kém. Nhưng tập tục theo nhau, khó mà thay đổi. Vài năm nay nên bàn thay đổi”. Hơn nữa thế kỷ sau, vua Tự Đức lại càng ý thức được điều đó khi cho rằng đám sĩ tử đang đắm đuối trong “mạt nghệ từ chương” và thơ văn phù phiếm; nền giáo dục đào tạo thiếu thực dụng và vô bổ ấy cần phải đ ược “cải cách ngay đi”. Vào năm 1879, nhà vua đã nói với các sĩ tử khi họ tham gia kỳ thi Đình trong “Ân khoa Kỷ Mão”: “Ôi! Học là đ ể đem dùng vào việc, há nên chuộng những lời phù phiếm… Nhưng sao lại nay lần mai lữa, đắm đuối vào mạt nghệ từ chương, mà không chịu lo nghĩ mưu kế giúp vua cứu dân, như thế thì sự học đối với sự làm, việc chọn lấy đối với việc dùng, đều trái ngược nhau, và đó không phải là sự Trẫm thường mong muốn. Trẫm vẫn muốn cải cách ngay đi, nhưng lại e trái với ý kiến mọi người”. Bấy giờ, một số sĩ phu tâm huyết cũng đ ã đề nghị nên cải cách nền giáo dục nước nhà, và hướng đến cái học thực dụng. Trong bản điều trần “Tế cấp bát điều” viết vào năm 1867 để dâng lên vua Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) đã “phê phán lối học cũ một cách gay gắt và đề nghị đem vào chương trình học những khoa học hiện đại”. Sau đó, trong “Thiên hạ đại thế 19 SVTH: Phạm Bá Tuân
  20. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế- lịch sử và hiện trạng luân”, Nguyễn Lộ Trạch (1853 – 1898) cũng cho rằng “ phải chú trọng thay đổi nền giáo dục để bắt kịp với thế giới hiện đại”. Nhưng, những ý muốn cải cách của vua Minh Mạng và vua Tự Đức đều không phải là những mệnh lệnh bắt buộc thực hiện một cách dứt khoát, nghĩa là các vua vẫn chưa đưa ra được một quyết sách mang tính pháp lệnh. Phải đợi đến những thập niên đầu thế kỷ XX, một số môn học hiện đại mới được đưa vào dạy tại Quốc Tử Giám như chúng ta đ ã thấy ở trên. Ngoài ra, kể từ khoa thi Hội năm Canh Tuất (1910) dưới thời Duy Tân đến khoa Kỷ Mùi (1919) dưới thời Khải Định, một số môn học mới cũng đã đ ược đưa vào trong các kỳ thi để các sĩ tử làm bài và được tính điểm để lấy đậu Tiến sĩ, chẳng hạn như chữ quốc ngữ, Pháp văn, địa lý Việt Nam, lịch sử phương Tây, cách trí, nhân vật, thời sự, toán pháp,… Tuy đã có một số đổi mới về chương trình và nội dung giáo dục ở Quốc Tử Giám cũng như các môn học trong những khoa thi như vậy, nhưng xem ra các cải cách ấy vẫn còn quá nhiều bất cập so với đà tiến hóa chung của ngành giáo dục của ngành giáo d ục đào tạo một số nước trong vùng và trên thế giới lúc bấy giờ. Đổi thay chậm chạp như thế mà mãi đến năm 1934 triều đình mới đóng cửa trường Quốc Tử Giám , kể ra cũng muộn màng. Dù sao đi nữa, trong thời gian hoạt động khá dài của mình (1803 – 1934), Quốc Tử Giám H uế đ ã cũng có được 20 sinh viê thi đậu Tiến sĩ và được khắc ghi tên tuổi trên bia đá d ựng Văn Miếu triều Nguyễn. Trong số đó, có những nhân vật nổi tiếng như Phan Thúc Trực, Nguyễn Khuyến, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đức Kế. Ngôi trường lịch sử này cũng là nơi từng góp phần nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần yêu nước cao cả của Phan Bội Châu trong một thời gian kể từ khi ông nhập Giám vào năm 1903. Nhìn chung, Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội và Văn miếu Quốc Tử Giám mặc dù có một số điểm dị biệt về lịch sử hình thành, quá trình hoạt động, diện mạo kiến trúc và cải tổ giáo dục, nhưng vẫn có một số mẫu chung về mục 20 SVTH: Phạm Bá Tuân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2