intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội làm cơ sở đề xuất Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá các yếu tố tiềm năng nguồn lực phát triển KTXH. Xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới; Đánh giá thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong thời gian qua; Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chính phát triển các ngành các lĩnh vực chủ yếu của Huyện đến năm 2020 đảm bảo khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của huyện Tĩnh Gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội làm cơ sở đề xuất Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÂM HỌC ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN TĨNH GIA- TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2030 NGÀNH: LÂM SINH MÃ NGÀNH: 7620205 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Thu Trang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Khóa học : 2016-2020 Hà Nội, 2020 i
  2. LỜI NÓI ĐẦU Hoàn thành chương trình đào tạo đại học chính quy Trường Đại học Lâm nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học và đánh giá chất lượng đã học sau mỗi bài học theo mục đào tạo của nhà trường, được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng, tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội làm cơ sở đề xuất Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội Huyện Tĩnh Gia- Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”. Trong quá trình thực hiện hóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn – Th.S Hoàng Thị Thu Trang, người trực tiếp hướng dẫn tôi các thầy cô trong bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng, toàn thể các cán bộ Huyện Tĩnh Gia đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện khóa luận. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong nhà trường, Khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng và đặc biệt là Th.S Hoàng Thị Thu Trang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này Trong thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, trình độ và kiện thức còn hạn chế, lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khóa học nên bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiết sót nhất định. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn giúp cho bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền ii
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................... ii MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................... vii CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................... 2 1.1. Trên thế giới ............................................................................................................................ 2 1.2. Tại Việt Nam........................................................................................................................... 7 CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................... 12 2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 12 2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 12 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 12 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 12 2.2.3 Giới hạn nghiên cứu........................................................................................................ 12 2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................. 13 2.3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia ............................................................................ 13 2.3.2.Đánh giá tiềm năng các nguồn lực ................................................................................. 13 - Tài nguyên nước .................................................................................................................... 13 2.3.3. Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế xã hội ............................... 14 2.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 14 2.4.1. Phương pháp luận .......................................................................................................... 14 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................... 14 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng bản đồ ............................................................. 14 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 16 3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia ................................................................................... 16 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 16 3.1.2. Đặc điểm KTXH ............................................................................................................. 20 3.1.3. Nguồn nhân lực .............................................................................................................. 27 3.2. Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KT - XH ........................................................ 39 3.2.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 39 3.2.2. Địa hình.......................................................................................................................... 41 3.2.3. Tài nguyên đất ................................................................................................................ 46 3.2.4. Tài nguyên nước ............................................................................................................. 48 3.2.5. Tài nguyên sản vật và thiên nhiên .................................................................................. 50 iii
  4. 3.2.6. Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch ................ 51 3.3. Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .................................................... 55 3.3.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................................... 55 3.3.2. Mục tiêu phát triển ......................................................................................................... 58 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ............................................................. 61 4.1 Kết luận .................................................................................................................................. 61 4.2. Tồn tại ................................................................................................................................... 61 4.3. Kiến nghị ............................................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ KT – XH Kinh tế xã hội NTM Nông thôn mới UBND Ủy ban nhân dân KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế GDP Bình quân lương thực TTYT Trung tâm y tế CP Cổ phần QHTT Quy hoạch tổng thể ĐVT Đơn vị tính TDTT Thể dục thể thao PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội PT Phát triển KT Kinh tế LĐ Lao động THCS Trung học cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế QHTTPTKTXH xã hội KH Kế hoạch KH HĐND Kế hoạch hội đồng nhân dân CK Cùng kỳ VAC Vườn ao chuồng MTKK Môi trường không khí QL KKT Quản lý khu kinh tế CNH – ĐTH Công nghiệp hóa, đô thị hóa HĐND Hội đồng nhân dân THPT Trung học phổ thông v
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia năm 2019 ............................. 18 Bảng 3.1.Lao động trong các ngành kinh tế cơ bản huyện Tĩnh Gia năm 2018 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các loại đất đai huyện Tĩnh Gia năm 2019 .................... 17 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế ngành huyện Tĩnh Gia năm 2019 ....................... 22 vi
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia năm 2019 17 Hình 3.2. Bản đồ địa lý tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 41 Hình 3.3.Ô nhiễm không khí tại Khu Kinh Tế Nghi Sơn. .............................. 54 Hình 3.4.Ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác thải trong Khu Kinh Tế ......................................................................................................................... 55 Hình 3.5. Hình ảnh biển Hải Hòa ngày mùa hè .............................................. 34 Hình 3.6. Cảng Nghi Sơn ................................................................................ 37 vii
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km là 2 thành phố phát triển nhất cả nước. Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng viên biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo hướng quốc lộ 1A. Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828,66ha, dân số trung bình 214.420 người (2018). Tĩnh gia là một huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp với huyện Quảng Xương, phía tây giáp Nông Cống và Như Thanh. Vừa có biển, vừa có núi rừng cùng nhiều danh lam thắng cảnh, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là khu du lịch, công nghiệp và thủy sản, hải sản. Với những tiềm năng biển, đất rừng trong những năm qua kinh tế huyện Tĩnh Gia đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 29,7%(2016) và tương đối toàn diện đòi hỏi Tĩnh Gia phải xây Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (QHTTPTKTXH) của huyện. Quy hoạch để phù hợp với sự thay đổi, hội nhập càng ngày sâu vào nền kinh tế khu vực, đặc biệt trước sự thay đổi hình thành của các khu công nghiệp trong địa bàn huyện. QHTT Huyện Tĩnh Gia đến năm 2030là phương án trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chủ yếu đồng bộ và hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Thanh Hóa. Huyện có rất nhiều tiềm năng phát triển KTXH, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Để đánh giá những điều kiện đó làm cơ sở để xuất phương án QHTTPTKTXH toàn diện, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KTXH làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển tổng thểKTXH huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030. 1
  9. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1Trên thế giới Trong nghiên cứu lãnh thổ thường nảy sinh những khái niệm khác nhau về từ “quy hoạch”, có những nơi hiểu quy hoạch là kế hoạch. Trên thực tế quy hoạch và kế hoạch gần nghĩa như nhau, bao hàm hai tầng nghĩa: một là suy nghĩ phác họa miêu tả tương lai – giả tưởng căn cứ vào nhận thức hiện tại đối với mục tiêu và trạng thái phát triển trong tương lai; hai là hành vi quyết sách về trình tự và các bước hành động thực hiện mục tiêu trong tương lai. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đấy nước phục vụ mục tiêu bền vững cho thời kỳ xác định. Kế hoạch là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý, vì nó gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. QHTTPTKTXH huyện thuộc phạm trù quy hoạch vùng lãnh thổ. QHTTPTKTXH huyện là quy hoạch vùng lãnh thổ được giới hạn trong đơn vị hành chính cấp huyện. Vì quy hoạch vùng lãnh thổ mang tính chất hành chính kinh tế. Mục đích quy hoạch vùng lãnh thổ: Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ về kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sản xuất, sử dụng hợp lý và hiểu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng yêu cầu đời sống của con người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ: 2
  10. Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp. Bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch vụ sản xuất và đời sống). Tổ chức lao động, xây dựng và phát triển các ngành phù hợp với lợi ích xã hội. Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường. Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ: Xây dựng nền kinh tế hàng hóa phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất. Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải pháp yêu cầu nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần con người. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống. Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng nhất về sản xuất, văn hóa đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng. Áp dụng các quy trình công nghệ tiến bộ, hiện đai các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất xã hội. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên với việc bảo vệ môi trường sống. Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ: * Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, KTXH. Nội dung QHTTPTKTXHhuyện, - Phân tích các đặc điểm tự nhiên, KTXH của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ. - Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản. 3
  11. - Bố trí cơ cấu sử dụng đất. - Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực. - Bố trí các cơ sở hạ tầng. - Tổ chức sử dụng lao động. - Tổ chức các khu dân cư. - Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án. - Dự tính kết quả của phương án quy hoạch. *Quy hoạch vùng lãnh thổ ở một số quốc gia Liên Xô (cũ): Ở Liên Xô (cũ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ (quy hoạch) thể hiện ở tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cả nước và các vùng vĩ mô, đây cũng là cơ sở cho nghiên cứu quy hoạch vùng (ray-on-naia plan-nhia-roopka). Nội dung quy hoạch vùng gắn liền với quy hoạch đất đai, thực hiện trên quy mô một tỉnh, một tiểu vùng. Những tư liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật này được chấp nhận là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch.Sơ đồ quy hoạch vùng thể hiện cơ cấu kiến thức – quy hoạch, bảo đảm các điều kiện hợp lý cho sự phát triển sản xuất, dịch vụ, xây dựng đô thị, sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường. Phương hướng phát triển KTXH phải gắn liền với phương hướng sử dụng đất. Ở các nước phương Tây, các chương trình, dự án phát triển vùng đều tiến hành dựa trên sơ đồ cấu trúc kiến trúc – quy hoạch vùng gắn với quy hoạch sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển (hay chiến lược) của vùng vĩ mô. Nội dung tổ chức lãnh thổ ở Pháp là chấn chỉnh lãnh thổ, chia cả nước thành 21 vùng, sau nâng lên thành 22 vùng, 95 tỉnh. Năm 1965 thành lập cơ quan chuyên trách về tổ chức lãnh thổ, lấy mục tiêu cân bằng để chấn chỉnh lãnh thổ, khống chế dân số và ngành nghề quá tập trung vào vùng Thủ đô Paris, sử dụng các biện pháp kinh tế và hành chính để phát triển các vùng núi lạc hậu: 4
  12. chú trọng xây dựng đô thị mới, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường trên cơ sở các sơ đồ kiến trúc – quy hoạch chi tiết tỉnh, thành phố. Nghiên cứu phát triển các vùng ở nước Anh thể hiện chủ yếu trong công tác kế hoạch hóa vùng (Regional Planning), nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia trong chính sách định vị công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các đô thị; giải quyết những vấn đề cơ cấu liên ngành, liên vùng, liên ngành – liên vùng, xây dựng các phương án phân vùng vĩ mô (11 đến 16 vùng); với các chính sách can thiệp thúc đẩy các vùng mới, cải thiển các đỉnh đốn. * Malaysia: Phát triển kinh tế lãnh thổ ở Malaysia được tiến hành mạnh từ năm 1972. Quốc hội phê chuẩn thành lập 7 vùng: cùng với sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên đất và Phát triển vùng ở Tung ương, mỗi vùng có cơ quan phát triển vùng chỉ đạo trực tiếp các trọng điểm, soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đưa ra các quyết định ngân sách đảm thực thi các dự án như một động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông phân phối trong công nghiệp, dịch vụ và cơ cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, gắn kết các đô thị lớn hình thành mạng lưới các cực tăng trưởng trong phát triển vùng và các điểm dân cư ở các vùng biên giới. * Nhật Bản: Chương trình phát triển vùng ở Nhật Bản là một chương mục trong kế hoạch toàn diện quốc gia, phải mang tính toàn diện, không chỉ vì kinh tế xã hội, mà phải đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả quỹ đất quốc gia, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông…sau chiến tranh phải tập trung liền kề vào các thành phố lớn Tokyo – Osaka – Chib, hình thành vành đai Thái Bình Dương. Sau đó bố trí phân tán các phân xưởng mới ở ngoại vi các thành phố lân cận tạo thành các trung tâm công việc mới, khống chế đô thị lớn, chấn hưng địa phương theo loại hình phân tán nhiều cực, khai thác các vùng định cư, nhằm phát triển cân đối toàn quốc. Phát triển mạng lưới quốc gia có vai trò chiến lược trong gia tăng nguồn lực trên các vùng chậm phát triển, kết hợp chính sách công nghệ và chính sách vùng. Chiến lược được thực hiển bởi các sơ đồ kiến trúc – quy hoạch cụ thể. 5
  13. * Trung Quốc: Khoảng 300 năm trước công nguyên, nước Trung Hoa đã mô tả đất, nước và các vùng trên bản đồ, lấy sản xuất nông nghiệp là chính, xoay quanh các trung tâm là thành thị, có nhiều đường có nhiều đường nhỏ chạy ngang dọc, xung quanh là ruộng, vườn;ở thời kỳ đó có tính đến bao nhiêu đất có thể nuôi sống bao nhiêu người, xây dựng bao nhiêu thành thị thị trấn là thích hợp. Sản vật đã mở rộng nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, thủ công nghiệp; thành phố được khảo sát lại những nút giao thông quan trọng, đi lại thuận lợi, hàng hóa giao lưu xuất nhập phồn vinh... Những mô tả phân tích bố trí sản xuất và định cư đã phản ánh tư tưởng quy hoạch vùng, tuy còn sơ lược. Sau cách mạng công nghiệp, quy hoạch vùng là vấn đề kinh tế xã hội đặt ra nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và mở rộng thành thị. Chủ xí nghiệp tự lựa chọn ví trị vùng công nghiệp, tuyến đường giao thông, vị trí vùng cảng…, gây nhiều lộn xôn và xung đột giữa sản xuất. Dân số thành thị tăng nhanh, hình thành nhiều điểm dân cư, nảy sinh mối quan hệ giữa nội thị và ngoại ô, gắn với công trình giao thông cấp nước xử lý nước thải, giáo dục, bệnh viện, khu nghỉ ngơi, khu bảo vệ tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành điều hòa xây dựng và quản lý đất đai. Ngày nay những nội dung này được hoàn thiện với tên gọi là Quy hoạch vùng với sơ đồ “kiến trúc – quy hoạch”. Năm 1956, Ủy ban Xây dựng Quốc gia Trung Quốc thành lập Cục Quản lý quy hoạch vùng và quy hoạch thành thị, đến 1958 – 1960 nhiều tỉnh đã xây dựng tổng sơ đồ và sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và Sơ đồ Quy hoạch vùng với sự giúp đỡ của đoàn cố vấn Liên Xô. Sau năm 1985, do sự thúc đẩy của công tác quy hoạch lãnh thổ quốc gia, lấy chấn chỉnh khai thác tổng hợp làm quy hoạch phát triển vùng các cấp, triển khai toàn diện trong phạm vi cả nước. Theo nhận xét của các nhà khoa học Trung Quốc thì hiện nay quy hoạch vùng nước này còn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc bởi tư tưởng của thể chế kinh tế cũ, còn mang màu sắc kế hoạch và mệnh lệnh, phương án quy hoạch, chiến lược vĩ mô quá nhiều mà tính hiện thực khá kém, do sự kết hợp phân tích định tính và nghiên cứu định lượng 6
  14. chưa đầy đủ, đề xuất các chính sách còn ít. Để khắc phục những yếu kém, Trung Quốc đã đưa quy hoạch vào quỹ đạo lập pháp pháp chế thay cho kế hoạch. 1.2 Tại Việt Nam Quy hoạch vùng lãnh thổ Từ “Quy hoạch” được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc khi giúp ta xây dựng khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên trong những năm 50 – 60 của thế kỷ trước; sau đó quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng Bò sữa Ba Vì… Trong khi đó miền Nam sử dụng từ hoạch định từ khi có khu công nghiệp Biên Hòa. Về góc độ lãnh thổ, trong những năm 70 được sự giúp đỡ của Liên Xô, để phân biệt với nội dung quy hoạch vùng thuộc phạm vi xây dựng cơ bản như đã nêu ở trên, Nhà nước đã triển khai lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh… Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 2000 chương trình này kết thúc. Từ đó đến nay công tác nghiên cứu lãnh thổ được gọi là quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng và tỉnh, làm cơ sở khoa học cho việc soạn thảo kế hoạch thuộc sự chỉ đạo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, còn nhiệm vụ như quy hoạch vùng như cơ cấu kiến trúc – quy hoạch trước đây thuộc sự chỉ đạo của Bộ xây dựng thì nay chuyển với tên gọi là quy hoạch đô thị và nông thôn; đương nhiên vẫn phải dựa vào bản cơ cấu kiến trúc – quy hoạch và phương hướng mục tiêu của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng. Cho đến nay các cấp quản lý lãnh thổ gồm các đơn vị hành chính: Từ toàn quốc tới Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án QHTTPTKTXH, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển văn hóa, xã hội… QHTTPTKTXH tỉnh thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh và những căn cứ xác định. 7
  15. QHTTPTKTXH là một khẩu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch phải gắn với chiến lược phát triển KTXH và làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch thực hiện. Quy hoạch ngành và quy hoạch huyện, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào chiến lược và định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế phát triển KTXH của vùng. Quy hoạch tổng thể KTXH phải được làm trước, tất cả các quy hoạch chi tiết như quy hoạch xây dựng hay quy hoạch mặt phẳng, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, khu công nghiệp… phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. QHTTKTXH tính dựa trên chiến lược phát triển của tỉnh và trung ương. Từ quy hoạch chiến lược phát triển của tỉnh, vùng, Trung ương mới tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể và phát triển KTXH của tỉnh. Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH chính là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển. Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế tỉnh như là kim chỉnam cho quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh, để từ đó tỉnh đề xuất và xây dựng phương án quy hoạch cho các ngành nghề và các lĩnh vực. Như vậy, mục tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh một phần thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển KTXHcủa tỉnh Chiến lược phát triển KTXH của cả nước. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cả nước. Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển KTXH của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển KTXH của Đảng bộ tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia). 8
  16. Quyhoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan. Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thế phát triển KTXH của huyện. Quy hoạch vùng chuyên canh. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây nông nghiệp ngắn ngày ( hàng năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An – Cao Bằng, Ba Vì – Hà Tây, Hữu Lũng – Lạng Sơn, Nho Quan – Ninh Bình, vùng mía Vạn Điềm , Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi… Các vùng cây công nghiệp dài ngày ( lâu năm): Vùng Cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắk Lắc, Chư Pả - Gia Lai Kom Tum, vùng café Krông Búc, Krông Bách – Đắk Lắc, Chư Pả, Ninh Đức – Gia Lai, Kom Tum (hợp tác với Liên Xô trước đây, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari), vùng chè ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ , Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc – Lâm Đồng… Quy hoạch vùng chuyên canh đã có tác dụng: Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hóa và những vùng có khải năng hợp tác kinh tế. Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn. Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động. Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ. 9
  17. Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất. Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau: Xác định quy mô, ranh giới vùng. Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.Bố trí sử dụng đất đai. Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp. Xác định hệ thống cơ sở sản xuất kỹ thuật phục vụ đời sống. Tổ chức và sử dụng lao động, ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế. Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch. *Những mục tiêu cơ bản PTKTXH của Việt Nam: Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sớm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc đôc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế Mục tiêu cụ thể: Tăng tốc độ phát triển kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang PT và có thu nhập thấp; nâng lên đáng kể chỉ số Phát triển con người của nước ta (HDI)*. Giảm tốc độ tăng dân số, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, tăng tỷ lệ người LĐ đươc đào tạo, hoàn thành phổ cập THCS, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa. Môitrường xã hội lành mạnh, mt tự nhiên được bảo vệ và cải thiện; phát triển khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lương nguồn nhân lực; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng văn hóa, đạo đức và lỗi 10
  18. sống, kiếm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao đời sống thể chất và sức khỏe của nhân dâ, bảo vệ và cải thiện môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo, PT hệ thống an ninh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao hiệu lưc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Khái quát chung về QHTTPTKTXH * Nội dung chiến lược PTKTXH Việt Nam: - Phân tích và đánh giá các căn cứ xây dựng chiến lược. - Cụ thể hóa và phát triển đường lỗi, chính sách của Đảng, xác định quan điểm cơ bản của chiến lược PT trong từng thời kỳ. - Đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu của thời kỳ chiến lược. - Cơ cấu kinh tế và các phương hướng chủ yếu của thời kỳ chiến lược. - Các giải pháp cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy, phân bố, sử dụng các nguồn lực phát triển để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ chiến lược. - Các giải pháp tổ chức thực hiện việc đưa ra chiến lược vào cuộc sống. * Các chiến lược KTXH ở Việt Nam - Chiến lược về cơ cấu KT (bao gồm cả cơ cấu về kinh tế và xã hội). - Chiến lược ngành và lĩnh vực (nhất là ngành và lĩnh vực mũi nhọn) - Chiến lược phát triển lãnh thổ (nhất là chiến lược phát triển vùng động lực). - Chiên lược đô thị hóa (phát triển đô thị). - Chiến lược khai thác biển. - Chiến lược biên giới. - Chiến lược an ninh quốc gia. - Chiến lược con người. - Chiến lược kinh tế đối ngoại (bao gồm cả chiến lược thị trường). - Chiến lược tích lũy tiêu vùng (chiến lược vay va trả nợ). 11
  19. CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Đánh giá được các tiềm năng các nguồn lực PTKTXH huyện Tĩnh Gia, trên cơ sở đó bước đầu xây dựng được phương án QHTTPTKTXHHuyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa - Mục tiêu cụ thể + Đánh giá các yếu tố tiềm năng nguồn lực phát triển KTXH. Xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới. + Đánh giá thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong thời gian qua. + Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chính phát triển các ngành các lĩnh vực chủ yếu của Huyện đến năm 2020 đảm bảo khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của huyện Tĩnh Gia. + Bước đầu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội. 2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, KTXH huyện Tĩnh Gia. - Các cơ chế và chính sách ảnh hưởng đến phát triển KT – XH Huyện Tĩnh Gia. 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Huyện Tĩnh Gia. 2.2.3 Giới hạn nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc điều tra đánh giá các thông tin hiện trạng, các cơ chế chính sách để làm cơ sở đưa ra phương án QHTTPTKTXHgiai 12
  20. đoạn 2021 – 2030 của Huyện Tĩnh Gia. Đồng thời dựa trên QHTTPTKTXHcủa tỉnh và các ban ngành có liên quan. 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia a. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình diện mạo - Khí hậu, thủy văn - Nguồn tài nguyên b. Đặc điểm KTXH - Cơ sở hạ tầng - Nông – Lâm nghiệp - Thương mại – Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Giáo dục – Đào tạo - Y tế - Dân số - Lao động – việc làm - Thu nhập và mức sống 2.3.2.Đánh giá tiềm năng các nguồn lực - Vị trí địa lý - Địa hình - Tài nguyên đất - Tài nguyên nước - Tài nguyên sản vật và thiên nhiên - Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch - Nguồn nhân lực 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2