intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Quy trình sản xuất giống lúa OM 6377 siêu nguyên chủng tại trại giống Tà Đảnh – huyện Tà Đảnh – tỉnh An Giang”

Chia sẻ: Phan Minh Tiến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

229
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây lúa (oryza sativa) là cây lương thực quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm chính cho khoảng 65% dân số thế giới. Trong đó, hơn 90% sản lượng lúa được tiêu thụ tại Châu Á. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, sự gia tăng đáng kể về sản lượng lúa đã được ghi nhận tại nhiều nước đang phát triển. Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp năm 1960 đã mở ra sự phát triển lớn mạnh của khoa học chọn giống và sự ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Quy trình sản xuất giống lúa OM 6377 siêu nguyên chủng tại trại giống Tà Đảnh – huyện Tà Đảnh – tỉnh An Giang”

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC ............................................................................................................................i DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................................iv DANH SÁCH HÌNH...........................................................................................................v DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ...................................................................................................vi CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT ..............................................vii MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................................1 Mục tiêu của đề tài .............................................................................................................1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2 Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................................................3 1.1. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CÂY L ÚA .........................................................................3 1.2. GIÁ TRỊ ......................................................................................................................3 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng ......................................................................................................3 1.2.2. Giá trị s ử dụng ............................................................................................................3 1.2.3. Giá trị thương mại ......................................................................................................4 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT .............................................................................................4 1.3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ......................................................................4 1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ......................................................................5 1.4. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI RUỘNG SẢN XUẤT GIỐNG ................................6 1.4.1. Phân cấp hạt giống......................................................................................................6 1.4.2. Tiêu chuẩn hạt giống ..................................................................................................7 1.4.3. Ruộng sản xuất lúa giống ...........................................................................................8 1.5. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA GIỐNG OM 6377 ......................................................8 1.6. MỘT SỐ LOẠI DỊCH HẠI TRÊN RUỘNG LÚ A ....................................................9 1.6.1. Sâu cuốn lá ..................................................................................................................9 1.6.2. Bệnh đạo ôn ..............................................................................................................10 1.6.3. Nhện gié ....................................................................................................................11 1.6.4. Ốc bươu vàng ...........................................................................................................12 i Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  2. 1.6.5. Dịch hại khác ............................................................................................................12 Chương 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...............................14 2.1. PHƯƠNG TIỆN ..........................................................................................................14 2.1.1. Địa điểm ..............................................................................................................14 2.1.2. Diện tích canh tác và mùa vụ ..............................................................................14 2.1.3. Vật tư ...................................................................................................................14 2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..............................................................................14 2.2.1. Kỹ thuật làm đất ..................................................................................................14 2.2.2. Kỹ thuật ngâm ủ giống........................................................................................14 2.2.3. Kỹ thuật làm mạ sân ...........................................................................................15 2.2.4. Chuẩn bị ruộng cấy .............................................................................................16 2.2.5. Cấy lúa ................................................................................................................17 2.2.6. Bón phân .............................................................................................................18 2.2.7. Chăm sóc.............................................................................................................18 2.2.8. Khử lẫn ................................................................................................................20 2.2.9. Kiểm định ruộng giống .......................................................................................20 2.2.10. Thu hoạch ..........................................................................................................22 2.2.11. Sấy.....................................................................................................................23 2.2.12. Kiểm nghiệm .....................................................................................................24 2.2.13. Chế biến ............................................................................................................24 2.2.14. Bảo quản ...........................................................................................................26 2.2.15. Tận dụng phụ phẩm ..........................................................................................27 2.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ....................................................................................27 2.3.1. Sơ đồ lấy chỉ tiêu ................................................................................................27 2.3.2. Các chỉ tiêu..........................................................................................................28 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................32 3.1. SỰ BIẾN ĐỘNG CHIỀU CAO CÂY ......................................................................32 3.2. SỐ CHỒI QUA CÁC GIAI ĐOẠN ..........................................................................33 3.3. CHIỀU DÀI BÔNG ..................................................................................................34 3.4. SỐ BÔNG/m 2 ...........................................................................................................34 ii Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  3. 3.5. SỐ HẠT/BÔNG ........................................................................................................35 3.6. TỶ LỆ HẠT CHẮC, HẠT LÉP ...............................................................................35 3.7. TRỌNG LƯỢNG 1000 HẠT ...................................................................................37 3.8. SỐ LÁ XANH/BÔNG ..............................................................................................38 3.9. SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ ................................................................38 3.10. BỆNH H ẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ ...........................................................39 3.11. DỊCH HẠI KHÁC ..................................................................................................39 3.12. THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ..............................................................................40 3.13. LỢI NHUẬN KINH TẾ .........................................................................................41 Chương 4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................44 4.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................44 4.2. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................45 iii Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  4. DANH SÁCH BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1. Các quốc gia xuất khẩu gạo .................................................................................5 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ...............................................................6 Bảng 1.3. Tiêu chuẩn đối v ới các cấp hạt giống lúa.............................................................8 Bảng 2.1. Phân bón .............................................................................................................18 Bảng 2.2. Số kiểm định tối thiểu trong lô ruộng giống ......................................................21 Bảng 2.3. Phân cấp bệnh trên lúa .......................................................................................29 Bảng 2.4. Quy định mật độ, tỷ lệ dịch hại trên lúa .............................................................29 Bảng 3.1. Sự gia tăng chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng (cm) ..........................32 Bảng 3.2. Sự biến động của số chồi qua các giai đoạn sinh trưởng (chồi/m 2)...................33 Bảng 3.3. Chiều dài bông lúa/khung (cm) ..........................................................................34 Bảng 3.4. Số bông/m 2 .........................................................................................................34 Bảng 3.5. Số hạt/bông ........................................................................................................35 Bảng 3.6. Tỷ lệ hạt chắc, hạt lép/bông ...............................................................................36 Bảng 3.7. Trọng lượng 1000 hạt (gram) .............................................................................37 Bảng 3.8. Số lá xanh/bông ..................................................................................................38 Bảng 3.9. Sâu hại và biện pháp phòng trừ ..........................................................................38 Bảng 3.10. Bệnh hại và biện pháp phòng trị ......................................................................39 Bảng 3.11. Các loài dịch hại khác ......................................................................................39 Bảng 3.13. Thành phần năng suất ......................................................................................41 Bảng 3.14. Năng suất lúa sau khi chế biến .........................................................................42 Bảng 3.15. Lợi nhuận kinh tế .............................................................................................43 iv Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  5. DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1. Lịch sử tiến hóa của các giống lúa trồng ..............................................................3 Hình 1.2. Vòng đời sâu cuốn lá ..........................................................................................10 Hình 1.3. Bệnh đạo ôn ........................................................................................................11 Hình 1.4. Nhện gié ..............................................................................................................12 Hình 1.5. Ốc bươu vàng .....................................................................................................12 Hình 1.6. Chim chuột .........................................................................................................13 Hình 2.1. Cuốn mạ đem đi cấy ...........................................................................................16 Hình 2.2. Mạ được tách thành từng tép để cấy ...................................................................17 Hình 2.3. Cấy mạ ................................................................................................................18 Hình 2.4. Làm cỏ ................................................................................................................19 Hình 2.5. Sơ đồ quản lý chất lượng hạt giống ....................................................................22 Hình 2.6. Thu hoạch lúa .....................................................................................................23 Hình 2.7. Cấu tạo máy sấy lúa đảo chiều ...........................................................................24 Hình 2.8. Bao và thẻ giống .................................................................................................25 Hình 2.9. Máy chế biến hạt giống ......................................................................................26 Hình 2.10. Kho chứa lúa thành p hẩm .................................................................................27 Hình 2.11. Sơ đồ bố trí lấy chỉ tiêu ....................................................................................27 v Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  6. DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Biểu diễn chiều cao cây lúa ...........................................................................32 Biểu đồ 3.2. Biểu diễn sự biến động của chồi lúa ..............................................................33 Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ chắc lép lúa ...............................................................................37 vi Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  7. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa DT, NS Diện tích, năng suất SX Sản xuất SNC Siêu nguyên chủng NC Nguyên chủng XN Xác nhận XN1, XN2 Xác nhận 1, xác nhận 2 NXB Nhà xuất bản NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐH, TC Đại học, trung cấp KTKT Kinh tế kỹ thuật NSKC Ngày sau khi cấy TT Thứ tự BVTV Bảo vệ thực vật SG Sông Gianh NB Ninh Bình ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HSD Hạn sử dụng NSX Ngày sản xuất MSLG Mã số lô giống vii Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  8. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài - Cây lúa (oryza sativa) là cây lương thực quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm chính cho khoảng 65% dân số thế giới. Trong đó, hơn 90% sản lượng lúa được tiêu thụ tại Châu Á. Tron g những thập niên cuối thế kỷ XX, sự gia tăng đáng kể về sản lượng lúa đã được ghi nhận tại nhiều nước đang phát triển. Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp năm 1960 đã mở ra sự phát triển lớn mạnh của khoa học chọn giống và sự ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất giống cây trồng. - Ở nước ta nghề trồng lúa nước đã có từ rất lâu và năng suất lúa ngày càng tăng một phần là do sự góp phần quan trọng của công tác chọn giống lúa, bằng phương pháp cổ tr uyền, chọn lọc theo kiểu phả hệ, lai hữu tính, ứng dụng công nghệ sinh học nh ư tạo biến dị, nuôi cấy mô, biến đổi gen. Nhờ chính sách đổi mới và khoa học kỹ thuật trong công tác lai tạo, chọn lọc giống lúa ở các viện, trường, trung tâm và cá nhân trong cả nước, qua nhiều năm đã tạo ra rất nhiều giống lúa có năng suất cao, ngắn ngày thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở từng địa phương. - Ngày nay, khi nước ta chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự đô thị hoá, thì diện tích lúa bị giảm xuống. Do đó đòi hỏi phải thâm canh tăng vụ, giống lúa ngắn ngày, tăng năng suất, kháng nhiều sâu bệnh hại, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, để đáp ứng nhu cầu gạo có chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng trong nước và x uất khẩu (Lê Duy Thành, 2011). - Trại sản xuất giống Tà Đảnh – xã Tà Đảnh – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang là một trong những trung tâm sản xuất lúa giống với qui mô lớn đã sản xuất rất nhiều loại giống thích hợp với nhu cầu hiện nay. Trại giống Tà Đảnh đượ c thành lập năm 1994 đến nay trại giống đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất giống. Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Quy trình sản xuất giống lúa OM 6377 siêu nguyên chủng tại trại giống Tà Đảnh – huyện Tà Đảnh – tỉnh An Giang” nhằm xác định giống lúa thuần tốt, năng suất cao, phù hợp điều kiện canh tác của địa phương để đưa vào sản xuất. Mục tiêu của đề tài - Xác định giống lúa thuần tốt nhất, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm chất tốt thích hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương. Nhằm khuyến cáo các giống mới cho sản xuất lúa, thay thế giống cũ bị nhiễm bệnh làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất cho người dân trồng lúa. - Tạo ra nguồn giống nguyên chủng để làm nguồn sản xuất giống xác nhận cung cấp cho nông dân. 1 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng Giống lúa OM 6377 siêu nguyên chủng. - Phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện tại ruộng sản xuất giống của trại sản xuất giống Tà Đảnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 2 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  10. Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CÂY LÚA - Chưa có tài liệu thống nhất về nguồn gốc cây lúa. - Lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch sử phát triển của Châu Á. - Đông Nam Á được xem như là nơi xuất hiện cây lúa hoang dại đầu tiên. Lúa hoang đa niên Lúa hoang hằng niên Lúa trồng hằng niên Hình 1.1. Lịch sử tiến hóa của các giống lúa trồng 1.2. GIÁ TRỊ 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn . Ngoài ra, nếu tính trên đơn v ị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì. 1.2.2. Giá trị sử dụng - Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,… g ạo còn dùng để cất rượu, cồn, … người ta không thể nào kể hết công dụng của nó. - Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng 3 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  11. trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn… - Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng , còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic…. 1.2.3. Giá trị thương mại - Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt cốc khác. Nói chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa mì từ 2 – 3 lần và cao hơn bắp hạt từ 2 – 4 lần. Thời điểm khủng hoảng lương thực trên thế giới vào khoảng những năm 1970 đã làm giá cả các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng vọt đột ngột: giá gạo từ 147 đô la/tấn (1972) tăng lên đến 350 đôla/tấn (1973 ), lúa mì từ 69 (1972) lên 137 đô la/tấn (1973) và bắp từ 56 đôla/tấn (1972) lên 98 đôla/tấn (1973). Giá gạo đạt đỉnh cao vào năm 1974 là 542 đôla/tấn, trong khi gạo thơm đặc sản Basmati (gạo số 1 thế giới) lên đến 820 đôla/tấn . Sau đó, giá gạo giảm dần và tăng lên trở lại trên 430 đôla/tấn trong những năm 1980 – 1981 để rồi giảm xuống và có khuynh hướng ổn định ở khoảng 200 – 250 đôla/tấn , tức vẫn ở mức gấp đôi giá lúa mì và gấp 3 bắp. Nhìn chung, từ năm 1975-1995 giá gạo thế giới biến động khá lớn và ở mức cao. - Giá gạo thế giới trong những năm 90 biến động khá lớn, trong đó năm 1993 thấp nhất, sau đó tăng dần lên và tương đối ổn định từ năm 1997-1998. Giá gạo Việt Nam (5% tấm) bán trên thị trường thế giớ i ở mức trung bình từ 220 -290 đôla/tấn. Từ năm 2000 trở đi, giá gạo thế giới tăng đều và ổn định ở mức 10% năm. 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 1.3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới - Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặt biệt là các dân tộc ở Châu Á. Lúa gạo là loại lương thực chính của người dân Châu Á, cũng như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên có thể nói, trên khắp thế giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ lúa gạo. Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính. Trên thế giới có hơn 110 quốc gi a có sản xuất và tiêu thụ gạo với các mức độ khác nhau. Lượng lúa được sản xuất ra và mức tiêu thụ gạo cao tập trung ở khu vực Châu Á. Năm 1980, chỉ riêng ở Châu Á đã có hơn 1,5 tỷ dân sống nhờ lúa gạo, chiếm trên 2/3 dân số Châu Á. Con số n ày theo ước đoá n đã tăng lên gần gấp đôi. Đối với những người này, lúa gạo là nguồn lương thực chính cho cuộc sống hàng ngày của họ. 4 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  12. Bảng 1 .1. Các quốc gia xuất khẩu gạo Người ăn gạo Quốc gia Dân số (triệu) Tỉ lệ (%) Số người (triệu) Trung Quốc 956 63,0 601 Ấn Độ 660 65,0 429 Indonesia 147 80,0 118 Nhật Bản 116 70,0 81,0 Bangldesh 90,0 90,0 81,0 Pakistan 80,0 30,0 24,0 Việt Nam 50,0 90,0 45,0 Philippin 49,0 75,0 37,0 Thái Lan 48,0 80,0 38,0 Nam Triều Tiên 38,0 75,0 29,0 Miến Điện 35,0 90,0 32,0 Đài Loan 17,0 70,0 12,0 Sri Lanka 15,0 90,0 14,0 Nepal 15,0 60,0 9,0 Campuchia 9,0 90,0 8,0 Tổng cộng 2.325 67,0 1.559 Nguồn: Huke, 1980. - Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,3 tấn/ha trong vòng 30 năm từ 1955 đến 1985, đặt biệt là từ sau c uộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 – 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao. Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật B ản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). 1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam - Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 3 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 1 thế giới hiện nay với sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 7,2 triệu tấn/năm. - Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa đã vươn lên mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng, cùng những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa xứng đáng của cả nước. Từ những vùng nước nổi mênh mông: An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ Giác long Xuyên, với chỉ một vụ lúa mùa, năng suất thấp và bấp bênh… nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2 -3 vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định; cộng với những hệ thống canh tác đa dạng đã góp phần rất 5 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  13. đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản hàng hóa xuất khẩu hàng năm của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989) và 4,8 tấn/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt được năng suất bình quân trên 6,5 tấn/ha /vụ và 12 – 17 tấn/ha /năm với 2 – 3 vụ lúa. Bảng 1 .2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2007 7.207.400 4,99 35.942.700 2008 7.400.200 5,24 38.729.800 2009 7.437.200 5,24 38.950.200 2010 7.489.400 5,34 40.005.600 2011 7.651.900 5,53 42.331.600 Nguồn: FAO, 2013. 1.4. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI RUỘNG SẢN XUẤT GIỐNG 1.4.1. Phân cấp hạt giống * Trong công tác sản xuất giống, sự phân cấp hạt giống đ ược dựa trên cơ sở chủ yếu là độ thuần hạt giống. Ở Việt Nam, sự phân cấp hạt giống lúa được áp dụng theo Thông tư số 42/TT – BNNPTNT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thô n quy định hệ thống phân cấp hạt giống và tiêu chuẩn cấp hạt giống lúa được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước như sau: - Hạt giống lúa tác giả là hạt do nhà chọn tạo giống tạo ra, đảm bảo thuần về mặt di truyền. - Hạt giống lúa SNC là hạt giống lú a được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. - Hạt giống lúa NC là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống SNC theo quy trìn h sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. - Hạt giống lúa XN là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng qua một hoặc hai thế hệ gồm: + Hạt giống lúa XN1 là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyê n chủng theo quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN 1776 - 2004. + Hạt giống lúa XN2 là hạt giống lúa được nhân từ hạt giống lúa xác nhận 1 theo quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượ ng theo quy định. - Hạt giống lúa bố mẹ lúa lai là hạt giống lúa của dòng mẹ bất dục đực di truyền tế bào chất , dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ hoặc độ dài chiếu 6 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  14. sáng và dòng bố phục hồi hữu dục, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. - Hạt giống lúa lai F1 là hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng mẹ bất dục đực với một dòng bố (dòng phục hồi tính hữu dục) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. 1.4.2. Tiêu chuẩn hạt giống Nền nông nghiệp hiện đại có những yêu cầu ngày càng cao đối với giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng. Điều kiện tự nhiên rất đa dạng của các vùng sinh thái khác nhau lại có những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với giống. Tuy nhiên, nhìn chung giống lúa được trồng phải đáp ứng những yêu cầu chính sau: - Giống lúa phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định. Đây là yêu cầu quan trọng nhất, vì năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây lúa. - Giống lúa phải có khả năng chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái mà giống phải có các đặc tính như chịu hạn, chịu ngập, chịu nóng, chịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn, không đổ ngã v.v… Khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của ngoại cảnh giúp cho lúa có năng suất ổn định. Để đảm bảo được năng suất ổn định ở những vùng và những mùa vụ thường bị hạn cần tạo ra những giống chịu hạn. Những vùng đất phèn, mặn, việc cải tạo các loại đất này rất t ốn kém và đòi hỏi thời gian dài; Vì vậy, cần phải sản xuất các giống chịu phèn, chịu mặn và có năng suất cao hơn những giống hiện trồng trên vùng đất này. Hiện tư ợng đổ ngã thường gây ra những thiệt hại lớn về năng suất, phẩ m chất của sản phẩm bị giảm sút; Vì vậy, việc tạo giống kháng đổ ngã là một yêu cầu rất quan trọng, nhất là với những vùng và mùa vụ có mưa to, gió lớn… - Giống lúa phải có khả năng kháng một số sâu, bệnh chính trong vùng. Sâu bệnh thường gây ra những thiệt hại lớn đến năng suất, có khi bị mất trắng như trường hợp lúa bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất thường tốn kém và làm ô nhiễm môi trườn g, nhưng không phải bao giờ cũng đạt được những kết quả mong muốn. Việc xử lý bằng thuốc trừ sâu thường kèm theo những hậu quả tiêu cực đối với những loài côn trùng có ích, kẻ thù của những côn trùng có hại. Ngoài ra, dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh không hợp lý sẽ làm mất cân bằng sinh thái, những côn trùng có lợi bị tiêu diệt và những côn trùng có hại thường tạo ra những khả năng sinh sản ào ạt trở lại để gây hại cho lúa. Vì những lý do trên, việc đưa vào sản xuất các giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ bản của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong sản xuất nông nghiệp. - Giống lúa phải thích hợp với điều kiện canh tác trong vùng. Ở những nơi có mức độ cơ giới hóa cao trong sản xuất nông nghiệp thì các giống lúa phải có những đặc tính 7 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  15. thích hợp với việc canh tác bằng cơ giới hóa, có độ đồng đều cao, cứng cây, không đổ ngã, ít rụng hạt. Trong điều kiện có đủ phân bón hay có thể t ưới tiêu tự động thì cần những giống có phản ứng tốt với liều lượng phân bón cao, hay với nước tưới, nhưng trong điều kiện thiếu phân, thiếu nước người ta lại cần những giống ít đòi hỏi phân và chịu hạn… - Giống lúa phải có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bảng 1.3. Tiêu chuẩn đối với các cấp hạt giống lúa Hạt giống Hạt giống Hạt giống Chỉ tiêu SNC NC XN 1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn 99,0 99,0 99,0 2. Hạt giống khác có thể phân biệt được, % số hạt, 0 0,05 0,3 không lớn hơn 3. Hạt cỏ dại nguy hại *, số hạt/1000g, không lớn 0 5 10 hơn 4. Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80 80 80 5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 13,5 13,5 13,5 Nguồn: QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống . 1.4.3. Ruộng sản xuất lúa giống Theo TCVN 1776-2004 cho rằng ruộng sản xuất lúa giống phải đáp ứng một số yếu tố sau: - Về đất đai: + Ruộng sản xuất giống phải chủ động được tưới, tiêu nước, bằng phẳng, có độ đồng đều cao. + Ruộng sản xuất lúa giống phải sạch cỏ dại, không còn sót lúa của vụ tr ước (l úa chét, lúa rày hay lúa mọc từ hạt rụng). - Về cách ly: ruộng sản xuất lúa giống phải được cách ly the o một trong 3 cách sau. + Cách ly không gian: khoảng cách từ ruộng sản xuất giống đến các ruộng sản xuất khác ít nhất 3m. + Cách ly về thới gian: thời gian trổ của ruộng sản xuất giống phải trổ trước hoặc sau so với ruộng lúa khác giống liền kề ít nhất 15 ngày. + Trường hợp không bố trí cách ly được về thời gian hoặc không gian có thể bố trí gieo bình thường. Khi thu hoạch cách bờ ruộng 3m không sử d ụng làm hạt giống. 8 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  16. 1.5. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA GIỐNG OM 6377 OM 6377 thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày, lượng giống 6 kg/1.000 m2. Sử dụng 82, 2 kg/ 1,37 ha. - Nguồn gốc: Giống lúa OM 6377 do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo, có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR64/TYPE3 -123, từ đó dòng triển vọng được chọn bằng marker. Đây là giống lúa triển vọng mới được giới thiệu. - Đặc tính: + Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày. + Chiều cao cây: 85 – 90 cm. Cứng cây, đẻ nhánh khá; lá cờ trung bình, thẳng; Bông dài, hơi khoe bông. + Nhiễm rầy nâu (cấp 3 – 4), hơi kháng cháy lá, kháng vàng lùn. + Năng suất trung bình vụ Đôn g Xuân: 6 – 8 tấn/ha, Hè Thu: 4, 0 – 5,0 tấn/ha. + Trọng lượng 1000 hạt 28 – 29 gram. + Hạt dài 7, 1 mm; hàm lượng amylose 24,3%. Hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng; tỷ lệ chắc cao, gạo đẹp. + Thích cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. 1.6. MỘT SỐ LOẠI DỊCH HẠI TRÊN RUỘNG LÚA 1.6.1. Sâu cuốn lá - Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis. - Tập tính sống: sâu nhỏ, màu xanh hơi vàng, khi gần hóa nhộng có màu hồng. Bướm nhỏ có cánh màu trắng đục với 3 sọc ngang màu nâu đen. Bướm đẻ trứng rời rạc trên phiến lá. - Cách gây hại: sâu thường cuốn lá lại ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để lại những vệt trắng dài nằm dọc theo chân lá. Khi còn nhỏ sâu chỉ ăn phần nhu mô mà không cuốn lá lại. C ây lúa bị tấn công sẽ cằn cõi, diện tích lá để quang hợp giảm làm tỷ lệ lép cao, bông ít hạt. Sâu thường phá hại nặng ở những nơi rậm rạp thiếu ánh sáng. - Phòng trừ: có thể dùng bẩy đèn để bắt bướm hoặc xịt thuốc trừ bướm khi thấy xuất hiện nhiều trên ru ộng lúa để phòng sâu phá hại. Khi có khoảng 20% số bụi bị tấn công thì nên xịt thuốc trừ ngay với các loại thuốc trừ sâu. 9 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  17. Hình 1.2. Vòng đời sâu cuốn lá 1.6.2. Bệnh đạo ôn - Tác nhân nấm Pyricularia oryzae gây ra. - Triệu chứng: bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công ở mọi bộ phận của cây lúa nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng h ình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra có màu xám tro. Chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thường có một quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặ c trên cổ bông (bệnh khô cổ bông) làm tắt nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lững. Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, sương mù nhiều, ruộng thiếu nước và bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày. - Phòng trừ: để ngừa bệnh này nên diệt sạch cỏ dại, rơm rạ có chứa mầm bệnh trước khi canh tác, xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) 15 phút hoặc dung dịch thuốc Arasan, Ceresan (4 g/4 lít nước/2 kg hạt) trong 24 giờ. Gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối N 2, P2O5 và KCl; đặc biệt là phân KCl để tăng cường tính kháng của tế bào cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh. 10 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  18. Hình 1.3. Bệnh đạo ôn 1.6.3. Nhện gié - Tập quán sinh sống: có 4 đôi chân cơ thể không phân đốt rõ ràng, có kích thước rất nhỏ, màu đỏ còn gọi là nhện đỏ hay rệp gié. Trứng rất nhỏ, màu trắng đục, đẻ rải rác trong bẹ lá, nhện non có cơ thể nhọn, dài và chỉ có 3 đôi chân. Vòng đời trung bình chỉ từ 10-12 ngày, trong đó thời gian trứng 1-2 ngày, nhện non 4 -5 ngày, nhện trưởng th ành 5-6 ngày. - Cách gây hại: nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ hoa lúa khi mới trổ. Trên bẹ lá, vết chích hút tạo thành những sọc thối đen, làm bẹ lá có màu thâm nâu. Khi lúa làm đòng, nhện hút nhựa làm bông lúa có nhiều hạt lép hoặ c lép cả bông. Nhện thường mang theo bào tử nấm gây bệnh thối bẹ. Nhện phát triển mạnh trong vụ Hè Thu, hiện chưa có giống lúa kháng. - Phòng trừ: biện pháp phòng trừ là cày lật gốc rạ sớm, diệt lúa chét để hạn chế lan truyền từ vụ trước qua vụ sau, gieo cấy tập trung, dùng thuốc đặc trị nhện để phun khi phát hiện một số chồi có triệu chứng bị hại khi lúa sắp làm đòng. 11 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  19. Hình 1.4. Nhện gié 1.6.4. Ốc bươu vàng - Tập quán sinh sống: ốc bươu vàng thuần thục rất sớm và sinh sản rất nhanh nên gây thiệt hại rất lớn, đặc biệt là trong giai đoạn lúa non dưới 1 tháng tuổi. Ốc đẻ trứng thành chùm gắn chặt vào thân lúa, cỏ dại ven bờ kinh ngay phía trên mặt nước, ổ trứng màu hồng tươi rất dễ phát hiện. - Cách gây hại: ốc bươu vàng ăn mầm lúa và cả cây lúa non, làm giảm mật độ cây nghiêm trọng đối với lúa sạ ướt. - Phòng trị: vệ sinh đồng ruộng, rút cạn nước để ốc gom về chỗ trũng để bắt và diệt hoặc thả vịt vào để ăn ốc con trước khi gieo sạ là những biện pháp phòng ốc bươu vàng rất hiệu quả. Có thể sử dụng thuốc đặc trị ốc bươu vàng khi mật số cao. Hình 1.5. Ốc bươu vàng 12 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
  20. 1.6.5. Dịch hại khác - Ngoài các loại bệnh hại và côn trùng gây hại còn có các loại động vật như chim, chuột cũng gây những thiệt hại rất nghiêm trọng cho lúa, nhất là trên các trà lúa trồng trái vụ, quá sớm hoặc quá trễ so với đa số các trà lúa khác trong khu vực. Cỏ dại cũng là vấn đề hết sức quan trọng trên ruộng lúa, đặc biệt là đối với lúa sạ. Làm đất kỹ, giữ nước ngập ruộng sớm và thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu có thể hạn chế cỏ d ại khá hữu hiệu. Biện pháp cuối cùng là làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ đúng lúc để chúng không cạnh tranh đáng kể với lúa. Hình 1.6. Chim chuột 13 Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1