Đề tài phát tiển kinh tế nông thôn
lượt xem 62
download
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài phát tiển kinh tế nông thôn
- Tài Liệu Phát triển kinh tế nông thôn
- Mục lục Mục lục ........................................................................................................... 2 I. Đặt vấn đề .................................................................................................... 3 II. Tìm hiểu vấn đề .......................................................................................... 3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ............................................................ 3 2. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ................................. 5 4. Hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế nông thôn ở Bảo Thắng 9 5. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ....................................................................................................................... 10 5.1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ..................................... 10 5.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................. 10 5.3Đẩy mạnh chuyển giao ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu khoa học công nghệ và công tác khuyến nông ..................................... 10 5.4 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng .................................................... 11 5.5 Phát triển các thành phần kinh tế ................................................... 12 II. Kết luận .................................................................................................... 14
- I. Đặt vấn đề Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghịêp đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp… Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết. Bảo Thắng là vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng thuộc vùng đất cổ nằm chính giữa tỉnh Lào Cai cùng với thị xã Cam Đường. Thuộc tỉnh miền núi chậm phát triển, phức tạp về thành phần dân tộc rất khó khăn cho phát triển kinh tế. Tuy vậy Bảo Thắng đã lợi dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên kết hợp nhiều tiềm năng kinh tế - xã hôi tổng hợp của địa phương, huyện đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá các loại cây trồng, vât nuôi với những hướng đầu tư khác nhau một cách phù hợp như: mở rộng diện tích trồng mía, cây ăn quả, cây chè, góp phần nâng cao tổng sản phẩm giá trị kinh tế địa phương xây dựng huyện Bảo Thắng ngày một vững mạnh toàn diện. II. Tìm hiểu vấn đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 1.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn là gì? Cơ cấu được dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh các yếu tố tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận.
- Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội. Tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thành từng ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực này không thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Từ đó đòi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp tuỳ theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Cơ cấu kinh tế ở nước ta và các nước trên thế giới chuyển dịch theo các xu hướng sau: - Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp. - Xu hướng chuyển dịch từ cơ cấu nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở, hướng xuất khẩu. - Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế với công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế cơ giới hoá với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao hơn, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với công nghệ cao, điện tử hoá, tin học hoá, tự động hoá… và đội ngũ lao động trí tuệ đông đảo Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Đó là sự thay đổi số lượng các ngành (nông, lâm, ngư nghiệp) hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều. Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Đây không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu kinh tế mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu kinh
- tế cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu (ngành, vùng, thành phần) nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. 1.2 Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần được tiến hành khẩn trương. Mục đích của chuyển dịch là tạo ra sự cân đối giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập và mức sống cho người nông dân ở nông thôn. 2. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 2.1Hoạt động nông nghịêp là bộ phận chủ yếu của nông thôn. - Hoạt động nông nghịêp là bộ phận chủ yếu của nông thôn. -Trong cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn của nước ta chủ yếu hoạt động trong ngành nông-lâm- thủy sản( chiếm71%) -Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ nông nghiệp còn thấp - Trong cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh theo hướng là: +Giảm dần số hộ sản xuất trong lĩnh vực nông- lâm- thủy sản + Tăng dần số hộ trong ngành sản xuất công nghiệp- xây dựng và dịch vụ nông nghiệp Hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ yếu trong phát triển kinh tế nông thôn. Với xu hướng chuyển dịch như vậy nền nông nghiệp VN vẫn chưa phát triển đáp ứng tiềm năng nền nông nghiệp nước ta Sự chuyển dịch trong nền kinh tế nông thôn còn chậm( trong cả nước nhìn chung trong nông nghiệp nông thôn vẫn chủ yếu hoạt động trong ngành nông- lâm- thủy sản chiếm 70% thu nhập. Khu vực trung du miền núi tỉ lệ này còn chiếm tới trên 85% ). Đây là biểu hiên phát triển của nền nông nghiệp thuần nông đang chuyển dịch trong cơ cấu nông thôn. Bên cạnh đặc điểm trên mà chúng ta vừa nghiên cứu thì trong quá trình
- chuyển dịch nền kinh tế còn thấyđược các hoạt của các thành phần kinh tế nông thôn cụ thể chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo - Các doanh nghiệp nông- lâm- thủy hải sản - Các hợp tác xã nông- lâm- thủy hải sản - Kinh tế hộ gia đình - Kinh tế trang trại Trong cơ cấu các doanh nghiệp nông- lâm- thủy sản chủ yếu vẫn gồm các doanh nghiệp nhà nước, các công ti trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Trong sản xuất cú trọng nhiều đến hiệu quả kinh tế, thị trường, trong lĩnh vựcchế biến được quan tâm để đưa ra sản phẩm. Như ta đã biết trước các nông trường quốc doanh thuộc sự quản lí của nhà nước và hiện giờ phát triển theo cơ chế thị trường như: doanh nghiệp trồng và chế biến chè Mộc Châu, chăn nuôi và chế biến sũa Mộc Châu, Ba Vì…Phát triển chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi của nước ta Trước đổi mới: HTX nông nghiệp quản lí toàn bộ nền sản xuất nông nghiệpở nông thôn từ lao đông đến phân phối sản phẩm mà khi đó có rất nhiều lĩnh vực đề cập như văn học điện ảnh đã xây dựng lên rất nhiều tác phẩm phản ánh điều này và cũng phản ánh sự sai lầm trong chính sách nông nghiệp của VN. Nhưng ngày nay thì HTX chỉ đảm nhận một số khâu như thủy nông, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp… - Thành phần kinh tế hộ gia đình sản xuấ chủ yếu dựa vào nguồn vốn, nguồn lao động, là thành viên trong gia đình không thuê lao động và sản phẩm chia điều cho các thành viên trong nhà và chỉ chịu một số thuế cho nhà nước - Kinh tế trang trại phát triển với quy mô lớn có thể thuê thêm lao đông, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chúng ta có những trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi nuôi trồng thủy sản, trang trại kết hợp… Sản xuất chủ yếu theo tính chất hàng hóa trong đó thì trang traị nuôi trổng thủy hải sản chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng trên 30% tổng số trang trại của cả nước tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSCL với 46,2% tổng số trang trại của vùng. Kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình vẫn phát triển nhất trong đó thì chủ yếu là hộ nông nghiệp chiếm 77, 33% tổng số hộ nông thôn Ngoài sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn của nước ta theo 2 hướng trên thì sự chuuyển dịch còn thể hiện theo hướng hàng hóa và đa dạng hóa 2.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
- hóa và đa dạng hóa. - Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp: + Đẩy mạnh chuyên môn hóa + Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa + Kết hợp công nghiệp chế biến với hướng ra xuất khẩu. - Đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn: + Cho phép khai thác t ốt các nguồn TNTN + Đáp ứng tố t nhu cầu của thị trường + Giảm tỉ trọng thuần nông trong nông nghiệp - Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp + Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như Tây Nguyên, Trung du miền núi phía bắc + Vùng chuyên canh cây lương thực- thực phẩm như vùng ĐBSH, ĐBSCL +Vùng chăn nuôi thủy hải sản như duyên hải miền trung VN có nhiều sản phẩm để xuất khẩu đặc biển là sản phẩm qua chế biến như: gạo, thủy sản đóng hộp, cà phê… Ngoài sản xuất hàng hóa thì trong nông nnghiệp còn thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm 3. Thuận lợi và kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu Bảo Thắng là một dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng có phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan-Xi-Păng – Pú Luông và Đông là của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Dọc chiều dài Bảo Thắng có con sông Hồng và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội chạy qua, phân huyện thành hai bên tả ngạn và hữu ngạn trong đó khu hữu ngạn có nhiều suối lớn rất thuận lợi cho giao thông. Nên từ xa xưa Bảo Thắng đã là cửa ngõ tiền đồn trọng yếu vùng Tây Bắc Tổ quốc với biệt danh “cửa quan Bảo Thắng”. Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đất canh tác ít, tập trung ở các thung lũng ven sông, suối còn lại là đất Feralít thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Từ năm 1995, huyện đã có nông trường Quốc doanh chè Phong Hải với diện tích 300 ha và công suất 10 tấn/ngày, ngày nay đang triển khai nhanh dự án vùng nguyên liệu chè trên 2.000 ha và hình thành cơ sở chế biến 42 tấn/ngày. Bên cạnh địa hình, đất đai thuận lợi Bảo Thắng còn là đầu mối giao thông có đường sông,
- đường bộ, đường sắt toả đi khắp các khu vực Bắc Nam thuận lợi, thu hút các cư dân khắp mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông đúc hình thành 3 thị trấn sầm uất (Phong Hải, Phố Lu, Tằng Loỏng) với số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và trở thành huyện đông nhất tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế thương mại. Đặc biệt cùng với thị xã Cam Đường, Bảo Thắng có nhiều mỏ khoáng sản và khu công nghiêp Tằng Loỏng chế biến sản xuất các chất hoá học và phân bón phục vụ sản xuất công nông nghiệp làm giàu cho Tổ quốc, góp phần thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế - xã hội địa phương. Các địa hình, tài nguyên Bảo Thắng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cơ cấu nông – lâm – công nghiệp – thương mại - dịch vụ trong đó đặc trưng chủ yếu là trồng chè, mía, nhãn, vải, buôn bán hàng hoá và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp, tăng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ; trong ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản giảm tỷ trọng trồng trọt. Theo đồng chí Trần Quang Chương, Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận, để tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng ủy và UBND xã đã xác định 5 khâu đột phá mũi nhọn để triển khai thực hiện, đó là: Phát triển vùng chè nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, nuôi thuỷ sản, thâm canh tăng vụ trên đất lúa và trồng rừng kinh tế. Với 33 thôn trải rộng trên cả 3 địa hình là vùng thấp, vùng trung du và vùng cao, xã đã chủ động, sáng tạo trong quy hoạch các vùng phát triển kinh tế. Theo quy hoạch, vùng chè nguyên liệu được phát triển ở 20 thôn, nơi có địa hình trung du. Xã đã tích cực vận động bà con chuyển đổi từ diện tích rừng bạch đàn, mỡ kém hiệu quả sang trồng chè. Đến nay, diện tích chè đã lên tới 251 ha, trong đó chè kinh doanh là 177,5 ha, hàng năm cho sản lượng trên 450 tấn chè búp tươi, cung cấp nguyên liệu ổn định cho nhà máy chế biến chè Tân Phú. Vùng chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn xã cũng được quy hoạch ở 13 thôn vùng cao có địa hình đồi, núi dốc. Tại những khu vực này, với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã đã tích cực vận động nhân dân thực hiện việc sắp xếp dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng diện tích chăn thả gia súc. Đến nay, đàn trâu, bò trên địa bàn đã lên tới gần 3.000 con, nhiều hộ đã phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại và bán trang trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với quy hoạch vùng, xã đã định hướng phát triển nuôi thuỷ sản ở cả 33 thôn theo phương thức đầu tư nuôi cá hàng hoá. Một số diện tích ruộng kém hiệu quả, thuận lợi về nguồn nước, xã đã khuyến khích các hộ chuyển sang đào ao nuôi cá. Hiện nay, với 97,4 ha ao, hồ trên địa bàn đã cho thu nhập từ 2 - 3 tỷ đồng một năm, cung cấp hơn 200 tấn ca thịt ra thị trường
- khu vực. Bên cạnh đó là việc khuyến khích nông dân thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chuyển đổi sang các loại giống mới, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và tăng diện tích sản xuất vụ 3. Vì vậy, sản lượng lương thực (quy thóc) tăng hàng năm; giá trị đạt 37 triệu đồng/ha/năm (năm 2009), tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2005. Việc phát triển, chuyển đổi từ rừng tạp và rừng kém hiệu quả sang trồng rừng kinh tế cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Đến nay, toàn xã có 725 ha rừng sản xuất mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn. Song song với đó, xã còn làm tốt công tác bảo vệ hơn 4.000 ha rừng tự nhiên; đặc biệt là dưới tán rừng, nhân dân đã trồng 220 ha thảo quả cho thu nhập mỗi năm gần 2 tỷ đồng. 4. Hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế nông thôn ở Bảo Thắng - Kinh tế nông thôn vẫn còn mang tính chất thuần nông thể hiện qua chỉ tiêu về cơ cấu lao động, cơ cấu nhân khẩu, đầu tư, cơ cấu sản phẩm…. Ở một số nơi sản xuất vẫn còn mang tính chất tự cấp tự túc, năng suất đất đai và lao động thấp…khu vực địa lý cách xa trung tâm lớn và chậm chuyển giao công nghệ và thông tin - Kết cấu hạ tầng trong nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống, giao thông do là ở miền núi nên gặp nhiều khó khăn hơn - Việc cung ứng điện cho nông thôn tuy có khá hơn, nhưng chủ yếu mới chỉ phục vụ một phần cho đời sống và thuỷ lợi, còn các mặt sản xuất khác còn thấp…Ở Lào Cai nói chung còn nhiều khu vực còn chưa có điện sử dụng do quá trình lắp đặt và quản lý phức tạp - Các cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm chưa đáp ững được yêu cầu làm cho thất thoạt nông sản phẩm cả về số và chất lượng..vì không được quản lý chặt chẽ, cũng như chưa áp dụng KHCN - Đất đai nông nghiệp manh mún phân tán gây trở ngại cho quá trình sản xuất đặc biệt là chuyên môn hoá và hiện đại hoá, đất đai chủ yếu là đồi núi, và rừng -Thành phần dân tộc phức tạp, tỷ lệ tăng dân số và lao động ở nông thôn còn khá cao gây sức ép khá lớn về việc làm và ruộng đất, ý tế, giáo dục. Thất nghiệp và thiếu việc làm còn diễn ra khá phổ biến ở những vùng nông thôn - Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tuy đã được cài thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.
- - Trình độ học vấn thấp, trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo, số người bị mù chữ vẫn còn đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn. Mạng lưới y tế tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn còn nhiều, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa - Tình hình an ninh trật tự xã hội nông thôn có tiến bộ hơn. Tuy nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội, kỷ cương pháp luật chưa được đảm bảo…(tham những, buôn lậu, tệ nạn xã hội…) 5. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 5.1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH toàn huyện nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt, nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn– cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Nông – lâm – ngư nghiệp. 5.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức 5.3Đẩy mạnh chuyển giao ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu khoa học công nghệ và công tác khuyến nông Đây có thể nói là giải pháp mà cần quan tâm nhất cho huyện cũng như toàn tỉnh Lào Cai đó là: - Tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác chuyển giao KHCN và khuyến nông (cả khuyến lâm, khuyến ngư), quản lý, sử dụng có hiệu quả và đúng quy định các nguồn vốn khuyến nông đầu tư trên địa bàn. - Tập trung xây dựng các điểm khảo nghiệm, thử nghiệm, trình diễn để tuyển chọn các giống cây con có năng suất, chất lượng tốt và thích nghi
- với từng vùng sinh thái. Từng bước hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi phục vụ kịp thời cho sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường. - Tiếp thu, hướng dẫn và khuyến khích đưa nhanh công nghệ mới phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao trình độ thâm canh, giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó, chú ý lựa chọn chuyển giao các loại máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ khâu thu hoạch như các loại máy gặt, đập; khâu sau thu hoạch như máy sấy long nhãn, công nghệ bảo quản sơ chế trái cây…. - Ứng dụng công nghệ sạch để triển khai quy hoạch các vùng trồng rau sạch, trái cây sạch… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. - Cung cấp kịp thời thông tin thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thông qua mạng lưới khuyến nông để giúp người dân có đủ thông tin trong lựa chọn và quyết định cơ cấu sản xuất. - Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông – lâm – thuỷ sản cho người dân nhằm trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của đội ngũ cán bộ khuyến nông nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc. - Tiếp tục thực hiện mô hình gắn kết giữa hộ sản xuất, đơn vị sản xuất kinh doanh với các Viện, Trường nhằm tiến hành nhanh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ. Thực hiện xã hội hoá việc tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. 5.4 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cùng với khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng là nhân tố đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
- nghiệp trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn huyện. Là tỉnh miền núi nên quá trình xây dựng CSHT còn nhiều bất cập - Về giao thông : giao thông ở Bảo Thắng còn gặp nhiều khó khăn do địa hình đường núi gồ ghề - Về thuỷ lợi, đê điều - Về điện : hệ thống điện còn chưa thực sự được phổ biến ở các xã trong huyện - Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch - Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông 5.5 Phát triển các thành phần kinh tế Quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường công tác quản lý và tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình theo phương thức xây dựng lâm trại, trang trại, gia trại. Bổ sung ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, kỹ thuật thông tin, tiếp thị, khâu tiêu thụ sản phẩm giúp các thành phần 5.6 Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước * Chính sách đất đai + Tạo điều kiện thuận lợi, có chủ trương thoáng, thủ tục hành chính đơn giản để nhân dân dẽ dàng thực hiện các quyền của mình theo quy định của Luật Đất đai. + Khuyến khích nhân dân sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất nông – lâm – thuỷ sản một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, khai thác kết hợp với bảo vệ và bồi bổ đất đai. Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đánh giá, phân loại cụ thể các trường hợp nông dân không còn đất sản xuất để có chủ trương, biện
- pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp theo hướng vừa không để nông dân bị bần cùng hoá do không có đất sản xuất, vừa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất ở mức độ hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để giúp hộ nông dân thiếu đất có cơ hội lập nghiệp mới hoặc có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để từng cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. + Tiến hành thường xuyên và chặt chẽ các công tác nghiệp vụ như đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai…. + Giải quyết kịp thời các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền để ổn định tình hình sản xuất và an ninh chính trị ở địa phương. * Chính sách đầu tư và tín dụng Để thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị, tổ chức huy động và cho vay vốn như: Ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức, đoàn thể cho vay vốn… * Chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá + Định hướng phát triển những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao như: đặc sản, sản phẩm chất lượng cao, an toàn… + Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành nông sản để nâng cao khả năng cạnh tranh. + Đầu tư nâng cấp, xây dựng chợ trung tâm huyện và mạng lưới chợ nông thôn, phát triển mạnh mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ để mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá.
- 5.7 Về lao động và việc làm + Tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển + Đẩy mạnh công tác thông tin và phổ biến kiến thức + Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã + Có chủ trương khuyến khích, chính sách đãi ngộ II. Kết luận Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Bảo Thắng là khu vực sản xuất lớn, ảnh hưởng đời sống và việc làm cho xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho quá trình phát triển của tỉnh Lào Cai. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản để phát triển hơn nữa không chỉ Lào Cai mà còn nhiều tỉnh miền núi nói chung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
0 p | 1267 | 258
-
Báo cáo kinh tế nông thôn: Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
43 p | 391 | 80
-
Đề tài: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012– 2020
150 p | 422 | 74
-
Đề tài: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2005
29 p | 80 | 26
-
Luận án tiến sĩ kinh tế: Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội
171 p | 122 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam
209 p | 120 | 21
-
Báo cáo tổng quan đề tài khao học cấp bộ: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn nông thôn miền Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
157 p | 97 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội
182 p | 21 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
117 p | 40 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định – Thực trạng và giải pháp
120 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
174 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
164 p | 30 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
210 p | 30 | 5
-
Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn phục vụ cho việc phát triển kinh tế ngoại thành TP. Hồ Chí Minh
199 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
93 p | 13 | 4
-
Luận án phó Tiến sĩ: Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
170 p | 24 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội
27 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn