intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nghiên cứu về nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

132
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ” nhóm đã nhận thấy rằng: Nghệ thuật quân sự Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với các yếu tố chính trị, xã hội. Từ khi có Đảng lãnh đạo Nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng lý luận quân sự Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa truyền thống quân sự dân tộc. Từ khi có Đảng lãnh đạo nghệ thuật quân sự Việt Nam đã thừa kế nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên và đã không ngững phát triển, góp phần quyết định thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu về nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG DU LỊCH NGHIÊN CỨU VỀ NGHỆ THUẬT  QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ Tên học phần            : Lịch sử Đảng Giáo viên hướng dẫn: Phan Nguyễn Khánh Long Nhóm thực hiện        : Nhóm 2 ­ Đậm Tình Miền  Trung  1
  2. Thừa Thiên Huế, tháng 12  năm 2021 THÀNH VIÊN THAM GIA: 1. Phạm Thị Thanh Duyên 2. Nguyễn Ngọc Diệp 3. Nguyễn Hữu Khôi 4. Đỗ Xuân Rin 5. Nguyễn Trọng Thắng 6. Đoàn Thị Thanh 7. Lê Thị Thanh Tuyền 8. Nguyễn Hữu Tuấn Vũ 2
  3. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).............................  Trang 4 2. Tên đề tài............................................................ Trang 5  3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................... Trang 5 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................. Trang 5 5. Phương pháp nghiên cứu................................................Trang 5 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương I: Hoàn cảnh lịch sử đất nước trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1. Bối cảnh đất nước......................................................  Trang 5 2. Tại sao Điện Biên Phủ được chọn làm tập đoàn then chốt?.................  Trang 6 2.1 Đặc điểm vị trí địa hình...............................................  Trang 7 2.2. Ý nghĩa chiến lược của căn cứ này đối với Pháp......................... Trang 7 3. Khó khăn và thuận lợi của quân ta........................................ Trang 8  3.1 Khó khăn............................................................. Trang 8 3.2. Thuận lợi............................................................ Trang 10 Chương II. Nghệ thuật quân sự độc đáo được sử dụng trong chiến dịch. 1. Nghệ thuật phương châm tác chiến...................................... Trang 11 2. Nghệ thuật xây dựng thế trận chia cắt, cô lập Điện Biên Phủ................  Trang12 3. Nghệ thuật phát huy sức mạnh tác chiến.................................. Trang13 4. Nghệ thuật thực hành chiến thuật để đánh hạ địch......................... Trang14 5. Nghệ thuật tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân.......................... Trang 15 6. Nghệ thuật tập trung lực lượng  ưu thế, đột phá đánh thẳng vào trung tâm tập đoàn  cứ điểm.................................................................... Trang18 III. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình  mới..................................................................... Trang 18 1. Kết quả, ý nghĩa....................................................... Trang18 1.1. Kết quả............................................................. Trang18 1.2. Ý nghĩa............................................................. Trang19 2. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình mới.......................... Trang 20 IV. Kết luận.............................................................. Trang 22 V. Nguồn tài liệu ..................................................... Trang 23 TÓM TẮT Mục đích  nghiên cứu: Nghiên cứu về nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên  Phủ. Phương pháp nghiên cứu:  + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp thống kê toán học. 3
  4. + Phương pháp thu thập số liệu. + Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết họp phương pháp lịch sử với lôgic. Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu về đề tài “ Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện  Biên Phủ” nhóm đã nhận thấy rằng : Nghệ thuật quân sự Việt Nam hình thành và phát  triển gắn liền với các yếu tố chính trị, xã hội. Từ khi có Đảng lãnh đạo Nghệ thuật  quân sự Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng lý luận quân sự Mác­ Lenin, tư tưởng  Hồ Chí Minh và tinh hoa truyền thống quân sự dân tộc. Từ khi có Đảng lãnh đạo nghệ  thuật quân sự Việt Nam đã thừa kế nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên và đã  không ngững phát triển, góp phần quyết định thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến  chống Pháp, Mỹ. Kết luận:  Học tập và nghiên cứu về nghệ thuật quân sự của Việt Nam, chúng ta  tự hào về  truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt là thế hệ trẻ nói chung và  sinh viên chúng ta hiện nay cần phải có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy  truyền thống của dân tộc, hoàn thành mọi nhiệm, vụ góp phần vào việc xây dựng bảo  vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. I. MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài). Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 được mở ra từ ngày 13 tháng 3 và kết thúc  thắng lợi vào ngày 7 tháng 5 cùng với thắng lợi từ hội nghị Giơ­ne­vơ đã đánh dấu sự  thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đánh giá về ý  nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng của cuộc kháng chiến  chống Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Lần đầu tiên trong lịch  sử,một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thẳng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là  một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thẳng lợi của  các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. “ Chiến thẳng  Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay  một Đống Đa trong thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển  4
  5. hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ  nghĩa thực dân”. Có thể nói thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có vai trò to lớn  của đường lối cách mạng trong đó nghệ thuật quân sự được thể hiện rất đậm nét.  Nghệ thuật quân sự là sự tiếp thu và phát huy truyền thống đánh giặc của tổ tiên, là sự  vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mác­Lênin về quân sự và kinh nghiệm quân sự của  các nước trên thế giới vào thực tiễn ở Việt Nam, đặt cơ sở cho sự hình thành và phát  triển nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. Việc nghiên cứu về nghệ  thuật quân sự trong tình hình hiện nay có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Tình hình  thế giới đang có những biến đổi rất phức tạp, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và  các nước Đông Âu sụp đổ ngay khi mà lực lượng vũ trang vẫn còn nguyên vẹn. Việt  Nam đang trên con đường đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ  nghĩa. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu vận dụng sáng tạo nghệ  thuật quân sự Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, củng  cố nền quốc phòng và an ninh nhân dân một cách nghiêm túc và khoa học để đảm bảo  lực lượng vũ trang nhân dân ta ngày càng vững mạnh, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong  sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ vào ý nghĩa lí luận  và thực tiễn trên nhóm chọn đề tài: " Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên  Phủ”. 2. Tên đề tài: Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. a. Mục đích: nghiên cứu về nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: trong phạm vi nghiên cứu đề tài tiểu luận, đề tài tìm hiểu.  Nội dung cơ bản của một số nghệ thuật quân sự đặc sắc trong chiến dịch Điện Biên  Phủ 1954. 4. Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 5. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp thống kê toán học. + Phương pháp thu thập số liệu. + Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết họp phương pháp lịch sử với lôgic. 5
  6. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương I. Hoàn cảnh lịch sử đất nước trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 1. Bối cảnh tình hinh đất nước. Đến cuối năm 1953, chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm. Về bối cảnh lúc  bấy giờ, sau 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp ngày càng thiệt hại nặng nề,  vùng chiếm đóng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường dần lâm vào thế phòng ngự  bị động. Trong đông xuân 1953 ­  1954 quân ta dành được nhiều thắng lợi trên mọi mặt trận,  đưa địch vào tình thế khó khăn khi kế hoạch Nava từng bước bị thất bại. Trước đó,  với thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc mùa đông năm 1952, chiến dịch cuối xuân đầu  hè 1953 và hè thu 1953, cục diện chiến tranh ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Dương  nói chung càng chuyển biến mạnh theo hướng có lợi cho quân và dân ta, bất lợi cho  thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải có những tính toán mới nếu không  muốn chấm dứt sự thống trị tại bán đảo Đông Dương. Để cứu vãn tình thế, bước vào  Thu ­ Đông năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Nava  tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu  diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả  Nam Đông Dương. Kế hoạch Nava là kế hoạch chung, là nỗ lực cuối cùng của thực  dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân sự  trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Để đạt  được mục tiêu đó, Pháp và Mỹ đã lập kế hoạch đến năm 1954 quân chủ lực Pháp có 7  sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn làm nắm đấm thép. Khi phát hiện hướng  tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân  viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của  Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ. Nava coi Điện Biên Phủ như “một pháo đài không  thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở  thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác  chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng uỷ mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên  Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập  Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa  6
  7. đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ đã quyết định tập  trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000. Chấp  hành quyết định của Bộ Chính trị, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến  hành khẩn trương. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với  khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. 2. Tại sao Điện Biên Phủ được chọn làm tập đoàn then chốt? ­ Tướng Thụy cho biết, sau nhiều thất bại và không thể xây dựng căn cứ ở đồng  bằng, quân đội Pháp quyết định lựa chọn Điện Biên Phủ làm nơi xây dựng tập đoàn  cứ điểm với ý đồ dụ, thu hút tiêu diệt quân chủ lực của ta. Ngày 7/5/1953, tướng Navarre được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp  ở Đông Dương. Sau nhiều thiệt hại của quân đội Pháp, Navarre đề ra kế hoạch quân  sự với hy vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc  chiến tranh trong danh dự”.“Tướng Navarre sang với ý đồ rất lớn là sẽ tập trung lực  lượng lại chứ không dàn quân chiếm lĩnh nhiều nơi nữa. Navarre muốn tập trung lại  thành khối lớn, tạo thành sức mạnh lớn và dùng sức mạnh đó để đánh với chủ lực của  ta”, tướng Thụy nói.  Sau khi khảo sát, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã tập  trung lực lượng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất tại  đây.Tổng số địch ở Điện Biên Phủ lúc cao nhất có tới 16.200 quân, gồm 12 tiểu đoàn  và 7 đại đội bộ binh, cùng với pháo binh, công binh, xe tăng và nhiều máy bay.Sau khi  kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả  xâm phạm”.  2.1 Đặc điểm vị trí, địa hình Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là  tỉnh Điện Biên), nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh  (Mường Then – Mường trời) có chiều rộng từ 6 đến 8 km, chiều dài khoảng 18 km,  cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, nằm gần biên giới Việt Lào, trên  một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: phía đông bắc giáp với Lai Châu; phía  đông nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thông với LuôngPhabang; phía  nam thông với Sầm Nưa. 7
  8. Xung quanh thung lũng là một vùng núi rừng trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao  trung bình 500m, có mỏm đột xuất cao tới 1461m. Thung lũng Điện Biên là cánh đồng  bằng phẳng, đồng ruộng khô ráo về mùa khô. Nhưng ngay sát thung lũng về phía đông  bắc có một dải địa hình đặc biệt gồm một số điểm nổi lên cao hơn mặt cánh đồng  trên dưới 30m và hình thành một bức bình phong che chở cho thung lũng trên hướng  Tuần Giáo – Điện Biên Phủ. Trong thung lũng còn có sông Nậm Rốm chảy theo  hướng bắc nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ  năm 1889. 2.2. Ý nghĩa chiến lược của căn cứ này đối với Pháp Đối với đế quốc Pháp ­ Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan  trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và  miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân rất  lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam châu Á.  Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn  của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của kế hoạch Nava,  nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ  thành một tập đoàn cứ điểm mạnh.. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ  điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, như “một pháo đài  không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết  chiến điểm của kế hoạch Nava. Đế quốc Pháp – Mỹ đánh giá Điện Biên phủ là “một vị trí chiến lược quan trọng  chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á”,  là “ ngã tư chiến lược quan trọng”, “cái bàn xoay có thể xoay đi bốn phía Việt Nam,  Lào, Miến Điện, Trung Quốc”, như “chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào. Đồng thời từ  Điện Biên Phủ có thể đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc Trong những năm  1950 – 1953 và tạo điều kiện để tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Mặt khác đây  còn là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của  Mỹ ở Đông Nam Châu Á.  Nếu khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động  8
  9. nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của  ta với chiến khu Việt Bắc, Liên khu II và Liên khu IV. Đồng thời từ đây có thể che  chở cho Thượng Lào cùng kinh đô LuôngPhaBăng.   Với những nhận định như vậy, quân đội Pháp, đứng đầu là H.Nava đã chọn Điện  Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. 3. Khó khăn và thuận lợi của quân ta 3.1. Khó khăn  a. Về tương quan lực lượng                                                                                               Quân pháp có lực lượng quân sự mạnh mẽ, với ưu thế vượt trội về khí tài quân sự,  phương tiện chiến đấu và lực lượng tinh nhuệ có nhiều kinh nghiệm. Lực lượng Việt  Minh còn thô sơ, khí tài phương tiện hạn chế yếu kém. Về phía Quân đội Nhân Dân Việt Nam, tuy có quân sự đông hơn đối phương nhưng  chưa có kinh nghiêm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Nếu đánh mạo hiểm sẽ để  lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể thua trên toàn bộ cục diện và “hết vốn” –  theo cách nói của Bác. Trước đây, trong các chiến dịch quy mô nhỏ hơn, lực lượng sử dụng ít hơn, chiến  trường lại gần hậu phương hơn, thế mà việc hành quân, vận chuyển đạn dược, lương  thực, thực phẩm đã gặp nhiều khó khăn, có lúc bộ đội phải ăn cháo. Trong chiến dịch  Điện Biên Phủ quy mô lớn hơn, lực lượng sử dụng nhiều hơn, chiến trường xa hơn,  thì khó khăn sẽ lớn hơn nhường nào? Diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở, đường cơ động cho pháo khó khăn, thời gian  chuẩn bị cho chiến dịch gấp, nhưng có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất  quan trọng. Sự chuyển đổi phương châm “đánh chắc tiến chắc ‘’đã thay đổi toàn bộ  đội hình bố trí chiến dịch và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ về mọi mặt của ta, nhất là về bảo  đảm vật chất, không ít những khó khăn mới phát sinh. Đối với bộ binh, sự thay đổi này là điều không đơn giản, nhưng đối với pháo binh  lại càng phức tạp hơn nhiều. Pháo vào trận địa bằng sức đẩy, sức kéo của con người,  thế mà đã kéo vào lại kéo ra, rồi lại kéo vào trên một hướng khác; phải làm đường  9
  10. mới, phải chống pháo địch đánh phá liên tiếp ngày đêm, nhất là ở các điểm nút di  chuyển.  Địa hình hành quân trên đường hiểm trở, lại liên tục bị quân  địch quấy rối lùng  sục, tình thế vận tải rất khó khăn, lương thực lên chưa đến nơi đã hết. Địa hình Điện  Biên Phủ tuy ở thế lòng chảo có lợi cho ta nhưng với hỏa lực và lô cốt địch dày đặc  rất khó để tiến công, phục kích, trái lại ta có thể bị đánh bật ra bất cứ lúc nào. Về phía quân đội nhân dân Việt Nam, tuy có quân số đông hơn đối phương nhưng  chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn.. Về quân số, quân đội  nhân dân Việt Nam chỉ vừa đạt tỉ lệ này, nhưng về hỏa lực và trang bị thì lại kém hơn  hẳn so với Pháp. Như các cuộc chiến tranh trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân  phòng thủ trong công sự kiên cố trên cao, sử dụng hỏa lực mạnh như đại liên có thể  chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần,  đó gọi là lợi thế trên cao b. Các khó khăn khác.                                                                      Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cận đồn Pháp cũng không dễ dàng. Khi Pháp  nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953, một trong những công việc  đầu tiên của họ là dồn hàng nghìn dân sống ở trung tâm Điện Biên Phủ vào khu vực  bản Noong Nhai. Sau đó, quân Pháp dùng súng phun lửa và bom cháy san phẳng mọi  lùm cây và chướng ngại vật trong thung lũng, để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và  tầm tác xạ của các loại hỏa lực, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng tập  đoàn cứ điểm. Các loại hỏa lực như xe tăng, lựu pháo, súng cối, súng phóng lựu, súng  không giật (DKZ), v.v... được bố trí để bắn ngay khi phát hiện mục tiêu, nếu cần thì  có thể gọi cả máy bay ném bom. Để có thể xung phong tiếp cận căn cứ địch, bộ đội  Việt Nam sẽ phải chạy khoảng 200m giữa địa hình trống trải dày đặc dây kẽm gai và  bãi mìn, phải hứng chịu đủ loại hỏa lực của Pháp mà không hề có xe thiết giáp và  chướng ngại vật che chắn.  Thêm nữa, tuy quân Pháp bị bao vây vào giữa lòng chảo Điện Biên, Pháp ở đáy một  chiếc mũ lộn ngược còn quân đội nhân dân Việt Nam ở trên vành mũ, nhưng đó là ở  tầm quy mô chiến dịch. Từ đồn Pháp ra đến rìa thung lũng trung bình là 2 đến 3 km,  vậy nên ở quy mô từng trận đánh thì Pháp lại ở trên cao, còn quân đội nhân dân Việt  10
  11. Nam phải ở dưới thấp tấn công lên. Quân Pháp cũng có dự trữ đạn pháo dồi dào hơn  hẳn cùng với máy bay ném bom yểm trợ, nên áp đảo về hỏa lực: gấp 6 lần về đạn  pháo và hơn tuyệt đối về không quân và xe tăng. Trung bình cứ 1 bộ đội Việt Nam  phải hứng chịu 2 trái pháo, 1 trái bom và 6 viên đạn cối, trong khi không có xe tăng hay  pháo tự hành để che chắn yểm trợ khi tiến công. Các loại súng bắn tỉa của bộ đội Việt Nam thời đó cũng khá là thô sơ (chủ yếu là  MAS­36 thu được của quân Pháp hoặc là Mosin­Nagant được Trung Quốc viện trợ),  phần lớn chỉ dùng thước ngắm cơ khí thông thường, nên với những khoảng cách lớn  (trên 300m), việc bắn tỉa không có hiệu quả. Và đặc biệt, khó khăn lớn nhất của quân đội nhân dân Việt Nam là khâu tiếp tế hậu  cần. Phía Pháp cho rằng quân đội nhân dân Việt Nam không thể đưa pháo lớn (cỡ  105mm trở lên) vào Điện Biên Phủ, các khó khăn hậu cần của quân đội nhân dân Việt  Nam là không thể khắc phục nổi nhất là khi mùa mưa đến.  3.2. Thuận lợi Lợi thế của chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ ở tính hiệu quả vào thời điểm đó  mà còn là bài học mà chúng dạy cho các nhà chiến lược quân sự tương lai. Toàn dân ta có một lòng chung sức đánh gặc, nhất là lúc pháp đang sa lầy ở Đông  Dương và quân ta vừa có một loạt chiến thắng ở các chiến dịch 1952 – 1953 đã giải  phóng vùng rất rộng ở phía Bắc và Tây Bắc. Chỉ thị của Đảng và Bác rất kiên quyết và nhạy bén, tư duy quân sự của Đại Tướng  Võ Nguyên Giáp hợp lý và am hiểu cục diện sâu sắc. Nhân dân yêu nước pháp vẫn đấu tranh cho sự hòa bình ở Pháp và: Raymonde Dien  là 1 tấm gương tiêu biểu. Chương II. Nghệ thuật quân sự độc đáo được sử dụng trong chiến dịch.  Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là  nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang phát triển ở trình độ cao ngay từ  đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng cầm vũ khí  đánh giặc. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nghệ thuật, cách đánh chiến dịch  của quân đội ta đã có bước phát triển vượt bậc, được nâng lên thành nghệ thuật quân  11
  12. sự độc đáo mà trước đó chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân và  dân ta.  1. Nghệ thuật phương châm tác chiến. Mặc dù dự kiến mở màn Chiến dịch vào ngày 25/01/1954 (sau quyết định vào ngày  13/3/1954), nhưng ngay từ ngày 05/12/1953, khi phát hiện địch ở Lai Châu rút về Điện  Biên Phủ, Bộ Tư lệnh đã lệnh cho Đại đoàn 316 tiếp tục tiến công giải phóng Lai  Châu; đồng thời, chỉ đạo Đại đoàn 308 (đang ở Sơn La) sử dụng 01 trung đoàn cắt  đường rừng xuống chốt ở Pom Lót, chặn đường địch từ Điện Biên Phủ sang Thượng  Lào. Đối với Đại đoàn 316, sau khi truy kích địch trên đường Lai Châu ­ Điện Biên  Phủ, đã lập chốt chặn từ Mường Muôn, Mường Pồn đến Pu San và bám địch ở Him  Lam, Bản Tấu. Như vậy, đúng lúc những cứ điểm đầu tiên của địch vừa mới bắt đầu  xây dựng ở Điện Biên Phủ, cũng là lúc các ngả đường Lai Châu ­ Điện Biên, Tuần  Giáo ­ Điện Biên, Điện Biên ­ Sốp Nao, Thượng Lào và cả hai đầu con đường độc  đạo Bắc – Nằm dọc cánh đồng Mường Thanh, từ Bản Tấu đến Pom Lót đều bị các  lực lượng của ta án ngữ, hình thành thế bao vây địch về chiến dịch ngay từ ban đầu.  Bước vào quá trình chuẩn bị Chiến dịch theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”,  chủ trương đánh địch trong 3 đêm 2 ngày nhằm hạn chế những khó khăn về mặt hậu  cần. Tuy nhiên, khi mà quân đội Pháp được tăng cường về đây ngày càng đông, công  sự đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều.quân ta đã nhanh chóng hình thành thế bao vây  quân địch quy mô lớn hơn, chặt hơn quanh cánh đồng Mường Thanh. Đặc biệt, Đại  tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm chuyển sang “đánh chắc,  tiến chắc”, quân ta đã từng bước hình thành thế trận “trói chặt” địch lại bởi hệ thống  chiến hào dài hàng trăm ki­lô­mét được xen dày và ngày càng siết chặt từng cứ điểm,  cụm cứ điểm, từng phân khu.  Mọi kế hoạch tháo chạy từ Xê­nô­phôn lúc ban đầu, đến “Diều hâu” của Mỹ và  cuối cùng là các kế hoạch “Chim ưng”, “Chim biển” của Pháp đều không thể thực  hiện được. Cùng với đó, thế trận bố trí tập trung binh lực, hỏa lực, nhất là pháo binh  hơn hẳn địch đã tạo thế có lợi để ta giành thắng lợi trong từng trận đánh và kết quả  của trận đánh trước tạo thế, tạo đà cho trận đánh tiếp theo. Ta đã thực hiện tiêu diệt  từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, trước hết là trên các điểm cao khống chế phía  Bắc, rồi phía Đông, “bóc vỏ” từ ngoài vào, mở đường tiến xuống cánh đồng Mường  Thanh, tiếp cận và uy hiếp ngày càng sâu, càng mạnh tung thâm phòng ngự, cuối cùng  12
  13. dứt điểm bằng cuộc tổng công kích vào phân khu Trung tâm của Tập đoàn cứ điểm,  giành thắng lợi hoàn toàn.  Việc thay đổi phương châm tác chiến đã thể hiện sự phân tích khoa học, khách  quan tình hình địch,ta và yếu tố địa hình. Điều này giúp tránh được tổn thất về người  và điều quan trọng hơn là đảm bảo sự thắng lợi của chiến dịch.  2. Nghệ thuật xây dựng thế trận chia cắt, cô lập Điện Biên Phủ.  Không chỉ tôn trọng thực tế khách quan, để thắng lợi trong chiến dịch này, việc giữ  bí mật được ý đồ tác chiến và nghi binh chiến lược, làm cho địch nhận định sai lầm là  sự tài tình trong “điều binh khiển tướng” của ta. Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến  dịch mà cả dân tộc ta chống lại một đội quân nhà nghề thiện chiến và được trang bị  tốt. Trong cuộc chiến đó, cả nhân dân ta đã huy động mọi nguồn lực cao nhất dồn về  chiến tuyến. Thực hiện chủ chương đánh thu hút lực lượng Pháp tại khắp các chiến  trường Đông Dương, quân đội ta đã tiến hành một loạt các cuộc hành quân, vây đánh  thu hút lực lượng đối phương chia lửa cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thời  gian này, quân đội ta đã tiến hành các cuộc hành quân, đánh lớn tại Thượng Lào, Tây  Nguyên, Liên Khu V... làm cho Pháp phải dải đội hình ra khắp các chiến trường. Tại  Điện Biên Phủ, trước khi chiến dịch mở màn, cùng với việc động viên bộ đội kéo  pháo ra, tiếp tục bí mật chuẩn bị lại mọi mặt, ta đã rút Đại đoàn 308 tiến công sang  hướng Thượng Lào, nhằm cô lập địch ở Điên Biên Phủ hơn nữa tiêu diệt một bộ phận  sinh lực địch, giúp bạn Lào mở rộng vùng giải phóng và không cho địch đánh vào sau  lưng ta. Với kế hoạch này, ta đã đạt được cả hai mục đích vừa nghi binh thu hút sự  chú ý của chúng và vừa bảo đảm cho bộ đội ở Điện Biên Phủ rút ra khu tập kết an  toàn. Điều này đã làm cho địch có những nhận định hết sức sai lầm về ta. Đó là, “Việt  Minh có vẻ từ bỏ tiến công”, “Việt Minh sẽ từ bỏ ý định đánh Điện Biên Phủ”. Đối  phương còn cho rằng, hoạt động của ta trong Đông Xuân 1953­1954 đã lên tới đỉnh cao  nhất, cuộc lui quân của ta chắc chắn sẽ bắt đầu và để giành lại thế chủ động tiến  công, ngày 12­3­1954, chúng cho quân đổ bộ lên Quy Nhơn. Nhưng chúng đã bị bất  ngờ, khi chỉ sau đó đúng một ngày, ngày 13­3­1954, quân ta đã nổ súng tiến công Điện  Biên Phủ. Việc nghi binh, giữ bí mật đã tạo được sự bất ngờ cả về chiến lược và  chiến dịch. Với thế trận vững chắc, hiểm hóc, bám sát, đánh gần, quân ta đã không chỉ “vây  chặt, khóa chắc” địch, mà còn hạn chế đến mức thấp nhất việc phát huy thế mạnh  13
  14. của địch là quân số đông, hỏa lực mạnh, công sự vững chắc và khoét sâu chỗ yếu lớn  nhất của chúng là ở vào thế bị cô lập, gặp nhiều khó khăn về tiếp tế, tăng viện, từ đó  dù cho địch biết trước thất bại mà không có biện pháp nào có thể cứu vãn. Quân ta đã đạt được cả hai mục đích vừa nghi binh thu hút sự chú ý của chúng và  vừa bảo đảm cho bộ đội ở Điện Biên Phủ rút ra khu tập kết an toàn. Đây có thể được  coi đã là một thành công lớn.  3. Nghệ thuật phát huy sức mạnh tác chiến. Trong những tính toán chiến lược của ta, bộ đội chính quy ngày càng lớn mạnh cả  về chất lượng và số lượng được điều động tối đa lên Điện Biên Phủ nhưng vẫn đảm  bảo chốt giữ tại những vị trí quan trọng khác. Bốn sư đoàn bộ binh, một sư đoàn pháo  binh hành quân ra mặt trận. Đây là trận công kiên lớn nhất, là lần đầu tiên ta phối hợp  đánh hiệp đồng các binh chủng bộ binh và pháo binh. So sánh lực lượng giữa ta và  địch, ta có nhiều lợi thế về bộ binh nhưng Pháp lại có những đơn vị vô cùng thiện  chiến đã từng tham gia chiến tranh thế giới và chưa từng thua một trận đánh nào. Về  pháo binh, Pháp hơn hẳn ta khi có những khẩu pháo hạng nặng như 155mm, có thể  oanh tạc xa và gây những thiệt hại nghiêm trọng nếu trúng mục tiêu. Hơn nữa chúng  còn có ưu thế tuyệt đối về xe tăng, máy bay (máy bay vận chuyển và máy bay chiến  đấu) và nhiều vũ khí quân sự khác. Cùng với đó, trận địa mà địch xây dựng tại Điện  Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm, với 8 cụm cứ điểm với hỏa lực nhiều  tầng rất mạnh, tập trung thành ba phân khu Trung tâm, Phân khu Bắc và Phân khu  Nam.  Nghiên cứu cách bố trí lực lượng địch tại Điện Biên Phủ cũng như những hạn chế  của nó, Quân đội nhân dân ta đã đề ra cách đánh là thực hiện chia cắt và tập trung hỏa  lực vào tiêu diệt từng cứ điểm một, cùng với đó là tiến hành tiến công cùng lúc nhiều  mục tiêu khác nhau để địch không thể yểm trở cho nhau.   Trận mở màn tại Trung tâm đề kháng Him Lam ngày 13/3/1954, là lá chắn đầu tiên  phía Đông Bắc của địch, hướng tiến công chính của quân ta đã khiến cho địch tan tác.  Những loạt đạn pháo không thể chính xác hơn của pháo binh đã dọn đường cho bộ  binh xông lên tiêu diệt từng vị trí, từng tên địch trong các hầm trú ẩn. 5 giờ sau những  tiếng súng đầu tiên của trận chiến, Him Lam hoàn toàn thất trận và được kiểm soát  bởi Việt Minh. Liên tiếp hai ngày sau đó lần lượt các cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo  cũng nhanh chóng bị xóa sổ, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc vào khu trung  14
  15. tâm Mường Thanh, nơi tập trung sức mạnh chính của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên  Phủ.   Điều đáng chú ý là ta thực hiện tiến công cả ba quả đồi ở Him Lam bằng cách tiến  hành thọc sâu chia cắt và tiêu diệt riêng rẽ từng ngọn đồi một vào cùng một thời điểm,  do đó chúng không thể hỗ trợ cho nhau, cũng có nghĩa là ta đã phân tán được hỏa lực  của đối phương, vốn được trang bị rất mạnh để hỗ trợ nhau trên ba quả đồi. Điều này  đã tạo điều kiện cho ta tiến công và tiêu diệt thành công từng mục tiêu một mà tránh  được hỏa lực mạnh nhất của chúng. 4. Nghệ thuật thực hành chiến thuật để đánh hạ địch. Kết thúc giai đoạn I, ta có thời gian xây dựng và hình thành một hệ thống giao thông  hào bao quanh các tập đoàn cứ điểm của Pháp. Hệ thống này sẽ dẫn lấn tới các cứ  điểm của Pháp, siết chặt vòng vây quanh phân khu trung tâm, cắt đứt liên lạc giữa các  phân khu, đặt các vị trí của địch vào trong tầm ngắm của súng, pháo và bộ binh ta. Nhờ  đó cấu trúc trận địa của Pháp bị cắt xẻ hoàn toàn theo ý đồ của ta, địch muốn công hay  thủ đều khó, chỉ chờ ngày thất bại. Chứng tỏ rằng ta đã “vây chặt khóa chắc” Pháp tại  Điện Biên Phủ. Xuất phát từ điều kiện thực tế trang bị, phương tiện của ta có hạn,  công tác vận chuyển tiếp tế bảo đảm khó khăn. Theo kế hoạch tác chiến mới, chiến  dịch chủ động làm công tác chuẩn bị, chủ yếu xây dựng thế trận vững chắc như: Làm  đường vận chuyển, xây dựng các trận địa pháo binh thật kiên cố, bí mật, triển khai  đội hình bao vây chặt các cứ điểm vòng ngoài, chú trọng chia cắt địch phản kích  đường bộ, khống chế đường không, tạo thế cô lập quân địch trong tập đoàn cứ điểm  và địch trên chiến trường khác. Thế trận của Đại đoàn 312 triển khai tiến công vào  trung tâm đề kháng Him Lam; Trung đoàn 165 của Đại đoàn 312 và Trung đoàn 88 của  Đại đoàn 308 triển khai tiến công vào đồi Độc Lập; Trung đoàn 36 của Đại đoàn 308  triển khai tiến công vào trung tâm Bản Kéo; Đại đoàn 316 (thiếu Trung đoàn 176) tổ  chức nghi binh và bí mật xây dựng trận địa tiến công ở phía Đông Phân khu Trung tâm;  Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) tổ chức hỏa lực kiềm chế pháo binh địch ở phân khu  Hồng Cúm. Thế trận của các đơn vị pháo binh được bố trí phân tán, nhưng tập trung  được hỏa lực ở mức cao. Trung đoàn Pháo binh 45 (pháo 105mm), lấy đội hình đại đội  để bố trí trong đội hình cụm pháo từ Đông Bắc Hồng Cúm đến Tây Bản Kéo, trên  vòng cung hơn 30km, nhưng tập trung được hỏa lực trong các trận đánh then chốt  quyết định ở khu vực trung tâm, bảo đảm bắn được hầu hết các mục tiêu ở cự li bắn  15
  16. có lợi nhất (5 đến 7 km). Trung đoàn Pháo binh 675 và các đơn vị cối 120mm bố trí tập  trung ở hướng Đông và Đông Bắc Điện Biên Phủ. Trận địa sơn pháo và cối 120mm  thọc sâu, kịp thời cơ động bố trí trên Đồi E, Đồi D khi bộ binh vừa đánh chiếm được.  Đặc biệt, trận địa sơn pháo 75 thọc sâu, bố trí trên Đồi E, tạo nên thế bất ngờ, rất  hiểm đối với địch. Trên cơ sở thế bố trí ban đầu vững chắc, chiến dịch liên tục củng  cố, điều chỉnh lực lượng đánh chiếm, tiêu diệt các cứ điểm đề kháng ngoại vi, bao  vây, thắt chặt, thu hẹp dần phạm vi chiếm đóng của địch. Trước hết, cần tiêu diệt ba  cứ điểm đề kháng Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo, phá vỡ thế trận phòng ngự của  địch. Trong 5 ngày với hai trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng, ta đã đập tan hệ  thống phòng ngự tiền tiêu của địch, mở thông cửa xuống vùng lòng chảo, tạo điều  kiện thuận lợi để các lực lượng áp sát khu trung tâm. Tuy ta đã chiếm được cụm cứ  điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, nhưng địch vẫn còn bốn trung tâm đề kháng, gồm  trên 30 cứ điểm liên kết chặt chẽ với nhau nằm giữa cánh đồng bằng phẳng trên hai  bờ sông Nậm Rốm. Địch ở đây tập trung khoảng một vạn quân, có sở chỉ huy, các căn  cứ hỏa lực, các đơn vị xe tăng và sân bay. Ta tập trung tấn công các vị trí hiểm yếu như sân bay, kho xăng, trại lính để tiêu  diệt sức mạnh của địch nhiều nhất có thể, tích cực du kích quấy rối. Nhờ đó ta không  chỉ làm chủ bầu trời mà còn khiến địch tổn thất về người và của rất lớn. Ta lập nhiều  phong trào khuyến khích quân sĩ tích cực chiến đấu: “săn đầu Tây”, “săn Tây bắn tỉa”,  “cướp dù tiếp tế”, “nghi binh tập kích” và còn hơn nữa. Trước tình hình đó, ta chủ  trương dùng lực lượng nhỏ, hoạt động rộng rãi dưới các hình thức đánh lấn, phá hủy  từng ụ đề kháng, tiêu diệt thêm một số vị trí địch; bắn tỉa tiêu hao địch rộng rãi, làm  cho binh lính địch luôn ở trạng thái căng thẳng; đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng  vây, thu hẹp không phận, khống chế máy bay, hạn chế tiến tới triệt hẳn nguồn tiếp tế  và tăng viện của địch. Trên thực tế, từ trung tuần tháng 4, quân ta đã từng bước làm  thay đổi cục diện chiến trường. Sân bay địch đã bị chiến hào ta cắt đôi, hai vị trí sát  sân bay là Điểm cao 105 và 206 bị các đơn vị của ta vây lấn và đánh chiếm. Máy bay  địch không thể lên xuống hoặc thả dù tiếp tế xuống khu vực sân bay. Hai trận địa  pháo binh địch ở Điểm cao 307A và 307B bị pháo lựu của ta loại khỏi vòng chiến đấu.  Các tổ bắn tỉa được tổ chức rộng khắp và hoạt động thường xuyên đã gây nên nỗi  kinh hoàng đối với binh lính địch  Ngoài ra khi tham gia chiến đấu, ta đánh chiếm đến đâu, tổ chức phòng ngự ngay  16
  17. đến đó, biến cứ điểm của địch thành trận địa phòng vệ và bao vây của ta, hình thành  hệ thống trận địa tiến công vây hãm địch ngày càng chặt, cuối cùng dồn quân địch vào  thế có thể bị tiêu diệt nhanh chóng, và vào những ngày cuối cùng của chiến dịch đã có  hàng ngàn binh sĩ Pháp ra đầu hàng do thất bại không thể tránh khỏi tại tập đoàn cứ  điểm đã được phòng ngự và bao vây chắc chắn. 5. Nghệ thuật tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân.  Chủ động tạo lập thế trận Chiến dịch Điện Biên Phủ trên nền tảng thế trận chiến  tranh nhân dân rộng khắp, toàn dân kháng chiến. Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của  Đảng ta là đã vận dụng, phát triển sáng tạo phương thức chiến tranh nhân dân Việt  Nam, thực hiện “kháng chiến toàn dân, toàn diện” để đánh thắng một đế quốc sừng  sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội. Sự kết hợp nhuần nhuyễn loại hình chiến  tranh du kích và chiến tranh chính quy đã trở thành nét đặc sắc về cách đánh của chiến  tranh nhân dân, từ đó tạo ra thế trận tác chiến rộng khắp, đánh địch với nhiều loại  hình, quy mô: từ đánh nhỏ, lẻ của lực lượng vũ trang địa phương, du kích trong vùng  tạm chiếm, đến đánh tập trung của các binh đoàn chủ lực ở những địa bàn chiến lược  lựa chọn. Trong thực tế, trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ nổ súng, ta đã tổ chức  một số đơn vị chủ lực “nhỏ” và “tinh” đánh vào các hướng địch yếu nhưng hiểm, tiêu  diệt lực lượng địch tại chỗ và giải phóng một số địa bàn chiến lược, buộc địch phải  phân tán lực lượng cơ động ra các hướng để đối phó. Đồng thời, bằng sự phối hợp  chặt chẽ giữa chiến tranh du kích rộng khắp trên phạm vi cả nước với các hoạt động  tác chiến của đơn vị chủ lực cấp sư đoàn, trung đoàn trên một số chiến trường, ta đã  thành công trong việc kìm giữ, giam chân một số đơn vị chủ lực địch. Như vậy, thế  trận của Chiến dịch Điện Biên Phủ được tạo lập trong thế trận chiến tranh nhân dân  vô cùng hiểm hóc, lợi hại, giăng ra khắp nơi, đẩy bộ chỉ huy của tướng Na­va phải  hành động theo ý định của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Khối cơ  động chiến lược của địch ­ “quả đấm mạnh” đã bị dàn mỏng, giam chân ở khắp các  chiến trường Đông Dương, làm cạn kiệt lực lượng ứng cứu cho Điện Biên Phủ, làm  so sánh lực lượng nghiêng hẳn về phía ta. Bên cạnh đó, thế trận Chiến dịch Điện Biên  Phủ còn được tạo bởi thế trận chiến tranh nhân dân thông qua việc ta đã xây dựng  được “thế trận lòng dân” vững chắc, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của nhân  dân cả nước tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nhất là trong công tác bảo đảm  hậu cần, kỹ thuật cho Chiến dịch; tạo sự bất ngờ lớn cho địch, khi chúng cho rằng với  17
  18. địa hình hiểm trở, xa hậu phương, ta không thể khắc phục để vận chuyển, tiếp tế đủ  lương thực, thực phẩm, đạn dược,… phục vụ chiến trường Điên Biên Phủ.      Tích cực chuẩn bị chiến trường, đẩy đối phương vào thế hoàn toàn bất lợi. Trong  chiến tranh và chiến đấu, muốn giành thắng lợi, nhất là trong điều kiện “lấy yếu  chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều” thì ắt phải dựa vào mưu kế và thế trận. Trong đó,  thế trận hiểm hóc, phức tạp làm cho địch không biết đâu mà đối phó, chia địch ra mà  đánh, trói địch lại mà diệt, đánh địch cả phía trước, bên sườn, phía sau, làm cho địch  đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Từ chủ trương chiến lược của Trung ương Đảng,  Bộ Tổng Tư lệnh đã đề ra Kế hoạch tác chiến Đông ­ Xuân 1953 ­ 1954; trong đó, xác  định sử dụng một bộ phận chủ lực mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt  quân địch ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn khu vực Tây Bắc. Đồng thời, tiếp tục  củng cố phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trên khắp chiến trường, đặc biệt coi  trọng việc đổi mới về tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện các đại đoàn chủ lực  theo phương thức tác chiến của các loại hình chiến dịch hiện đại. Từ năm 1953, ta đã  có bước triển khai chuẩn bị chiến trường, sửa chữa và xây dựng hệ thống đường vận  chuyển cơ giới lên hướng Tây Bắc, nối liền Tây Bắc với các vùng hậu phương chiến  lược Việt Bắc, Khu 3 và Khu4.      Liên tục điều chỉnh, chuyển hóa thế trận, hình thành thế “vây chặt, khóa chắc”  từng cụm cứ điểm và cả tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế liên hoàn của chúng. Mặc dù  dự kiến mở màn Chiến dịch vào ngày 25/01/1954 (sau quyết định vào ngày 13/3/1954),  nhưng ngay từ ngày 05/12/1953, khi phát hiện địch ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ,  Bộ Tư lệnh đã lệnh cho Đại đoàn 316 tiếp tục tiến công giải phóng Lai Châu; đồng  thời, chỉ đạo Đại đoàn 308 (đang ở Sơn La) sử dụng 01 trung đoàn cắt đường rừng  xuống chốt ở Pom Lót, chặn đường địch từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Đối với  Đại đoàn 316, sau khi truy kích địch trên đường Lai Châu ­ Điện Biên Phủ, đã lập chốt  chặn từ Mường Muôn, Mường Pồn đến Pu San và bám địch ở Him Lam, Bản Tấu.  Như vậy, đúng lúc những cứ điểm đầu tiên của địch vừa mới bắt đầu xây dựng ở  Điện Biên Phủ, cũng là lúc các ngả đường Lai Châu ­ Điện Biên, Tuần Giáo ­ Điện  Biên, Điện Biên ­ Sốp Nao, Thượng Lào và cả hai đầu con đường độc đạo Bắc ­ Nam  dọc cánh đồng Mường Thanh, từ Bản Tấu đến Pom Lót đều bị các lực lượng của ta  án ngữ, hình thành thế bao vây địch về chiến dịch ngay từ ban đầu. Bước vào quá trình  chuẩn bị Chiến dịch theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, quân ta đã  18
  19. nhanh chóng hình thành thế bao vây quân địch quy mô lớn hơn, chặt hơn quanh cánh  đồng Mường Thanh. Đặc biệt, khi Bộ Tư lệnh quyết định thay đổi phương châm  chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”, quân ta đã từng bước hình thành thế trận “trói  chặt” địch lại bởi hệ thống chiến hào dài hàng trăm ki­lô­mét được ken dày và ngày  càng siết chặt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, từng phân khu. Ta đã thực hiện tiêu diệt  từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, trước hết là trên các điểm cao khống chế phía  Bắc, rồi phía Đông, “bóc vỏ” từ ngoài vào, mở đường tiến xuống cánh đồng Mường  Thanh, tiếp cận và uy hiếp ngày càng sâu, càng mạnh tung thâm phòng ngự, cuối cùng  dứt điểm bằng cuộc tổng công kích vào phân khu Trung tâm của Tập đoàn cứ điểm,  giành thắng lợi hoàn toàn. Với thế trận vững chắc, hiểm hóc, bám sát, đánh gần, quân  ta đã không chỉ “vây chặt, khóa chắc” địch, mà còn hạn chế đến mức thấp nhất việc  phát huy thế mạnh của địch là quân số đông, hỏa lực mạnh, công sự vững chắc và  khoét sâu chỗ yếu lớn nhất của chúng là ở vào thế bị cô lập, gặp nhiều khó khăn về  tiếp tế, tăng viện, từ đó dù cho địch biết trước thất bại mà không có biện pháp nào có  thể cứu vãn. 6. Nghệ thuật tập trung lực lượng ưu thế, đột phá đánh thẳng vào trung tâm tập  đoàn cứ điểm.  Khi quyết định mở chiến dịch, ta đã tập trung lực lượng ưu thế, gồm 3 Đại đoàn  (308, 312, 316), Trung đoàn 57 của 304 và Đại đoàn Công Pháo 351. Trong khi đó, địch  tập trung lúc đông nhất là 17 tiểu đoàn. Như vậy, lực lượng, phương tiện của ta hơn  hẳn địch. Trong đợt tổng công kích tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ta cũng  tập trung lực lượng ưu thế vào hướng, khu vực địch phòng ngự then chốt trên các  điểm cao phía Đông. Khi tiến công vào từng cụm cứ điểm, ta vận dụng phương pháp  đột phá lần lượt từ ngoài vào, vừa tiến hành bao vây đánh lấn các cứ điểm bên trong.  Tổ chức trận địa pháo binh của trung đoàn pháo cỡ lớn, có tầm bắn xa, không chỉ làm  nhiệm vụ chiến thuật chi viện trực tiếp cho các trận đánh, mà còn dùng để đánh phá  sân bay, trận địa pháo binh, sở chỉ huy địch. Lúc này, chiến dịch tập trung mọi lỗ lực  thực hiện nhiệm vụ chủ yếu đánh chiếm các mục tiêu trong khu trung tâm.      Tập trung ưu thế lực lượng đánh vào mục tiêu chủ yếu, quan trọng, nhanh chóng  giành thắng lợi. Ngày 01­05­1954, chiến dịch sử dụng các loại pháo bắn mãnh liệt khu  vực trận địa địch. Cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị tê liệt hoàn toàn, một kho đạn pháo  với trên ba nghìn viên đạn bị nổ tung, một kho lương thực, thực phẩm bị bốc cháy. Sau  19
  20. đợt pháo kích kéo dài, bộ đội ta đồng loạt tiến đánh nhiều vị trí. Trên dãy đồi phía  Đông, Trung đoàn 98 thuộc Đại đoàn 316 diệt gọn lực lượng địch trên Đồi C1, thừa  thắng, các đơn vị đẩy mạnh tốc độ tiến công sang Đồi C2. Trên bờ phía Đông sông  Nậm Rốm, Trung đoàn 209 thuộc Đại đoàn 312 tiến công các Cứ điểm 505 và 505A.  Đến 4 giờ sáng, trung đoàn hoàn toàn làm chủ hai cứ điểm này. Ở phía Tây, Trung  đoàn 88 cũng diệt gọn Cứ điểm 311A. Trên hướng Hồng Cúm, lúc này địch vẫn chống  cự, nhưng đến tối ngày 7­5, lợi dụng đêm tối địch rút chạy về hướng Thượng Lào. Bộ  Chỉ huy chiến dịch đã lệnh cho Đại đoàn 304 phải tích cực truy lùng, đồng thời lệnh  cho Trung đoàn 102 chặn đường rút chạy của địch ở khu vực Tây Trang. Vào lúc 22  giờ ngày 7­5, Đại đoàn 304 đã bao vây và bắt gọn toàn bộ quân địch ở Hồng Cúm thoát  ra. Đây chính là nét đặc sắc của chiến dịch trong tập trung ưu thế lực lượng đánh vào  mục tiêu chủ yếu, quan trọng, nhanh chóng giành thắng lợi III:   KẾT   QUẢ,   Ý   NGHĨA   VÀ   BÀI   HỌC   KINH   NGHIỆM   VẬN   DỤNG   VÀO  TÌNH HÌNH MỚI.  1. Kết quả, ý nghĩa. 1.1. Kết quả. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã giành toàn thắng trong trận quyết   chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số  lên đến  16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược thế cờ. Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên   Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người   chết, 5.240 tới 6.650 người bị  thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị  bắt làm tù   binh. Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội quân   đội quốc gia Việt Nam bị tiêu diệt . Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị  bắt là  1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá.   Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương. Về  không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy ( 38 chiếc đang bay, 21 trên  phi đạo), trong đó có 3 máy bay khác bị  phá hủy trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, 2   trực thăng cũng bị phá hủy.  Ngoài ra còn có 186 phi cơ khác bị trúng đạn và hư hại ở  các mức độ khác nhau. Phía Mỹ có 1 phi cơ bị bắn rơi  C­119. Về trang bị nặng, Pháp  mất toàn bộ trang bị vũ khí, xe tăng và pháo binh ở Điện Biên Phủ. Phía Quân đội nhân   dân  VIệt Nam thu giữ 3 xe tăng, 28 đại bác, 5.915 súng các loại, 20.000 lít xăng dầu   cùng rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng khác. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0