Đề tài " NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG "
lượt xem 101
download
Ngày nay, sự toàn cầu hóa hội nhập kinh tế, một xu thế nổi bật trong những năm đầu thế kỉ 20 đã và đang tạo ra những mối quan hệ mới giữa các quốc gia, các nền kinh tế và các dân tộc trên thế giới. Là một nước đi sau, Việt Nam hiện đang nỗ lực cải cách kinh tế nhằm cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường quốc tế vốn đã bị chi phối bởi nhiều quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, trong các cuộc cạnh tranh trên thế...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG "
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG Giáo viên thực hiện : Ths Trần Văn Long Sinh viên thực hiện : Đặng Văn Quỳnh Trang 1
- LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................5 1. Lý do thực hiện đề tài ......................................................................................................5 2. Mục tiêu thực hiện đề tài .................................................................................................5 3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................5 5. Bố cục đề tài .....................................................................................................................6 CHƯƠNG I ..........................................................................................................................7 1.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Kiên Long .......................................................................7 1.2 Sản phẩm và dịch vụ .....................................................................................................7 1.3 Công nghệ thông tin ......................................................................................................8 1.4 Đào tạo nhân lực ............................................................................................................8 1.5 Thành tích và giải thưởng lớn .......................................................................................9 1.6 Ngân hàng liên kết .........................................................................................................9 1.7 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................................ 10 Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Kiên Long ........................................... 10 1.7.1 Hội đồng quản trị ...................................................................................................... 11 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Kiên Long.......................... 11 1.7.2 Ban điều hành ........................................................................................................... 12 Bảng 1.3 : Danh sách Ban điều hành của Ngân hàng TMCP Kiên Long ........................ 12 1.7.3 Ban kiểm soát ............................................................................................................ 12 Bảng 1.4 : Danh sách Ban kiểm soát của Ngân hàng TMCP Kiên Long......................... 12 1.7.4 Chức năng của các phòng, ban ................................................................................. 13 CHƯƠNG II ...................................................................................................................... 15 2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng ........................................................................... 15 2.1.1 Khái niệm .................................................................................................................. 15 2.1.2 Bản chất của tín dụng ............................................................................................... 15 2.1.3 Chức năng của tín dụng ............................................................................................ 15 2.1.4 Vai trò của tín dụng .................................................................................................. 16 2.1.5 Phân loại tín dụng ..................................................................................................... 17 2.2 Các quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long ............... 19 2.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long ................................................. 21 Trang 2
- GIAI ĐOẠN 1 : Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn. ...................... 21 GIAI ĐOẠN 2 : Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. ........................................... 22 Phân tích, thẩm định phương án, dự án ........................................................................ 22 GIAI ĐOẠN 3 : Quyết định tín dụng ............................................................................... 23 Quyết định tín dụng ...................................................................................................... 23 GIAI ĐOẠN 4 : Giải ngân ................................................................................................ 25 Kiểm tra ......................................................................................................................... 26 Giám sát ......................................................................................................................... 26 Thu hồi nợ gốc và lãi vay ............................................................................................... 26 Thanh lý hợp đồng tín dụng .......................................................................................... 27 2.4 Dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Sài Gòn. ................... 29 Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Sài Gòn. ....... 29 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 29 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 29 2.5 Dư nợ cho vay phân loại theo tiền. ............................................................................. 30 Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay phân loại theo tiền. .................................................................. 30 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 30 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 30 2.6 Cơ cấu cho vay theo mục đích của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Sài Gòn. .................................................................................................................................... 31 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 31 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 32 2.7 Cho vay theo hạn mức tín dụng .................................................................................. 33 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 33 Đơn vị tính : tỷ đồng ........................................................................................................... 33 2.8 Thực trạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long .............................................. 34 CHƯƠNG III ..................................................................................................................... 36 3.1 Nhận xét ....................................................................................................................... 36 3.1.1 Tích cực ..................................................................................................................... 36 3.1.2 Tồn tại ....................................................................................................................... 36 3.2 Đánh giá ....................................................................................................................... 37 Trang 3
- 3.3 Giải pháp ...................................................................................................................... 38 3.3.1 Giải pháp đối với ngân hàng TMCP Kiên Long ...................................................... 38 3.3.2 Giải pháp đối với các cá nhân, tổ chức cần vay vốn ................................................ 40 3.4 Kiến nghị ...................................................................................................................... 41 3.4.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước .................................................................... 41 3.4.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Kiên Long ...................................................... 42 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 45 Trang 4
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Ngày nay, sự toàn cầu hóa hội nhập kinh tế, một xu thế nổi bật trong những năm đầu thế kỉ 20 đã và đang tạo ra những mối quan hệ mới giữa các quốc gia, các nền kinh tế và các dân tộc trên thế giới. Là một nước đi sau, Việt Nam hiện đang nỗ lực cải cách kinh tế nhằm cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường quốc tế vốn đã bị chi phối bởi nhiều quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, trong các cuộc cạnh tranh trên thế giới và ngay cả trên sân nhà, các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó ngân hàng thương mại cổ phần vẫn còn nhiều thua thiệt, trong đó thua thiệt về mặt thông tin chiếm phần lớn. Vì vậy, việc đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của thông tin tín dụng và tìm ra giải pháp thiết thực khắc phục tình trạnh đói thông tin tín dụng ở Việt Nam nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng không chỉ là yêu cầu của hội nhập quốc tế mà là cở sở đảm bảo cho một quốc gia có thể tận dụng lợi thế và khắc phục được những hạn chế của quy trình toàn cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của các nhân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long là một trong những ngân hàng đang phát triển và cũng đang cố gắng đẩy mạnh cho vay để thúc đẩy nền kinh tế cả n ước. Để rõ hơn về sự quan trọng và phổ biến của hoạt động này, em đã chọn đề tài “ Nghiệp vụ cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long ” để báo cáo thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu thực hiện đề tài _ Nắm vững được nghiệp vụ cấp tín dụng. _ Thu thập, ghi chép, tinh toán, tổng hợp các qui trình tín dụng trong thực tế. _ Vận dụng được những kiến thức đã học trên trường lớp vào thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu _ Không gian : Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long - Chi nhánh Sài Gòn Địa chỉ : 78 -80. Cách Mạng Tháng 8. Phường 6. Quận 3. Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : 08.3933.3933 - 3933.3393 Fax : 08.3930.9112 - 3930.9159 _ Thời gian : lấy số liệu từ năm 2007 đến năm 2009 4. Phương pháp nghiên cứu Trang 5
- _ Thu thập số liệu thực tế _ Tiếp cận nhân viên ngân hàng 5. Bố cục đề tài Chương 1 : Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long Chương 2 : Thực trạng nghiệp vụ cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long Chương 3 : Nhận xét - Đánh giá - Giải pháp - Kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long. Trang 6
- CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG 1.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Kiên Long TRỤ SỞ CHÍNH : NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG Địa chỉ Số 44. Phạm Hồng Thái. Tp Rạch Giá. Kiên Giang Điện thoại (0773) 869950 Fax (0773) 877538 Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/1995 tại Kiên Giang. Qua hơn 15 năm hoạt động, Kienlong Bank trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng. Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên 2.000 tỷ đồng. Theo lộ trình đề ra, đến cuối năm 2010 Kienlong Bank sẽ có vốn điều lệ tăng trên 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, Kienlong Bank đã có mạng lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong cả nước với 61 chi nhánh và phòng giao dịch. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 100 chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước. 1.2 Sản phẩm và dịch vụ Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Kienlong Bank luôn chú trọng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm dịch vụ chính của Kienlong Bank như sau: Dịch vụ khách hàng cá nhân: _ Huy động vốn. Trang 7
- _ Tài trợ vốn cho các lĩnh vực: kinh tế gia đình, bất động sản, tiêu dùng, dịch vụ tài khoản, chuyển tiền … Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: _ Bảo lãnh thị trường nội địa và quốc tế _ Tài trợ thương mại _ Tài trợ dự án _ Đồng tài trợ Ngân hàng hiện đại: Kienlong Bank đang tiến hành chọn lọc, thương lượng với các đối tác để triển khai sớm hệ thống CoreBanking tạo tiện ích cho khách h àng. _ Internet Banking _ Mobile Banking _ Home Banking Các dịch vụ khác: _ Dịch vụ Western Union _ Phát hành và đưa vào khai thác hệ thống thẻ ATM và các sản phẩm có liên quan. 1.3 Công nghệ thông tin Kienlong Bank đầu tư lớn cho lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ, cung cấp nhiều tiện ích cho khách h àng. 1.4 Đào tạo nhân lực Kienlong Bank tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ để tuyển chọn nhân viên có năng lực và tâm huyết với công việc. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng số CB-CNV của Kienlong Bank là 1.405 người, tăng hơn 140 lần so với giai đoạn đầu thành lập. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm số lượng cao trong tổng số nhân viên nghiệp vụ của Kienlong Bank. Liên kết với Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đào tạo các lớp Giám đốc điều hành (CEO), Liên kết với Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật mở các lớp văn hóa doanh nghiệp. Trang 8
- Đặc biệt Kienlong Bank còn ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP Á Châu trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và ký kết đào tạo nguồn nhân lực với Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 1.5 Thành tích và giải thưởng lớn Kienlong Bank được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen về thành tích trong công tác (2001 - 2005) góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Bộ tr ưởng Bộ Tài chính về việc chấp hành tốt chính sách thuế năm 2005, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ki ên Giang về việc thực hiện tốt ký kết trong phong trào thi đua năm 2005, Cờ thi đua của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005, Bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT năm 2005. Tháng 09 năm 2007, Ngân hàng ti ếp tục nhận được hai cúp vàng chất lượng hội nhập WTO hàng đầu với dịch vụ: huy động tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư (nằm trong nhóm 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam) và dịch vụ cho vay trả góp do Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp. Ngày 15/12/2007 Ngân hàng Kiên Long nhận hai giải thưởng của Westem Union Khu vực Đông Dương và Trung tâm Dịch vụ tài chính Eden với thành tích ngân hàng có doanh số chi trả cao nhất và có nhiều giải pháp tiếp thị tốt nhất năm 2007. Ngày 26/10/2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN ngày, về việc tặng Huân chương lao động hạng ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long và cho cá nhân Ông Trương Hoàng Lương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. 1.6 Ngân hàng liên kết Ngày 05/06/2007, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã tổ chưc lễ khai trương chi nhánh Hà Nội và ký kết hợp tác chiến lược cùng hai đối tác là Ngân hầng TMCP Á Châu (ACB) và Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn ( Sài Gòn Tourist), nhằm hướng tới xây dựng KienLongBank thành ngân hàng hoạt động an toàn, đa năng, hiệu quả. Theo nội dung ký kết, ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ ngân hàng, liên kết, khi KienLongBank gặp khó khăn về tài chính, ACB sẽ hỗ trợ theo khả năng của mình và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trang 9
- Ngoài ra, ACB cũng cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ. 1.7 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Kiên Long Trang 10
- 1.7.1 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp, hoạch định những chiến lược, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Kiên Long Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ông Trần Hưng Thịnh Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ông Trương Hoàng Lương Ủy viên HĐQT Ủy viên HĐQT – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH KTTC Tp.HCM Ông Vũ Đức Cần Ông Huỳnh Bá Lân Ủy viên HĐQT Ủy viên HĐQT Phó TGĐ Ngân hàng ACB Ông Vũ Thế Thanh Ông Bùi Tấn Tài Ủy viên HĐQT Ủy viên HĐQT TGĐ Sài Gòn Tourist Kế toán trưởng Ngân hàng ACB Ông Nguyễn Hữu Thọ Ông Nguyễn Văn Hòa Trang 11
- 1.7.2 Ban điều hành Ban điều hành có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của ngân hàng TMCP Kiên Long, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Bên cạnh đó Ban điều hành phải thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện kết hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của ngân hàng. Bảng 1.3 : Danh sách Ban điều hành của Ngân hàng TMCP Kiên Long Ông Trương Hoàng Lương Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Quang Toan Ông Vũ Đức Cần Ông Phạm Công Văn Phó Tổng Giám Đốc Ông Phạm Khắc Khoan Ông Trịnh Phước Hùng Ông Nguyễn Châu Kế Toán Trưởng 1.7.3 Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong điều lệ ngân hàng TMCP Kiên Long, các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. Bảng 1.4 : Danh sách Ban kiểm soát của Ngân hàng TMCP Kiên Long Ông Nguyễn Chí Nhiều Trưởng Ban Kiểm soát Ông Lê Thành Hưng Kiểm soát viên Ông Nguyễn Văn Phú Trang 12
- 1.7.4 Chức năng của các phòng, ban Khối Tổng hợp - Tác nghiệp Phòng kinh doanh : lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phân bổ các chỉ tiêu; hoạch định và triển khai các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng;nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới; biên soạn các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến hoạt động kinh doanh và huấn luyện nhân viên các đơn vị trực thuộc về nghiệp các sản phẩm. Phòng kế toán - tài vụ : thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong ngân hàng; phân tích, đánh giá tài chính c ủa các dự án trước khi trình Ban lãnh đạo ngân hàng quyết định; theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của ngân hàng dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề có liên quan; định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho Ban lãnh đạo ngân hàng về tình hình biến động của các nguồn vốn của ngân hàng. Phòng ngân quỹ : lưu trữ tiền, thu và chi các khoản tiền của khách hàng và ngân hàng. Phòng kế hoạch và đầu tư : xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho ngân hàng; dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả về sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng khác nhằm có thể nâng cao sự cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kiên Long. Phòng thẩm định tài sản : thẩm định tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay. Phòng tiếp thị : tìm kiếm khách hàng, giới thiệu những sản phẩm mới của ngân hàng cho khách hàng tạo nên lượng khách hàng đông đảo cho ngân hàng Khối Hỗ trợ - Kỹ thuật Phòng nhân sự : thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự bảo đảm chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của ngân hàng TMCP Kiên Long; tổ chức quản lý việc quản lý nhân sự toàn ngân hàng; xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích nhân viên ngân hàng thực hiện tốt công việc, thực hiện các chế độ cho nhân viên ngân hàng. Phòng hành chính - quản trị : chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc; phục vụ các công tác h ành chính để Ban Giám đốc thuận tiện trong việc chỉ đạo, điều hành; đề xuất cho Ban Giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc về lĩnh vực hành chính. Bên cạnh đó phòng hành chính - quản trị còn Trang 13
- quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của ngân hàng, đảm bảo an ninh trật tự an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong ngân hàng. Phòng pháp chế và xử lý nợ : theo dõi, cập nhập và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngân hàng đến các đơn vị có liên quan thuộc ngân hàng; tham mưu thẩm định về mặt pháp luật đối với các văn bản quy phạm nội bộ do ngân hàng ban hành mới; đại diện ngân hàng tham gia tố tụng các vụ án mà ngân hàng là người tham gia tố tụng; soạn thảo các quy trình xử lý nợ. Tiến hành các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Phòng công nghệ thông tin : tham mưu cho Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổ chức phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng TMCP Kiên Long. Thực hiện công tác quản lý, đảm bảo hoạt động và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của ngân hàng. Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ : kiểm tra công tác tài chính, kế toán; đánh giá tình hình hoạt hộng tài chính kế toán trong ngân hàng; tổ chức kiểm tra, kiểm toán theo kế hoạch hoặc đột xuất tình hình quản lý, sử dụng vốn của các thành viên trong ngân hàng; đề xuất các giải pháp xử lý tài chính sau khi có kết quả kiểm toán. Mạng lưới các chi nhánh Chi nhánh : hoạt động các giao dịch, thống kê kết quả hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn gửi về cho Hội sở, phổ biến các quy định Ban lãnh đạo ban hành cho các phòng giao dịch. Phòng giao dịch : giúp cho khách hàng gửi, rút, chuyển và thanh toán các khoản tiền giữa khách hàng và ngân hàng hoặc giữa khách hàng và bên thứ ba. Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng : tất toán sổ sách, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Phòng tín dụng : chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay vốn và đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trang 14
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG 2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 2.1.1 Khái niệm Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất đụng theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 2.1.2 Bản chất của tín dụng Bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả với các đặc trưng sau : Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng có thể là tiền, động sản hoặc bất động sản. Thời hạn hoàn trả phải được xác định một cách có cơ sở để đảm bảo rằng bên đi vay sẽ hoàn trả tài sản cho ngân hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận. Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Có nghĩa là bên đi vay phải trả lãi cho ngân hàng. Quan hệ tín dụng chỉ được chi phối bằng các lệnh phiếu (hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ủy nhiệm trích lương…) để thực thi trách nhiệm giữa các bên. 2.1.3 Chức năng của tín dụng Chức năng thứ nhất của tín dụng là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tr ên cơ sở có hoàn trả. Về mặt tập trung, tín dụng có chức năng thu hút và huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế như : tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể. Về mặt phân phối lại tiền tệ, tín dụng thực hiện các chức năng l à nơi đáp ứng nhu cầu về vốn của những tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế thông qua hình thức cho vay nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Chức năng thứ hai của tín dụng là tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Trang 15
- Thông qua việc tập trung và huy động những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, hoạt động tín dụng đã đưa những khoản vốn này vào lưu thông làm tăng nhịp độ vòng quay của đồng tiền từ đó góp phần làm giảm lượng tiền dư thừa và ổn định sự lưu thông tiền tệ trong xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đang phát triển mạnh như hiện nay, đòi hỏi phải ra đời các ph ương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như : ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, các loại thẻ tín dụng… Sự ra đời của các bút tệ n ày đã góp phần làm giảm nhu cầu về tiền mặt tron g lưu thông và giảm các chi phí khác có liên quan như : chi phí in ấn tiền, chi phí bảo quản tiền, vận chuyển tiền… Chức năng thứ ba của tín dụng là phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng thể và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, lượng tiền dư thừa trong xã hội, mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng trong dân cư… Thông qua các hoạt động tín dụng các ngân h àng có thể kiểm soát lượng cung và cầu về nguồn vốn trong nền kinh tế và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời góp phần giải quyết tình trạnh mất cân đối cục bộ của nền kinh tế, từ đó phát huy vai tr ò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. 2.1.4 Vai trò của tín dụng Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế thị tr ường tất yếu xảy ra các hiện tượng thừa và thiếu vốn giữa các doanh nghiệp, tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp. Tín dụng giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tích lũy vốn để nhanh chóng mở rộng đầu tư, sản xuất và đẩy nhanh tiến trình phát triển của nền kinh tế. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả. Với chức năng tập trung và tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Lượng tiền dư thừa nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ, dẫn đến mất cân đối trong quan hệ tiền - hàng và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát. Trang 16
- Tín dụng góp phần ổn định cuộc sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Nhu cầu về nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội là rất lớn. Để đáp ứng những nhu cầu đó, ngân hàng đã thực hiện các hình thức cấp tín dụng như : cho vay tiêu dùng, cho vay bổ sung vốn hoặc góp vốn kinh doanh… góp phần giúp người dân cải thiện cuộc sống và yên tâm sản xuất kinh doanh. Khi cuộc sống người dân ổn định và nâng cao sẽ kích thích tiêu dùng kéo theo việc sản xuất cũng gia tăng, vì vậy để tăng số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân các doanh nghiệp phải thu hút một lượng lớn nhân công mới, từ đó tạo ra được nhiều việc làm trong xã hội. Mặt khác, tín dụng ngân hàng giúp người dân có ý thức sử dụng tiền tiết kiệm hơn và hạn chế việc cho vay nặng lãi ngoài xã hội, nhằm ổn định cuộc sống, ổn định trật tự xã hội. Tín dụng tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường giao lưu quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, phát triển kinh tế một n ước đều phải gắn liền với thị trường thế giới. Tín dụng ngân h àng tạo điều kiện kết nối các nền kinh tế lại với nhau. Tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa với các nước phát triển nói chung và nước ta nói riêng. 2.1.5 Phân loại tín dụng * Phân loại dựa vào thời hạn tín dụng Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn vay đến 12 tháng. Mục đích vay của loại cho vay này thường nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. Mục đích của loại vay này nhằm tài trợ đầu tư cho dự án đầu tư. * Phân loại dựa vào thành phần kinh tế Cho vay đối với khách hàng cá nhân. Mục đích của loại vay này nhằm tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như : mua sắm vật dụng gia đinh, đóng học phí, du lịch, c ưới hỏi, chữa bệnh và các nhu cầu khác nhằm mục đích phục vụ đời sống, ngo ài ra ngân hàng còn có các khoản cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua xe ôtô, cho vay du học, cho vay sản xuất nông nghiệp… Trang 17
- Cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp. Mục đích của loại vay này nhằm tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, ngoài ra còn có cho vay mua xe ôtô, cho vay cầm cố chứng khoán. * Phân loại dựa vào mức độ tín nhiệm Cho vay không có đảm bảo : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bão lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có đảm bảo : là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thức ba. * Phân loại dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn là loại cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ. Cho vay trả góp là loại cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ. Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. * Phân loại dựa vào phương thức cho vay Cho vay từng lần : mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Ngân hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. Cho vay theo hạn mức tín dụng : ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Cho vay theo dự án đầu tư : ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn : ngân hàng cùng một hoặc một số tôt chức tín dụng khác thực hiện cho vây đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay trả góp : khi vay, ngân hàng và khách hàng xác định cũng như thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Trang 18
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp cho khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu t ư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh. Khách hàng có quyền rút vốn trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng tín dụng dự ph òng. Trong thời hạn hiệu lức rút vốn của hợp đồng, khách hàng phải trả phí cam kết theo mức quy định của ngân hàng. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : ngân hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Việc cho vay thông qua nhiệp vụ phát hành và sủ dụng thẻ tín dụn g theo quy định của Chính phủ, NHNN và ngân hàng TMCP Kiên Long về phát hành và sử dụng thể tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi : là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận cho khách hàng chi vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm phù hợp với qui định của qui chế, điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của khách hàng vay. 2.2 Các quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu t ư, phương án phục vự đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Mức vốn tối thiểu tham gia cho do Tổng Giám Đốc quy định phù hợp với quy định của pháp luât. Trang 19
- Hồ sơ vay vốn bao gồm: _ Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng) _ Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, các chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hợp đồng mua bán, các hóa đơn chứng từ, sổ hóa đơn, sổ quỹ. _ Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, các tài liệu thuyết minh cho mục đích vay vốn. _ Hồ sơ pháp lý bao gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3), hộ chiếu đối với người có quốc tịch nước ngoài _ Báo cáo tài chính + Đối với khách hàng không thuộc đối tượng phải lập báo cáo t ài chính theo quy định của pháp luật, NVTD phải thu thập các số liệu về t ình hình sản xuất, kinh doanh như : tình hình cung cấp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận… của mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Đối với khách hàng thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, NVTD yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của hai năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị vay vốn (đối với khách hàng được thành lập dưới hai năm, nhân viên tín dụng yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm đề nghị vay vốn). Các báo cáo tài chính gồm : bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, sao kê các khoản phải thu và phải trả. Ngoài ra nhân viên tín dụng cần phải thu thập : các báo cáo thuế, bảng kê phải thu, bảng kê các khoản phải trả. _ Hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm theo qui định của pháp luật và theo quy chế về giao dịch đảm bảo của ngân hàng. + Đối với phương tiện vận tải : giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy phép lưu hành, sổ chứng nhận đăng kiểm. + Đối với đất, tài sản gắn liền với đất : giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trích lục bản đồ thửa đất, quyết định giao đất, cho thu ê đất. + Đối với tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu : bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài : Nghiệp vụ cho vay và rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại
29 p | 594 | 193
-
Đề tài “Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam trong điều kiện hiện nay”
56 p | 320 | 147
-
Đề tài " dịch vụ bảo hành của các hãng cung cấp xe máy trên thị trường Việt Nam "
32 p | 320 | 119
-
Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây
30 p | 457 | 67
-
Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện: Xây dựng tài liệu kế toán tài chính hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho nguồn nhân lực kế toán doanh nghiệp
75 p | 288 | 53
-
Bài báo cáo thực tập nghiệp vụ và thực tập quản lý tại Công ty cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà
19 p | 326 | 47
-
Đề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long - Sản phẩm số 1 - Báo cáo kết quả thu thập, bổ sung các tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài
71 p | 145 | 31
-
Đề án môn học: Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương
58 p | 195 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh TTH
78 p | 141 | 26
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển nghiệp vụ xúc tiến bán tại Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà
47 p | 78 | 9
-
Đề tài khoa học cấp cơ sở: Cơ sở khoa học để xác định tính trọng yếu trong kiểm toán Ngân sách Nhà nước
51 p | 112 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ đại học: Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch (Tourism geography) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại đại học Đà Nẵng
27 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tỉnh Thái Nguyên
113 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hộ kinh doanh và doanh nghiệp đối với chất lương dịch vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Trường hợp UBND TP Quy Nhơn
90 p | 26 | 4
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở do Đại học Đà Nẵng quản lý: Nghiên cứu xây dựng môn học Địa lý du lịch (Tourism geography) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
27 p | 99 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Quảng Trị
119 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy thực hành tại trường Trung cấp nghề tỉnh Bokeo
89 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn