intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

90
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của quy hoạch là nhằm xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh Thái Nguyên bao gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã và các huyện lân cận nhằm mục tiêu đảm bảo hệ thống vận tải phát triển bền vững, hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, thân thiện môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÁI NGUYÊN ------------------------------------------ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THÁI NGUYÊN, 10/2014
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÁI NGUYÊN ------------------------------------------- QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THÁI NGUYÊN, 10/2014
  3. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1 Sự cần thiết ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu-Nhiệm vụ lập quy hoạch.................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu lập quy hoạch .................................................................... 2 1.2.2 Nhiệm vụ lập Quy hoạch.................................................................. 2 1.3 Căn cứ xây dựng............................................................................... 2 CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN.........................................................................4 2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ..................................................................... 4 2.1.1 Địa giới hành chính .......................................................................... 4 2.1.2 Dân số ............................................................................................... 4 2.1.3 Hiện trạng kinh tế xã hội .................................................................. 6 2.1.4 Kịch bản phát triển KT-XH giai đoạn 2014-2020 và 2020-2030 .... 9 2.2 Hiện trạng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải ................. 14 2.2.1 Hiện trạng hệ thống GTVT............................................................. 14 2.2.2 Các vấn đề giao thông đô thị và VTHK tại tỉnh Thái Nguyên....... 21 2.2.3 Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên ......... 22 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................28 3.1 Khái quát tình hình vận tải hành khách công cộng cả nước.......... 28 3.1.1 Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định .......................... 28 3.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách cố định nội tỉnh ........... 30 3.2.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến và công suất từng tuyến .................... 30 3.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng................................................................. 31 3.2.3 Hiện trạng đoàn phương tiện .......................................................... 35 3.2.4 Hiện trạng chất lượng dịch vụ VTHK ............................................ 35 3.2.5 Hiện trạng các doanh nghiệp và HTX vận tải vận hành................. 36 3.2.6 Hiện trạng quản lý nhà nước với VTHK tuyến cố định nội tỉnh.... 37 CHƯƠNG 4 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG ...................38 4.1 Dự báo nhu cầu vận tải khách công cộng ...................................... 38 4.1.1 Hiện trạng nhu cầu đi lại ................................................................ 38 4.1.2 Đặc điểm nhu cầu đi lại .................................................................. 40 i
  4. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4.1.3 Dự báo nhu cầu đi lại theo các kịch bản......................................... 42 4.2 Dự báo nhu cầu vận tải bằng xe chạy tuyến cố định ..................... 47 CHƯƠNG 5 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TUYẾN VẬN TẢI KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH GIAI ĐOẠN 2014-2020 VÀ 2021-2030.............................................50 5.1 Quan điểm và mục tiêu ................................................................... 50 5.1.1 Quan điểm....................................................................................... 50 5.1.2 Mục tiêu .......................................................................................... 50 5.2 Phương án quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh………. ................................................................................................. 51 5.2.1 Giai đoạn 2014-2020 ...................................................................... 51 5.2.2 Giai đoạn 2020-2030 ...................................................................... 55 CHƯƠNG 6 PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐOÀN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH ........................................................................................58 6.1 Mục tiêu, quan điểm ....................................................................... 58 6.1.1 Về nhiên liệu sử dụng..................................................................... 58 6.1.2 Về sức chứa .................................................................................... 58 6.1.3 Tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện................................... 58 6.2 Quy hoạch phát triển đoàn phương tiện......................................... 59 6.2.1 Giai đoạn 2014-2020 ...................................................................... 59 6.2.2 Giai đoạn 2021-2030 ...................................................................... 60 CHƯƠNG 7 PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG..61 7.1 Hệ thống bến xe khách.................................................................... 61 7.1.1 Quan điểm....................................................................................... 61 7.1.2 Phương án cải thiện và phát triển ................................................... 61 7.2 Hệ thống điểm dừng đón trả khách trên địa bàn ........................... 64 CHƯƠNG 8 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH ...........................................65 8.1 Các giải pháp thực hiện.................................................................. 65 8.1.1 Giải pháp về tổ chức quản lý.......................................................... 65 8.1.2 Giải pháp về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông........................... 65 8.1.3 Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường ............... 65 8.1.4 Giải pháp về đảm bảo chất lượng dịch vụ ...................................... 66 8.1.5 Giải pháp đảm bảo nguồn lực......................................................... 67 8.1.6 Giải pháp, chính sách khác............................................................. 67 ii
  5. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 8.2 Nhu cầu vốn đầu tư......................................................................... 68 8.3 Đề xuất đầu tư giai đoạn 2014-2017 và 2018-2020 ...................... 68 8.3.1 Các dự án đầu tư phát triển CSHT ................................................. 68 8.3.2 Các dự án đầu tư phương tiện......................................................... 68 8.3.3 Các dự án nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước ............... 68 8.3.4 Các dự án nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vận hành............. 69 CHƯƠNG 9 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN ...............................................70 9.1. Hiệu quả kinh tế.............................................................................. 70 9.2. Hiệu quả xã hội............................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................72 PHỤ LỤC……....................................................................................................................73 iii
  6. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1: Dân số của Thành phố và các huyện trong tỉnh ................................ 5 Bảng 2-2: Thống kê mạng lưới đường bộ tỉnh Thái Nguyên ............................ 15 Bảng 2-3: Hiện trạng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................... 19 Bảng 2-4: Khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển của tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................... 20 Bảng 2-5: Khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển của tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................................... 21 Bảng 2-6: Tổng hợp mạng lưới đường bộ sau quy hoạch đến 2020 ................ 27 Bảng 2-7: Tổng hợp mạng lưới đường bộ sau quy hoạch đến 2030 ................ 27 Bảng 3-1: Khối lượng vận chuyển hành khách giai đoạn 2000 -2013............. 28 Bảng 3-2: Mạng lưới tuyến cố định một số tỉnh thành ..................................... 29 Bảng 3-3: Tỷ lệ cự ly tuyến vận tải liên tỉnh .................................................... 29 Bảng 3-4: Lộ trình các tuyến VTHK cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................... 31 Bảng 3-5:Mạng lưới tuyến VTHK cố định nội tỉnh........................................... 31 Bảng 3-6: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn Thái Nguyên ................. 32 Bảng 3-7: Hiện trạng điểm dừng đỗ trên các tuyến quốc lộ tỉnh Thái Nguyên 33 Bảng 3-8: Hiện trạng đoàn phương tiện........................................................... 35 Bảng 3-9:Các đơn vị tham gia vận tải hành khách cố định nội tỉnh ................ 37 Bảng 5-1: Lộ trình các tuyến nội tỉnh giai đoạn 2014-2020 ............................ 52 Bảng 5-2: Các chỉ tiêu khai thác dịch vụ chủ yếu của các tuyến nội tỉnh 2014- 2020 ................................................................................................................... 53 Bảng 5-3: Các chỉ tiêu khai thác và kinh tế kỹ thuật của mạng lưới vận tải nội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2020 ............................................................ 54 Bảng 5-4: Lộ trình các tuyến nội tỉnh giai đoạn 2020-2030 ............................ 55 Bảng 5-5: Các chỉ tiêu khai thác dịch vụ chủ yếu của các tuyến nội tỉnh 2020- 2030 ................................................................................................................... 56 Bảng 5-6: Các chỉ tiêu khai thác và kinh tế kỹ thuật của mạng lưới vận tải nội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2030 ............................................................ 57 iv
  7. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Bảng 6-1:Bảng tính toán số lượng xe cần thiết cho 10 tuyến xe khách nội tỉnh giai đoạn 2014-2020 ......................................................................................... 59 Bảng 6-2: Bảng tính toán số lượng xe cần thiết cho 7 tuyến xe khách nội tỉnh giai đoạn 2021-2030 ......................................................................................... 60 Bảng 7-1: Số điểm dừng đón trả khách cho 17 tuyến quy hoạch ..................... 64 Bảng 8-1: Nhu cầu vốn đầu tư .......................................................................... 68 Bảng 10-1: Nhu cầu đi lại bằng xe khách năm 2020 theo kịch bản 1 (giao thông tăng trưởng thấp) .................................................................................... 73 Bảng 10-2: Nhu cầu đi lại bằng xe khách năm 2030 theo kịch bản 1 (giao thông tăng trưởng thấp) .................................................................................... 73 Bảng 10-3: Nhu cầu đi lại bằng xe khách năm 2020 theo kịch bản 2 (giao thông tăng trưởng trung bình) .......................................................................... 74 Bảng 10-4: Nhu cầu đi lại bằng xe khách năm 2030 theo kịch bản 2 (giao thông tăng trưởng trung bình) .......................................................................... 74 Bảng 10-5: Nhu cầu đi lại bằng xe khách năm 2020 theo kịch bản 3 (giao thông tăng trưởng cao)...................................................................................... 75 Bảng 10-6: Nhu cầu đi lại bằng xe khách năm 2030 theo kịch bản 3 (giao thông tăng trưởng cao)...................................................................................... 75 v
  8. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2-1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên ................................... 4 Hình 2-2: GDP tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành và giá so sánh 2010....... 6 Hình 2-3: Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế .................... 6 Hình 2-4: Bản đồ hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên................................. 14 Hình 2-5: Bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Thái Nguyên đến 2030 ........................................................................................................................... 24 Hình 3-1: Bản đồ các tuyến buýt hiện tại tỉnh Thái Nguyên ............................ 30 Hình 3-2: Đánh giá chất lượng dịch vụ VTHK bằng tuyến cố định nội tỉnh.... 36 Hình 4-1:Mạng lưới đường bộ tỉnh Thái Nguyên ............................................. 38 Hình 4-2: Mạng lưới giao thông Thái nguyên đến 2020 .................................. 39 Hình 4-3: Mạng lưới giao thông Thái Nguyên đến 2030 ................................. 39 Hình 4-4: Tỷ lệ sử dụng phương tiện với mục đích đi mua sắm....................... 40 Hình 4-6: Tỷ lệ sử dụng phương tiện với mục đích đi học ............................... 41 Hình 4-8: Các bước chính trong xây dựng mô hình ......................................... 44 Hình 4-10: Dự báo nhu cầu đi lại của Thái Nguyên năm 2020 ....................... 46 Hình 4-12: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe khách nội tỉnh tuyến Thái Nguyên 2020 (kịch bản 1)............................................................................................... 47 Hình 4-13: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe khách nội tỉnh tuyến Thái Nguyên 2030 (kịch bản 1)............................................................................................... 47 Hình 4-14: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe khách nội tỉnh tuyến Thái Nguyên 2020 (kịch bản 2)............................................................................................... 48 Hình 4-15: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe khách nội tỉnh tuyến Thái Nguyên 2030 (kịch bản 2)............................................................................................... 48 Hình 4-16: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe khách nội tỉnh tuyến Thái Nguyên 2020 (kịch bản 3)............................................................................................... 49 Hình 4-17: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe khách nội tỉnh tuyến Thái Nguyên 2030 (kịch bản 3)............................................................................................... 49 Hình 5-1: Bản đồ quy hoạch các tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh giai đoạn 2014-2020.......................................................................................................... 51 vi
  9. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban Nhân dân GTVT Giao thông Vận tải QH Quy hoạch TW Trung Ương VTHK Vận tải hành khách VTHKCC Vận tải hành khách công cộng VTCC Vận tải công cộng CSHT Cơ sở hạ tầng BTN Bê tông nhựa KTXH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ TCGT Tổ chức giao thông vii
  10. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích tự nhiên 3533,19 km2, mật độ dân số khoảng 327 người/ km2. Thái Nguyên là điểm nút giao thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông kết nối với các tỉnh thành phía Bắc, là tỉnh có nhiều địa điểm du lịch lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh. Bên cạnh những thành tựu thu hái được từ sự phát triển kinh tế xã hội, và đời sống người dân, hệ thống giao thông của Thái Nguyên đang hàng ngày phải đối mặt với sự bùng nổ nhu cầu vận tải cũng như sức ép của quá trình cơ giới hoá phương tiện giao thông mạnh mẽ. Hiện nay vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là vận tải khách bằng xe chạy tuyến cố định, vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách bằng taxi. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô theo tuyến cố định của các đơn vị vận tải đã từng bước được tăng cường, củng cố và chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải của các đơn vị vận tải vẫn còn bộc lộ nhiều cách thức hoạt động, phương thức quản lý, chưa phù hợp với quy định hiện hành về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải. Từ những vấn đề trên, để ngành vận tải phát triển đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, công tác lập “Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải của tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ, 1
  11. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 quản lý giá cả, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường. 1.2 Mục tiêu-Nhiệm vụ lập quy hoạch 1.2.1 Mục tiêu lập quy hoạch Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh Thái Nguyên bao gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã và các huyện lân cận nhằm mục tiêu đảm bảo hệ thống vận tải phát triển bền vững, hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, thân thiện môi trường. 1.2.2 Nhiệm vụ lập Quy hoạch Nhiệm vụ 1: Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh - Quy hoạch mạng lưới tuyến theo từng giai đoạn (2014-2020 và 2020- 2030); - Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng theo từng giai đoạn; - Quy hoạch phát triển đoàn phương tiện. Nhiệm vụ 2: Đề xuất các giải pháp thực hiện dự án 1.3 Căn cứ xây dựng - Căn cứ Luật số 23/2008/QH12 về Giao thông Đường bộ; - Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; - Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô; - Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; - Căn cứ Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 2
  12. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Căn cứ Nghị quyết số 01/2013/NQ-HDND thông qua đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; - Căn cứ Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 01/07/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; quy hoạch phát triển vận tải bằng xe taxi; quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Căn cứ Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 23/07/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; quy hoạch phát triển vận tải bằng xe taxi; quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3
  13. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN 2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 2.1.1 Địa giới hành chính Tỉnh Thái Nguyên bao gồm 9 đơn vị hành chính trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện: Hình 2-1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên 2.1.2 Dân số Thái Nguyên là tỉnh mang đặc thù trung du miền núi với nhiều dân tộc khác nhau chung sống. Dân số toàn tỉnh năm 2013 là 1.155.991 người. Mật độ dân số bình quân là 327 người/km2 được phân bố không đồng đều, dân cư chủ yếu tập trung ở 4
  14. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Thành phố Thái nguyên (1.560 người/km2), thị xã Sông Công và các huyện giáp Thủ đô Hà Nội. Còn lại các huyện khác mật độ dân cư thưa thớt (huyện Võ Nhai mật độ 79 người/km2). Bảng 2-1: Dân số của Thành phố và các huyện trong tỉnh Số Diện Dân số Mật độ dân Tên đơn vị TT Số xã phường, tích (nghìn số hành chính thị trấn (ha) người) (người/km2) TP Thái 1 9 19 18630,6 290,62 1560 Nguyên Thị xã Sông 2 4 6 8276,3 51,433 621 Công Huyện Định 3 23 1 51643,2 87,885 170 Hóa 4 Huyện Võ Nhai 14 1 83923,1 65,914 79 Huyện Phú 5 14 2 36894,7 106,861 290 Lương 6 Huyện Đồng Hỷ 15 3 45475,5 111,854 246 7 Huyện Đại Từ 28 2 57417,1 161,789 282 Huyện Phú 8 20 1 25172,5 138,819 551 Bình 9 Huyện Phổ Yên 15 3 25886,9 140,816 544 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 Tốc độ tăng trưởng dân số của Thái Nguyên không đồng đều giữa các khu vực. Tại khu vực Thành Phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, dân số vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 4% một năm, trong khi tại một số huyện, dân số có xu hướng giảm. Trong năm năm gần đây, dân số tại các Huyện giảm 0.6%/năm. Thực tế này cho thấy xu hướng đô thị hóa tại Thái Nguyên vẫn tiếp diễn, thể hiện qua sự dịch chuyển của một lượng nhất định dân cư từ các huyện đến trung tâm đô thị, gây lên những sức ép về hạ tầng, trong đó có các sức ép về mặt giao thông vận tải tại các đô thị trung tâm. 5
  15. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2.1.3 Hiện trạng kinh tế xã hội 2.1.3.1 Kinh tế Trong những năm gầy đây, Thái Nguyên phát triển với tốc độ tương đối cao. Tổng sản phẩm trong nước-GDP năm 2013 (giá hiện hành) của tỉnh Thái Nguyên ước đạt 33.683,3 tỷ đồng, tăng 13,32% so với cùng kỳ năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 Hình 2-2: GDP tỉnh Thái Nguyên theo giá hiện hành và giá so sánh 2010 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Thái Nguyên tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Năm 2013, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 41%, khu vực dịch vụ khoảng 39% và khu vực nông nghiệp khoảng 20%. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013 Hình 2-3: Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế 6
  16. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2.1.3.2 Nông nghiệp Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp năm 2013 đạt: 6.213,2 tỷ đồng. Trồng trọt: Không phải là ngành mũi nhọn của tỉnh, tuy nhiên những năm vừa qua ngành cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kể về trồng trọt (năng suất cũng như sản lượng). Sản lượng lương thực có hạt năm 2013 ước đạt 444.609 tấn. Lương thực bình quân đầu người: 384,6kg/ người/ năm. Chăn nuôi: Là ngành chiếm vị trí thứ 2 trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên (tỷ trọng chiếm 31,50%). Những năm qua chăn nuôi trong tỉnh phát triển khá mạnh, chuyển dịch theo hướng trang trại tập trung và đạt kết quả cao về gia cầm tập trung. 2.1.3.3 Lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh: 181.039 ha, trong đó: Rừng tự nhiên chiếm 51,85 % với 93.865 ha Rừng trồng chiếm 48,15% với 87.174 ha Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh những năm gần đây có tốc độ tăng đáng kể, chủ yếu tập trung vào diện tích trồng rừng. Riêng 4 huyện: Định Hóa,Võ Nhai, Đồng Hỷ và Đại Từ có tốc độ rừng trồng cao. Độ che phủ rừng của tỉnh chiếm gần 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của ngành lâm nghiệp năm 2013 đạt: 230,9 tỷ đồng. 2.1.3.4 Thủy sản Tuy là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi, song những năm qua ngành thủy sản của tỉnh cũng có chuyển biến đáng kể hòa đồng với sự tăng trưởng chung của ngành nông-lâm-thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng được tỉnh quan tâm, so với năm 2005, diện tích tăng 307 ha. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2013 đạt: 7.362 tấn ; so với năm 2012 tăng 7,0836 %, chủ yếu là sản lượng thủy sản nuôi trồng (chiếm 97,97 %). 7
  17. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2.1.3.5 Công nghiệp xây dựng a. Công nghiệp Là ngành mũi nhọn trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh, những năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp khá vững mạnh và chuyển dịch theo đúng mục tiêu; tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu trong GDP còn chậm. Riêng ngành xây dựng phát triển còn chậm, một phần do năng lực quản lý còn hạn chế. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của ngành công nghiệp năm 2013 đạt: 10.480,5 tỷ đồng . Trong tổng giá trị sản xuất của ngành thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm chủ yếu (gần 80%), tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành là 8.105,3 tỷ đồng. b. Xây dựng Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của ngành xây dựng năm 2013 đạt 2755,6 tỷ đồng. 2.1.3.6 Thương mại dịch vụ Ngành thương mại – dịch vụ đã có sự chuyển hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ, tăng bình quân 11,86%/năm. Tỷ trọng trong cơ cấu GDP chuyển dịch phù hợp theo định hướng chung toàn tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của ngành thương mại dịch vụ năm 2013 đạt 13.076 tỷ đồng. 2.1.3.7 Y tế, giáo dục a. Y tế Toàn tỉnh có 520 cơ sở y tế, bao gồm: 23 bệnh viện, 17 phòng khám đa khoa, 181 trạm y tế và 299 cơ sở y tế khác với 4.719 giường bệnh. Bình quân: 1,02 bác sĩ/1000 dân và 3,44 giường bệnh/1000 dân. Hiện tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho dân cư trên địa bàn. Toàn tỉnh ước có 130/ 180 xã đạt chuẩn quốc 8
  18. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gia về y tế. Bên cạnh đó tỉnh thường xuyên quan tâm đến việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các sai phạm về y tế cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. b. Giáo dục Toàn tỉnh có 687 trường học, trong đó: 218 trường tiểu học; 442 trường trung học cơ sở ; 30 trường trung học phổ thông và 3 trường trung học liên cấp II+III, 4 trường phổ thông cơ sở liên cấp I+II với 180.369 học sinh. Tình hình giáo dục, đào tạo những năm gần đây của tỉnh có nhiều chuyển biến đáng khích lệ; số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Công tác giáo dục và đào tạo từng bước đã được đổi mới; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt cao (học sinh tiểu học> 90%; học sinh trung học cơ sở>70%); cơ sở vật chất trường, lớp cũng được cải thiện và nâng cấp. Bình quân: 10,67 giáo viên/1000 dân và 161,5 học sinh/ 1000 dân. 2.1.4 Kịch bản phát triển KT-XH giai đoạn 2014-2020 và 2020-2030 2.1.4.1 Mục tiêu phát triển Nghị quyết số 01/2013/NQ-HDND thông qua đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đề ra mục tiêu tổng quát và cụ thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2014- 2020 và 2020-2030 theo hướng sau: a. Mục tiêu tổng quát Xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đi đầu trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; trở thành trung tâm của vùng về phát triển công nghiệp; dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; có cơ cấu kinh tế hiện đại (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp); có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định; bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông. b. Mục tiêu cụ thể - Về kinh tế: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10,5-11%/năm thời kỳ 2014-2020 và 10-10,5%/năm thời kỳ 2021-2030. 9
  19. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đưa tỷ trọng GDP của tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ từ 14,2% năm 2011 lên khoảng 17% vào năm 2020 và 21% vào năm 2030. Cơ cấu kinh tế tính theo giá HH: (i) Đến năm 2020: Khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 47-48%, khu vực dịch vụ khoảng 40-41% và khu vực nông nghiệp khoảng 12-13%; (ii) đến năm 2030 tương ứng khoảng 51%, 42% và 7%. - Về xã hội môi trường: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% vào năm 2020 và 4 - 5% vào năm 2030 (theo chuẩn nghèo tại thời điểm đó). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 10% vào năm 2020 và 5- 8% vào năm 2030. Đến năm 2020, 95% rác thải sinh hoạt, y tế được xử lý, 60% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B; đến năm 2030, 98% rác thải sinh hoạt, y tế được xử lý, 80% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B. Đô thị tỉnh Thái Nguyên được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các khu đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị mang bản sắc riêng của vùng. Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững an ninh quốc phòng cho cả vùng trung du miền núi phía Bắc. 2.1.4.2 Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực a. Phát triển công nghiệp xây dựng Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22 - 23%/năm thời kỳ 2014 - 2020 và 18 - 20%/năm thời kỳ 2021 - 2030. Phát triển nhanh và hiệu quả công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng nhanh và trở thành ngành có đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế tỉnh với trình độ công nghệ tương đối hiện đại vào năm 2020 và hiện đại vào năm 2030. Trong đó ưu tiên đổi mới công nghệ và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh; phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin gắn với việc hình thành tổ hợp công nghiệp; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. 10
  20. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách cố định nội tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu cụm công nghiệp đảm bảo đồng bộ, hiện đại để thu hút đầu tư tạo các cơ sở công nghiệp chiến lược, gắn phát triển công nghiệp với hệ thống đô thị và dịch vụ. Tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp ngành xây dựng để đảm bảo năng lực thực hiện dược các dự án công trình lớn của tỉnh. b. Phát triển dịch vụ Tốc độ tăng bình quân 10,9%/năm giai đoạn 2014 - 2015, 11,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 10,8% giai đoạn 2021 - 2030; phấn đấu giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 2 - 3 tỷ USD vào năm 2015 và 18 - 20 tỷ USD vào năm 2020; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 22,5%/năm giai đoạn 2014- 2020; doanh thu dịch vụ du lịch khách sạn tăng bình quân 20%/năm giai đoạn 2014 - 2020. Phát triển dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao để đưa Thái Nguyên trở thành một trung tâm phát triển dịch vụ của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Gắn kết phát triển dịch vụ với mối liên kết với các tỉnh trong vùng, các thành phố, trung tâm kinh tế của cả nước. Phát triển dịch vụ theo hướng hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có vai trò hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư để huy động các nguồn lực cho phát triển. c. Nông nghiệp nông thôn Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 6-7%/năm giai đoạn 2014 - 2020 và 5%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực đạt 4,5 - 5% giai đoạn 2014 - 2020 và duy trì ở mức trên 4% giai đoạn 2021 - 2030. Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tăng nhanh các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất vào sản xuất nông nghiệp nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. d. Phát triển văn hóa xã hội - Về giáo dục đào tạo: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2