Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khái quát quá trình hình thành của đô thị Lạng Sơn từ khởi thủy đến năm 1925 (năm thành lập thị xã Lạng Sơn) và quá trình phát triển của Lạng Sơn từ thị xã lên thành phố (năm 2002), cùng chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn (2002-2012).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––– ĐỖ THỊ HƯƠNG LIÊN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 2012 Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 9229013 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN – 2018 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ 2. PGS.TS Hà Thị Thu Thủy Phản biện 1……………………………………………………. Phản biện 2…………………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………………
- 2 Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi…..giờ…..ngày…….tháng….năm…….. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia; Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên; Thư viện trường Đại học Sư phạm;
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ Thị Hương Liên (2017), “Bàn thêm về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) và mối liên hệ với các cuộc khởi nghĩa đương thời”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên (170), tr.8590. 2. Đỗ Thị Hương Liên (2017), Thành cổ (Đoàn thành) Lạng Sơn và tứ trấn, từ một đô thị, một quân thành đến di tích lịch sử, Tại Hội thảo Khoa học quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, T ại tr ườ ng Đại học Sư phạm Hà Nộ i , tháng 12 năm 2017, tr.580590.
- 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, từ lâu đã được coi như cửa ngõ giao thương giữa nước ta với Trung Quốc. Thành phố Lạng Sơn là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, tỉnh miền núi Đông Bắc của tổ quốc, là một đô thị cửa khẩu có chức năng quan trọng trong kinh tế đối ngoại. Thành phố Lạng Sơn vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và đến năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử như thành nhà Mạc, Đoàn thành, Ải Chi Lăng... cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từng hấp dẫn khách thập phương từ ngàn xưa. Sự hội tụ của các điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành trung tâm chính trị kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố Lạng Sơn là loại hình đô thị thương mại ra đời từ khá sớm, được hình thành theo phương thức "thị" có trước " đô " có sau. Ngày nay thành phố Lạng Sơn là thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển, là cửa ngõ giao lưu kinh tế văn hoá của cả nước với Trung Quốc, là địa bàn có mối quan hệ với vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh. Trong nhiều thập niên qua, những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thực hiện đề án thành lập thành phố giai đoạn 2000 2002, thị xã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị. Với quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện và sâu sắc từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thành phố Lạng Sơn, làm nảy sinh những vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị, về tổ chức đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- 5 Trong giai đoạn 2000 – 2002, thực hiện đề án thành lập thành phố, thị xã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị, diện mạo thay đổi. Năm 2000, thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III, đến tháng 10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập thành phố Lạng Sơn. Quá trình đô thị hóa cùng với sự chuyển mình ngày càng mạnh mẽ của thành phố Lạng Sơn trong những năm qua đã khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước để thành phố Lạng Sơn trở thành thành phố cửa khẩu quan trọng vùng biên giới Đông Bắc, với chức năng chủ yếu là kinh tế thương mại, chính trị, an ninh quốc phòng của một tỉnh biên giới. Thông qua nghiên cứu thực tế thực hiện đường lối đổi mới ở một địa phương miền núi biên giới như Lạng Sơn để thấy được sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, đồng thời với việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu khoa học cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đến nay, cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về quá trình đô thị hóa nói chung của các tác giả ở trong và ngoài nước, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, lại chưa có nghiên cứu nào về quá trình hình thành, phát triển của thành phố và quá trình đô thị hóa dưới góc độ lịch sử diễn ra tại một thành phố của một tỉnh miền núi, nhất là lại diễn ra tại một tỉnh miền núi phía Bắc như tỉnh Lạng Sơn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề: “Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề Khái quát quá trình hình thành của đô thị Lạng Sơn từ khởi thủy đến năm 1925 (năm thành lập thị xã Lạng Sơn) và quá trình phát triển của Lạng Sơn từ thị xã lên thành phố (năm 2002), cùng chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn (2002 2012).
- 6 Phân tích những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn qua các giai đoạn lịch sử. Phân tích sự thay đổi về diên cách (quy mô) thành phố Lạng Sơn qua các thời kì, trong đó tập trung vào quy hoạch ki ến trúc và cảnh quan môi tr ườ ng; đồng thời t ập trung làm rõ các cơ chế, chính sách của bộ máy chính quyền đươ ng thời trong công tác quản lí đô thị. Phác họa bức tranh về sinh hoạt đô thị được thể hiện qua các mặt như dân cư đô thị, kinh tế đô thị, chính trị, văn hóa, xã hội của đô thị Lạng Sơn qua gần một thế kỉ. Trên cơ sở đó làm rõ những thế mạnh thúc đẩy sự phát triển của Lạng Sơn, luận án cũng đóng góp một số ý kiến nhằm kế thừa và phát huy mặt tích cực của đô thị hóa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí và quy hoạch thành phố trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra như ở trên, đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn, quá trình đô thị hóa ở thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012. Thứ hai: Rút ra được những đặc điểm của quá trình đô thị hóa nói chung và thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Thứ ba: Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012. Thứ tư: Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả chỉ ra đặc trưng của đô thị Lạng Sơn. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượ ng nghiên cứu: Đối tượ ng nghiên cứu của đề tài là thành phố L ạng Sơn. Trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu về sự ra đời, quá trình phát triển của đô thị ở thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng sơn từ chức năng một “trấn thành” đến một trung
- 7 tâm đô thị và những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội ở thành phố Lạng Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Không gian nghiên cứu cuả đề tài là không gian lịch sử kinh tế văn hóa xã hội Lạng Sơn với trung tâm là thành phố Lạng Sơn. Trong quá trình trình bày luận án thuật ngữ “thị xã Lạng Sơn nay là thành Phố Lạng Sơn” sẽ có những cách gọi khác tương ứng được sử dụng trong các văn bản hành chính cả chính quyền đương thời để phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trong một số nội dung phạm vi nghiên cứu có thể mở rộng ra địa bàn tỉnh để thấy được sự liên quan mật thiết giữa thành phố Lạng Sơn với toàn tỉnh. Về thời gian: Đề tài giới hạn chủ yếu trong thời gian từ năm 1925 đến năm 2012. Về mốc thời gian từ năm 1925 đến năm 2012. Trong đó, năm 1925 là năm chính quyền thực dân Pháp đã ra Nghị định số 30431 về việc thành lập thị xã Lạng Sơn là trung tâm đô thị của tỉnh Lạng Sơn (TheoCông điện của Chánh văn phòng Phó Thống sứ Bắc kỳ về Nghị định thiết lập Lạng Sơn Thất Khê thành thị xãngày 23/9/1925). Năm 2012, thành phố Lạng Sơn đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển kể từ khi được công nhận là thành phố (giai đoạn 2002 – 2012). Việc lấy mốc năm 2012 có thể chưa thật sự chính xác nhưng sẽ giúp NCS thuận lợi hơn khi khai thác nguồn tư liệu. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu để để có cái nhìn toàn diện, luận án còn đề cập khái quát một số vấn đề của thành phố trong phạm vi thời gian và không gian rộng hơn. Phương pháp nghiên cứu: Để tiếp cận đề tài “Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012” là một đề tài rộng, cần nguồn tư liệu khá lớn, đa dạng bởi vậy phương pháp đầu tiên được sử dụng nghiên cứu ở đây là khai thác triệt để những tư liệu gốc như các tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, III, Chi cục Văn thư Lưu trữ Lạng Sơn. Phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic
- 8 Các phương pháp đa ngành, liên ngành: kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp điều tra xã hội học để xử lí các số liệu và thông tin liên quan. Phương pháp khu vực học: Căn cứ vào thực tế khách quan của lịch sử và điều kiện xã hội của địa phương để nghiên cứu. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Đối tượng chính của luận án là tập trung nghiên cứu về thành phố Lạng Sơn nhưng việc nghiên cứu đặt trong mối quan hệ với cả các huyện khác và cả tỉnh Lạng Sơn cũng là rất cần thiết, do đây là một công việc hết sức quan trọng nên cần được tiến hành bằng các bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn mà tác giả đưa ra. 4. Đóng góp của luận án Thứ nhất: Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn nói riêng cũng như mảnh đất Lạng Sơn nói chung. Thứ hai: Phục dựng lại một bức tranh toàn cảnh về thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến 2012 và thấy được những tác động cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn. Thứ ba: Tái hi ện l ại b ức tranh toàn cảnh về kinh t ế, chính trị, văn hóa, xã hội c ủa thành phố Lạng S ơn. Qua đó chỉ ra nh ững đặc điểm riêng mang tính đặc thù trong quá trình phát tri ển của thành phố Lạng S ơn so v ới các thành phố khác ở nướ c ta. Thứ tư: Luận án còn cung cấp nguồn tư liệu mới, đáng tin cậy về thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012, phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. 5. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án được chia thành 5 chương chính: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Chương 2. Thị xã Lạng Sơn từ khi thành lập đến ngày hòa bình
- 9 lập lại (19251954). Chương 3. Chuyển biến của thị xã Lạng Sơn trong những năm 19541975. Chương 4. Chuyển biến của thị xã Lạng Sơn sau ngày đất nước thống nhất và sự thành lập thành phố (19752002). Chương 5. Thành phố Lạng Sơn qua 10 năm xây dựng, phát triển (20022012). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về nguồn tư liệu Để hoàn thiện luận án, tác giả đã sử dụng một số nguồn tư liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài như: tư liệu thành văn; tư liệu tranh ảnh, bản đồ, hiện vật; tư liệu điền dã. 1.1.1. Tư liệu thành văn Nguồn tư liệu là các văn kiện của các kì Đại hội Đảng, các nghị quyết, quyết định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo và nghị quyết triển khai, tổng kết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn cùng một số các báo cáo, quyết định của chính phủ Pháp thi hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn trước năm 1945. Các số liệu, báo cáo thống kê của chi cục thống kê và của các cơ quan, ban ngành của Trung ương và địa phương có liên quan đến đề tài luận án. Nguồn tư liệu là các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước, trong đó có các chuyên khảo đề cập đến vấn đề kinh tế, văn hóa của thành phố Lạng Sơn; các kỷ yếu Hội thảo khoa học cùng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến đề tài luận án nghiên cứu. Tư liệu lưu trữ
- 10 Nguồn liệu lưu trữ có liên quan trực tiếp đến đề tài được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Tập trung chủ yếu ở ba phông tài liệu lưu trữ là Fonds de la residenee Superieure au tonkin (Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), Phủ Toàn quyền Đông Dương và Nha kinh lược Bắc Kỳ; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như Phông Phủ thủ tướng… Nguồn tư liệu báo chí Các tờ báo của Trung ương và Địa phương:Trước hết là một số tờ báo dưới hình thức thông tin như báo Bắc Kạn Ty thông tin Bắc Kạn số 83 (12/6/1950); báo Hà Giang Ty thông tin Hà Giang số 22,28…; một số bản tin của Ty thông tin Thanh Hóa hay Ty thông tin Tuyên Quang; Ty thông tin Thái Nguyên… Các tạp chí chuyên ngành:Có thể thấy dạng tư liệu báo chí có thể khai thác phục vụ luận án chính là các tạp chí chuyên ngành với một số các bài viết như “Một số nét về hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” (Nguồn: 2004 số 6 Tạp chí ngân hàng); “Lạng Sơn với phát triển kinh tế và hội nhập” (Nguồn: 2005 số 1 Tạp chí Đông Nam Á), “Khu kinh tế của khẩu Tân Thanh, chặng đường 10 năm phát triển” (Nguồn: 2007 số 2 Tạp chí Đông Nam Á… 1.1.2. Tư liệu tranh ảnh, bản đồ, hiện vật Bao gồm tranh ảnh và bản đồ cũng là nguồn tư liệu hết sức quý báu và cần thiết. Các tư liệu tranh ảnh, bản đồ hiện vật được khai thác chủ yếu tại Bảo tàng thành phố Lạng Sơn và Thư viện tỉnh Lạng Sơn, tại Baỏ tàng thành phố Lạng Sơn với các danh mục ảnh về con người, về diện mạo thành phố Lạng Sơn 1.1.3. Tư liệu điền dã Tác giả luận án đã tiến hành công tác điền dã, thu thập tư liệu tại nhiều nới ở cả thành phố và các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 1.2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2.1. Những nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam Có thể thấy rằng từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều những nghiên cứu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam về đô thị và đô thị hóa. Ở Việt Nam thì cac đô thị cũng được hình thành từ
- 11 khá sớm những nghiên cứu này phải từ sau đại thắng mùa xuân 1975 mới được nghiên cứu một cách chuyên sâu 1.2.2. Các nghiên cứu về tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn Ngược dòng lịch sử, có thể nói mảnh đất Lạng Sơn luôn gắn liền với vị thế là cửa ngõ vùng biên ải, là con đường giao lưu kinh tế chính trị văn hóa xã hội giữa các triều đại phong kiến nước ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Thành phố Lạng Sơn lại là trung tâm của một vùng đất biên cương, nối liền từ vùng biên ải đến kinh thành Thăng Long (thủ đô Hà Nội ngày nay) vị trí địa đầu của tổ quốc nằm trên con đường giao thông huyết mạch có từ rất lâu đời.Với vị trí trọng yếu như vậy, ngay từ rất xa xưa, Lạng Sơn đã mang dấu ấn một đô thị. 1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Qua khảo cứu các công trình được các học giả, các nhà nghiên cứu ở cả trong cũng như ngoài nước. Nội dung các công trình đó đã đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến Lạng Sơn trên các vấn đề khác nhau. Trong đó, có khá nhiều các công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam nói chung, cũng như ở Lạng Sơn nói riêng. Nhìn chung, từ tổng quan các nghiên cứu về Lạng Sơn cho thấy mặc dù đã có khá nhiều công trình trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu về thành phố Lạng Sơn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về vấn đề “Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012”. Tuy nhiên nội dung những công trình trên đã cho tác giả luận án kế thừa những số liệu, nhận định ở những khía cạnh gợi mở liên quan đến nội dung luận án. Chương 2 THỊ XÃ LẠNG SƠN TỪ KHI GIẢI PHÓNG ĐẾN NGÀY HÒA BÌNH LẬP LẠI 1925 1954 2.1. Vùng đất Lạng Sơn từ khởi thủy đến năm 1925
- 12 Lạng Sơn là một vùng đất cổ, có lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết luận nghiên cứu chứng minh Lạng Sơn là nơi xuất hiện người tối cổ sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ XX, bóng dáng "đô thị" Lạng Sơn càng hiện lên rõ hơn. Thị xã Lạng Sơn được thành lập từ năm 1925 là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn . Thị xã lúc này được chia ra làm hai khu vực, sông Kỳ Cùng được lấy để phân biệt. Phía Nam gọi là “bên tỉnh”, nơi tập trung các cơ quan cai trị hàng tỉnh, thành Lạng Sơn thuộc khu bên tỉnh trở thành nơi đóng quân của quan quân, binh lính Pháp,lính khố đỏ; bên “Kỳ Lừa” ở phía bắc là khu trung tâm kinh tế, là nơi tập trung các phố chợ diễn ra các hoạt động buôn bán, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân 2.2. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 1954. Năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước với Pháp, quy định Pháp có quyền bảo hộ hai xứ Bắc kỳ, Trung Kỳ, còn Nam Kỳ là xứ thuộc địa, nhưng thực tế thực dân Pháp nắm toàn quyền điều khiển ở khắp mọi nơi trong đó có Lạng Sơn. Cho đến năm 1925, thực dân Pháp quyết định thành lập một đơn vị hành chính là thị xã Lạng Sơn và đặt bộ máy cai trị trong toàn tỉnh. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc kí Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, một trang sử mới với nhân dân và các dân tộc Lạng Sơn lại bắt đầu. 2.3. Những chuyển biến về quy hoạch đô thị 2.3.1. Những thay đổi về diên cách. Năm 1831, khi Lạng Sơn được đổi thành tỉnh, Cao Lộc được tách thành một đơn vị hành chính riêng, thị xã khi đó trở thành châu lỵ Cao Lộc (châu lỵ đóng tại phố Kỳ Lừa) tháng 9 năm 1925, thị xã Lạng Sơn được thành lập. Tháng 81939, thực dân Pháp lại ra quyết định đổi một số châu thành phủ, cả tỉnh Lạng Sơn khi đó có
- 13 ba phủ bảy châu. Lúc này đơn vị phủ tương đương với châu, ba phủ khi đó là Tràng Định, Văn Uyên và Cao Lộc. Sau năm 1945, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn bộ thị xã Lạng Sơn thuộc huyện Cao Lộc. Huyện Cao Lộc gồm có 17 đơn vị hành chính là thị xã Lạng Sơn là 16 xã. 2.3.2. Quy hoạch kiến trúc và cảnh quan môi trường. Từ đầu thế kỉ XX cho đến cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh lỵ Lạng Sơn tách ra thành cơ quan riêng, không chung với phủ lỵ, huyện lỵ, địa bàn tỉnh lị vẫn chưa hình thành đơn vị thị xã và chưa có chính quyền riêng, phường phố dân cư nằm dưới sự phụ trách của huyện. Sau khi ra Nghị định về việc thành lập đô thị Lạng Sơn là trung tâm đô thị của tỉnh Lạng Sơn. Thực dân Pháp đã quy hoạch và chia thị xã làm hai khu vực. 2.4. Những chuyển biến về quản lí đô thị của thị xã Lạng Sơn giai đoạn 1925 đến 1954 2.4.1. Về chính sách bình định và việc thiết lập các cơ quan cai trị Tính đến năm 1925, về cơ bản thực dân Pháp đã thực hiện xong chính sách bình định tại Bắc kì nói chung và Lạng Sơn nói riêng, trong đó thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn đàn áp bằng quân sự, thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, kết hợp với chính sách bóc lột về kinh tế nhằm làm cho ta suy yếu, nghèo nàn về kinh tế và lạc hậu về chính trị để dễ bề thống trị lâu dài. Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính chính quyền các cấp ở địa phương gồm cấp kì (sau đổi là bộ) tỉnh, thành phố, huyện và thị xã. Ngày 22111945, chính phủ ban hành Sắc lệnh số 63/SL quy định về tổ chức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban hành chính các cấp (xã, huyện, tỉnh, kì). Đây là sắc lệnh cơ bản nhất quy định chế độ chính quyền nhân dân các cấp ở địa phương 2.4.2. Về quản lí đô thị Về thu thuế và quản lí ngân sách Quản lí nhà đất vàxây dựng cơ bản
- 14 Quản lí vềgiao thông vận tải, đường sá và hệ thống điện nước Quản lí an ninh và trật tự đô thị 2.5. Những chuyển biến về sinh hoạt đô thị 2.5.1. Về dân cư đô thị Thành phần dân cư:Từ thời xa xưa, xứ Lạng là một địa bàn quần cư thống nhất của nhiều dân tộc anh em, những nhóm Tày Nùng là người bản địa chủ yếu. Nghề nghiệp: Sau chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Lạng Sơn về cơ bản cũng như các đô thị khác trên đất nước ta lúc bấy giờ đó chính là sự phân hóa các giai cấp trong xã hội. Tại thị xã Lạng Sơn thời kì này chủ yếu là sự phân chia trên cơ sở nghề nghiệp (sĩ nông công thương ): trí thức, nông dân, công nhân, tiểu thương). 2.5.2. Về kinh tế Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch Đô thị Lạng Sơn là một loại hình đô thị thương mại bên cạnh một đô thị hành chính. Lạng Sơn nhờ vào điều kiện địa lí thiên nhiên và hoàn cảnh lịch sử, vùng đất đã trải qua các thời kì là châu lỵ, trấn lỵ, tỉnh lỵ đã có những điều kiện rất thuận lợi để trở thành một đô thị. Công nghiệp Nhờ vào việc xây dựng các tuyến giao thông, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh các cuộc thăm dò khai thác các mỏ kim loại quý. Nông nghiệp 2.5.3. Về Văn hóa Xã hội Giáo dục, y tế Ở xứ Lạng, khi việc học tập theo Nho học rất được chú trọng, thì con em nhân dân các vùng quanh trấn lỵ đã có nhiều điều kiện để theo học ở các bản mường, tham gia các kỳ thi Hương, thi
- 15 Hội. Tuy nhiên, nói rằng việc học chữ Nho dưới thời phong kiến vẫn khá phổ biến ở Lạng Sơn Tiểu kết chương 2 Trước năm 1945, đời sống của nhân dân nhất là nhân dân lao động rất eo hẹp. Tính chất kinh tế của thị xã thời kì này là nền kinh tế thực dân nặng về phục vụ cho đội quân xâm lược và cả một bộ phận khá đông phụ thuộc vào đó (me tây, bồi bếp…). Trong thời kì này, đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của thị xã lạng Sơn cũng có nhiều chuyển biến. Đó là sự du nhập của nhiều loại hình văn hóa và văn minh phương Tây du nhập vào Lạng Sơn như kiến trúc, khách sạn, rạp hát…Đồng thời đánh dấu sự giao thoa giữ văn hóa bản điạ, văn hóa truyền thống dân tộc với nền văn minh mới du nhập là văn mnh phương Tây. Sự xuất hiện của nhà thờ song song với hệ thống chùa chiền, miếu mạo; nền giáo dục Nho học song song với nền giáo dục Pháp – Việt…là những minh chứng rõ nhất cho sự giao thoa thời kì này. Từ sau năm 1945 đến 1954, nền kinh tế đã có sự chuyển hướng. Mậu dịch phát triển, biên giới mở rộng, việc giao thông thuận lợi, số lượng hàng hóa nhanh và nhiều hơn. Chợ Kỳ Lừa trở thành một nơi tập trung trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược. Chương 3 CHUYỂN BIẾN CỦA THỊ XÃ LẠNG SƠN TRONG NHỮNG NĂM 1954 1975 3.1. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn giai đoạn 1954 đến 1975 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (751954), ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- 16 3.2. Những chuyển biến về quy hoach đô thị 3.2.1. Chủ trương xây dựng và phát triển thị xã Lạng Sơn. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Lạng Sơn là một tỉnh biên giới thuộc khu tự trị Việt Bắc, có tài nguyên phong phú về khoáng sản nối liền với vùng mở rộng lớn của khu đông bắc, có điều kiện để mở mang công nghiệp, khai thác nghề rừng, mở mang nông nghiệp. Căn cứ vào nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ III về đường lối, kế hoạch xây dựng công nghiệp, phát triển kinh tế văn hóa của Đảng trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH và phương châm xây dựng thành phố Lạng Sơn là phải thể hiện được tính chất của một thành phố công nghiệp XHCN, tính chất trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa dân tộc của tỉnh, đồng thời biểu hiện tính chất thành phố cửa ngõ biên giới, phục vụ tốt cho việc phát triển công nghiệp, phát triển sản xuất, phục vụ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa dân tộc của tỉnh, phục vụ tốt cho đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động thành phố. 3.2.2. Quy hoạch kiến trúc Là trung tâm tỉnh lỵ, thị xã Lạng Sơn kể từ sau ngày giải phóng (1950) mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách mới. Tuy nhiên dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lạng Sơn nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt NamXây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Lạng Sơn, trong hơn 20 năm từ 1954, bộ mặt đô thị Lạng Sơn đã có nhiều khởi sắc. 3.2.3. Môi trường đô thị Môi trường có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người cuãng như sự tồn tại bền vững của xã hội. Khi nhắc tới môi trường đô thị nhất là trong đô thị thới hiện đại thì vấn đề cốt lõi chính là hệ thống cây xanh đô thị; hệ thống kênh rạch, sông ngòi, ao hồ; hệ thống thu gom rác thải và cấp thoát nước. 3.3. Chuyển biến trong công tác quản lí đô thị. Về quản lí ngân sách thị xã
- 17 Quản lí vệ sinh môi trường đô thị và các công trình công cộng. Quản lí nhà đất và xây dựng đô thị Quản lí vệ sinh môi trường đô thị và các công trình công cộng. Từ sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân về ở tập trung trong thị xã và các thị trấn. Việc giáo dục nhân dân về vệ sinh có làm nhưng không đều nên tình trạng rác, phân, nước đọng còn phổ biến ngay cả ở một số cơ quan chính phủ. Ở thị xã còn có từng thời kì tương đối sạch sẽ, ở các thị trấn nói chung rất bẩn. 3.4. Chuyển biến về sinh hoạt đô thị 3.4.1. Dân cư đô thị Sau năm 1954, căn cứ vào số nhà bỏ không rất nhiều bên Chi Lăng do nhân dân phân tán đi nhiều ngả trong lúc chiến tranh, có thể biết rằng dân số khi ấy sinh sống khá đông đúc trong trung tâm đô thị. Ngoài người dân Việt Nam, còn có một số thực dân Pháp, và từ 2 đến 3 nghìn quân đội xâm lược. Từ khi hòa bình lập lại: Nhân dân bắt đầu quay trở lại thị xã làm ăn, sinh sống, khắc phục lại những hậu quả của chiến tranh, đã làm cho tỉ lệ phát triển dân số đô thị Lạng Sơn tăng cao. Bao gồm các thành phần nông dân, công nhân…và kết cấu dân cư có nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Dao… 3.4.2. Các ngành kinh tế Đây là thời kì thị xã Lạng Sơn tiến hành khôi phục và phát triển nền kinh tế đô thị Nông nghiệp: Trong những năm từ 1954 1975giai đoạn khôi phục và phát triển nông nghiệp tại thị xã. Việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp đi liền với quá trình xây dựng và củng cố tổ đổi công Khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp Hòa bình lập lại, dân cư có điều kiện dần dần trở về thị xã sinh sống làm ăn. Tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở đó cũng đươch khôi phục và phát triển. Công nghiệp Do những yêu cầu của tình hình mới, hệ thống quốc doanh trên địa bàn thị xã hình thành khá nhanh trong thời gian này. Tốc độ
- 18 phát triển hàng năm của công nghiệp quốc doanh địa phương các năm đạt khoảng 94,0%. Thương nghiệp Đi liền với khôi phục và phát triển thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã và việc phát triển thương nghiệp nhỏ. Trong thời gian này, thương nghiệp nhỏ có hai tác dụng, một là thay thế một số hộ thương nghiệp tư bản lớn đã bỏ đi hoặc chấm dứt kinh doanh sau hòa bình. Trong khi hệ thống mậu dịch quốc doanh cho đến năm 1958 chưa được phát triển rộng rãi. Hai là, đảm nhận vai trò lưu thông tương ứng với việc phục hồi và phát triển của tiểu thủ công nghiệp thị xã, của nông nghiệp thị xã và nhất là sự phục hồi phát triển của nông nghiệp các huyện xung quanh thị xã. 3.4.3. Về Văn hóa Xã hội Giáo dục Sau khi hòa bình lập lại, công tác văn hóa, xã hội đã được khẩn trương phục hồi để đẩy mạnh hoạt động, phục vụ đời sống các mặt vật chất và tinh thần cho nhân dân. Việc sửa chữa, xây dựng thêm mới trường học được tất cả ngành giáo dục tham gia. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Ngành giáo dục đã phát động phong trào “Đưa lao động sản xuất vào trong nhà trường để tiến hành giáo dục toàn diện”. Về y tế Sau năm 1954, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân toàn tỉnh nói chung cũng như thị xã Lạng Sơn nói riêng được quan tâm xây dựng và phát triển. Nói chung về mặt tổ chức, y tế Lạng Sơn đang trong thời kì xây dựng cơ sở đến tận vùng nông thôn. Tiểu kết chương 3 Ngay sau khi hòa bình được lập lại ở Đông Dương, cách mạng Việt Nam chuyển sang thực hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược. Trong đó miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho cách mạng Việt Nam.
- 19 Trong giai đoạn khôi phục kinh tế xã hội, cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964), nhất là giai đoạn từ 1965 – 1975, đây được coi là giai đoạn phát triển nhảy vọt về mọi mặt của lịch sử xây dựng đô thị Lạng Sơn. Thị xã đã trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của toàn tỉnh. Những thành tựu cơ bản trong xây dựng đô thị hơn 20 năm của thị xã Lạng Sơn từ 1954 1975 đã tạo ra thế và lực mới cho Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn bước vào nhiệm vụ mới, thời kì hai miền Nam Bắc thống nhất, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- 20 Chương 4 CHUYỂN BIẾN CỦA THỊ XÃ LẠNG SƠN SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT VÀ SỰ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ (1975 2002) 4.1. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2002 Sau khiHiệp định Pari ngày 27 tháng 01 năm 1973 được ký kết, Mỹ chấm dứt đưa máy bay đánh phá miền Bắc, rút quân đội Mỹ và chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Lạng Sơn bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại các cơ sở sản xuất, nhà máy, cơ sở trường học, cùng miền Bắc đẩy mạnh lao động sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân và chi viện cho đồng bào miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến đánh đổ chế độ ngụy quân ngụy quyền Sài gòn, thống nhất đất nước, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 thắng lợi, Tổ quốc hoàn toàn được thống nhất. 4.2. Những chuyển biến về qui hoạch đô thị 4.2.1. Chủ trương của tỉnh Lạng Sơn về xây dựng và phát triển thị xã Lạng Sơn Chấp hành Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X (10/1986) xác định phải quy hoạch xây dựng, cải tạo thị xã Lạng Sơn, khắc phụ hậu quả chiến tranh biên giới và thiên tai trận lũ lụt năm 1986 đồng thời phát triển các ngành kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống cán bộ, nhân dân thị xã Lạng Sơn, đáp ứng yêu cầu to lớn về chính trị, quân sự và tăng thêm lòng tin tưởng đối với chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân cũng như đồng bào các dân tộc trong tỉnh, để thị xã Lang Sơn trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm chỉ đạo quân sự, là pháo đài vững chắc của tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc. 4.2.2. Sự thay đổi về diên cách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn