Đề tài "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"
lượt xem 55
download
Phân tích quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân theo tiến trình của công cuộc đổi mới đất nước, tác giả bài viết đã đi đến kết luận. Trong quan điểm của Đảng ta, đây là những vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"
- Đề tài "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PGS.TS. VŨ VĂN GÀU – Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM Phân tích quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân theo tiến trình của công cuộc đổi mới đất nước, tác giả bài viết đã đi đến kết luận: 1. Trong quan điểm của Đảng ta, đây là những vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách; 2. Kinh tế tư nhân là bộ phận hợp thành không thể thiếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là một động lực để phát triển đất nước; 3. Việc Đảng ta cho phép đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong đổi mới tư duy của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách mà trong nhiều năm trực tiếp lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm, trăn trở để tìm hướng đi thích hợp và giải pháp hữu hiệu. Nếu phát triển kinh tế tư nhân, ngay từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định và chính thức thừa nhận là vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX – “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, thì vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, lần đầu tiên mới được Đảng ta chính thức đưa ra trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”. Về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân, có thể khẳng định rằng, Đảng ta đã hoàn toàn đúng và sáng suốt khi đưa ra chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ở đó, mọi thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, kinh tế tư nhân là bộ phận hợp thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu Đảng ta đã có được quan điểm như vậy về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân. Sau 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước với đường lối “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, khi kinh tế tư nhân đã có bước phát triển đáng kể và có những đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, mặc dù xác định rõ kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, song trong “Cương lĩnh
- xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta mới chỉ coi nó là thành phần kinh tế có thể cần được phát triển. Khi đó, quan điểm của Đảng ta về thành phần kinh tế này là: “Kinh tế cá thể còn có phạm vi tương đối lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác… Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định… Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển mạnh, nhưng không phải là một thành phần kinh tế độc lập”(1). Thêm 5 năm nữa, nghĩa là sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, kinh tế tư nhân vẫn chỉ là thành phần kinh tế được Đảng ta xác định là cần “tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi” để cho nó “yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài”, với điểm nhấn mạnh là: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài… Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước”(2). Thêm 5 năm nữa, nghĩa là sau 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã thực sự có được những bước khởi sắc đáng kể, tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy đời sống kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo hướng ngày càng ổn định và bền vững. Trên thực tế, nhờ chính sách đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta, lại được sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia một cách tích cực của đông đảo người lao động, sau 10 năm (từ 1991 đến 2001), khi đã chính thức được Đảng ta thừa nhận là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân nước ta đã có được sự phát triển rộng khắp trong cả nước, từ các thành phố lớn, thị xã, thị trấn đến các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đến các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Với sự phát triển rộng lớn đó, với tiềm năng kinh tế ngày càng mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, kinh tế tư nhân nước ta đã có những đóng góp, có thể khẳng định, là hết sức quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, tăng ngân sách nhà nước và góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. Không chỉ thế, cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển rộng khắp và ngày càng lớn mạnh của kinh tế tư nhân nước ta đã góp phần đắc lực vào việc giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm khá nhiều số lượng công nhân, lao động và doanh nhân, thúc đẩy một cách có hiệu quả thực sự tính năng động và năng lực sáng tạo của người lao động, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa các ngành văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế,…, nhất là chủ trương xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra. Đánh giá đúng sự phát triển và những đóng góp to lớn đó của kinh tế tư nhân nước ta trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế “có vị trí quan trọng lâu dài” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được “khuyến khích phát triển rộng rãi”, được “tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý”,
- được “phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài”(3). Đặc biệt, với mục đích làm cho đông đảo người lao động nước ta có được sự thống nhất, nhất trí cao với quan điểm mới của Đảng về kinh tế tư nhân với tư cách bộ phận cấu thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là nhằm khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới đất nước, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX (từ 18-2 đến 2-3-2002), khi thông qua Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, Đảng ta đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”(4). Có thể nói, đó là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Với quan điểm này, khi một lần nữa nhìn nhận lại tiến trình phát triển của thành phần kinh tế này trong bối cảnh của công cuộc đổi mới đất nước, nhất là sự phát triển của nó trong những năm gần đây, từ 2001 đến 2005, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định, trong chiến lược phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”(5). Để kinh tế tư nhân có thể thực hiện ngày một tốt hơn vai trò này và thực sự trở thành một động lực thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương cho phép mọi công dân không những có quyền tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ, mà còn có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin. Để các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân có được sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Đảng ta còn nhấn mạnh chủ trương xóa bỏ mọi rào cản, tạo môi trường tâm lý xã hội và kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển với quy mô không hạn chế trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kể cả các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân mà pháp luật không cấm. Trên thực tế, trong hơn 5 năm qua, kinh tế tư nhân nước ta đã có được sự phát triển năng động, ngày càng đáp ứng được và thích ứng được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khả năng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân ngày một tăng; khả năng thu hút lao động cũng ngày một tăng; sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới đã được nâng lên một bước đáng kể. Trình độ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân nước ta cũng theo đó mà ngày một đổi mới và có sự tiến bộ rõ rệt, nhiều sản phẩm mang thương hiệu doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã có được uy tín nhất định trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang từng bước trưởng thành, tăng về số lượng, phát triển về chất lượng, mạnh dần về
- bản lĩnh kinh doanh thương trường. Số doanh nhân “có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội” và thực sự xứng đáng tôn vinh ngày một nhiều. Tuy nhiên, so với những đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì kinh tế tư nhân nước ta, có thể nói, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, “quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt”(6). Hiện tại, chúng ta mới chỉ xây dựng được một số doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, vốn lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, còn phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ sản xuất yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường, không chỉ thị trường nước ngoài, mà cả thị trường trong nước, nhìn chung còn yếu. Nguyên nhân chính làm cho tốc độ phát triển của kinh tế tư nhân nước ta chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là do, một mặt, quan điểm của Đảng ta trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để tạo sự thống nhất cao, một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân mà đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa, quản lý có phần buông lỏng và còn có những sơ hở; mặt khác, “kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển”(7). Thêm vào đó, kinh tế tư nhân nước ta, ngoài việc phải đối phó với những khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội, về khả năng tiếp cận và xử lý thông tin, còn phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn về môi trường kinh doanh, về năng lực cạnh tranh, về trình độ công nghệ, chất lượng, giá thành và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, để kinh tế tư nhân nước ta thực sự có được bước phát triển vượt bậc, đúng hướng, ngày càng tương xứng với vai trò quan trọng, vị trí chiến lược của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết chúng ta cần phải quán triệt, tạo sự thống nhất, nhất trí cao và quyết tâm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. Cùng với đó, chúng ta phải tạo ra một môi trường thuận lợi cả về thể chế lẫn tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân; tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân nước ta hiện nay. Ngoài việc hỗ trợ về vốn, về cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ về đào tạo nhân lực, về khoa học, công nghệ và thông tin, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, cần phải tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và phát huy có hiệu quả vai trò của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế tư nhân. “Xây dựng thương hiệu, xử lý rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp” và “thực sự tôn vinh các doanh nhân có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội”(8). Về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định: “Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban chấp hành Trung ương”(9).
- Đảng viên làm kinh tế tư nhân là một vấn đề cụ thể nhưng lại rất hệ trọng. Bởi lẽ, đây không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị cốt yếu. Đây còn là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Không chỉ thế, đây còn là vấn đề có liên quan đến quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng ta, đến thái độ của chúng ta đối với chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, đối với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đối với vấn đề bóc lột (quan hệ chủ – thợ). Chính vì vậy, sau nhiều lần hội thảo, trao đổi ý kiến không chỉ trong Ban chấp hành Trung ương, mà cả tại đại hội đảng bộ các cấp, đồng thời lấy ý kiến rộng rãi trong toàn Đảng và trong nhân dân, Đảng ta mới đi đến quyết định cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân. Có thể nói, việc Đảng ta cho phép đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng sau 20 năm trực tiếp lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Nhận thức này của Đảng ta xuất phát từ quan niệm đúng đắn rằng, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm là một nước nghèo, chúng ta cần phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội và do vậy, cần phải huy động mọi nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, của mọi thành phần kinh tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta là người khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu này, do vậy đảng viên của Đảng phải lãnh đạo và gương mẫu thực hiện mục tiêu này, vừa làm giàu cho bản thân và gia đình bằng lao động chính đáng của mình, vừa phải góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước. Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo – nền kinh tế dựa trên “cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”(10), Đảng ta không coi kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế gắn liền với chủ nghĩa tư bản, mà lãnh đạo kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc Đảng ta cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân trên cơ sở gương mẫu chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban chấp hành Trung ương không thể dẫn nền kinh tế nước ta đến chỗ đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, số đảng viên hiện đang làm chủ doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn ít, quy mô còn nhỏ bé. Phần lớn đảng viên làm kinh tế tư nhân là những cán bộ, đảng viên đã từng làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nay về hưu, về nghỉ mất sức, hoặc là bộ đội xuất ngũ, công an chuyển ngành, đã được Đảng và Nhà nước ta đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết những đảng viên làm kinh tế tư nhân này đều gương mẫu chấp hành Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhìn chung, dư luận xã hội hiện nay chưa có băn khoăn nhiều về việc đảng viên làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Bởi lẽ, trên thực tế, họ đã có những đóng góp tích cực cho đất nước, góp phần phát triển kinh tế, làm tăng của cải cho xã hội, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, đối xử tốt và quan tâm đến lợi ích người lao động. Hơn nữa, theo luật pháp hiện hành, những cán bộ, đảng viên trong biên chế nhà nước, tại chức, tại ngũ không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và do vậy, chưa đến mức chúng ta phải quá lo lắng về việc đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân
- lợi dụng chức quyền, cương vị công tác để thu vén cho doanh nghiệp tư nhân của mình. Đảng ta cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân nhưng với những “quy định và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm vừa phát huy khả năng làm kinh tế của đảng viên, vừa giữ được tư cách đảng viên và bản chất của Đảng”(11). Đảng viên làm kinh tế tư nhân không chỉ làm theo pháp luật của Nhà nước như một công dân bình thường, mà còn phải theo nghĩa vụ, trách nhiệm của đảng viên, phải chấp hành Điều lệ và những quy định cụ thể của Đảng. Như vậy, có thể nói, việc Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhất là việc đưa ra chủ trương mới – cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân – tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt, thể hiện bước đột phá trong đổi mới tư duy của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.r (1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 11 – 12. (2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 96. (3) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 98, 99. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 57 – 58. (5) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 83. (6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 165. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 165. (8) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 231 – 232. (9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 132. (10) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 83. (11) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 132 – 133.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Địa lý kinh tế Việt Nam: Thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
46 p | 606 | 97
-
Luận văn tiến sĩ kinh tế: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
234 p | 224 | 74
-
Báo cáo tổng hợp đề tài: Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
317 p | 187 | 31
-
Đề tài” “Phát triển kinh tế là chiến lược cấp bách hàng đầu”
16 p | 237 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
90 p | 88 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 15 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Phát triển kinh tế trang trại huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
17 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh Đăk Nông
113 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
110 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
117 p | 15 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Nghệ An
26 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định
103 p | 18 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
24 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Trà Vinh
26 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Trà Vinh
108 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển kinh tế biển ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
116 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
112 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế Đakrông tỉnh Quảng Trị
123 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn