intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI

Chia sẻ: Van Thuong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:69

152
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lớp Cầu gai (Echinoidea) thuộc phân ngành Eleutherozoa, thuộc ngành Da gai (Echinodermata). Có khoảng 800 loài hiện sống, 2.500 loài hoá thạch. Có 2 phân lớp: - Phân lớp Cầu gai đều (Regularia): Cơ thể cấu tạo điển hình, hình cầu. - Phân lớp Cầu gai không đều (Irregularia): Cơ thể dẹt theo hướng miệng - đối miệng, hình đĩa hay hình túi, hậu môn không ở trên trục đối xứng mà chuyển sang mặt phẳng gian phóng xạ. Một số nội quan của một số nhóm bị tiêu giảm một phần....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CEMINAR HỌC PHẦN: SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI Học viên thực hiện: Phạm Thị Phương Anh Lương Thị Ngọc Diệp Trần Đức Hải Lê Thị Ngọc Hoa Huế, tháng 05/2008
  2. 1. Phân loại Lớp Cầu gai (Echinoidea) thuộc phân ngành Eleutherozoa, thuộc ngành Da gai (Echinodermata). Có khoảng 800 loài hiện sống, 2.500 loài hoá th ạch. Có 2 phân lớp: - Phân lớp Cầu gai đều (Regularia): Cơ thể cấu tạo điển hình, hình cầu. - Phân lớp Cầu gai không đều (Irregularia): Cơ thể dẹt theo hướng miệng - đối miệng, hình đĩa hay hình túi, hậu môn không ở trên trục đối xứng mà chuyển sang mặt phẳng gian phóng xạ. Một số nội quan của một số nhóm bị tiêu giảm m ột phần.
  3. 2. Sinh thái, phân bố Cầu gai sống trên thềm biển và vùi trong cát biển. Th ức ăn chính là rong, tảo, mùn bã và động vật nhỏ. Ở biển Việt Nam có khoảng 70 loài, gặp nhiều ở các vùng đáy đá, vùng biển san hô. Các giống có nhiều loài là Salmacis, Temnopleurus, Diadema, Clypeaster... Các loài thường gặp là Diadema setosum, Tripneustes gratilla… Ở vịnh Bắc Bộ gặp khoảng 20 loài, thường gặp là Astropyga radiata có thân lớn (khoảng 20cm) và dẹp, Temnopteurus toreumaticus, Laganum decagonale…
  4. Một số loài cầu gai phổ biến ở Việt Nam Astropyga radiata Diadema setosum
  5. 3. Sơ lược đặc điểm hình thái, cấu tạo của cầu gai Ấu trùng có đối xứng 2 bên. Cơ thể trưởng thành hình cầu, hình đĩa hay hình trứng, toả ra rất nhiều gai nh ỏ ra xung quanh nên có tên gọi là cà ghim hay nhím biển, có đối xứng toả tròn bậc 5 (hình 1).
  6. Thành cơ thể gồm 3 lớp: - Lớp tế bào biểu mô ngoài cấu tạo một tầng. - Lớp mô liên kết tạo thành 3 tầng khác nhau là tầng c ơ trong cùng, tầng mô liên kết ở giữa và tầng biểu mô có bộ xương giáp với biểu mô ngoài. - Lớp biểu mô thành thể xoang Xoang cơ thể thứ sinh có sự phân hoá về cấu tạo, đảm nh ận các chức phận khác nhau, gồm hệ ống dẫn nước - h ệ chân ống, hệ tuần hoàn (hệ xoang máu giả) và phức hệ cơ quan tr ụ. Hệ tiêu hoá hình ống, kéo dài và cuộn 2 vòng trước khi đổ ra hậu môn. Cơ quan hô hấp chuyên hoá là 5 đôi mang phân nhánh n ằm quanh miệng, thực chất là biến đổi của các phần xoang cơ th ể. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, tuyến sinh dục phân tính dạng vòng, bao quanh ruột sau (con non), con trưởng thành thì hình túi. Không có cơ quan bài tiết. Sự bài tiết chủ yếu do các tế bào amip trong xoang cơ thể đảm nhận.
  7. Hệ thần kinh có 3 bộ phận khác nhau, đối xứng toả tròn: 1) Mạng thần kinh miệng (ectoneural system) nằm ở mặt miệng. Gồm có vòng thần kinh trung tâm bao quanh h ầu, th ực quản và các dây thần kinh phóng xạ nằm ở lớp biểu mô. Từ đây có 2 dây thần kinh đi tới nội quan, chức năng chủ yếu là thụ cảm. 2) Mạng thần kinh dưới da (hyponeural system) nằm phía dưới mạng thần kinh miệng, kém phát triển, điều khiển vận động của nội quan. 3) Mạng thần kinh đối miệng(entoneural system) có mối liên với biểu mô thể xoang. Cơ quan thị giác và thăng bằng chuyên hoá ở dạng đơn giản, các tế bào cảm giác như xúc giác, khứu giác và vị giác nằm rải rác ở chân ống, tua miệng... Nhìn chung hệ thần kinh của động vật da gai còn giữ nhiều nét cổ, mạng thần kinh miệng và mạng thần kinh d ưới da còn nằm trong biểu mô hay nằm ngay dưới biểu mô. Xu hướng tập trung tế bào thần kinh thành hạch không rõ.
  8. 4. Sinh sản và phát triển của cầu gai 4.1. Quá trình tạo giao tử 4.1.1. Quá trình sinh tinh Tinh trùng được tạo ra từ tuyến sinh dục đực. Vào một thời điểm nào đó, tế bào sinh dục nguyên thủy bắt đầu tăng lên về kích thước, gia tăng hoạt tính, và phân chia nguyên nhiễm cho ra các tinh nguyên bào(2n), tinh nguyên bào lại phân chia để cho các tinh bào bậc I(2n). Mỗi tinh bào I phân bào giảm nhiễm gồm 2 lần phân chia liên tiếp, l ần 1 hai tinh bào II và lần 2, mỗi tinh bào II cho hai tinh t ử (n). Các tinh tử sẽ biệt hóa để cho ra bốn tinh trùng. Hình 3 . Tinh trùng cầu gai
  9. Quá trình sinh tinh
  10. Tinh trùng cấu tạo gồm có bốn phần: đầu, cổ , phần giữa và đuôi tương tự tinh trùng của thú. Hình 4. Cấu tạo tinh trùng của thú
  11. a. Phần đầu: Là bộ phận tinh trùng tiếp xúc với trứng trong th ụ tinh, có chứa một nhân đơn bội và một thể đỉnh (acrosome). Nhân bị nén lại do ADN bị xoắn chặt, giúp cho tinh trùng ít bị các tổn thương vật lý hoặc đột biến trong quá trình d ự tr ữ và di chuyển đến nơi thụ tinh. Sự nén của nhân là do tương tác giữa ADN và protein của nhiễm sắc thể là protamin. Thể đỉnh nằm ngay phía trước nhân, là một bao kín, dẫn xuất từ thể Golgi, có chứa các enzyme tiêu hoá protein và các đường phức tạp giúp cho tinh trùng tiêu huỷ lớp màng trứng để xâm nhập vào bên trong. Ở cầu gai, giữa nhân và bao thể đỉnh còn có một vùng gồm các phân tử actin hình cầu, có vai trò tạo thành mấu th ể đỉnh của tinh trùng trong giai đoạn sớm của sự thụ tinh.
  12. b. Phần giữa: Nằm ngay phía sau đầu là một cổ ngắn nối đầu và đuôi tinh trùng. Phần giữa có các ty thể xếp xoắn ốc, bao quanh sợi trục bên trong. c. Phần đuôi: Là một cấu trúc phức tạp. Cơ quan vận động chính của đuôi là sợi trục (axoneme), được tạo thành bởi các vi ống xuất phát từ trung tử ở phần dưới của nhân. Sợi trục bao gồm hai vi ống trung tâm được bao chung quanh bởi chín cặp vi ống. Các vi ống này được cấu tạo bởi các protein là α và β-tubulin. Gắn vào các vi ống bên ngoài là protein dynein. Dynein có khả năng thuỷ phân ATP và biến đổi năng lượng hoá h ọc thành công năng giúp cho tinh trùng chuy ển đ ộng
  13. 4.1.2. Quá trình sinh trứng Từ các tế bào sinh dục nguyên thủy hay các noãn bào nguyên thủy phân chia nguyên nhiễm nhiều lần cho ra các noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào sau một quá trình phân chia và tăng trưởng cho ra các noãn bào. Các noãn bào bắt đầu phân chia giảm nhiễm cho ra hai tế bào: t ế bào to có thể tích bằng tế bào trứng nên gọi là tế bào tr ứng; t ế bào nh ỏ do cực động vật sinh ra nên gọi là cực cầu (thể cực). Tế bào trứng lại phân chia lần thứ hai thành tế bào trứng chín và th ể cực thứ hai, cùng lúc đó thể cực thứ nhất cũng phân chia thành hai thể cực. Kết quả tạo ra bốn tế bào trong đó ch ỉ có một tế bào trứng có thể thụ tinh còn ba tế bào còn lại (ba th ể cực) không có khả năng nói trên. Đây là sự khác biệt với quá trình sinh tinh. Một cầu gai mẹ có thể cung cấp hơn 20 triệu trứng.
  14. Quá trình sinh trứng
  15. Tất cả các nguyên liệu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển phải được dự trữ trong trứng chín. Trong khi tinh trùng b ị loại bỏ hầu hết tế bào chất thì tế bào trứng đang phát triển không chỉ giữ lại mà còn tích tụ thêm tế bào chất. Trứng cầu gai có thể tích khoảng 200 picoliter (2.10-4 mm3), gấp 10.000 lần thể tích của tinh trùng Hình 5. Cấu trúc của trứng cầu gai trong quá trình thu tinh
  16. Tế bào chất của trứng bao gồm: - Protein - Ribosome và tRNA: cần cho phôi tổng hợp protein của riêng chúng ngay sau khi thụ tinh - mRNA: Trứng cầu gai có khoảng 25.000 đến 50000 loại mRNA khác nhau, được duy trì ở trạng thái không hoạt động cho đến khi trứng được thụ tinh - Các yếu tố phát sinh hình thái: Là những phân tử có vai trò trong sự biệt hóa tế bào. Chúng nằm trong nh ững vùng khác nhau của trứng và được phân bố về các tế bào con trong su ốt quá trình phân cắt của hợp tử - Các chất hóa học bảo vệ trứng. Bên trong khối tế bào chất là một nhân lớn. Ở cầu gai, nhân đã ở trạng thái đơn bội vào thời điểm trứng thụ tinh (hình 6).
  17. Hình 6. Các giai đoạn trứng chín của thời điểm tinh trùng xâm nhập
  18. Màng nguyên sinh bao quanh tế bào chất, có khả năng điều hòa sự trao đổi ion trong quá trình th ụ tinh và h ợp nh ất v ới màng tế bào tinh trùng Bên ngoài màng nguyên sinh là màng noãn hoàng. Màng noãn hoàng có ít nhất là tám loại glycoprotein c ần thi ết cho s ự nhận dạng đặc hiệu của tinh trùng. Nằm ngay bên dưới màng nguyên sinh là 1 lớp vỏ mỏng khoảng 5µm. Tê bào chất của vùng này cứng h ơn phía trong và có nhiều phân tử actin hình cầu. Trong quá trình th ụ tinh, các phân tử actin bị polyme hóa tạo thành các vi sợi. Các vi sợi này cần cho sự phân cắt tế bào. Nhiều tế bào trứng còn có một lớp mỏng bên ngoài màng noãn hoàng gọi là lớp keo cấu tạo từ glycoprotein, có nhiều chức năng nhưng phổ biến nhất là để hấp dẫn hoặc hoạt hóa tinh trùng.
  19. Hình 7. Bề mặt trứng chưa thụ tinh của cầu gai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2