Đề tài: Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009
lượt xem 164
download
Thế giới ngày càng văn minh hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Không chỉ là nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có những nhu cầu giải trí, thư giãn để giải tỏa mọi áp lực trong công việc và cuộc sống. Song nhu cầu ăn, mặc, ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Để có thể tồn tạ và phát triển thì con người ai cũng phải được đáp ứng đầu tiên những nhu cầu này....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Đề tài: Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009 0
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Họ và tên: Phạm Thị Anh Lý MSV: 07D160187 Lớp: K43F3 Nhóm 6 Đề tài: Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009 Bài làm LỜI MỞ ĐẦU Thế giới ngày càng văn minh hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Không chỉ là nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có những nhu cầu giải trí, thư giãn để giải tỏa mọi áp lực trong công việc và cuộc sống. Song nhu cầu ăn, mặc, ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Để có thể tồn tạ và phát triển thì con người ai cũng phải được đáp ứng đầu tiên những nhu cầu này. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh, các quy luật giá trị, quy luật cung – cầu được thừa nhận và phổ biến rộng rãi. Ở đâu có cầu thì ở đó luôn có cung. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách tạo ra các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhằm mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Cung và cầu thường tác động qua lại với nhau và sự tác động đó sẽ dẫn tới việc hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Sự biến động của 1
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 giá cả là do thay đổi từ phía cung, hoặc từ phía cầu hoặc từ cả hai phía. Sự biến động này nó sẽ làm cho giá sản phẩm trên thị trường thay đổi, có thể tác động hai chiều đến nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng. Do vậy em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009” nhằm mục đích nêu lên thực trạng cung – cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009. Để từ đó em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm bình ổn giá cả mặt hàng thịt lợn vào dịp tết Nguyên Đán năm 2010 sắp tới. 2
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Chương I: Lý luận chung 1.1. Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm có liên quan đến cầu hàng hóa - Khái niệm về nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn. - Khái niệm cầu thị trường Cầu thị trường phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không thay đổi ( thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng về hàng hóa trong tương lai...) Vì vậy cầu thị trường chỉ xuất hiện khi có đầy đủ hai yếu tố : mong muốn và có khả năng mua. - Khái niệm lượng cầu hàng hóa ( QD) Lượng cầu là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tổ khác không thay đổi. - Luật cầu hàng hóa: giả định rằng tất cả các yếu tố khác không thay đổi, khi giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại Phương trình đường cầu: QD = a – b.P ( a, b >= 0) Trong đó : a – hệ số phản ánh lượng cầu không phụ thuộc vào giá b – sự nhạy cảm của lượng cầu phụ thuộc vào giá P là giá cả của hàng hóa QD là lượng cầu của hàng hóa Đồ thị của đường cầu: 3
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 A P1 B P2 Q1 Q2 1.1.2 Khái niệm có liên quan đến cung hàng hóa - Khái niệm cung thị trường: Cung thị trường phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và với giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không thay đổi ( công nghệ, số lượng người bán, giá các yếu tố đầu vào...) - Khái niệm lượng cung (QS) Là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định, giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không thay đổi. - Luật cung thị trường : Giả định rằng tất cả các yếu tố khác không thay đổi. Nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung của hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngược lại. Khi đó phương trình đường cung có dạng: 4
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 QS = a + b. P (b>= 0) Trong đó : QS : là lượng cung P là giá của sản phẩm a – Hệ số phản ánh lượng cung không phụ thuộc vào giá b - hệ số phản ánh sự nhạy cảm của lượng cung phụ thuộc vào giá Đồ thị đường cung: P S P2 B A P1 Q 0 Q1 Q2 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa ( dịch vụ ) 1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa ( dịch vụ) Đối với hàng hóa thông thường thì khi giá của hàng hóa tăng lên thì người tiêu dùng thường có xu hướng giảm nhu cầu về mặt hàng đó có thể chuyển sang mặt hàng thay thế khác có chức năng và công dụng tương đương và do đó làm cho cầu mặt hàng này giảm xuống. Ngược lại khi giá của mặt hàng này giảm xuống thì người tiêu dùng đổ xô đi mua, vì đó là mặt hàng thông thường phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân do đó lượng cầu hàng hóa này cũng tăng theo. Ngoài yếu tố giá cả hàng hóa làm thay đổi lượng cầu còn có rất nhiều yếu tố khác tác động tới lượng cầu 5
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 của người tiêu dùng có thể làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái hoặc sang phải. Các yếu tố tác động đến cầu bao gồm: * Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định lượng cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng có xu hướng mua sắm như sau: - Đối với hàng hóa thông thường: Khi thu nhập tăng thì cầu tăng - Đối với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập tăng thì cầu giảm Ví dụ khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng thường mua thịt, cá ( hàng hóa thông thường) và ít mua ngô, khoai sắn hơn( hàng hóa thứ cấp) * Giá của các loại hàng hóa có liên quan Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan. Các hàng hóa liên quan này chia ra làm hai loại: - Hàng hóa thay thế - Hàng hóa bổ sung Đối với hàng hóa thay thế ( là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác) Khi giá của một loại hàng này thay đổi thì cầu đối với mặt hàng kia cũng thay đổi. Ví dụ khi giá của cà phê tăng thì người tiêu dùng chuyển từ dùng cà phê sang chè, do đó cầu mặt hàng chè tăng lên. Đối với hàng hóa bổ sung( là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác) Khi giá của hàng hóa tăng lên thì cầu hàng hóa bổ sung với mặt hàng đó cũng giảm đi. Ví dụ: để uống cà phê thì người ta thường dùng đường và sữa. Khi giá cà phê mà tăng lên thì người ta dùng cà phê ít đi nên nhu cầu dùng đường và sữa cũng giảm đi. 6
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 * Dân số Đối với hàng hóa thông thường trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi dân số tăng lên thì nhu cầu về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại. Ví dụ: Thành phố Hà Nội có mức dân số đông gấp mấy chục lần các tỉnh lân cận, vì vậy nhu cầu về mặt hàng thực phẩm ở thành phố Hà Nội cũng cao hơn so với các tỉnh khác. * Thị hiếu của người tiêu dùng Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng. Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Thị hiếu phụ thuộc vào văn hóa và phong cách sống của từng người, từng khu vực và từng quốc gia..Thị hiếu khác nhau thì nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau. * Các kỳ vọng trong tương lai Cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của hàng hóa nào đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại. Như vậy ta có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lượng cầu thông qua hàm số sau: Qd = a + b. P + c.M + d. PR + e. T + f.Pe + g.N Trong đó: Qd là lượng cầu hàng hóa P là giá của bản thân hàng hóa hay dịch vụ M là thu nhập của người tiêu dùng PR là giá của hàng hóa có liên quan T là thị hiếu của người tiêu dùng 7
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Pe là kỳ vọng của hàng hóa trong tương lai N là số lượng người mua trên thị trường a là hệ số chặn, phản ánh lượng cầu sẽ bằng a khi các biến trên không thay đổi. b,c,d,e,f,g là hệ số góc (đo lường sự thay đổi của Qd khi các biến tương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định) giá trị của các hệ số góc này có thể là âm hoặc dương tùy thuộc vào bản chất của các biến đi theo nó 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa (dịch vụ ) Đối với hàng hóa thông thường thì khi giá hàng hóa giảm thì tức là lợi nhuận của nhà sản xuất có xu hướng giảm xuống nên nhà sản xuất thường hạn chế lượng cung, giảm sản xuất...và khi giá tăng cao thì họ tăng cường sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường do đó làm cho lượng cung hàng hóa tăng lên. Ngoài sự tác động của giá đến lượng cung còn có rất nhiều yếu tố khác tác động đến lượng cung sản phẩm có thể làm dịch chuyển đồ thị đường cung sang phải hay sang trái. Các nhân tố tác động đến cung hàng hóa bao gồm: * Công nghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ góp phần làm cho cung tăng (đường cung dịch chuyển sang phải (Hình 3) 8
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 P S P2 B S’ A P1 (Hình 3) Q 0 Q1 Q2 *Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào có ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm. Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao lên do đó nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn. * Chính sách thuế Mức thuế cao sẽ làm cho thu nhập của doanh nghiệp sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung ứng hàng hóa nữa và ngược lại thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình do đó cung hàng hóa sẽ tăng lên. * Số lượng người sản xuất Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung càng lớn và ngược lại. *Các kỳ vọng Mọi mong đợi về sự thay đổi giá cả của hàng hóa, giá của các yếu tố sản xuất và các chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa và dịch vụ. Nếu sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại. 9
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Các yếu tố tác động đến cung có thể được trình bày thông qua một hàm số cụ thể sau đây: Qs = h +k.P +l.PI +m. PR +n.T + r.Pe +s.F Trong đó: h là hệ số chặn k,l,m,n,r,s là hệ số góc, giá trị của các hệ số góc này có thể là âm hoặc dương tùy thuộc vào bản chất của các biến đi theo nó. Qs là lượng cung hàng hóa (dịch vụ) P là giá của bản thân hàng hóa PI là giá của các yếu tố đầu vào Pr là giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất T là tiến bộ kỹ thuật F là số lượng hãng sản xuất Pe là kỳ vọng giá của sản phẩm trong tương lai. 1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trường 1.3.1 Trạng thái cân bằng cung- cầu trên thị trường Khi cầu đối với hàng hóa nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó đủ thỏa mãn nhu cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có giá cân bằng và sản lượng cân bằng (Hình 4) P S P1 B (Hình 4) A P0 D 10 Q 0 Q0 Q1
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Trạng thái cân bằng cung – cầu là trạng thái mà Qs = Qd và điểm A là điểm cân bằng với mức sản lượng cân bằng là Q0 và mức giá cân bằng là P0. 1.3.2 Sự thay đổi trạng thái cân bằng Trạng thái cân bằng bị thay đổi khi có đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển sang vị trí mới. Tức là có sự thay đổi về cung cầu do các yếu tố bên ngoài tác động như ( thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi hay công nghệ, số lượng nhà sản xuất, chi phí đầu vào của doanh nghiệp có sự biến động) làm đường cầu hoặc cung dịch chuyển. Và vị trí cân bằng mới sẽ xuất hiện khi đường cung hoặc cầu dịch chuyển sang vị trí mới. Chương II: Phân tích mối quan hệ cung cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết nguyên đán năm 2009 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam ( Hà Nội) cuối năm 2009 Cuối năm 2009 nền kinh tế Việt Nam đã dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.Và nền kinh tế đã và đang đi vào quá trình tăng trưởng. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4.5%, quý III đạt 5.8%, và quý IV đạt 6.8%. Tại Hà Nội với mức GDP tăng khoảng 6.7% và đưa thu nhập bình quân đầu người năm 2009 của thủ đô Hà Nội lên tới 32 triệu đồng. Mặt khác năm 2009 là năm diễn ra sự sáp nhập địa giới của Hà Nội với một vài huyện của tỉnh lân cận ( Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên) đã làm cho số dân Hà Nội lên tới hơn 6 triệu người. Do đó nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân Hà Nội cũng tăng lên về số lượng đặc biệt là khu vực thủ đô và trong trung tâm thành phố. Khi thu nhập của người dân đi vào ổn định sau cuộc khủng hoảng, thì nhu cầu mua sắm của người dân thủ đô cũng đã tăng trở lại đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu là thực phẩm như: gạo, thịt, rau...phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân. 11
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Giá cả của các mặt hàng này bị biến động, sự biến động giá cả là tùy thuộc vào mối quan hệ cung – cầu của thị trường. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. 2.2 Thực trạng cung và cầu mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009 2.2.1 Thực trạng cung Thị trường thịt và thực phẩm trong 3 quý đầu của năm 2009 đã có những biến động trái chiều lúc tăng, lúc giảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và những người chăn nuôi trong chuỗi giá trị ngành hàng. Nhìn chung trong 3 quý đầu của năm 2009 thì mức cung mặt hàng thịt lợn trên thị trường Hà Nội có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân là do nền kinh tế khó khăn, tín dụng bị thắt chặt nên khiến kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thịt lợn có xu hướng giảm xuống. Giá xuất chuồng giảm trong khi chi phí đầu vào cho thức ăn chăn nuôi tăng lên, đã đẩy người nuôi vào cảnh thua lỗ, giảm đàn sau khi xuất bán. Thị trường thức ăn chăn nuôi có những biến đổi không thuận lợi gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ chăn nuôi Từ đầu năm 2009 đến nay tuy dịch bệnh vẫn diễn ra tại một số tỉnh nhưng không có sự bùng phát mạnh nên ngành chăn nuôi 6 tháng đầu năm đã đạt được những tốc độ tăng trưởng khá, tăng 5.8% so với năm 2008. Qua đó có thể nói thức ăn chăn nuôi, lợn giống, tình hình dịch bệnh là các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá và nguồn cung trên thị trường trong thời gian qua. Mặt khác thời tiết nắng nóng kéo dài cũng làm người tiêu dùng hạn chế ăn thịt lợn hơn. Vào cuối năm 2009, nền kinh tế đã dần phục hồi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Người tiêu dùng đã tích cực mua sắm hơn và khí hậu 12
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 những tháng cuối năm mát mẻ nên người tiêu dùng cũng thích ăn thịt lợn hơn. Tết Nguyên Đán là một dịp tết cổ truyền nên nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân Hà Nội tăng rất mạnh đặc biệt là thịt. Họ thường mua sắm thịt trước tết để phục vụ cho việc ăn tết và dự trữ cho những ngày sau tết khi mà các cửa hàng và các siêu thị chưa hoạt động trở lại. Do xuất phát từ những nhu cầu này mà những người chăn nuôi lợn thường tập trung mọi nguồn lực để cung ứng thịt vào dịp này nhằm tìm kiếm được cơ hội và lợi nhuận cao hơn thông qua giá bán cao và lượng mua cũng cao. Mặt khác do tình hình dịch bệnh tai xanh ở lợn có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, do vậy những người sản xuất và chăn nuôi còn e ngại, chưa dám đầu tư nhiều để chăn nuôi, không dám mở rộng quy mô trang trại vì sợ dịch bệnh lan tràn đem lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó dịch bệnh cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế nguồn cung thịt lợn ra thị trường. Nếu cung thịt lợn mà giảm thì sẽ làm cho giá thịt lợn tăng lên, làm ảnh hưởng rất tới lợi ích của người tiêu dùng ( Hình 5) S’ P B S P2 A P1 (Hình 5) 0 Q Q2 Q1 13
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Khi cung giảm thì mức giá tăng từ P1 lên P2 và sản lượng giảm từ Q1 xuống Q2 2.2.2 Thực trạng cầu Trong 3 quý đầu của năm 2009 thì nhu cầu về mặt hàng thịt lợn không mạnh. Do thời tiết nắng nóng kéo dài, thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng do kinh tế toàn cầu suy thoái, dịch bệnh tai xanh xảy ra... làm cho nhu cầu thịt lợn của người tiêu dùng giảm xuống. Đến cuối năm 2009 thì nền kinh tế đã đi vào ổn định nên nhu cầu có xu hướng tăng lên. Thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong các bữa ăn hàng ngày, do nhiều yếu tố tác động nên cầu về mặt hàng này cũng tăng lên, nhất là trong dịp tết Nguyên Đán. Người tiêu dùng lại kỳ vọng rằng giá thịt lợn sau tết có khả năng đắt đỏ hơn nên họ thường mua để dự trữ vào trước tết nên cầu về thịt lợn cũng tăng lên khá mạnh. Ở thị trường Hà Nội dân số khá đông khoảng hơn 6 triệu người nên nhu cầu mặt hàng thịt lợn trên thành phố là khá cao. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh và thói quen ăn kiêng của một số người nên họ đã không lựa chọn thịt lợn để ăn tết mà họ thường chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm thay thế khác như : thịt bò, thịt gà, cá... nhưng số lượng khách hàng này không đáng kể, mặc dù cầu có giảm xuống đôi chút nhưng giá cả vẫn tăng lên trong dịp tết do cung vẫn không thể nào đáp ứng được cầu.Cầu tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng lên (giả sử cung không đổi _ Hình 6) P S B P2 A P1 (Hình 6) D’ 14 D 0
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 2.3 Mối quan hệ cung – cầu và việc hình thành giá cả mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán năm 2009 Cuối năm 2009, cung mặt hàng thịt lợn tăng lên nhưng không tăng mạnh bằng cầu do đó dẫn đến giá thành sản phẩm thịt lợn cũng tăng theo ( hình 7) S P S’ B P2 A P1 D’ D (Hình 7) 0 Q1 Q2 Q Nguồn thịt trong nước 6 tháng đầu năm không bị ảnh hưởng bởi thịt nhập khẩu như năm 2008 song giá thịt trên thị trường ở cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vẫn rớt mạnh. Sức mua trên thị trường đầu quý 3 năm 2009 tiếp tục ở mức thấp khiến cho giá thịt và thực phẩm tại các thị trường lớn không có sự giao động mạnh. Tại thị trường Hà Nội giá bán lẻ thịt mông sấn trong quý 3 năm 2009 giảm mạnh xuống còn 53.000đồng/kg, thấp hơn quý 2 là 14%. Giá thịt ở thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 rớt mạnh và quí 3-2009 bị ghìm ở mức thấp chủ yếu là do sức mua tại các thị trường lớn đang trong chu kỳ thấp, kéo giá bán lẻ của hầu hết các sản phẩm thịt trên thị trường xuống, gây áp lực đến giá xuất chuồng của các sản phẩm thịt hơi. Giá xuất chuồng liên tục rớt trong một thời gian dài trong khi chi phí đầu vào cho 15
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 chăn nuôi lại không hạ đã đẩy người nuôi vào cảnh thua lỗ. Theo số liệu báo cáo tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi trong quí 3 tuy vẫn tăng trưởng nhưng mức tăng không cao. Điều này được dự báo sẽ đe dọa đến thị trường thịt và thực phẩm những tháng cuối năm, khi sức mua có nhiều khả năng hồi phục. Bởi với đặc thù chăn nuôi theo phong trào của nước ta thì sau chu kỳ giá giảm bao giờ thị trường cũng hồi phục trở lại với mức tăng giá chóng mặt vì nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Cuối năm 2009, sức mua của thị trường luôn có xu hướng tăng cao khiến giá một số hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, thực phẩm, rau củ quả… được đà tăng theo. Nền kinh tế trong nước cuối năm nhìn chung đang có dấu hiệu phục hồi. Điều này sẽ giúp sức mua của thị trường tăng nhanh hơn, nhưng đó có thể cũng không phải là nguyên nhân chính khiến giá các mặt hàng thịt, thực phẩm bị đẩy lên vào cuối năm.Giá thực phẩm cuối năm tăng chủ yếu là do nguồn cung bất ổn. Và sự hạn chế của thịt nhập khẩu, cùng với việc quy mô chăn nuôi không cao, con giống khan hiếm và giá thức ăn chăn nuôi tăng được là những nguyên nhân chính khiến nguồn cung thịt cuối năm và dịp Tết bất ổn. Sức mua những tháng cuối năm tăng nhưng không quá nóng. Do đó, giá một số mặt hàng thịt, thực phẩm cũng sẽ tăng nhưng ở mức thấp. Giá một số thực phẩm chính như thịt lợn mông sấn, thịt bò đùi trong quý 4-2009 sẽ tăng từ 3-5%. Riêng thịt gà sẽ có mức tăng cao hơn (khoảng 4-6%) do nguồn cung trong nước khó có thể bù đắp được sự thiếu hụt nguồn cung từ thịt nhập khẩu. 16
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 Chương III : M ột số giải pháp nhằm ổn định giá cả mặt hàng thịt lợn vào dịp tết Nguyên Đán năm 2010. 3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung – cầu thịt lợn trong dịp tết nguyên đán. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn về thị trường thịt lợn cuối năm 2009 là do cung không đủ cầu dẫn đến giá cả tăng cao. Cung giảm là do nhà sản xuất, chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, mở rộng quy mô trang trại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thực trạng này cũng xuất phát từ phía bản thân người nông dân do thiếu vốn đầu tư mở rộng trang trại, mua thức ăn cho gia súc (do giá thức ăn cho gia súc tăng khá nhanh), người sản xuất chưa nắm bắt được tình hình nhu cầu thị trường, sản xuất đại trà, khi lỗ thì ngừng chăn nuôi, dịch bệnh xảy ra làm cho những người nông dân ngần ngại đầu tư vào chăn nuôi. Về phía nhà nước chưa thực sư quan tâm đến người sản xuất chăn nuôi. Chưa có chính sách c ụ thể để đầu tư vốn cho các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, chưa định hướng thị trường cho nông dân, công tác kiểm dịch chưa thực sự chặt chẽ làm dịch bệnh lây lan theo diện rộng, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, chính điều này cũng làm cho cung và cầu mặt hàng này giảm khi dịch bệnh xảy ra. Cầu về mặt hàng này trong dịp tết Nguyên Đán chỉ là một cơn sốt chớp nhoáng. Sau khi hết tết, nếu dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn thì mặt hàng thịt lợn có nguy cơ bị tẩy chay trên thị trường Hà Nội và các thành phố lớn... vì vậy cần phải có những giải pháp cụ thể cho những vấn đề này. 17
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 3.2 Giải pháp nhằm ổn định giá cả mặt hàng thịt lợn trong dịp tết Nguyên Đán năm 2010. Vấn đề nổi lên lớn nhất của ngành chăn nuôi trong thời gian qua là dịch bệnh lợn tai xanh đã dẫn đến nguồn cung không ổn định và tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến xu hướng tiêu dùng. Vì vậy về phía nhà nước và doanh nghiệp cũng đều phải có giải pháp cụ thể cho vấn đề này. * Về phía nhà nước - Tăng cường hệ thống kiểm dịch, tiêm phòng cho lợn, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Cần phát hiện sớm các ổ dịch để tiêu hủy kịp thời. Tiến hành hỗ trợ và đền bù cho những trang trại chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy để kích thích chủ trang trại tiếp tục chăn nuôi khi dịch bệnh đi qua hoặc chuyển sang nuôi các loại động vật khác mà thị trường đang có nhu cầu. - Xây dựng các trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận thịt đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp con dấu cho những sản phẩm thịt đã qua kiểm tra. Nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi đi mua sản phẩm và cũng góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ mặt hàng thịt lợn do ảnh hưởng của dịch bệnh. - Chính phủ cần phải ban hành các chính sách để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thịt lợn chất lượng thấp, chính sách này không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng trong nước ( đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân) mà còn được coi như là một sự bảo hộ, hỗ trợ cho ngành chăn nuôi nội địa phát triển. 18
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM - 2011 - Nhà nước cần đưa ra các chính sách tài chính, tín dụng ưu đãi cho nông dân, để họ có thể tiếp tục chăn nuôi, mở rộng quy mô trang trại của mình. Nhà nước cần giúp những người chăn nuôi tổ chức các hiệp hội hỗ trợ cho chăn nuôi như là các trung tâm khuyến nông. Xây dựng các cơ sở đào tạo, huấn luyện kỹ năng chăn nuôi cho nông dân. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ đầu ra cho nông dân nhằm giúp cho người sản xuất và chăn nuôi có thể yên tâm làm ăn trước những biến động của môi trường bên ngoài. * Về phía doanh nghiệp sản xuất và chăn nuôi - Các chủ trang trại chăn nuôi cần mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, chăn nuôi những loại động vật mà thị trường có nhu cầu cao. Cần nắm rõ được nhu cầu của thị trường để từ đó có thể định hướng cho việc chăn nuôi lâu dài của mình. - Các doanh nghiệp sản xuất và chăn nuôi nên áp dụng khoa học, công nghệ- kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao độ ng, giảm chi phí chăn nuôi để tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác công nghệ chăn nuôi tốt, quy mô lớn, khu vực chăn nuôi thoáng mát cũng góp phần làm giảm dịch bệnh và giảm nguy cơ lây lan khi dịch bệnh xảy ra. Do đó cũng góp phần làm ổn định cung trên thị trường. - Cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăn nuôi. - Trong quá trính chọn giống thì các chủ trang trại cần phải có sự sàng lọc, lựa chọn những giống tốt, khỏe mạnh, sức đề kháng cao để tạo điều kiện cho việc chăm sóc dễ dàng hơn và đỡ tốn kém chi phí phát sinh. Giống tốt thì sản lượng xuất chuồng mới có thể cao được. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (hay quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX). Sự vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước như thế nào?
28 p | 5210 | 413
-
Đề tài " Phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với lạm phát "
8 p | 1150 | 315
-
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C
31 p | 679 | 205
-
Đề tài: Phân tích môi trường vi mô của Pepsi
24 p | 3364 | 153
-
Bài tiểu luận: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội
10 p | 2446 | 96
-
ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG "
64 p | 264 | 87
-
Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
35 p | 287 | 85
-
Luận văn kế toán: Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Vạn Phát 1
60 p | 294 | 82
-
Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiiệp du lịch
23 p | 901 | 82
-
Thuyết trình: Phân tích môi trường kinh doanh công ty cổ phần Vinagame
26 p | 476 | 69
-
Bài thuyết trình: Xây dựng mô hình kinh tế lượng phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng
15 p | 446 | 63
-
Đề tài: Phân tích môi trường ngành của may rèm cửa tại Việt Nam
21 p | 332 | 37
-
Đề tài: Phân tích công cụ tài chính Công ty Dược Imexpharm
21 p | 151 | 30
-
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh
10 p | 217 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
138 p | 68 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH đầu tư tổng hợp Hà Thanh dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0
58 p | 23 | 11
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư tổng hợp Hà Thanh dưới ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0
58 p | 29 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại Công ty TNHH SX TM Phước Thành IV
83 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn