Đề tài "Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010"
lượt xem 161
download
Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010"
- Chuyên đề Tài chính quốc tế BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài "Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010" 1
- Chuyên đề Tài chính quốc tế MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................ ................................ ...................... 5 2.1. Mục tiêu chung: ................................................................................................. 5 2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................. 5 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ ................................ ............. 5 3.1 . Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 5 3.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 5 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 5 4.1. Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 5 4.2. Phạm vi về không gian ....................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ CPI ................................ ................................ ........ 6 1.1 Một số khái niệm cơ sở về chỉ số giá tiêu dùng CPI. ............................................ 6 1.1.1 Định nghĩa CPI. ........................................................................................... 6 Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một số hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. ( Ví dụ như : gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước, ...) .... 1.1.2 Cách tính CPI. ............................................................................................................... 6 1.1.3. Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát. ............................................................ 6 1.2 Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay của Việt Nam. ............................... 7 CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) ............................................................................................................................. 9 2.1. Phân tích tình hình biến động CPI ...................................................................... 9 2.1.1.Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước (tháng trước = 100): ....................................... 9 2.1.2. Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trư ớc từ năm 2008 – 2010 (năm trước = 100):................................ ................................ .. 12 2.2. Các nhân tố tác động đến chỉ số CPI hiện nay. .................................................. 14 2.2.1. Tỷ giá hối đoái: ......................................................................................... 14 Có hai điểm đáng chú ý đối với tỷ giá hối đoái vào thời điểm những tháng cuối năm đó là “chiến tranh tiền tệ” trên thế giới và giá USD chợ đen tăng cao. Việc Mỹ đang thông qua kế hoạch tiếp tục b ơm thêm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước sau khi gói kích thích kinh tế thứ nhất chưa đ ạt yêu cầu đã làm cho đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồ ng tiền trên thế giới và đặc biệt là với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nước giá USD chợ đen lại tăng cao, nhiều doanh nghiệp và người dân không mua bán đ ược USD với giá niêm yết tại ngân hàng đ ã phải giao dịch chủ yếu bằng giá USD tại chợ đen. Như vậy, so với các đồng tiền khác ví dụ như đ ồng Nhân dân tệ thì VND đ ược tính là giảm giá hai lần (một lần do USD giảm giá so với nhân dân tệ, một lần do VND giảm giá so với USD). Với nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cuối năm tăng cao và chủ yếu những mặt hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc nên hàng hoá nhập khẩu cuối năm sẽ phải nhập với giá cao hơn đặc biệt những sản phẩm hàng hóa mà trong nước không sản xuất được. ....................................... 2.2.2. Xăng dầu, năng lượng : 14 2.2.3. Thiên tai : ................................................................ ................................ .. 14 2.2.4. Sự biến động của vàng: ............................................................................. 15 2.2.5. Chính sách tiền tệ: ..................................................................................... 15 2
- Chuyên đề Tài chính quốc tế 2.3. Tác động của CPI đến GDP: ............................................................................. 15 2.4. Tác động của CPI đến nền kinh tế: ................................................................... 15 2.5. Tác động của CPI đến thị trường chứng khoán Việt Nam. ................................ 16 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CPI... 18 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 21 3
- Chuyên đề Tài chính quốc tế PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước sự gia tăng rất nhanh của chỉ số giá tiêu dùng kể từ hơn 10 năm trở lại đây. CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin đư ợc thu th ập thông qua phỏng vấn và nh ật kí chi tiêu củ a các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Các số liệu này sẽ hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận đ ịnh được khả năng lạm phát có nguy cơ làm suy sụ p cả một n ền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức độ quá cao. Cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn. Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên th ị trường ảnh hưởng trự c tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các kho ản lãi cố đ ịnh sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm m ức sinh lợi củ a các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các kho ản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các kho ản tiền trả cố định. Bên cạnh đó biến động giá cả có th ể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta thường kì vọng mức độ lạm phát nh ẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên n ếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu củ a người tiêu dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm mộ t lượng tương ứng. Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì th ế m à đề tài: “ Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010”, nh ằm th ấy đư ợc thự c trạng và nguyên nhân tăng giảm của ch ỉ số CPI, từ đó đề xuất m ột số giải pháp nhằm duy trì chỉ số này ở một tỷ lệ cho phép. 4
- Chuyên đề Tài chính quốc tế 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 .1. Mục tiêu chung: - Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những năm qua, các nhân tố ảnh hưởng đến CPI. Qua đó có thế biết đ ược những tác động của CPI đối với nền kinh tế, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn. 2 .2. Mục tiêu cụ thể: - Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua. - Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng. - Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số CPI. - Một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: + Tổng hợp những thông tin từ tạp chí, tài liệu, báo cáo của tổng cục thống kê, Internet… 3.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh, thống kê mô tả tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ việc tổng hợp các tài liệu từ báo, tạp chí, truyền hình và internet để phân tích. 4. PH ẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Phạm vi về thời gian - Thời gian nghiên cứu là hạn chế nên các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tập trung từ năm 2008, 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010. 4 .2. Phạm vi về không gian - Đề tài tập trung nghiên cứu ở Việt Nam Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong có sự cảm thông và góp ý của cô để hoàn thiện hơn. 5
- Chuyên đề Tài chính quốc tế PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) CỦA V IỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ CPI 1.1 Một số khái niệm cơ sở về chỉ số giá tiêu dùng CPI. 1.1.1 Định nghĩa CPI. Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một số hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. ( Ví dụ như: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, n ước, ...) 1.1.2 Cách tính CPI. Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau: 1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 2. Xác đ ịnh giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm. 3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại. 4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau: => CPIt = 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t)/(Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở). Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước 1.1.3. Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được 6
- Chuyên đề Tài chính quốc tế chọn là năm gốc. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không hoàn toàn phản ảnh chính xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự thay đổi giá cả các hàng hóa tiêu dùng mà còn là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mà người tiêu dùng không trực tiếp mua, ví dụ như các loại máy móc dùng trong công nghiệp... Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thường cao hơn tốc độ lạm phát thực tế trong nền kinh tế. Dù vậy, giá tiêu dùng là một thước đo của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao ắt sẽ dẫn đến lạm phát. 1.2 Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay của Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 10/2010 đã tăng 1,05% so với tháng 9 và tăng 9,66% so với tháng 10 năm 2009, đưa CPI 10 tháng qua tăng 7,58% so với tháng 12/2009 và tăng 8,75% so với bình quân 10 tháng năm 2009. Với đà tăng này, cộng với những diễn biến bất lợi tác động và quy luật tiêu dùng “nóng” cuối năm, khả năng CPI cả năm 2010 không giữ được mốc 8,5%. Theo số liệu công bố ngày 23/10 của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung. Nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng mạnh nhất là 3,9%. Tiếp đến là hai nhóm có mức tăng trên 1% gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,32%, trong đó lương thực tăng 1,89%, thực phẩm tăng 1,22%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,03%, Nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,04%. Các nhóm có mức tăng dưới 1% gồm đồ uống và thuốc lá; hàng hóa và dịch vụ khác, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, mũ nón, giày dép, thuốc và dịch vụ y tế, văn hóa giải trí và du lịch. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục nhiều tháng liên tiếp giảm 0,07%. Nguyên nhân, do giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục tăng mạnh (nguồn cung lương thực giảm) trong khi tại các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường thu mua lúa gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã “đẩy” giá gạo trong nước tăng rõ rệt. Mặt khác, giá một loạt các mặt hàng thiết yếu như khí hóa lỏng, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, sữa tiếp tục tăng giá đã kéo CPI tháng 10 tăng mạnh. Đặc biệt, do ảnh hưởng nặng nề của các đợt thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, giá lương thực, thực phẩm…đã bị tăng đột biến bởi nguồn cung bị giảm mạnh. 7
- Chuyên đề Tài chính quốc tế Ngoài các yếu tố bất lợi tác động kép đẩy CPI tháng 10 tăng như Tổng cục Thống kê nhận định, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam hiện nay tiếp tục tạo sức ép bất lợi khiến giá cả nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và các hàng hóa thiết yếu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng như sữa, thuốc… tăng mạnh. Thêm vào đó, CPI tháng 10 tăng còn có sự đóng góp đáng kể tăng CPI của đầu tàu kinh tế Hà Nội (tăng 1,22%, cao hơn mức tăng bình quân cả n ước) khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với diễn biến bất lợi của thiên tai trên thế giới và ở trong nước, giá lương thực, thực phẩm (nhóm hàng có quyền số cao nhất trong rổ hàng hóa chung) sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 11, nhất là tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng như miền Trung bởi nguồn cung về thực phẩm chủ yếu như thịt bò, thủy sản, thịt lợn... sẽ khan hiếm hơn. 8
- Chuyên đề Tài chính quốc tế CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ T IÊU DÙNG (CPI) 2.1. Phân tích tình hình biến động CPI Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 - 2010: 2.1.1.Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước (tháng trước = 100): Bảng 1: Biến động chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước (Đvt: %) Năm Tháng 2008 2009 2010 102,38 100,32 101,36 1 103,56 101,17 101,96 2 3 102,99 99,83 100,75 102,20 100,35 100,14 4 103,91 100,44 100,27 5 102,14 100,55 100,22 6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2009) Nhìn chung sáu tháng đầu năm 2008 đến 2010, chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng tháng sau cao hơn tháng trước cụ thể: Sáu tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Đặc biệt là tháng 5 chỉ số giá tiêu dùng tăng tháng sau so với tháng trước là cao nhất trong sáu tháng, với tỉ lệ tăng 3,91%. Nguyên nhân là giá nhóm thức ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 7,25%, trong đó lương thực tăng đột biến ở mức 22,19%; giá thực phẩm tăng 2,28% do chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng. Giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng phổ biến từ 0,3% đến d ưới 2%, trong đó giá đồ uống và thuốc lá tăng 1,88%; giá hàng may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,96%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,2%, tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với mức tăng 2,62% của tháng trước; giá thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,93%; giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng từ 0,33% đến 0,57%. Đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao tại các vùng phía Nam với mức từ 4% đến trên 6% (vùng duyên hải Nam Trung Bộ tăng 4,33%, Tây 9
- Chuyên đề Tài chính quốc tế Nguyên tăng 6,24%, Đông Nam Bộ tăng 4,5%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 5,66%). Tháng 6, có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất là 2,14%. Nguyên nhân là trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ, giá lương th ực tháng 6 năm 2008 tuy tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng 22,19% của tháng trước nhưng vẫn là nhóm hàng có mức tăng cao nhất với 4,29%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ có giá tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước gồm: đồ uống và thuốc lá tăng 1,07%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,92%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 0,4%. Giá nhóm hàng phương tiện đi lại, bưu điện giữ mức tăng 0,35%, trong đó bưu chính viễn thông giảm 0,1%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ có giá tăng cao hơn mức tăng của tháng 5/2008 gồm: Thực phẩm tăng 3,05%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,93%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; dược phẩm, y tế tăng 0,66%; giáo dục tăng 0,67%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,96%. Tương tự như năm 2008, sáu tháng đầu năm 2009 cũng không có sự thay đổi về xu hướng của chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng này củng luôn tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Đặc biệt trong sáu tháng đầu năm chỉ có tháng 2 là có sự tăng tỉ lệ giá tiêu dùng cao nhất là 1,17%. Nguyên nhân là nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng trên 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,67% (lương thực tăng 0,82%; thực phẩm tăng 1,72%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,59%. Nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng dưới 1% gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,8%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,7%; dược phẩm, y tế tăng 0,36%; giáo dục tăng 0,04%. Tháng 3 năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng 2 là 0,17%. Nguyên nhân là thức ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,46% (Lương th ực tăng 1,27%; thực phẩm giảm 1,55%); phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,55%; văn hóa, thể thao, giải trí giảm 0,12%. Giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ: Giáo dục tăng 0,09%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19%; dược phẩm, y tế tăng 0,29%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,3%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%. Sáu tháng đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng của tháng 2 tăng so với tháng 1 là cao nhất với tỉ lệ tăng 1,96%. Nguy ên nhân là nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá tăng mạnh là: thức ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,09% (lương thực tăng 2,94%; thực phẩm tăng 3,46%); đồ uống và t huốc lá tăng 2,27%; nhà ở và vật 10
- Chuyên đề Tài chính quốc tế liệu xây dựng tăng 1,75%; giao thông tăng 1,45%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,39%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 1,22%. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá tăng dưới 1% gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,93%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,42%; giáo dục tăng 0,12%. Riêng giá bưu chính viễn thông giảm 1,23%. Chỉ số giá tiêu dùng vào tháng 4 tăng so với tháng 3 là thấp nhất với tỉ lệ là 0,14%. Nguyên nhân là nhóm th ức ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,63% (lương thực giảm 1,91%; thực phẩm giảm 0,53%); bưu chính viễn thông giảm 0,06%. Tuy nhiên, giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng đã tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng nhẹ, trong đó nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với 2,51%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,45%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,37%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,32%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,25%; giao thông và giáo dục đều tăng 0,12%. 105 104 103 102 2008 2009 101 2010 100 99 98 97 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 1: Biến động chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước 11
- Chuyên đề Tài chính quốc tế 2.1.2. Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng cùng k ỳ năm trước từ năm 2008 – 2010 (năm trước = 100): Bảng 2: Biến động chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trước từ năm 2008 - 2010 (Đvt: %) Năm Tháng 2008 2009 2010 113 117,48 107,62 1 114,89 116,13 108,46 2 116,60 111,25 109,46 3 117,16 109,23 109,23 4 125,2 105,18 109,05 5 107 104,94 108,69 6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2009) Nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 đến 2010 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Sáu tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng so với c ùng kỳ năm 2007 đều tăng. Đặc biệt tăng cao nhất vào tháng 5, với tỉ lệ 25,2% và thấp nhất là vào tháng 6, tỉ lệ này là 7% . Nguyên nhân là năm 2008 Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lạm phát tăng cao lên đến mức 28,3%. Giá cả các mặt liên tục tăng như đã phân tích ở trên. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 26,56%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 12,17%; phương tiện đi lại và bưu điện tăng 10,2%; đồ uống và thuốc lá tăng 7,06%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 5,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,07%; văn hoá, thể thao giải trí tăng 4,87%. So với cùng kỳ năm 2007, giá tiêu dùng tháng này tăng 25,2%. Đối với sáu tháng đầu năm 2009, chỉ số giá tăng so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2008. Tăng cao nhất là tháng 1, với tỉ lệ là 17,48%. Nguyên nhân là đầu năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, vì cuối năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng là đỉnh điểm tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Hầu hết giá các nhóm hàng hoá, dịch vụ đều tăng ở mức trên dưới 1%, trong đó nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,89%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 1,66%; may mặc, 12
- Chuyên đề Tài chính quốc tế mũ nón, giày dép tăng 1,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; dược phẩm, y tế tăng 0,47%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39% (lương thực giảm 0,04%; thực phẩm tăng 0,55%). Riêng nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 3,51% do giá xăng dầu giảm mạnh. Tháng sáu có tỉ lệ tăng thấp nhất là 4,49%, thời điểm này với chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát nên chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng thấp. Sáu tháng đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng so với cùng kỳ năm 2008 là cao nhất với tỉ lệ là 9,46%. Nguyên nhân là sự tăng giá của các mặt hàng trong nước, kết hợp với thông tin tăng lương cho cán bộ, nhân viên nhà nước. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng so với tháng 3 năm 2009 là 9,52%. Tháng 1 có chỉ số giá tăng thấp nhất với tỉ lệ là 7,62%. 130 125 120 115 2008 110 2009 2010 105 100 95 90 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 2: Biến động chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trước từ năm 2008 - 2010 13
- Chuyên đề Tài chính quốc tế 2.2. Các nhân tố tác động đến chỉ số CPI hiện nay. 2.2.1. Tỷ giá hối đoái: Có hai điểm đáng chú ý đối với tỷ giá hối đoái vào thời điểm những tháng cuối năm đó là “chiến tranh tiền tệ” trên thế giới và giá USD chợ đen tăng cao. Việc Mỹ đang thông qua kế hoạch tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước sau khi gói kích thích kinh tế thứ nhất chưa đạt yêu cầu đã làm cho đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền trên thế giới và đặc biệt là với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nước giá USD chợ đen lại tăng cao, nhiều doanh nghiệp và người dân không mua bán được USD với giá niêm yết tại ngân hàng đ ã phải giao dịch chủ yếu bằng giá USD tại chợ đen. Như vậy, so với các đồng tiền khác ví dụ như đồng Nhân dân tệ thì VND được tính là giảm giá hai lần (một lần do USD giảm giá so với nhân dân tệ, một lần do VND giảm giá so với USD). Với nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cuối năm tăng cao và chủ yếu những mặt hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc nên hàng hoá nhập khẩu cuối năm sẽ phải nhập với giá cao hơn đặc biệt những sản phẩm hàng hóa mà trong nước không sản xuất được. 2.2.2. Xăng dầu, năng lượng : Xăng dầu là mặt hàng có tác động khá lớn tới giá cả các hàng hoá khác và ảnh hưởng tới chỉ số CPI, xu hướng tăng giá xăng dầu vẫn có thể tiếp tục diễn ra vào cuối năm khi USD tiếp tục giảm giá và nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cao vào dip cuối năm sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hóa. 2.2.3. Thiên tai : Vừa qua tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp và xẩy ra dồn dập tại nhiều tỉnh thành của khu vực miền Trung và cả Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cũng gây thiệt hại về vật chất, làm đình trệ sản xuất và làm cản trở giao thông, nhiều mặt hàng đã tăng giá. Không những vậy các nước láng giềng như Indonesia, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan cũng bị ảnh hưởng của thiên tai nặng nề, do vậy nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu như lương thực và thực phẩm tăng cao. Cũng đã từng xảy ra hiện tượng các thương nhân Trung Quốc qua Việt Nam thu mua gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước. Như vậy, tình hình thiên tai diễn biến vào cuối năm cũng ảnh hưởng tới sự biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu trong nước và có khả năng còn tiếp tục ảnh hưởng. 14
- Chuyên đề Tài chính quốc tế 2.2.4. Sự biến động của vàng: Biến động tăng giá vàng cũng có ảnh hưởng một cách gián tiếp vào chỉ số giá CPI thông qua tỷ giá. Với việc chính phủ một số nước lớn đặc biệt là Mỹ đã in thêm một lượng tiền lớn bơm vào kinh tế đã làm cho người dân ngày càng có xu hướng thích giữ vàng để bảo vệ sự mất giá của đồng tiền. Với tình hình lạm phát tăng như ở Việt Nam, người dân Việt Nam cũng có thói quen tích trữ vàng để đề phòng sự mất giá của VND. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế cùng với nhu cầu tích trữ vàng của người dân tăng cũng là một nguyên nhân góp phần làm giá USD tại chợ đen tăng lên do hoạt động gom USD để nhập lậu vàng. 2.2.5. Chính sách tiền tệ: Một trong những giải pháp để hạn chế tăng CPI là chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng điều này lại không đơn giản khi mà các doanh nghiệp đang thiếu vốn và đang phải vay để sản xuất kinh doanh với lãi xuất cao, nếu tiếp tục siết chặt tiền tệ dễ dẫn tới nhiều doanh nghiệp khó khăn và dẫn tới phá sản. Hàng hóa sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của ng ười tiêu dùng dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao. 2.3. Tác động của CPI đến GDP: Như một chỉ số về tăng trưởng kinh tế và sức mạnh của một nền kinh tế, là một đầu vào quan trọng cho các nhà đầu tư. CPI đóng một vai trò trong việc xác định GDP thực tế, do vậy, thao tác của chỉ số CPI có thể bao hàm sự thao tác của GDP vì chỉ số CPI được sử dụng để giảm phát một số thành phần GDP danh nghĩa cho những ảnh hưởng của lạm phát. CPI và GDP có một mối quan hệ nghịch đảo, do đó, một số giá tiêu dùng thấp hơn - và hiệu quả ngược của nó trên GDP - có thể gợi ý cho nhà đầu tư rằng nền kinh tế mạnh mẽ hơn và khỏe mạnh hơn thực tế. 2.4. Tác động của CPI đến nền kinh tế: Ổn định và giữ cho tốc độ lạm phát ở mức vừa phải là một trong những mục tiêu quan trọng của việc quản lý và điều h ành kinh tế vĩ mô. Vì vậy, việc chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm nay tăng cao báo hiệu một sự gia tăng lạm phát, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế của đất nước. Một trong những thước đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá cả nói chung đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nguyên nhân và các dạng lạm phát có thể 15
- Chuyên đề Tài chính quốc tế do: lạm phát do cầu kéo (ví dụ, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết...), lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng nh ư giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa... khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao hơn), lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán những năm gần đây), lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép… Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu c ực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong n ước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. 2.5. Tác động của CPI đến thị trường chứng khoán Việt Nam. CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác, từ đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trường và nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, các hợp đồng kinh doanh nhiều hơn. Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, các báo cáo tài chính kém sáng sủa và chứng khoán của các doanh nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút sự sôi động của TTCK. 16
- Chuyên đề Tài chính quốc tế CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và lãi chiết khấu ngân hàng, các điều kiện tín dụng khác cũng ngặt nghèo hơn, khiến các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm đầu tư vào TTCK. CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK. CPI tăng có thể còn gây 2 tác dụng trái chiều khác là: tăng bán ra các chứng khoán "xấu" để rút vốn khỏi TTCK, và tăng mua vào những chứng khoán "tốt" để "ẩn nấp" lạm phát. Xu hướng bán tháo chứng khoán th ường xảy ra khi trên TTCK có nhiều hàng hoá - chứng khoán chất lượng thấp và xuất hiện nhiều các tín hiệu làm giảm sút lòng tin của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, vốn mỏng. 17
- Chuyên đề Tài chính quốc tế CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH H ƯỞNG CỦA CPI Dựa trên cấu trúc của nền kinh tế (tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp và trung bình chiếm tỷ lệ cao) và các mục tiêu kinh tế xã hội hiện nay (đảm bảo cho người lao động có mức sống ổn định trong thời kỳ khó khăn), VN có thể xem xét một số giải pháp. Tuy nhiên, ý tưởng chung là hy sinh một vài điểm trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của năm qua để tránh những ảnh hưởng không thuận lợi của chỉ số giá đến khía cạnh xã hội, đặc biệt là đời sống và tâm lý người dân. Trước tiên là tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Chính phủ có thể giữ ổn định hoặc tăng mức lãi suất cơ bản. Song song với chính sách tiền tệ thắt chặt là việc kiểm soát chi tiêu của Chính phủ. Số tiền tiết kiệm được từ kiểm soát chi tiêu có thể sử dụng vào việc trợ giá cho các đơn vị kinh doanh nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cơ bản hoặc tăng lương, tăng trợ cấp an sinh xã hội cho tầng lớp khó khăn hơn. Về công tác quản lý điều hành giá, thứ nhất, giữ ổn định một số giá hàng hóa, dịch vụ đầu vào cơ bản của nền kinh tế như giá điện, giá than (bán cho 4 khách hàng tiêu thụ than lớn là xi măng, điện, giấy, phân bón), giá nước sạch cho sinh hoạt, cước vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng đường hàng không, giá vé vận tải hành khách bằng ghế ngồi cứng trên phương tiện đ ường sắt... sử dụng linh hoạt công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu ở mức phù hợp. Thứ hai, các bộ , ngành, địa phương ph ải thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi tiêu ngân sách nhà nước chi cho các phương án giá, mức giá hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ nhà nước đặt hàng; hàng h óa còn được trợ cước trợ giá; hàng hóa, dịch vụ thực hiện chính sách xã hội... hạn chế tối đa trường hợp vượt mức dự toán, ứng vốn. Không bổ sung tăng kinh phí cho nh ững nhiệm vụ này mặc dù giá thị trường có biến động. Thứ ba, kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi mức giá đối với 17 mặt hàng phải đăng ký giá như xi măng, thép xây dựng, ga, than, phân bón, đường ăn, sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi... và 6 mặt hàng phải kê khai giá như thuốc phòng chữa bệnh cho người, cước vận tải bằng ô tô, dịch vụ tại cảng hàng không… 18
- Chuyên đề Tài chính quốc tế Thứ tư, chủ động áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Điều quan trọng là thông qua vai trò và vị thế của các tổng công ty, như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, để hạn chế sự gia tăng giá cả nguyên vật liệu. Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng của Chính phủ trong việc quản lý các tổng công ty, các tập đoàn và các đơn vị kinh doanh trong thanh phần kinh tế nhà nước Thứ năm, tăng cường kiểm soát thuế, kiểm soát siêu lợi nhuận gắn liền với kiểm tra giá, chống liên kết độc quyền nâng giá và đầu cơ trái pháp luật. Kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá ở các doanh nghiệp. 19
- Chuyên đề Tài chính quốc tế PHẦN KẾT LUẬN Chỉ số giá tiêu dùng luôn được nhắc kèm theo lạm phát nhưng bản thân nó đã là một vấn đề hay và còn nhiều điều để bàn luận. Thông qua việc phân tích một vài vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài của nhóm nhằm khẳng định một lần nữa về vai trò của chỉ số giá tiêu dùng đối với lạm phát nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung . Giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến động chỉ số giá tiêu dùng là một vấn đề mang tính vĩ mô, đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa hội nhập kinh tế như nước ta. Sự hy sinh một vài điểm trong việc duy trì tăng trưởng năm 2008 để kiềm chế lạm phát và giá cả như quyết sách của Chính phủ nước ta đã đủ nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta sẽ gặp những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề chỉ số giá tiêu dùng sẽ còn diễn biến phức tạp. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích về tình hình biến động giá cả thực tế ở Việt Nam nhóm đã đề ra một số giải pháp. Những giải pháp can thiệp mà nhóm tác giả đưa ra là những ý kiến mang tính xây dựng, cũng như là những gợi mở cho chính bản thân nhóm tác giả và những nhà nghiên cứu nhằm phần nào đóng góp cho chính sách của đất nước, đồng thời nâng cao kiến thức về một số vấn đề cơ bản về kinh tế. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Chọn 1 công ty, phân tích và đánh giá website của công ty này theo các tiêu chuẩn đánh giá đã được giới thiệu - So sánh với 2 website cùng ngành khác (1 tại VN và 1 của nước ngoài), đánh giá hoạt động thương mại điện tử của các website - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện website nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử cho công ty của Việt Nam
24 p | 2950 | 549
-
Đề tài: Phân tích và đánh giá các chương trình xúc tiến của sản phẩm Dumex Gold
67 p | 1214 | 542
-
Đề tài: " Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ Hà Nội (Ha Noi Tech) "
43 p | 893 | 244
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp số 2 của Công ty TNHH 1TV VLXD Vĩnh Long
85 p | 406 | 134
-
Đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ
82 p | 410 | 91
-
Tiểu luận: Phân tích và đánh giá công ty tập đoàn dầu khí Anpha (ASP)
21 p | 307 | 64
-
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp
100 p | 466 | 54
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
-
Đề án Chính sách nguồn nhân lực: Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty TNHH KHHT Tường Hựu
71 p | 84 | 17
-
Đề tài: Phân tích cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (CSM)
43 p | 116 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại hai hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn của Thành phố Hà Nội
12 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Quảng Trị
93 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
66 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất bảo quản và chất tạo ngọt trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Quảng Trị
79 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế
62 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng Cu, Pb, Cd, Ni trong các nguồn nước mặt ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
97 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn