Đề tài: Thiết kế phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi với năng suất 10 tấn sản phẩm/ca
lượt xem 29
download
Với những vai trò hết sức to lớn như trên và những thuận lợi, tiềm năng vô cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên và con người, phát triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước và hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Thiết kế phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi với năng suất 10 tấn sản phẩm/ca
- LỜI MỞ ĐẦU Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn , góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Không những là nguồn thực phẩm, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác , nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như : cảng, bến, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi, cung cấp bao bì... và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân. Với những vai trò hết sức to lớn như trên và những thuận lợi, tiềm năng vô cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên và con người, phát triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước và hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam . Bên cạnh việc chế biến thuỷ sản để xuất khẩu thì vấn đề tận dụng phế phẩm trong quá trình chế biến cũng rất được chú trọng. Bột cá chăn nuôi là sản phẩm được sản xuất từ phế phẩm thuỷ sản đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhà kinh doanh. Nhu cầu sử dụng bột cá cho chăn nuôi đang ngày càng nhiều đòi hỏi sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó việc xây dựng nhà máy chế biến bột cá chăn nuôi là một nhu cầu cấp thiết. Hiểu được nhu cầu trên em đã quyết định” Thiết kế phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi với năng suất 10 tấn sản phẩm/ca”. 1
- LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em về cơ sở vật chất cũng như truyền đạt cho em những kiến thức về chuyên ngành. Và thầy cô đã hết lòng chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường, thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em nắm vững lý thuyết và từng bước tiếp cận thực tế. Sau đó em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Thế Hải, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Trong quá trình thực hiện đồ án này em đã cố gắng thu thập nhiều kiến thức để hoàn thành đồ án một cách tốt nhất, nhưng do sự hiểu biết và kiến thức của em có hạn nên không thể nào tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong quý thầy, cô và đặc biệt là thầy Lâm Thế Hải tận tình đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thành tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017 2
- MỤC LỤC trang DANH MỤC BẢNG BIỂU trang Bảng 1.1: Hàm lượng axit amin trong một số sản phẩm bột chăn nuôi........................9 Bảng 2.1: Tỉ lệ khối lượng các bộ phận của cá Tra......................................................16 3
- Bảng 2.2: Biểu đồ sản xuất bột cá chăn nuôi................................................................17 Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất trong năm.......................................................................17 Bảng 2.4: Định mức sản xuất tại từng công đoạn.........................................................18 Bảng 2.5: Năng suất lao động của công nhân tại từng công đoạn...............................18 Bảng 2.6: Định mức năng suất lao động của công nhân tại từng công đoạn..............19 Bảng 3.1: Quan hệ giữa sự hạ nhiệt độ với tỉ lệ giữa muối ăn và nước đá.................22 Bảng 3.2: So sánh thành phần của bột cá, nước ép, trong điều kiện hấp bằng nước ngọt và nước biển.........................................................................................................24 Bảng 3.3:Khối lượng nguyên liệu và bán thành phẩm (hoặc thành phẩm) từng công đoạn..............................................................................................................................27 Bảng 3.4: Số lượng công nhân cho từng công đoạn....................................................29 Bảng 3.5: Sự phụ thuộc của hệ số sử dụng dao cắt và số dao gắn trên rôto...............33 Bảng 3.6: Thông số kĩ thuật của thiết bị ИYP fish choppe.........................................33 Bảng 3.7: Các thông số kĩ thuật của thiết bị ИMB10 Cooker...................................36 Bảng 3.8: Thông số kĩ thuật của thiết bị Hydraulic Press...........................................37 Bảng 3.9: Thông số kĩ thuật của thiết bị ИMB10 Dryer...........................................39 Bảng 3.10: Thông số kĩ thuật thiết bị nghiền búa Иyд Mill.......................................41 Bảng 3.11: Thông số kĩ thuật của thiết bị ЭPM64 Magnetic Separator...................43 Bảng 3.12: Thông số kĩ thuật của máy khâu bao GK9200.......................................44 Bảng 3.13: Tính toán thiết bị, dụng cụ phòng tiếp nhận nguyên liệu........................46 Bảng 3.14: Tính toán các thiết bị, dụng cụ phòng sản xuất........................................46 4
- DANH MỤC HÌNH ẢNH trang Hình 1.1: Bột cá chăn nuôi............................................................................................9 Hình1.2: Khu công nghiệp Giao Long.........................................................................11 Hình 2.1: Cá Tra nuôi ( Pangasius hypophthalmus)....................................................14 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến bột cá chăn nuôi.................................20 Hình 3.2: Cân...............................................................................................................30 Hình 3.3: Thùng bảo quản nguyên liệu........................................................................30 Hình 3.4: Khay đựng nguyên liệu................................................................................31 Hình 3.5: Thùng rửa nguyên liệu.................................................................................32 Hình 3.6: Thiết bị ИYP fish choppe............................................................................34 Hình 3.7: Vít tải...........................................................................................................34 Hình 3.8: Thiết bị ИMB10 Cooker............................................................................35 Hình 3.9: Thiết bị Hydraulic Press..............................................................................37 Hình 3.10: Thiết bị sấy ИMB10 Dryer......................................................................38 Hình 3.11: Thiết bị nghiền búa Иyд Mill....................................................................41 Hình 3.12: Thiết bị ЭPM64 Magnetic Separator.......................................................42 Hình 3.13: Thiết bị cân đóng bao PM09.....................................................................44 Hình 3.14: Máy khâu bao GK9200............................................................................44 Hình 3.15: Băng tải......................................................................................................45 Hình 3.16: Sơ đồ mặt bằng phân xưởng......................................................................47 5
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 6
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết 1.1.1. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, sản phẩm cho xuất khẩu và thức ăn cho chăn nuôi. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật có khả năng tái tạo, có giá trị kinh tế xã hội và có ý nghĩa khoa học đối với sự phát triển của đất nước. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km 2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. 1.1.2. Nhu cầu thị trường Ngày nay việc chế biến thuỷ sản luôn đi kèm với việc xử lý phế liệu trong thuỷ sản, tận dụng nguồn phế liệu để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị, đồng thời cũng tránh được ô nhiễm môi trường. Cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến thực phẩm thuỷ sản, công nghệ sản xuất bột cá chăn nuôi cũng ngày càng phát triển. Việc sản xuất bột cá chăn nuôi có ý nghĩa kinh tế rất lớn bởi vì công nghệ này đã tận dụng được nguồn phế liệu từ cá trong quá trình chế biến và những loại cá có giá trị kinh tế thấp để tạo nên sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho ngành chăn nuôi. 7
- Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản ở nước ta cần khoảng 300.000 tấn/năm, trong đó bột cá sản xuất công nghiệp chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu, do vậy phải nhập khẩu. Do đó việc thiết kế phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi để phục vụ nhu cầu thị trường là một yêu cầu cấp thiết. * Một số đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của bột cá chăn nuôi: Bột cá là sản phẩm giàu đạm, chứa từ 4785% là đạm tổng số, trong đó đạm dễ tiêu hoá và hấp thu là 8095% tuỳ thuộc vào phương pháp chế biến và nguyên liệu ban đầu. Trong khi đạm tiêu hoá của bột thực vật chỉ đạt từ 3040% đạm tổng số. Prôtêin của bột cá là prôtêin hoàn hảo vì chúng chứa đủ các axit amin không thay thế và có tỉ lệ cân đối với các axit amin khác. Hàm lượng một số axit amin trong bột cá chăn nuôi với các phế phẩm chăn nuôi khác được thể hiện trên bảng sau: Bảng 1.1: Hàm lượng axit amin trong một số sản phẩm bột chăn nuôi Các Hàm lượng axit amin (g/kg) STT sản phẩm Ly Arg His Meth Va Iso Phe Tre 1 Bột cá 36 54 20 18 38 59 46 31 2 Bột ngô 3 5 3 1 5 16 4 3 3 Bột yến mạch 4 10 3 2 6 14 6 3 Bột hướng 4 16 28 13 2 6 49 20 3 dương 5 Bột đại mạch 4 6 3 1.5 5 10 5 3 Bột khô dầu 6 28 28 9 6 23 52 20 16 đậu tương 8
- Hình 1.1: Bột cá chăn nuôi Ngoài thành phần protêin, bột cá còn chứa nhiều các vitamin như B1, B2, B3, B12, PP, A, D và các nguyên tố khoáng đa lượng: P, Ca, Mg, Na, K..., vi lượng: Fe, Cu, Co, I2... * Thành phần hoá học của bột cá chăn nuôi: Chất có đạm: Bao gồm chủ yếu là prôtêin, axit amin, ngoài ra còn chứa NH 3,TMA và các chất hữu cơ có đạm khác. + Nếu nguyên liệu có nhiều prôtêin thì bột cá chứa hàm lượng prôtêin cao, nguyên liệu tươi thì đạm ít bị tổn hao hơn nguyên liệu thối rửa. + Phương pháp chế biến khác nhau cũng cho tỉ lệ thành phần các chất có đạm khác nhau. Lượng đạm thường bị tổn hao một phần do các quá trình nấu chưng, sấy khô, nghiền sàng, ép. Chất béo: + Bột cá khi sản xuất bằng phương pháp ép, chất béo bị khử đi chủ yếu là trong quá trình ép. Chất béo còn lại trong bột cá gồm có chất béo của tổ chức chưa bị phân ly và chất béo tự do dính theo quá trình ép. Hàm lượng của nó và sự thay đổi về tính chất có liên quan tới điều kiện chế biến, loại và tính chất nguyên liệu. + Làm mất một cách triệt để chất béo trong bột cá là điều kiện để đảm bảo chất lượng bột cá, vì bột cá có nhiều dầu trong bảo quản dễ bị oxy hoá không những mất giá trị của nó mà còn có hại đối với vật nuôi. Chất khoáng: + Hàm lượng chất khoáng nhiều hay ít tuỳ thuộc loại nguyên liệu: bột cá sản xuất bằng thịt cá hay cá nguyên vẹn thì tổng lượng canxi thấp hơn nhiều so với bột 9
- cá sản xuất bằng các phế liệu như đầu, vây, xương cá...Tổng hàm lượng khoáng trong nguyên liệu ướp muối và nhiễm bẩn ( bùn cát) có khi tăng lên rất nhiều. + Bột cá sản xuất bằng phương pháp ép bình quân tổn thất khoảng 29,3% chất khoáng. Đó là do một phần chất khoáng bị tan vào trong nước khi nấu. Trong quá trình ép, một phần tan vào trong dung dịch ép. Chất khoáng trong bột cá xác định có: calcium, sắt, kalium, natrium, chlorua iodine, lưu huỳnh, magnesium, silicium, manganium, đồng, cobantum, fluorum, chì, chlomin arsenicum, lithium, alumniu,... + Bột cá sản xuất bằng nguyên liệu cá nước mặn có hàm lượng NaCl cao hơn bột cá chế biến bằng nguyên liệu cá nước ngọt. Vitamin: + Loại vitamin tan trong dầu có trong bột cá chủ yếu là vitamin A và D. Hàm lượng của nó nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nguyên liệu ( loại cá và vị trí trong cơ thể). Hàm lượng vitamin trong nội tạng cá khá cao nên bột cá sản xuất bằng nội tạng sẽ có hàm lượng vitamin cao hơn so với bột cá sản xuất bằng thân cá. + Vitamin tan trong nước chủ yếu là các vitamin nhóm B (B1, B2, B12). Khi sản xuất bằng phương pháp ép thì phần lớn các vitamin này đi vào trong nước nấu và dịch ép. Do đó đối với các vitamin hoà tan trong nước thì phương pháp ép có nhược điểm tổn thất nhiều. 1.2. Vị trí địa lý Chọn đặt phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi tại khu công nghiệp Giao Long thuộc xã An Phước huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre 13km và cách cảng sông Giao Long khoảng 2km. Hình1.2: Khu công nghiệp Giao Long Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp 10
- tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê...Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C – 27°C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mêkông, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km. Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng. * Tình hình nuôi cá tra ở Bến Tre Bến Tre là tỉnh cuối nguồn của hệ thống sông Mêkông, với 4 cửa sông lớn đổ ra biển, rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có cá tra nuôi trên các bãi bồi, cồn nổi, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả ven sông. Hiện nay, diện tích nuôi cá tra của Bến Tre ổn định khoảng 650 ha, tập trung tại các huyện Chợ Lách 225 ha, Giồng Trôm 142 ha, Châu Thành 124 ha, Bình Đại 85 ha, Mỏ Cày Nam 59 ha, Ba Tri 15 ha. Tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng 126.750 tấn (năm 2011). Giá thành hiện dao động từ 21.500 23.000đ/kg, giá bán khoảng từ 24.000 27.000đ/kg, người nuôi có lời khoảng 4.000đ/kg. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho 1ha nuôi cá da trơn rất cao (khoảng 4 tỷ đồng). Trong thời gian thu hoạch 6 tháng, nếu thả mật độ 60 con/m2 thì sản lượng thu hoạch 350 tấn/ha, nếu thả mật độ 30 con/m2 thì sản lượng đạt 195 tấn/ha. Ngành nông nghiệp đã chủ động thực hiện một số công việc để phát triển tốt nghề nuôi cá tra. Đó là: Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng quy trình nuôi theo tiêu 11
- chuẩn GlobalGAP, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu (có 13 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận); hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ đã được cải tạo di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để thay thế đàn cá bố mẹ trước đây nhằm tạo ra nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng cung ứng cho nghề nuôi cá tra của tỉnh và các tỉnh lân cận. Thực hiện đánh số vùng nuôi để làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hướng dẫn các cơ sở nuôi xây dựng hệ thống ao nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, thả giống với mật độ vừa phải nhằm hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả trên nguồn vốn đầu tư, tăng cường kiểm tra và tổ chức lấy mẫu thức ăn, hóa chất để kiểm tra chất lượng nuôi. Thu mẫu kiểm tra dư lượng chất độc hại trong cá nuôi định kỳ hàng tháng. Tác động các ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở nuôi vay vốn. Định hướng phát triển nghề nuôi cá tra trong thời gian tới là sản xuất cá tra đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế rủi ro do dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp như: quản lý phát triển nuôi cá tra theo quy hoạch, khảo sát vị trí và lập dự án xây dựng Trung tâm sản xuất giống cá tra cấp vùng theo đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hướng dẫn các cơ sở nuôi hoàn thiện hệ thống ao nuôi để đạt điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở nuôi áp dụng tốt các quy phạm thực hành nuôi tốt: VietGAP, GlobalGAP. 1.3. Các điều kiện thuận lợi 1.3.1. Giao thông vận tải Giao thông nội bộ trong khu công nghiệp Giao Long đang được xậy dựng và trong quá trình hoàn chỉnh, giao thông ngoại khu công nghiệp được đấu nối với tỉnh lộ 883, cách cảng sông Giao Long khoảng 2km nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường bộ cũng như đường thuỷ cho nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. 1.3.2. Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất bột cá chăn nuôi cho phân xưởng là các phế phẩm cá tra từ các nhà máy chế biến thuỷ sản trong địa bàn tỉnh như công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre, công ty Cổ phần Hùng Vương,...ngoài ra phân xưởng có thể nhập nguyên liệu từ những nhà máy chế biến thuỷ sản thuộc các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Cần Thơ bao gồm công ty Cổ phần Gò Đàng, công ty TNHH Thuỷ sản Panga Mêkông... 12
- 1.3.3. Nguồn nhân lực Lao động trực tiếp: Hàng năm, Bến Tre có trên 18.000 người cần giải quyết việc làm mới, trong đó số người có việc làm khoảng 10.000 người. Ngoài ra còn có rất nhiều lao động từ các tỉnh khác đến nên nguồn nhân lực sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu của phân xưởng. Lao động gián tiếp, quản lý: Trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, trường cao đẳng Bến Tre...là những nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có khả năng đáp ứng nhu cầu của phân xưởng. 1.3.4. Nguồn cung cấp điện Phân xưởng đặt trong khu công nghiệp sẽ sử dụng đường dây điện riêng 22KV từ trạm của tỉnh Bến Tre đến khu công nghiệp để sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra phân xưởng còn trang bị thêm máy phát điện dự phòng để phục vụ cho nhu cầu của phân xưởng khi mất điện. 1.3.5. Khả năng cung cấp nước Phân xưởng sử dụng nguồn nước của công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bến Tre để đảm bảo tiêu chuẩn qui định. 1.3.6. Hệ thống xử lý nước thải Nước thải của phân xưởng sẽ được xử lý thông qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp đã được vận hành vào Quý I năm 2009. 1.3.7. Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc đang là phương tiện hữu ích cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tại khu công nghiệp Giao Long, hệ thống thông tin liên lạc hoạt động rất tốt đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin liên lạc với các đối tác nước ngoài, nắm bắt được thông tin kinh tế, thị trường trong và ngoài nước một cách dễ dàng. Với những điều kiện thuận lợi như trên thì đủ để: “ Thiết kế phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi với năng suất 10 tấn sản phẩm/ ca”. 13
- CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu phế phẩm cá Tra * Tổng quan về cá Tra: Cá Tra có :Tên tiếng anh là Pangasius catfish Tên khoa học là Pangasius hypophthalmus Hình 2.1: Cá Tra nuôi ( Pangasius hypophthalmus) Đặc điểm: Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và có hình tam giác, khoảng 57 tia vây và 12 gai. Vây hậu môn hơi dài với 2646 tia. Thông thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm. Thân hình chắc, vây béo (mỡ) nhỏ cũng tồn tại. Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá Tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Trong tự nhiên đã gặp cá nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản. Phân bố: Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá Tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya. Tập tính: Cá Tra là cá da trơn , thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá Tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 710 o/oo ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá Tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn 14
- có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. Cá Tra thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau khi còn nhỏ và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ. Ngoài ra, khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con của các loài cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá Tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục, là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy. Sinh sản: Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,53 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái lan. Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 6 dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá Tra có thể tái phát dục 13 lần trong một năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. * Nguyên liệu phế phẩm cá Tra: Trong ngành công nghiệp chế biến cá Tra tại các nhà máy, ngoài những sản phẩm chính có được sau qua trình sản xuất còn cho ra một khối lượng lớn các loại phế phẩm từ cá Tra như: xương, da, nội tạng...Để tận dụng triệt để nguồn phế phẩm trong quá trình chế biến cá Tra từ các nhà máy, chúng ta thường sản xuất thành các sản phẩm giá trị gia tăng khác nhau để làm tăng doanh thu của nhà sản xuất, đồng thời cũng tránh được ô nhiễm môi trường và bột cá chăn nuôi là sản phẩm đang được ưu tiên sản xuất. Các loại phế phẩm cá Tra dùng để sản xuất bột cá chăn nuôi gồm có: 15
- Xương cá: có trong công đoạn fillet sau khi tách phần thịt ra, có khối lượng rất lớn (gồm xương sống và phần xương đầu). Là nguồn cung cấp canxi cho bột cá để đáp ứng nhu cầu của vật nuôi. Da cá: có trong công đoạn lạng da và phần da đầu. Nội tạng: có trong công đoạn fillet, chủ yếu là gan cá và bao tử cá. Bảng 2.1: Tỉ lệ khối lượng các bộ phận của cá Tra Tỉ lệ khối lượng các bộ phận của cá tra ( % khối lượng) Trọng lượng cá (kg/con) Fillet bỏ Đầu và Da Mỡ Thịt bụng Nội tạng da xương 0.951.05 38.9 4.9 2.2 10.1 6.0 37.6 1.11.25 38.7 4.9 3.1 10.2 6.1 36.8 1.61.7 38.1 5.1 4.4 10.5 6.2 35.1 Trung 38.6 5.0 3.2 10.3 6.1 36.5 bình 2.1.2. Chọn năng suất và sơ đồ quy trình. * Chọn năng suất: Chọn năng suất cho phân xưởng sản xuất bột cá chăn nuôi là 10 tấn sản phẩm/ca. * Chọn sơ đồ quy trình: Việc chọn sơ đồ quy trình sản xuất là rất quan trọng vì một sản phẩm có thể sản xuất ra từ nhiều quy trình khác nhau thì chất lượng cũng khác nhau. Để tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường thì việc chọn quy trình sản xuất cần phải được cân nhắc kỹ và đúc kết một số kinh nghiệm của một số cơ sở sản xuất. 16
- Quy trình sản xuất cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Chất lượng sản phẩm phải cao + Giá thành sản phẩm phải hạ + Ít hao tổn nguyên vật liệu, năng lượng, nhân lực + Quá trình sản xuất phải liên tục, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Có khả năng cơ giới hoá, tự động hoá + Phải đảm bảo an toàn lao động Sơ đồ quy trình của phân xưởng này đã được xây dựng dựa trên quy trình sản xuất của 3 công ty: + Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thiên Khôn Phú + Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ XNK Thuận Thành + Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Đông Nam Phát 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Lập biểu đồ sản xuất bột cá chăn nuôi. Ngày làm 1 ca Ca: 7h17h Bảng 2.2: Biểu đồ sản xuất bột cá chăn nuôi Côn Thời gian (giờ) g đoạn 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tiếp nhận nguyên liệu Xử lý sơ bộ Hấp Ép Giải Sấy lao Nghiềng sàng Kiểm tra Đóng gói * Kế hoạch sản xuất: Số ngày trong năm: 365 ngày Số ngày nghỉ chủ nhật: 53 ngày (2017) 17
- Số ngày nghỉ lễ: 4 ngày (30/4, 1/5, 2/9, 10/3 âm lịch). Số ngày nghỉ tết:8 ngày (1 ngày tết dương lịch; 7 ngày tết âm lịch: 29, 30 tết, mùng 1, 2, 3, 4, 5). Số ngày nghỉ bảo trì máy: 30 ngày (tháng 4) Do 2 ngày lễ 30/4 và 10/3 âm lịch trùng với tháng nghỉ nên ta có thêm 2 ngày. Vậy số ngày làm việc trong năm là: 365(53+4+8+30)+2= 272 ngày. Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ca Nghỉ sửa Ca 7h17h x x x x x x x x x x x chữa 2.2.2. Khảo sát định mức sản xuất tại từng công đoạn. Bảng 2.4: Định mức sản xuất tại từng công đoạn STT Công đoạn Định mức (gđm) 1 Tiếp nhận nguyên liệu 1 2 Xử lý sơ bộ 1,05 3 Hấ p 1,1 4 Ép 1,18 5 Sấy 1,15 6 Nghiềng sàng 1,005 7 Kiểm tra 1 8 Đóng gói 1 2.2.3. Khảo sát năng suất lao động của công nhân tại từng công đoạn. Năng suất lao động của công nhân tại từng công đoạn là khối lượng nguyên liệu vào hay lượng bán thành phẩm mà công nhân tạo ra ở từng công đoạn trong một thời gian nhất định. Bảng 2.5: Năng suất lao động của công nhân tại từng công đoạn 18
- STT Công đoạn gđm Năng suất (Kg/ca) 1 Tiếp nhận nguyên liệu 1 15751,72 2 Xử lý sơ bộ 1,05 15001,64 3 Hấ p 1,1 13637,85 4 Ép 1,18 11557,5 5 Sấy 1,15 10050 6 Nghiền sàng 1,005 10000 7 Kiểm tra 1 10000 8 Đóng gói 1 10000 Bảng 2.6: Định mức năng suất lao động của công nhân tại từng công đoạn Định mức năng suất STT Công đoạn (kg/người/ca) 1 Tiếp nhận nguyên liệu 625 2 Xử lý sơ bộ 360 3 Hấ p 840 4 Ép 500 5 Sấy 625 6 Nghiềng sàng 840 7 Kiểm tra 840 8 Đóng gói 700 19
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ đồ quy trình và thuyết minh quy trình. 3.1.1. Sơ đồ quy trình 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài báo cáo đồ án tốt nghiệp: Thiết kế Phân xưởng Reforming Xúc tác với năng suất 820000 tấn/năm và mô phỏng phân xưởng phân tách sản phẩm bằng phần mềm ProII
40 p | 658 | 216
-
Đồ án: Xây dựng phương án bảo quản gỗ xẻ cho sản xuất đồ mộc và thiết kế phân xưởng bảo quản gỗ
20 p | 436 | 182
-
Đồ án: Thiết kế phân xưởng sản xuất nước ép dứa dạng trong với năng suất 2 triệu lít/năm
51 p | 899 | 155
-
Đề tài: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xưởng cơ khí
63 p | 436 | 108
-
Đồ án Cung cấp điện: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xưởng cơ khí
77 p | 312 | 87
-
Đề tài: Thiết kế phân xưởng cracking xúc tác năng suất 3.000.000 tấn/ năm
92 p | 228 | 84
-
Tiểu luận: Xây dựng phương án bảo quản và thiết kế phân xưởng ngâm tẩm cho mây tre đan làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
18 p | 262 | 76
-
Đồ án tốt nghiệp - Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất Formalin
91 p | 311 | 68
-
Đề tài: Thiết kế phân xưởng sản xuất snack
23 p | 252 | 65
-
Đồ án: Thiết kế phân xưởng Cracking xúc tác
80 p | 240 | 61
-
Đề tài: Thiết kế phân xưởng ép dầu đậu tương năng suất 1500 tấn hạt/năm
48 p | 229 | 55
-
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí, thông gió và áp dụng sản xuất sạch hơn tại xưởng dệt công ty CPDT Phong Phú, Sơn Trà - Đà Nẵng (Phần 2)
30 p | 193 | 42
-
Đề tài: Thiết kế phân xưởng sản xuất sữa bắp
32 p | 182 | 34
-
Đề tài “Thiết kế phân xưởng sản xuất phenol bằng con đường kiềm hoá”
101 p | 114 | 31
-
Đề tài: Xây dựng phân xưởng sản xuất Urea
52 p | 113 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất nectar xoài chuối năng suất 10 tấn/ca
57 p | 57 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất Axetylen
75 p | 111 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất nectar xoài năng suất 10 tấn/ca
63 p | 63 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn