intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Trần Sơn Nhất | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

145
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trọng tâm của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về những vấn đề bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất thực tiễn áp dụng tại tỉnh Sóc Trăng, qua thực tiễn áp dụng đó ta có thể tìm ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tế, qua đó thấy được những thiếu sót, những trường hợp được bồi thường và không được bồi thường cũng như những trường hợp bị thiệt hại nhưng không được Nhà nước bồi thường thiệt hại về vật nuôi, nhằm khắc phục khó khăn hạn chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại, trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên giữa người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng

Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn<br /> tại tỉnh Sóc Trăng<br /> MỤC LỤC<br /> LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1<br /> 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2<br /> 5. Kết cấu của đề tài........................................................................................................... 3<br /> CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI VẬT<br /> NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ....................................................................... 4<br /> 1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................. 4<br /> 1.1.1 Khái niệm thu hồi đất .......................................................................................... 4<br /> 1.1.2 Khái niệm về vật nuôi và các loại vật nuôi. ........................................................ 5<br /> 1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ............. 7<br /> 1.2. Vai trò và mục đích của Nhà nước khi thu hồi đất đối với vật nuôi ..................... 7<br /> 1.2.1 Vai trò của Nhà nước khi thu hồi đất đối với vật nuôi ..................................... 7<br /> 1.2.2 Mục đích của Nhà nước khi thu hồi đất đối với vật nuôi ................................. 9<br /> 1.3 Sơ lược sự hình thành và phát triển của việc bồi thường vật nuôi khi Nhà nước<br /> thu hồi đất......................................................................................................................... 10<br /> 1.3.1 Giai đoạn trước luật đất đai năm 1993 ................................................................ 10<br /> 1.3.2 Giai đoạn từ khi có luật đất đai năm 1993 đến khi có luật đất đai năm 2003 .... 11<br /> 1.3.3. Giai đoạn từ khi có luật Đất đai năm 2003 đến khi có luật Đất đai năm 2013 . 12<br /> 1.3.4. Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay ................................................... 13<br /> <br /> CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ<br /> VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT............................................................ 14<br /> 2.1 Chủ thể và điều kiện thực hiện về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà<br /> nước thu hồi đất ............................................................................................................... 15<br /> 2.1.1. Chủ thể thực hiện bồi thường thiệt hại, hỗ trợ đối với vật nuôi khi Nhà nước<br /> thu hồi đất .................................................................................................................. 15<br /> 2.1.2. Trường hợp vật nuôi được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................ 18<br /> 2.1.3 Trường hợp vật nuôi không được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi<br /> đât ............................................................................................................................... 20<br /> <br /> GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền<br /> <br /> SVHT: Trần Sơn Nhất<br /> <br /> Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn<br /> tại tỉnh Sóc Trăng<br /> 2.2 Một số lưu ý khi xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại vật nuôi. ................... 23<br /> 2.2.1 Thời điểm xác định nuôi vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất .......................... 23<br /> 2.2.2 Đất đủ điều kiện bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất 23<br /> 2.2.3 Quy định về mật độ vật nuôi .............................................................................. 24<br /> 2.3 Quy định về giá bồi thường thiệt hại về vật nuôi theo quy định của pháp luật .. 25<br /> 2.4 Trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước<br /> thu hồi đất......................................................................................................................... 25<br /> 2.5 Khiếu nại khiếu kiện và xử lý vi phạm trong công tác bồi thường thiệt hại vật<br /> nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ........................................................................................ 31<br /> 2.5.1 Khiếu nại khiếu kiện trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà<br /> nước thu hồi đất. ........................................................................................................ 31<br /> 2.5.2 Xử lý vi phạm trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu<br /> hồi đất ......................................................................................................................... 31<br /> CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN BỒI THUỒNG THIỆT HẠI VỀ VẬT NUÔI KHI NHÀ<br /> NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH..........................................................33<br /> 3.1 Những quy định triển khai chính sách bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với<br /> người dân bị thu hồi đất theo Luật đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và<br /> quy định cụ thể của tỉnh về bồi thường thiệt hại với vật nuôi khi nhà nước thu hồi<br /> đất trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng. ................................................................................... 33<br /> 3.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác triển khai bồi thường thiệt hại về vật nuôi<br /> đối với người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng............................. 35<br /> 3.2.1 Thuận lợi trong công tác triển khai bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với<br /> người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng ....................................... 36<br /> 3.2.2 Khó khăn trong công tác triển khai bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với<br /> người dân khi bị thu hồi đất tại Tỉnh Sóc Trăng. ..................................................... 37<br /> 3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi nhà nước<br /> thu hồi đất......................................................................................................................... 38<br /> 3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước ................................................................................ 38<br /> 3.4.2. Đối với người dân ............................................................................................. 39<br /> KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 41<br /> <br /> GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền<br /> <br /> SVHT: Trần Sơn Nhất<br /> <br /> Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn<br /> tại tỉnh Sóc Trăng<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong thời kỳ đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh<br /> phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới công nghiệp hoá hiện đại hoá phấn đấu đến năm<br /> 2020, đây chính là những mục tiêu cần đạt được. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ<br /> quốc, thì việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Trên đà phát triển của đất nước,<br /> nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng và nhiều hạng<br /> mục công trình khác xác lập, cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư cho<br /> các công trình này, chủ yếu dựa vào nguồn quỹ đất, đây là tiềm lực quan trọng thúc đẩy<br /> sự phát triển. Nhưng công việc này không phải là vấn đề đơn giản, khi mà quỹ đất công<br /> hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đề ra, buộc Nhà nước phải thực hiện phương án thu<br /> hồi đất từ dân, việc thu hồi này hoàn toàn đúng đắn, phục vụ cho sự phát triển, cho lợi<br /> ích chung của quốc gia, dân tộc; Tuy nhiên, người dân khi bị thu hồi đất phần lớn sẽ bị<br /> thiệt hại, cuộc sống thường nhật bị xáo trộn.<br /> Mặt khác, phần lớn đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, nước ta tỉ lệ người dân làm<br /> nông nghiệp khá cao. Để khắc phục cho người dân những phần thiệt hại đó, trong thời<br /> gian gần đây Nhà nước ta đã có những chính sách thu hồi đất đi liền với bồi thường, hỗ<br /> trợ cho người dân; Nhưng thực tế cho thấy việc bồi thường không phải chỉ thiệt hại về<br /> đất, mà còn có những thiệt hại mà trong quá trình thu hồi đất gây ra, trong đó có vấn đề<br /> “thiệt hại về vật nuôi khi thu hồi đất”. Đây là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự<br /> cao. Bởi cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp của nước ta chiếm tỉ trọng cao, việc thu hồi<br /> đất đa phần là đất tốt, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và những sản phẩm<br /> nông nghiệp có trên đất. Vì thế có một số bộ phận không nhỏ trong số người dân bị thu<br /> hồi đất bức xúc do mức giá bồi thường chưa thật sự hợp lý, tương xứng với giá hiện tại<br /> của thị trường, chính sách bồi thường chưa phù hợp, việc hỗ trợ vật nuôi cho người dân<br /> chưa đạt hiệu quả cao, khi mà pháp luật bồi thường thiệt hại về vật nuôi của nước ta vẫn<br /> đang trong tiến trình hoàn thiện.<br /> Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Sóc Trăng đã có những sự vươn lên vượt bậc trong<br /> công cuộc xây dựng và phát triển góp một phần vào tiến trình phát triển sự nghiệp công<br /> nghiệp hoá hiện đại hoá của quê hương, đất nước. Trong đó, có nhiều hạng mục công<br /> trình được đầu tư xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng, mà chủ yếu được xây dựng trên<br /> đất sản xuất nông nghiệp của người dân, người dân trong các xã, huyện, thành phố đa<br /> <br /> GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> SVHT: Trần Sơn Nhất<br /> <br /> Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn<br /> tại tỉnh Sóc Trăng<br /> phần phấn khởi, vui mừng trước sự thay da, đổi thịt của quê hương. Nhưng, trong quá<br /> trình triển khai chính sách bồi thường thiệt hại với vật nuôi trên địa bàn còn nhiều bất<br /> cập, ảnh hưởng không ít đến tiến độ giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ dự án đầu tư,<br /> vì thế việc tìm ra những cơ sở lý luận, ưu diểm, khuyết điểm cùng với những đề xuất của<br /> người viết trong công tác bồi thường thiệt hại về vật nuôi Chính vì thế, người viết lựa<br /> chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi<br /> đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng” làm mục tiêu nghiên cứu của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trọng tâm của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về<br /> những vấn đề bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất thực tiễn áp dụng<br /> tại tỉnh Sóc Trăng, qua thực tiễn áp dụng đó ta có thể tìm ra được những thuận lợi và khó<br /> khăn trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tế, qua đó thấy được những thiếu sót,<br /> những trường hợp được bồi thường và không được bồi thường cũng như những trường<br /> hợp bị thiệt hại nhưng không được Nhà nước bồi thường thiệt hại về vật nuôi, nhằm khắc<br /> phục khó khăn hạn chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại, trên cơ sở<br /> hài hòa lợi ích của các bên giữa người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước. Góp phần<br /> hạn chế những bức xúc của người dân, tránh những tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tạo<br /> thành những điểm nóng của người dân bị thiệt hại do quá trình thu hồi đất gây nên. Tạo<br /> ra dư luận không tốt về các chính sách của Nhà nước, làm cho kẻ thù xuyên tạc, kích<br /> động, phá rối an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Người viết tập trung nghiên cứu các quy định về bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi<br /> Nhà nước thu hồi đất, những văn bản pháp luật có liên quan và những yếu tố có ảnh<br /> hưởng đến việc bồi thường thiệt hại vật nuôi. Nghiên cứu ở cả hai phương diện lý luận và<br /> thực tế áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi trong địa bàn tỉnh Sóc<br /> Trăng.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, người viết vận dụng và kết hợp các<br /> phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, tài liệu, văn bản liên quan và xâm nhập thực tế<br /> qua điền dã, khảo sát... để tiến hành đánh giá, phân tích những quy định của pháp luật<br /> trong bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất.<br /> <br /> GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> SVHT: Trần Sơn Nhất<br /> <br /> Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn<br /> tại tỉnh Sóc Trăng<br /> 5. Kết cấu của đề tài<br /> Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03<br /> chương và trình bày như sau:<br /> Chương 1: Sơ lược về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước<br /> thu hồi đất.<br /> Trong phạm vi của chương này người viết tập trung vào cơ sở lý luận chung về bồi<br /> thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như: các khái niệm về thu hồi đất,<br /> khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi, song song đó người viết cũng nêu lên mục đích và<br /> vai trò của công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi, sơ lược sự hình thành và phát triển của<br /> việc bồi thường vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất cũng như những lưu ý khi xác định<br /> thiệt hại về vật nuôi để tạo tiền đề làm cơ sở cho chương 2.<br /> Chương 2: Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước<br /> thu hồi đất<br /> Trong chương này, ngoài việc trình bày quy định pháp luật, pháp luật về bồi thường<br /> thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như điều kiện để được bồi<br /> thường, chủ thể thực hiện bồi thường, cách tính bồi thường, khiếu nại khiếu kiện và xử lý<br /> vi phạm trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất; Song song<br /> đó, có sự phân tích đánh giá những điểm hợp lý và chưa hợp lý của các quy định có liên<br /> quan, từ đó làm cơ sở cho chương 3 so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra<br /> các giải pháp, góp phần hướng tới hoàn thiện pháp luật trong quá trình nghiên cứu.<br /> Chương 3: Thực tiễn pháp luật về bồi thường thiệt hại với vật nuôi khi Nhà nước<br /> thu hồi đất tại tỉnh Sóc Trăng<br /> Chương này, người viết nêu lên tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh<br /> Sóc Trăng, qua đó người viết đưa ra những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác bồi<br /> thường thiệt hại về vật nuôi, những thiệt hại về vật nuôi chưa được bồi thường từ đó đưa<br /> ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn.<br /> <br /> GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> SVHT: Trần Sơn Nhất<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2