Đề tài: Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay, các giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá
lượt xem 53
download
phần ra đời muộn hơn cả. Điều đó tự nó hàm nghĩa rằng, sự ra đời của hình thái cổ phần phải dựa trên những tiền đề vật chất và thiết chế kinh tế nhất định. Đó là sự phát triển ở mức độ cao của sức sản xuất xã hội cũng như mức độ hoàn thiện của cơ chế của các quan hệ hàng hóa - tiền tệ tương ứng với nó. Về mặt lô-gíc, có thể tóm tắt các bước phát triển của các hình thái sở hữu tiến đến hình thái cổ phần đại thể là: từ hình thái kinh doanh một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay, các giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay, các giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá
- MỤ C LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3 I . Tính cấ p thiết của đề tài : ................................................................................................ 3 II . Mục đích ý nghĩa của việc chọ n đề tài :......................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 4 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY . ......................................................................................................................... 4 a. Điều kiện cổ phầ n hoá ...................................................................................................... 6 b. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những đặ c điểm khác với tính quy luậ t chung của các nước ....................................................................................................... 6 Thứ hai, bộc lộ một số “ vấ n đề” ở một số doanh nghiệp hậu cổ p hần hoá ........................ 10 II. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HẠN CHẾ VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ.................................................................................................................................... 12 1. Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế ....................................................................... 12 2. Giải pháp ................................ ................................ ................................ ........................ 16 Để nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ............................ 16 III. PH ƯƠNG HƯỚNG , NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2010 . ................................................ 17 a) Tiếp tục cổ phần hóa các công ty nhà nước độ c lập thuộ c các Bộ , đ ịa phương: ............... 17 b) Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: ...................... 18 c) Cổ phần hoá các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm: ................................ ...... 18 Phầ n ba ............................................................................................................................... 20 PHẦN KẾT ................................ ................................ ................................ ........................ 20 Triển vọng cổ phần hóa ở Việt Nam ................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 24
- PHẦN MỞ ĐẦU I . Tính cấp thiết của đề tài : Tháng 11 -2006 vừa qua đã đánh d ấu một b ước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam gia nhập tổ chức th ương mại quốc tế WTO. Là thành viên của tồ chức,Việt Nam có được những thuận lợi cơ hội để phát triển nền kinh tế của mình, song nó cũng là những thức thách cực kì lớn đối với một đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt nam. Gia nhập WTO Việt Nam cần có cái nhìn sâu hơn rộng hơn về kinh tế trong nư ớc và quốc tế , đặc bịêt là các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết một cách triệt để , giúp Việt Nam tự tin hơn trên trường quốc tế .Việt Nam đã đổi mới cơ ch ế từ năm 1996 đ ến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành tựu quan trọng : trong thời kì thực hiện chiến lư ợc 10 năm 1991 đến 2000, nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng ; trong thời kỳ 5 năm đầu tiên thực thực hiện chiến lược 10 năm 2001_2010 , nền kinh tế dường như “ không chệch hướng “ khỏi quỷ đạo đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm tương đối cao . Ngoài ra còn thành tích khá ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô , về tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hằng năm, về xoá đói giảm nghèo … chính những thành tích đạt được và vượt kế hoạch ấy đôi khi đã làm dịu đi nỗi băn khoăn về một số chỉ tiêu khác của đổi mới kế hoạch ,một trong nhưỡng chỉ tiêu đó là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Chính phủ đã đ ề ra chính sách thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nh à nước được 15 năm , tuy nhiên tiến trình vẫn còn rất chậm chạp đến nay gây cản trở không nhỏ tới việc phát triển nền kinh tế , tăng thêm th ử thách cho Việt Nam khi là thành viên WTO bởi vì số lượng các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là khá lớn m à những doanh nghiệp này hiện đang kinh doanh kết quả không mấy lợi nhuận ,chưa kể đến các doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề ,nh à nước đã ph ải bù lỗ với lượng tiền không nhỏ làm cho n ền kinh tế không những không phát triển được mà còn b ị trì trệ ,là mối lo ngại lớn của Việt Nam khi đứng trước một thị trường “mở" như hiện n ay. II . Mục đích ý nghĩa của việc chọn đề tài : Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là m ột chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. đây là m ột vấn đề đang đ ược đẩy mạnh ở nước ta , đặc b iệt khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc nghiên cứu nó lại có ý nghĩa to lớn h ơn . Nghiên cứu vấn đề nóng n ày để có được sự hiểu biết cần thiết về nó, để đưa ra lí luận thực sự đúng đắn, góp phần nhỏ kiến thức của bãn thân vào việc làm sáng tỏ vấn đè thực trạng và giải pháp. Góp thêm một tiếng nói, một sự nhận định ,giúp tuyên truyền phần nào mọi người thấy đư ợc lợi ích của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nh à nước, để đồng lòng chung sức, ủng hộ chính sách của đảng và nhà nước . Sau khi trình bày về tính cấp thiết, mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay, các giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá” làm đề tài đề án kinh tế chính trị.
- PH ẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NH À NƯỚC HIỆN NAY . 1 . Bản chất kinh tế của hình thái cổ phần . So với các hình thái sở hữu khác trong khuôn khổ của kinh tế thị trường, h ình thái cổ phần ra đời muộn h ơn cả. Điều đó tự nó h àm nghĩa rằng, sự ra đời của hình thái cổ phần phải dựa trên những tiền đề vật chất và thiết chế kinh tế nhất định. Đó là sự phát triển ở mức độ cao của sức sản xuất xã hội cũng nh ư mức độ ho àn thiện của cơ ch ế của các quan hệ hàng hóa - tiền tệ tương ứng với nó. Về mặt lô-gíc, có thể tóm tắt các bước phát triển của các h ình thái sở hữu tiến đến hình thái cổ phần đại thể là: từ hình thái kinh doanh một chủ, phát triển lên hình thái kinh doanh chung vốn (hình thái kinh doanh hợp tác xã của những ngư ời sản xuất hàng hóa nhỏ và hình thái công ty chung vốn của các nh à tư b ản), và cuối cùng là hình thái công ty cổ phần. Các bước phát triển trên cũng diễn ra một cách tuần tự về phương diện lịch sử, tuy rằng giữa các bước chuyển tiếp của các giai đoạn không hề có một ranh giới rạch ròi nào cả. Và do sự phát triển không đều giữa các nền kinh tế cũng nh ư giữa các lĩnh vực khác nhau của mỗi nền kinh tế, ngày nay ở b ất cứ quốc gia nào cũng có một kết cấu đa sở hữu với sự có mặt của tất cả mọi loại hình thức sở hữu nói trên. Song điều đặc biệt đáng chú ý là, càng ở những nền kinh tế có trình độ phát triển cao thì vai trò của hình thái cổ phần càng lớn. Ở những nền kinh tế này, tuy số lượng những công ty cổ phần nhỏ hơn rất nhiều so với các loại hình công ty khác, nhưng nó lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư và quy mô kinh tế mà nó chi phối trong toàn bộ nền kinh tế. Ngay từ thế kỷ trước, Ph.Ăng-ghen (năm 1895) - trong phần bổ sung cho tập III bộ Tư bản của C.Mác - đ ã đ ánh giá về vai trò và triển vọng của hình thái cổ phần như sau: “Hãng cá th ể thông thường ngày càng chỉ là một giai đoạn chuẩn bị nhằm đưa xí nghiệp tới một trình độ đủ lớn để trên cơ sở xí nghiệp đó mà “thành lập” công ty cổ phần. Hơn nữa, điều đó không chỉ đúng với các ngành công nghiệp mà còn diễn ra ở khắp mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế: thương nghiệp, ngân hàng và các cơ quan tín dụng, nông nghiệp và “hết thảy mọi khoản đầu tư tư b ản ra nước ngo ài đ ều tiến hành dưới hình thức cổ phần”. Mức độ phổ biến của hình thái cổ phần trong điều kiện của nền kinh tế thị trường không phải chỉ là do nó có ưu thế tuyệt đối trong việc tập trung vốn của xã hội cho những mục tiêu kinh doanh, mà còn bao hàm trong đó nh ững điểm nổi bật sau: - Dưới hình thức cổ phần những người đồng sở hữu công ty (những cổ đông) ch ỉ đư ợc hưởng lợi và chỉ phải chịu trách nhiệm có giới hạn ở khuôn khổ số tiền m à họ đã bỏ ra để mua cổ phiếu của công ty. Như vậy, một mặt về pháp lý, họ chỉ có quyền nhân danh cá nhân mình chịu trách nhiệm về phần tài sản của mình đã góp vào công ty theo lu ật định. Mặt khác, qua thị trường chứng khoán, sự di chuyển của các cổ phiếu với tư cách là hàng hóa vốn đầu tư, công chúng (các cổ đông) đã “bỏ phiếu tín nhiệm” có sự bảo đảm “bằng vàng” của m ình cho những ngành, những lĩnh vực, những công ty mà h ọ cho là có triển vọng nhất. Đồng thời, cơ chế này còn giúp mỗi người đầu tư phân tán được nguồn vốn có hạn của mình vào nhiều lĩnh vực để tránh những rủi ro khó tránh trong kinh doanh. Vậy là sự tham gia có tính chất xã hội của công chúng vào các quan h ệ sở hữu và quá trình quản lý, lựa chọn cơ cấu ngành... đã trở thành những
- gợi ý thực tiễn thiết thực đối với những nh à hoạch định chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô. - Hình thái cổ phần đã thực hiện việc tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nên đã tận dụng được một cách tốt nhất nguồn tài nguyên kinh doanh khan hiếm của xã hội thông qua chế độ “thuê” các nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, do các cổ đông, tức các chủ nhân thật sự của vốn đầu tư tiến hành lựa chọn. Do vậy, tính chất vô danh hay nặc danh của h ình thái cổ phần hoàn toàn khác với tính chất vô chủ ở một trong những điểm quan trọng là nó gắn với cơ ch ế sử dụng được triệt để nguồn tài nguyên kinh doanh của xã h ội thay vì để lãng phí chúng, và do đó mà đ ạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. - Việc đầu tư tư bản ra nước n goài dưới h ình thái cổ phần đã trực tiếp mở rộng tính ch ất xã hội hóa của nền sản xuất xã hội vư ợt ra khỏi phạm vi mỗi quốc gia, khiến cho xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế mở rộng ngay từ trong bản thân quá trình sản xuất. Như vậy, trong mối tương quan với các hình thức kinh tế khác trong khuôn khổ của kinh tế thị trường, hoàn toàn có th ể coi h ình thái cổ phần là loại hình tổ chức đạt trình độ xã hội hóa cao nhất, thích ứng với trình độ phát triển rất cao của sức sản xuất xã hội. Về điều này, C.Mác đ ã từng nhận xét rằng, với việc thành lập những công ty cổ phần “có những xí nghiệp trước kia là của chính phủ, nay trở thành những xí nghiệp xã hội” và các công ty cổ phần “trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội (tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau) đối lập với tư bản tư nhân; còn những xí nghiệp của nó biểu hiện ra là những xí nghiệp xã hội đối lập với những xí nghiệp tư nhân”. Thêm n ữa, đây “là điểm quá độ tất nhiên để tư bản lại trở thành sở hữu của những người sản xuất, nhưng không phải với tư cách là sở hữu tư nhân của những người sản xuất riêng lẻ nữa, m à với tư cách của những người sản xuất liên hiệp, thành sở hữu xã hội trực tiếp. Mặt khác, các công ty cổ phần cũng là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng trong quá trình tái sản xuất cho đến nay còn gắn liền với quyền sở hữu tư b ản, đơn thuần thành những chức năng của những người sản xuất xã hội”. Điều này có nghĩa là, theo cách tiếp cận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác thì “ch ế độ cổ phần... là sự thủ tiêu công nghiệp tư nhân trên cơ sở chính ngay b ản thân chế độ tư b ản chủ nghĩa; nó càng lan rộng ra và càng bao trùm những ngành sản xuất mới, th ì càng thủ tiêu công nghiệp tư nhân”. Nhân khi biên tập để xuất bản bản thảo tập thứ III bộ Tư bản của C.Mác, đến vấn đề này, ngay từ năm 1894, Ph.Ăng-ghen đã viết thêm vào: “Từ khi Mác viết những dòng này cho đến nay, người ta đ ều biết rằng nhiều hình thái mới về xí nghiệp công nghiệp đã phát triển, đấy là công ty cổ phần ở bậc 2 và b ậc 3. Tốc độ mỗi ngày m ột lớn mà ngày nay, người ta có thể đẩy nhanh sản xuất ở trong tất cả các ngành của nền đại công nghiệp...” Với lô-gíc ấy, thật không khó khăn gì khi thấy rằng, trong các sách báo kinh tế hiện đại, nhiều khi người ta bắt gặp các phân tích, đánh giá về một thứ “chủ nghĩa tư bản nhân dân” như là một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện đại. Vì nhiều lý do, không nhất thiết phải sẻ chia với uyển ngữ này, nhưng lại không phải vì thế mà phủ nhận được một thực tế là, việc đầu tư ở quy mô quảng đại công chúng
- thông qua thể thức của loại hình “công ty vô danh có cổ phần” là rất có ý nghĩa đối với thu nh ập và cuộc sống của bản thân những người tham gia đầu tư vào công ty này. Tóm lại, trong khuôn khổ của cơ chế kinh tế thị trường, hình thái cổ phần mang trong mình nó tính chất xã hội hóa sản xuất sâu sắc, là kiểu tổ chức sản xuất phù h ợp với trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất và chiếm vị trí ưu thế, phổ biến trong các nền kinh tế thị trư ờng hiện đại. Theo nghĩa n ày, bất kỳ kiểu tổ chức n ào nhân danh sự xã hội hóa của lực lư ợng sản xuất, đều cần phải xem hình thái cổ phần như một trong những h ình thái tổ chức sản xuất quan trọng chủ yếu của chế độ kinh doanh. 2 . Những vấn đề của cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước a . Điều kiện cổ phần hoá - Đối tượng cổ phần hóa. Nói đến đối tượng cổ phần hóa là nói đến việc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước n ào để thực hiện cổ phần hóa. So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty nhà n ước. Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đ ều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả. Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Sự lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa như vậy đ ã làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương cổ phần hóa; các doanh nghiệp nh à nước chưa th ể hiện được rõ những ưu th ế của doanh nghiệp đã cổ phần hóa với những doanh nghiệp ch ưa cổ phần hóa, chưa thực hiện đ ược các mục tiêu cổ phần hóa đề ra. - Cơ cấu vôn điều lệ. Tỷ lệ cổ phần do Nh à nước giữ ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa như sau: n ắm giữ cổ phần chi phối trên 50% ở 33% số doanh nghiệp; dưới 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số doanh nghiệp. Xem xét cụ thể h ơn có thể thấy: số vốn nh à nước đ ã được cổ phần hóa chỉ mới chiếm 12%, và ngay trong số vốn n ày, Nhà nước vẫn nắm khoảng 40%, vì th ế số vốn mà Nhà nư ớc cổ phần hóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%). Với cơ cấu vốn nhà nước đã cổ phần hóa như trên có th ể thấy bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nư ớc ở nước ta hiện nay và hiểu rõ hơn khái niệm cổ phần “chi phối” của nhà nước. - Cơ cấu cổ đông. Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa là cán bộ, công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổ phần. Nét đáng chú ý về cơ cấu cổ đông là các nhà đầu tư chiến lược trong nư ớc khó mua được lượng cổ phần đủ lớn để có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, còn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, có năng lực quản lý kinh doanh cũng chỉ được mua số lượng cổ phần hạn chế. Điều này làm cho các doanh nghiệp đã cổ phần hóa rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là trước sức ép cạnh tranh ở cấp độ quốc tế, khi nước ta đ ã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). b . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm khác với tính quy luật chung của các nước
- - Các doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ phần hóa được hình thành trong quá trình thực hiện công hữu hóa, tập thể hóa nền kinh tế trước đây. Điều này khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nư ớc phát triển: là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất đ ã vượt quá tầm của sở hữu tư nhân, đòi hỏi phải mở rộng quan hệ sở hữu. - Các doanh nghiệp mà nư ớc ta thực hiện cổ phần hó a vốn tồn tại lâu năm trong cơ ch ế bao cấp và kế hoạch của Nhà nước và m ới làm quen với cơ chế thị trường, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là đ ã tồn tại và phát triển trong cơ ch ế thị trường, cạnh tranh. - Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa chủ yếu đ ược tổ chức và hoạt động theo yêu cầu và kế hoạch của Nhà nước, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các n ước là tổ chức và hoạt động vì lợi nhuận tối đa của bản thân và tuân theo quy luật thị trư ờng. - Lý do chính của chủ trương cổ phần hóa ở nước ta là các doanh nghiệp nhà nư ớc hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, khác với lý do thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bản sang giai đo ạn tập trung vốn xã hội (trong và ngoài doanh nghiệp) để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh. 3. Thành tựu đạt được . Quá trình đổi mới doanh nghiệp nh à nước trên thực tế được triển khai trên nhiều bình độ, trong đó nổi lên một xu h ướng được coi là chủ lưu: đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong chương trình “đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước" th ì ai cũng biết, cổ phần hóa các doanh nghiệp là một nội dung đư ợc coi là chủ yếu. Chương trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nh à nước được khởi động từ đầu những năm 1990 đến nay đ ã làm đ ược nhiều việc; trong đó ấn tư ợng nhất là số lượng doanh nghiệp nh à nước từ hơn 12 ngh ìn năm 1992 đã giảm xuống còn gần 2.200 (9- 2006); trong đó, hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, 355 doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, số còn lại là các nông, lâm trường quốc doanh, với tổng số vốn nhà nước gần 260 ngh ìn tỷ đồng. Một phần trong số này n ằm trong 105 tập đoàn và tổng công ty (trong đó 7 tập đoàn, 13 tổng công ty 91; 83 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam). Đóng góp vào mức giảm số lượng gần 10 nghìn doanh nghiệp nhà nư ớc từ năm 1992 đ ến nay, hình thức cổ phần hóa chỉ chiếm 1/4 (3.060 doanh nghiệp), còn 6.740 doanh nghiệp (3/4 số doanh nghiệp) giảm đi qua các h ình thức chuyển đổi, sáp nhập và một phần không đáng kể bị giải thể. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nh ìn chung các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều nâng cao đư ợc hiệu quả sản xuất, kinh doanh với các mức độ khác nhau. Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hóa đã ho ạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ b ình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện b ình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng b ình quân 6,6%, cổ tức bình quân đ ạt 17,11% .
- Báo cáo tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nh à nước tại phiên họp thứ 43 của ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 21-9-2006) nh ận định: "Qua hơn 15 năm triển khai, chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư ớc đã đạt đư ợc những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân; hình thành phương thức phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp. Kết quả nổi bật của cổ phần hoá là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước được nâng lên đáng kể. Họ phải tự tìm kiếm cơ hội, đối tác kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí để tăng doanh thu. Cổ phần hoá cũng đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Dưới góc độ phân công lao động trong xã hội, cổ phần hoá đ ã th ật sự giải phóng sức lao động từ chỗ đông m à không m ạnh, ỷ lại, dựa dẫm, thụ động chuyển sang chủ động, tích cực h ơn trong nền kinh tế nhiều th ành ph ần với thái độ đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, cho Nhà nư ớc và cho người lao động". Và cũng theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt. Khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách nhà nước . Đặc biệt, Quá trình cổ phần hoá 2005 có những chuyển biến rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp nhà nước tiến h ành cổ phần hoá tăng không nhiều nh ưng phần đông trong số đó là các doanh nghiệp làm ăn khá, có quy mô vốn lớn, hấp dẫn công chúng đầu tư. Trong năm qua, khá nhiều doanh nghiệp “có tên tuổi” hoặc đã lên sàn (chứng khoán) hoặc đã bước đầu phát h ành cổ phiếu: Về điện lực có Thuỷ điện Vĩnh Sơn (Sông Hinh), Điện lực Khánh Hoà... Về công nghệ thực phẩm có Vinamilk, Kinh Đô... Một số Công ty cổ phần cũng đã phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng qua thị trường chứng khoán như: Sacombank, Exibank, Bảo hiểm Dầu khí... Nhiều “đại gia” khác như: Vina Phone, Mobi Fone, Thu ỷ điện Thác Bà... cũng đang rục rịch chuẩn bị phát hành cổ phiếu. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sau nhiều năm thai nghén, cũng đã được khai trư ờng. Tất cả những động thái trên đ ã tạo n ên không khí sôi động cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm, chỉ số Vietnam Index được duy trì ổn định ở mức cao, thị trường OTC có bước khởi phát... Trong một diễn biến mới nhất, cuối tháng 11 vừa qua, Ngân hàng Ngo ại thương Việt Nam - n gân hàng được đánh giá là lớn nhất Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về đề án phát hành trái phiếu tăng vốn. Đề án này đã đ ược phê duyệt ngày 16/11/2005 b ằng Quyết định số 1652/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Théo đó, vào trung tuần tháng 12, ngân hàng này sẽ tổ chức đấu thầu lãi su ất để phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu. Trái phiếu đư ợc phát hành là trái phiếu ghi sổ, chi phát hành cho tổ chức và cá nhân Việt Nam, có mệnh giá (bằng VND), có lãi suất cố định với thời hạn 7 năm. Người nắm giữ trái phiếu có quyền sử dụng to àn bộ giá trị trái phiếu để mua cổ phiếu khi Ngân hàng Ngo ại thương tiến hành cổ phần hoá. Trái phiếu lần này d ự kiến sẽ được đưa vào giao d ịch trên thị trường chứng khoán vào quý
- I/2006. Như vậy, bằng sự kiện n ày, công cuộc cổ phần hoá Vietcombank đã chính th ức được khởi động. Sự kiện n ày ch ắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước. Cùng với Vietcombank, các ngân hàng thương mại lớn khác như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng phát triển nh à Đồng bằng sông Cửu Long... cũng đang ráo riết xúc tiến các công việc chuẩn bị để tiến hành cổ phần hoá trong một tương lai gần. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp nhà nư ớc sau cổ phần hoá đều làm ăn khấm khá hơn (hơn 90% kinh doanh có lãi). Hiệu quả quản lý và năng lực kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được tăng lên. Đó là những dấu hiệu đáng mừng. Về phía nhà nước, trong năm 2005, Chính phủ, Bộ Tài chính liên tiếp có những quyết định, công văn chỉ đạo “sát sạt” nhằm thúc đẩy cổ phần hoá nhanh, mạnh h ơn nữa. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản về cổ phần hoá cũng dần đ ược bổ sung, hoàn thiện. Đáng đề cập nhất là các văn bản hướng dẫn về xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá (Nghị định 187 và Thông tư 126). Lãnh đạo một số bộ, ngành cũng đ ã th ể hiện quyết tâm và vạch ra một lộ trình tương đối rõ ràng cho quá trình cổ phần hoá của ngành mình. Có thể nhắc đến Tổng Công ty Điện lực, VNPT... như nh ững ví dụ. 4. Hạn chế Gam màu chủ đạo của bức tranh cổ phần hoá vẫn là màu xám hàm chứa trong nó nhiều vấn đề đáng chú ý. Thứ nhất, quy mô cổ phần hoá vẫn còn nhỏ, tốc độ vẫn còn chậm và còn nhiều bất cập - Quy trình cổ phần hóa (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế, còn rườm rà, phức tạp nên đ ã kéo dài th ời gian cổ phần hóa. Bình quân thời gian để thực hiện cổ phần hóa một doanh nghiệp mất 437 ngày, tổng công ty mất 554 ngày. Sau khi cổ phần hóa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; quản lý nhà nư ớc vẫn chi phối mọi hoạt động, kể cả trong các doanh nghiệp m à vốn nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ doanh nghiệp; bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%. Thực tiễn 15 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa ở nước ta cho thấy: chúng ta còn ch ậm trễ trong việc tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị trường và trư ớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước do chế độ công hữu hóa xã hội chủ nghĩa trước đây để lại đang là một bài toán khó khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường. Nh ững vấn đề này đang trở thành một thách thức đối với công tác lý luận, đổi mới tư duy, công tác tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân Sau hơn 10 năm, chúng ta mới cổ phần hoá được khoảng 10% vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nh à nước. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá trong thời gian qua là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số gần 3.000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá chỉ có khoảng 30% là có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng. Như vậy rõ ràng là tình trạng độc quyền của nh à nước trong quản trị doanh nghiệp về cơ bản vẫn chưa được xoá bỏ. Đây là nguyên nhân chính tiếp tục kìm hãm sức phát triển của nền kinh tế, làm giảm hiệu quả đầu tư như chúng ta đã nhiều lần đề cập.
- Tiến trình cổ phần hoá ở hầu hết các lĩnh vực then chốt, những Tổng Công ty “đ ỉnh” vẫn khá ì ạch. Cổ phần hoá Vietcombank - ngân hàng thương m ại lớn nhất, mạnh nhất Việt Nam luôn đư ợc nhắc đến nh ư một “bước đ ột phá” nhưng tiếc thay vẫn chưa bước ra khỏi giai đoạn chuẩn bị. Kế hoạch cổ phần hoá của nhiều Công ty, Tổng Công ty lớn cũng đang trong tình trạng tương tự, nghĩa là liên tiếp bị trì hoãn từ năm này qua năm khác với nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, nếu chịu khó quan sát một chút sẽ thấy cổ phần hoá các Công ty “m àu mỡ” hầu như vẫn là cuộc “độc diễn” của các đ ại gia, chưa có “đ ất” cho các nhà đầu tư đ ại chúng. Hay nói cách khác đi là có tình trạng cổ phần hoá “khép kín” ở một số đơn vị mà báo giới đã không ít lần phản ảnh như nhan đề của một bài viết đăng trên website của Đảng (ngày 21 -9-2006). Bản báo cáo nêu rõ: những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng doanh nghiệp nh à nước đ ược cổ phần hóa tăng đáng kể, nh ưng nh ìn chung việc triển khai còn ch ậm. Số doanh nghiệp đ ược cố phần hóa tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các doanh nghiệp nh à nước; nếu trừ đi phần vốn nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp cố phần hóa, th ì thực chất tỷ lệ trên chỉ chiếm khoảng 6%. So với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX thì còn ch ậm, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tiến độ cổ phần hóa không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương; một số bộ, ngành chưa hoàn thành theo đề án đ ã được phê duyệt.... Như vậy, tuy số lượng doanh nghiệp có thể nhiều, nhưng xét về chỉ tiêu vốn đã được cổ phần hóa th ì coi như không đáng kể, thậm chí chưa xứng với một chương trình lớn ở tầm quốc gia, bởi vì cổ phần hóa dường như ít ảnh hưởn g tới nguyên tắc thị trường của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và toàn bộ cơ chế vận hành của nền kinh tế nói chung. Điều n ày cũng có nghĩa là, mục tiêu chính của sắp xếp lại các doanh nghiệp nh à nước là góp ph ần thúc đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ chế củ a n ền kinh tế, làm cho nguyên tắc thị trường thay thế nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung, vẫn ch ưa đạt đư ợc như mong đợi. Thứ hai, bộc lộ một số “vấn đề” ở một số doanh nghiệp hậu cổ phần hoá Một số doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn nằm trong tình trạng “bình thì mới nhưng rượu vẫn cũ”, nghĩa là ít có sự thay đổi về cơ cấu và cơ chế quản lý, năng lực điều hành... đó là : “Sau khi cổ phần hóa, khoảng 81,5% giám đốc, 78% chức danh phó giám đốc và kế toán trưởng không có sự thay đổi. Điều n ày cho thấy trên thực tế là nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn hoạt động như trước cả về tổ chức, tư duy, công nghệ, quản lý và triết lý kinh doanh vẫn mang dáng dấp của doanh nghiệp nh à nước. Nếu có thay đổi chỉ là giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũ trở thành lãnh đạo mới của công ty cổ phần, chưa có doanh nghiệp n ào sử dụng cơ chế thuê giám đốc điều h ành”và tất nhiên là hiệu quả kinh doanh cũng không đư ợc cải thiện. Vẫn có tới gần 10% doanh nghiệp hậu cổ phần hoá tiếp tục nằm trong tình trạng thua lỗ. Khá h ài hước nhưng không ngạc nhiên khi có Công ty cổ phần quyết định chia cổ tức bằng chè, bằng nông sản... Một phần do nhận thức của các cổ đông nhỏ lẻ (cá nhân, cán bộ công nhân viên...) chưa cao nên có tình trạng là họ hầu như không có thực quyền n ào trong việc kiểm soát phần vốn của mình cũng như thực thi đầy đủ các quyền cơ bản của cổ đông. Do vậy, ở không ít Công ty cổ phần, thực quyền chi phối doanh nghiệp nằm trong tay một số ít ngư ời có trách nhiệm và nắm đư ợc thông tin. Vì th ế, hiện tượng lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân là không thể tránh khỏi. Nhiều Công ty cổ phần nhiều năm
- không tiến hành đại hội cổ đông, không công khai báo cáo tài chính... Bi quan hơn, có một số doanh nghiệp nhà nư ớc loại “vừa vừa” sau khi được cổ phần hoá đang có nguy cơ bị “tư hữu hoá”. Mặt khác, tại nhiều doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối những vẫn giữ tới hơn 51% số cổ phần. Vì vậy, sau khi cổ phần hoá, nhà nước vẫn nắm giữ quyền quản lý doanh nghiệp và những “vết xe cũ” tiếp tục đư ợc lặp lại. Cổ phần hoá chỉ có ý ngh ĩa thay đổi một phần sở hữu vốn mà chưa tạo ra sự biến đổi về chất trong quản trị, điều h ành. Việc khống chế vốn cổ phần của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong các Công ty nhà nước đư ợc cổ phần hoá cũng là một hạn chế. Thứ ba, Chính sách và quy trình cổ phần hóa ở nước ta, trên th ực tế,vẫn dựa trên quy mô cũ. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp, cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đ ã cổ phần hóa đều tồn tại nhiều vấn đề. Việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổ phần hóa còn nhiều bất cập như: Xác định giá trị doanh nghiệp đ ể cổ phần hóa chưa đúng, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hóa. Việc xác định giá trị doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn ch ưa có Nghị định 187: việc xác định giá trị doanh nghiệp do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận. Điều đó dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị doanh ngh iệp, do đó, phần lớn cổ phần rơi vào tay m ột nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có Nghị định 187: sự thất thoát tài sản nhà nước đ ã được hạn chế, nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng gây nhiều khó khăn. Tính đ ến ngày 31 -12- 2005, dư nợ cho vay đối với các công ty cổ phần vào khoảng 51.603 tỉ đồng. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu đã mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính. Chất lượng định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trị có độ tin cậy thấp. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và xác đ ịnh giá trị doanh nghiệp chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần. Thứ tư, một thị trường chứng khoán chưa hoàn hảo Chuyện rò rỉ thông tin từ chính các nhân vật có trách nhiệm của các Công ty sắp niêm yết đang trở th ành một vấn nạn nhức nhối. Hiện tượng “làm giá” đối với các chứng khoán đang và sắp niêm yết cũng là một vấn đề. Có b ình thường không khi giá của những Công ty sắp niêm yết trên th ị trường OTC cao gấp 4-5 lần so với mệnh giá ? Bên cạnh những yếu tố “ngầm” có lẽ còn do “hiệu ứng tâm lý” của các nhà đầu tư nữa. Nếu không có những liệu pháp thích hợp sẽ dễ dẫn tới hiện tượng “bong bóng xà phòng” mà nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới (và ngày cả thị trư ờng chứng khoán Việt Nam nữa) đã từng mắc phải. Có một thực tế khác đang được mặc nhiên thừa nhận là hiện tượng các nhân viên của Công ty chứng khoán sử dụng thông tin của thị trường, của khách hàng đ ể kinh doanh cho chính mình thay vì cho Công ty. Thực trạng đó đòi hỏi phải gióng lên một hồi chuông về quy chuẩn đạo đức cho thị trư ờng chứng khoán Việt Nam cũng như phải tiếp tục ho àn thiện các chế tài qu ản lý.
- II. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HẠN CHẾ VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ 1. Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế + Bên cạnh một số bộ nganh, địa phương, tổng công ty 91 đã coi trọng công tác cổ phần hoá th ì còn một số bộ ngành, địa phượng , tổng công ty vẫn còn ch ần chừ, chỉ nói nhiều về khó khăn , vướng mắc m à ít tổ chức học tập , nghiên cứu kinh nghiệm của những n ơi đã làm tốt để giải thích ,thuyết phục và chỉ đạo các đợn vị trực thuộc cổ phần hoá . Các bộ, ngành, đ ịa phương, tổng công ty 91 nh ìn chung đ ều có đề án tổng thể sắp xếp lại doanh ngiệp nh à nước thuộc phạm vi qu ản lí của mình, trong đ ó phân loại các nhóm doanh nghiệp theo chỉ thị số 20/1998/CT-TTg. Nhưng đa số chưa có lộ trình và kế hoạch h àng năm cụ thể về cổ phần hoá. khi chính phủ yêu cầu , các bộ tổng cục chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá một cách đối phó nặng về h ình thức nên kết quả còn hạn ch ế . - Xét về cơ cấu doanh nghiệp được cổ phần hoá việc thực hiện cổ phần hoá chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lỉnh vực . Cụ thể là các doanh nghiệp được cổ phần hoá chủ yếu là thuộc ngành công nghiệp, thương m ại và xây dựng , số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá trong các lỉnh vực khác rất ít . Do số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá không cao , hơn nữa , các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ , trên 90% công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 10 tỷ đồng , trong đó khoảng trên khoảng trên 75% có vốn dưới 5 tỷ đồng . mặt khác , nhà nước vẫn còn gữi lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần của mình trong các công ty cổ phần , nên việc cổ phần hoá nhìn chung chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp . Về cơ b ản , chỉ có những doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đ ược cổ phần hoá . các doanh nghiệp nh à nước quy mô lớn và các tổng công ty hầu như chưa được đề cập . Chính vì vậy , các công ty cổ phần hình thành trên nên doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá chủ yếu là công ty cổ phần quy mô nhỏ . Các phương án cải cách chỉ mới tập trung vào việc thu gọn đầu mối, chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần giữ 100% vốn của nhà nước vẫn hoạt động trong những địa bàn không th ật sự cần thiết , trong lúc đó , nhiều tổng công ty quy mô còn nhỏ , mức nộp ngân sách thấp, vai trò mờ nhạt . - Một số doanh nghiệp cổ phần hoá chỉ mới tập trung vào tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để tăng lợi nhuận , chia cổ tức , trong khi chưa chú trọng đến nhưng vấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp là thực hiện đổi mới công nghệ, đầu tư vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh , trong số các doanh nghiệp được cổ phần hoá , bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vẫn còn có những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả chẳng hạn trong ngành nông nghiệp , có một số doanh nghiệp nhiều năm không dám hoạt động vì càng hoạt động càng lỗ .Không những thế ,gần đây ,các nh à quản lí đã nhận thấy có một số doanh nghiệp sau khi được cổ phần hoá đ ã biến mất trên thương trường mặc dù số lượng doanh nghiệp này không lớn song đây là hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng nhiều đến uy tín của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá . - Việc thực hiện chính sách đối với người lao động có những bất cập .thực tế là nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chinh sách cho người lao động , không lo được việc làm cho họ . Ngược lại , ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả , có phúc lợi để giải quyết chính sách trợ cấp mất việc do sắp xếp lại thì lao động không
- muôn ngh ỉ theo chế độ . Chính vì vậy, tỷ lệ người lao động đ ược giải quyết nghỉ theo ch ế độ, sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần vẩn còn rất thấp so với số lượng cần giải quyết . trong một số doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, đặc biệt là trong nh ững doanh nghiệp có những lợi thế về vị trí địa lí đã xu ất hiện một số kẻ đầu cơ đ ã tìm cách mua lại những cổ phần mà những người lao động trong các doanh nghiệp đã được mua với giá ưu đãi . người lao động do chưa có ý thức được ý nghĩa của việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp , đồng thời cũng không nắm đ ược giá trị thực của cổ phần mà mình sở hữu , nên đã bán cổ phần của m ình lại cho những kẻ đầu cơ để hưởng chênh lệch . điều n ày không những gây thiệt hại cho nh à nước , cho bãn thân những người lao động m à còn ảnh hưởng đến một trong những mục đích quan trọng của cổ phần hoá là tạo động lực quản lí cho doanh nghiệp khi người lao động trong doanh nghiệp thực sự là người chủ . - Công tác tuyên truyền , vận động vẫn còn bị xem nhẹ n ên chưa tạo ra được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của xã hội đối với chủ trương cổ phần hoá . tỷ lệ bán cổ phần ra xã hội còn rất thấp và chưa thành quy định bắt buộc . Ngược lại , pháp luật còn khống chế tỷ lệ tối đa đợc mua cổ phần . các đối tượng là cán bộ quản lí chỉ được mua cổ phiếu ưu đ ải ở mức b ình quân cổ phiếu ưu đ ải trong doanh nghiệp cổ phần hoá . Quy đ ịnh về quyền được mua cổ phần lần đầu đối với cá nhân không quá 5 -10% ; đối với pháp nhân không quá 10 -20% tổng số cổ phần đang là một hạn chế khả năng mua cổ phần của cả người lao động trong doanh nghiệp lẫn các cá nhân , tổ chức kinh tế , xã h ội muốn đầu tư vào doanh nghiệp . - Th ủ tục xác định giá trị của doanh nghiệp nói chung còn rườm rà , thường phải kéo dài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc các bộ và tổng công ty 91. Theo trình tự đ ã đ ược quy định , doanh nghiệp tự tiến h ành xác định doanh nghiệp xong báo cáo bộ, tổng công ty .Bộ, tổng công ty đề nghị bộ tài chính thành lập hội đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp. Bộ tài chính yêu cầu các bộ ,tổng công ty 91 gửi danh sách cán bộ tham gia Hội đồng thẩm định gias trị doanh nghiệp để quyết định . Công việc này thường kéo dài từ 1-3 tháng như trong trường hợp khách sạn Thanh Nhàn , Công Ty Bia , nước giải khát thuộc Tổng công ty Than Việt Nam . Từ khi có hội đồng đến khi bắt đầu làm việc phải mất 5-10 này, thậm chí có doanh nghiệp đến 20 ngày như trong trường hợp của công ty đư ờng La Ngà , Tổng công ty mía đường II (Bộ Nông Nghiệp). Sau đó để có quyết định giá trị doanh nghiệp của bộ Tài Chính cũng phải mất thêm ít nh ất 10 ngày nữa , thậm chí có khi đến gần 4 tháng như trường hợp Công Ty Phát Triển Tin Học củaa tổng công ty Than Việt Nam , h ơn 10 tháng như Công ty Savimex thành phố Hồ Chí Minh . Cơ ch ế chính sách đối với công ty cổ phần sau khi thực hiện cổ phần hoá , đặc biệt là về tài chính , tín dụng , ngân h àng , đất đai chưa được quy địng rõ nên các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa ph ương chưa có điều kiện giải quyết những khó khăn , vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp một cách kịp thời . Với tư cách là hình thức chuyển đổi sỡ hữu doanh nghiệp nhà nước chủ yếu , việc cổ phần hoá chậm đ ã ảnh hưởng đáng kể tới quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở nước ta . + Hạn chế về nhận thức và ch ỉ đạo thực hiện . Trong thực tế , nhiêu cán bộ quản lý các lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự quyết tâm tiến h ành cổ phần hoá doanh nghiêp mà mình đang quản lý. Cản trở này b ắt nguồn từ nhận thức không đúng về cổ phần hoá. Có thể nói rằng, đại
- bộ phạn các cán bộ quản lý doanh nghiệp ngời lao động cha thấy rõ b ản chất ,vai trò và ưu thế của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế , đối với việc cải thiện ho àn cảnh của người lao động . Việc tuyên truyền cổ phần hoá chưa đ ạt tới mức làm cho cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp nh à nước hiểu đúng về cổ phần hoá .Vì thế , ở nhiều doanh nghiệp nhà nước cán bộ ,công nhân viên đều không muốn doanh nghiệp của m ình bị cổ phần hoá , bản thân mình chuyển từ ch ế độ tuyển dụng sang chế độ lao động hợp đồng Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp nh à nước n ên việc tiến hành hoạt động này khá nhạy cản về chính trị . Những giãi pháp cải cách động đến vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước dễ gây sự phản ứng từ nhiều cán bộ , đảng viên vốn có tư duy đã trở th ành “bất di bất dịch “ là ch ỉ có doanh nghiệp nhà nư ớc , kinh tế nhà nước mới có thể trơ thành n ền tảng của chủ nghĩa xã hội .Vì vậy theo họ, cổ phần hoá doanh nghiệp nh à nước là làm “giảm sút “ về lượng vai trò củaa doanh nghiệp nhà nước . Mặc dù , nhiều nghị quyết Đảng đã xác đ ịnh cổ phần hoá là giải pháp cần thiết có thể khắc phục sự yếu kém . thiếu hiệu quả song nhận thức này trong nhiều cán bộ quản lý ,lãnh sạo các cấp vẫn chưa theo kịp với chủ trương này của Đảng. Tư duy chưa đúng về vị trí n òng cốt của doanh nghiệp nh à nước trong kinh tế nhà nước là cản trở lớn trong nhận thức về cổ phần hoá . Thực tiển ở các nước cho thấy , ngay cả tư nhân hoá cũng không đồng nghĩa với việc xoá bỏ thành phần kinh tế “ công “ . Số liệu thống kê của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển (OECD ) cho thấy mặc d ù tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể, từ 16% xuống 8% song tỷ trọng nhà nước trong GDP vẫn rất lớn. điều này xảy ra là do thành phần kinh tế công hoạt động có hiệu quả hơn. Lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những cản trở việc nhận thức đúng về cổ phần hoá . Những người n ày rằng khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần , vị trí quản lý của họ bị thay đổi và không có bảo đảm nào chắc chắn rằng họ sẽ giữ vững cương vị đó trong công ty cổ phần đư ợc hình thành trên nền tảng của doanh nghiệp mà mình đang quản lý . Mối lo này cùng với lợi ích khác cản trở những cán bộ quản lý hiểu đúng tầm quan trọng của giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nh à nước .Một số Bộ , địa phương và phần lớn doanh nghiệp nhà nước chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chủ trương cổ phần hoá , lo ngại quyền lợi bị ảnh hư ởng hoặc chưa thực sự yên tâm là cổ phần hoá sẽ có hiệu quả .Từ đó nảy sinh tư tưởng chần chừ , né tránh ,sợ trách nhiệm , e ngại chệch hướng , chờ dợi người khác làm trước , thiếu chủ động thự hiện . Điều đáng ngại h ơn là chính lãnh đạo của các ngành trung ương , các doanh nghiệp trực thuộc trung ương không chuyển biến nhanh như ở địa phương . + Về chỉ đạo củaa Đảng ,Nhà nước : Việc cổ phần hoá là giải pháp cơ bản, toàn diện trong sắp xếp , đổi mới ,phát triên và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước . Do động chạm đến nhiều vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện , đảng và nhà nước vừa làm , vừa rút kinh nghiệm . Thực tế cho thấy n ơi nào cấp uỷ đảng , chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thì mọi khó khăn lúng túng đều có thể khắc phục được . Khách sạn Sai Gòn ban đầu chỉ có 25% công nhân viên đăng kí mua cổ phần nhưng qua gần hai năm kiên trì giải thích, thuyết phục , khi cổ phần hoá đã có 100% người lao động trong công ty mua cổ phần . Tuy nhiên , đây là vấn đề lớn , phức tạp không thể tránh khỏi những hạn chế , bất cập nhất định . Những hạn chế về chỉ đạo thực h iện ở một số khía cạnh sau :
- - Cơ sở cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư ớc còn chưa vững chắc .Việc ban h ành các ngh ị định , các thông tư , các điều lệ điều chỉnh các vấn đề khác nhau của cổ phần hoá không giải quyết được mâu thuẫn giữa các văn bản luật có liên quan đến những vấn đề cụ thể của cổ phần hoá . Đã qua 15 n ăm thực hiện song chúng ta chưa có được một văn bản luật có giá trị cao, mang tính hệ thống về cổ phần hoá . mặc dù số lượng các văn bản về cổ phần hoá được ban h ành nhiều , nhất là các thông tư vệ tinh xung quanh các nghị định , quyết định song số vấn đề được giải quyết trong đó không tăng . Hơn nữa các văn bản pháp luật đã ban hành chưa xác định đúng loại quan hệ đột phá trong cổ phần hoá nên tính dàn trải của các quy định điều dễ nhận thấy trong đó . - Môi trường thật sự bình đ ảng giữa các thành phần kinh tế chưa được tạo lập. Doanh nghiệp nhà nước vẫn được nhiều ưu đãi hơn nên và một số cán bộ quản lý ở các ngành vẫn coi doanh nghiệp đ ã cổ phần hoá là doanh nghiệp ngo ài quốc doanh nên còn phân biệt đối xử . Mặt khác , do luật công ty trư ớc đây và luật doanh nghiệp nh à nước đều ch ưa xác định được một cách đầy đủ vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đa sỡ hữu có vốn của nhà nước góp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa n ên mỗi nơi vận dụng theo nhận thức riêng . Các thông tư hướng dẫn nếu có lợi cục bộ cho doang nghiệp , thậm chí cho một nhóm người nhất định th ì thường được ưu tiên áp dụng hơn so với các quy định pháp luật có hiệu lực cao hơn .ngay cả trong luật doanh nghiệp nh à nước năm 2003 , những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước được tiếp tục khẵng định mà chưa có quy định hướng dẫn cụ thể để xác định rõ hoàn cảnh n ào mới được ưu đãi . -Về công tác tổ chức . Cổ phần hoá là một chính sách quốc gia của việc đổi mới , hoàn thiện th ành ph ần kinh tế công .Việc thực hiện cổ phần hoá cần được tổ chức chặt chẽ .Các vấn đề đã được giải quyết , các phương án đư ợc đưa ra phải được nghiên cứu kỹ lư ỡng , rút kinh nghiệm và liên tục hoàn thiện biện pháp triển khai . Nhiều quốc gia khác khi tiến hành chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đều thành lập một cơ quan chuyên thực hiện việc này .Cơ quan này đ ảm nhiệm việc quản lí công sản và chỉ và giám sát tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.Khác với thực tiển này , ở Việt Nam lại chưa có một tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiêm vụ này. + Doanh nghiệp cổ phần hoá bị phân biệt đối xử trong lỉnh vực tín dung thuế. Khi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì chúng không được coi là thành phần kinh tế nhà nước nữa mặc dù trong nhiều doanh nghiệp như vậy phần vốn doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ khá lớn . Sự thay đổi tư cách doanh nghiệp là sự thay đổi lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước đư ợc cổ phần hoá . Sự thay đổi này có kh ả năng dẫn đến một hậu quả bất đắc dĩ là các ngân hàng thương m ại nhà nước nh ìn các doanh nghiệp cổ phần hoá với sự e dè , sự nghi vực các doanh nghiệp này khi các đơn vị này tiến h ành vay vốn .Trong lĩng vực đấu thầu , xuất - nhập khẩu , doanh nghiệp cổ phần hoá không còn những lợi thế như khi còn là doanh nghiệp nh à nước .Doanh nhà nước sau khi đã cổ phần hoá có thể khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng nh à nước . Đây chính là một trong những trở lực củaa cổ phần hoá doanh nghiệp nh à nước , bởi vì nó tạo ra sự sợ hãi ở lãnh đạo củaa các doanh nghiệp nhà nước đang có ý định tham gia tiến trình cổ phần hoá .. Mặt, khác các thay đổi có khả năng xảy ra các ngân hàng thương mại còn h ạn chế sự phát triển đối với các công ty cổ phần được hình thành trên nền tảng của doanh nghiệp nh à nước cổ phần hoá .Từ tình trạng dễ dàng được đáp ứng
- nhu cầu vốn, khi rơi vào hoàn cảnh này , ho ạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp nh à nước cổ phần hoá dễ bị tổn thương . Kết quả khảo sát của viện khoa Học Tài Chính, Bộ Tài Chính thực hiện cho thấy có tới 81% công ty cổ phần hoá muốn được b ình đảng trong việc vay vốn từ ngân hàng thương mại quốc doanh như khi chưa cổ phần hoá , tức là khi còn là doanh nghiệp nhà nước thuần tuý . Cũng theo kết quả điều tra , khảo sát này thì 90% công ty cổ phần khẳng định có biểu hiện của sự phân biệt đối xử củaa ngân h àng trong lĩnh vực tín dụng .Sự bất lợi của các doanh nghiệp nhà nước nh à nước cổ phần hoá còn thể hiện ở sự mất đi nhiều lợi khác so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước . Những điều này làm giảm hẳn tiến độ cổ phần hoá . 2. Giải pháp Để nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Sau 20 năm chuyển đổi nền kinh tế, nước ta đã đạt được một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệu quả, chất lượng tăng trưởng còn chưa cao. Trên nền chung đó lại diễn ra quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, triển vọng của quá trình cổ phần hóa sẽ như thế nào có qu an hệ chặt chẽ với chất lượng đổi mới nền kinh tế từ nay trở về sau. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nư ớc chỉ có hiệu quả khi đồng thời tạo được các điều kiện sau đây: Thứ nhất, điều chỉnh phương hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, khai thác nh ững lợi thế của đất nước và các nguồn đầu tư bên ngoài để đưa đ ến một mô hình kinh tế hợp lý. Theo dõi quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, giáo sư Đa-vít Đa-pi (David Dapice đại học Ha-vớt) nêu rõ: thực tế mỗi năm Chính phủ Việt Nam đầu tư khoảng 30% GDP, nhưng chỉ tăng trưởng 7%-8%. Nếu biết đầu tư đúng th ì tăng trưởng phải đạt ở mức 9%-10% như Trung Quốc. Theo cách tính toán trên, do đầu tư không phù hợp, chúng ta đ ã làm tổn thất 2% GDP của đất nước (khoảng 1 tỉ USD mỗi năm). Vì th ế, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải dựa trên quan điểm tiết kiệm ngân sách, đầu tư khôn ngoan, chứ không phải chỉ là giải pháp cho những yếu kém trong kinh tế nh à nước. Trên thế giới, đ ã có những nư ớc sử dụng rất hiệu quả ngân sách nhà nước. Ví dụ, Đài Loan vào thập kỷ 1960 -1970 chỉ có mức thu nhập bình quân đầu người như Việt Nam hiện nay, nhưng họ đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức 11% trong suốt 10 năm liền, tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% ngân sách. Thứ hai, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phải hướng tới sự thu hút và tập trung các ngu ồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo ra hình ảnh nhân dân xây dựng và làm chủ nền kinh tế. Khi điều này được thực hiện th ì các khâu của quy trình cổ phần hóa sẽ thay đổi, từ việc định giá doanh nghiệp, cơ cấu vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần, cơ cấu cổ đông, tổ chức bộ máy, đến những vấn đề nhân sự khác... sẽ không như hiện nay, m à sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước, có lợi cho người lao động, nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế. Thứ ba, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải tính tới những yêu cầu đặt ra khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO để sau khi cổ phần hóa thì các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với doanh nghiệp đ ã cổ phần hóa ho àn toàn phụ thuộc vào quan điểm và đ ịnh hướng quy trình cổ phần hóa. Ở đây xin nêu lên hai vấn đề quan trọng: - Cần xác định rõ: a i là chủ sở hữu thực tế của công ty cổ phần và ch ủ sở hữu phải gắn liền với trách nhiệm đối với công ty nh ư th ế nào?. Trong vấn đề này có một nội dung
- phải làm rõ: ai đại diện chủ sở hữu số vốn nh à nước trong công ty cổ phần nhằm chấm dứt quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và không có trách nhiệm, kéo dài nhiều năm nay. - Cần vận dụng: “Quy chế quản trị công ty” nhằm tạo ra môi trư ờng đầu tư minh b ạch, lành m ạnh. Yêu cầu này chỉ thực hiện được khi có sự lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị công ty, nhất là phải sớm đ ào tạo và bố trí các giám đốc tài chính của công ty (có vai trò và phạm vi hoàn toàn khác với kế toán trưởng trong doanh nghiệp kiểu cũ). III. PHƯƠNG HƯỚNG , NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2010 . Theo số liệu tổng hợp từ các Bộ, địa phương, tổng công ty 91, đến nay, cả nư ớc còn 2.176 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với tổng số vốn nhà nước gần 260 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 1.546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, 335 doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và 295 nông, lâm trường quốc doanh. Phân theo cơ quan chủ sở hữu, có 301 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 91; 408 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90; 307 doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành; 1.160 doanh nghiệp thuộc địa phương. Với những bối cảnh và yêu cầu nêu trên, phấn đấu đến cuối năm 2009, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp DNNN. Cụ thể là: a) Tiếp tục cổ phần hóa các công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, địa phương: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh: tiến hành cổ phần hóa toàn bộ, kể cả doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn khó khăn. Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đến mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá ở địa bàn này. Nh ững doanh nghiệp có khó khăn về tài chính cần cơ cấu lại trước khi chuyển đổi sở hữu. Những doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, kinh tế với an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hoạt động trong lĩnh vực may mặc, xây lắp, thương mại... sẽ cổ phần hóa; trư ờng hợp thật cần thiết Nhà nước mới giữ cổ phần chi phối. Có chính sách, chế độ lương hợp lý đối với số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Những công ty không còn vốn nhà nư ớc thì bán, giải thể hoặc phá sản. Đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, có cùng ngành nghề hoặc có mối quan h ệ về công nghệ, thị trường... với các doanh nghiệp khác thì xem xét sáp nhập, hợp nhất, không phụ thuộc vào doanh nghiệp do địa phương hay do Trung ương quản lý đ ể h ình thành nh ững doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động theo mô h ình công ty m ẹ - công ty con. Sau khi tổ chức lại sẽ tiến h ành cổ phần hóa công ty mẹ. Việc sáp nhập, hợp nhất không được làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của đơn vị nhận sáp nhập, hợp nhất; phải tiến h ành xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, lao động trước khi thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất. Tránh tình trạng thực hiện sáp nhập một số DNNN quản lý yếu kém, kinh doanh thua lỗ vào các DNNN đang kinh doanh có hiệu quả làm giảm sức mạnh của đơn vị tiếp nhận. Đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, nhiệm vụ quốc phòng an ninh
- Thực hiện cổ phần hóa với lộ trình phù hợp, trước mắt Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đặt h àng, giao kế hoạch quy định tại Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005. Cổ phần hóa, Nh à nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc chỉ nắm giữ cổ phần ở mức thấp (< 35%) tại các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đấu thầu, đặt hàng quy định tại Nghị định nói trên. b) Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: Các tổng công ty nh à nước là lực lượng chủ lực trong nền kinh tế quốc dân, chiếm tới 87% tổng vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, riêng các tổng công ty 91 chiếm 71,6%. Những năm trước đây chúng ta chủ yếu sắp xếp, cổ phần hóa những doanh nghiệp quy mô nhỏ, có một số ít doanh nghiệp quy mô vừa và lớn nhằm thu gọn đầu mối. Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu... và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cần thực hiện mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước, coi đây là khâu đột phá trong cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nh à nước, thực hiện đổi mới quản trị công ty, cải cách h ành chính, góp phần ph òng và chống tham nhũng có hiệu quả. Việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty là vấn đề mới mẻ, hệ trọng, khó khăn và phức tạp. Vì vậy, cần phải có quan điểm, phương pháp, bước đi phù hợp, chắc ch ắn, giữ vững ổn định sản xuất, không gây tác động đến môi trường đầu tư, đời sống người lao động và xã hội. Khẩn trương phân lo ại rõ những tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; những tập đo àn, tổng công ty cần cổ phần hoá. Nh à nước chỉ nắm giữ 100% vốn đối với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động có hiệu quả, được Nhà nư ớc giao quản lý, khai thác và phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia, làm công cụ để Nhà nư ớc điều tiết vĩ mô. Các tổng công ty nhà nước là những doanh nghiệp có quy mô lớn, đa số hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên, vẫn còn một số tổng công ty kết quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Để cổ phần hóa một cách hiệu quả, cần phân thành hai lo ại: loại hoạt động có hiệu quả thì tiến hành cổ phần hóa ngay, loại hiệu quả chưa cao thì cần làm rõ nguyên nhân đ ể có biện pháp nâng cao hiệu quả trước khi cổ phần hóa như: đầu tư, sắp xếp lại, lành mạnh hóa tình hình tài chính, đổi mới tổ chức cán bộ. c) Cổ phần hoá các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm: Ngân hàng thương mại nhà nước là lo ại doanh nghiệp đặc thù, là một kênh cung cấp vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ và hệ số an to àn vốn còn th ấp, năng lực quản lý, trình đ ộ công nghệ còn yếu, các sản phẩm, dịch vụ của ngân h àng còn nghèo, mới tập trung chủ yếu vào hoạt động cấp tín dụng. Ngân h àng thương mại nh à nước nh ìn chung chưa thật sự đáp ứng nhu cầu vay vốn, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp chưa thật sự bình đ ẳng, vừa là đối tác, vừa là bạn h àng, gắn bó chặt chẽ với nhau để hoạt động và phát triển. Trong các năm 2007 - 2010, cần tập trung chỉ đạo đổi mới và phát triển ngân hàng thương m ại nhà nước theo các hướng sau: Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân h àng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, cần khẩn trương th ực hiện các công việc m à Thủ tướng Chính
- phủ đã quyết định, ho àn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề án cổ phần hóa ngay trong năm 2006 đ ể hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2007. Đối với ba ngân hàng thương mại còn lại (Ngân h àng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) thì th ực hiện cổ phần hóa theo 2 bư ớc: + Bước 1: nâng cao năng lực tài chính theo hướng đạt các chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn quốc tế vào cuối năm 2006 đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công thương Việt Nam và cuối năm 2007 đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. + Bước 2: từ năm 2007 tiến h ành cổ phần hoá Ngân h àng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam; từ năm 2008 cổ phần hoá Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đối với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, cần khẩn trương thực hiện đề án cổ phần hóa Tổng công ty này và hình thành Tập đoàn Tài chính b ảo hiểm Bảo Việt m à Thủ tướng Chính phủ đ ã phê duyệt. Đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí, cần xây dựng đề án cổ phần hóa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ngay trong đầu năm 2007 và đi vào thực hiện. Việc cổ phần hóa hai công ty bảo hiểm nhà nước n ày phải chú trọng tới ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm trong nước, đồng thời có biện pháp nhanh chóng vươn ra th ị trường quốc tế. Đối với các công ty dịch vụ tài chính, cần tiến hành rà soát đ ể đề ra và th ực hiện lộ trình cổ phần hóa phù hợp với đặc thù của loại h ình doanh nghiệp này và yêu cầu phát triển thị trường tài chính. Tổng hợp lại, theo phương án trên, từ nay đến hết năm 2010, sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp và đến cuối năm 2010 cả n ước có 554 doanh nghiệp 100% vốn nh à nước, trong đó 26 tập đo àn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
- Phần ba PHẦN KẾT Triển vọng cổ phần hóa ở Việt Nam Như trên đã trình bày, hình thái cổ phần là một hình thái tổ chức sản xuất chứa đựng tính chất xã hội hóa rất cao trong khuôn khổ của kinh tế thị trường, nên việc cổ phần hóa ở n ước ta hiện nay với nội dung chủ yếu là chuyển một phần các doanh nghiệp nh à nước (hay còn gọi là các doanh nghiệp quốc doanh) sang h ình thức công ty cổ phần về thực chất là sự chuyển đổi hình thức xã hội hóa quá trình sản xuất từ dạng doanh nghiệp quốc doanh sang dạng công ty cổ phần. Sự thay đổi ở đây không phải là bản chất xã hội hóa của sản xuất mà là phương cách tổ chức sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự chuyển đổi cơ ch ế kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trư ờng. Vì thế, sự trì trệ của tiến trình cổ phần hóa ở nước ta sẽ là không có lý do chính đáng n ếu cho rằng nguyên nhân của tình hình chủ yếu do sự “ách tắc” về phương diện quan điểm tư duy lý lu ận. Thật vậy, tuy chưa ph ải là mọi vấn đề cơ bản về cổ phần hóa đ ã được giải quyết, song đã bước đầu có được một số kết luận quan trọng từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đ ể làm cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình thực hiện cổ phần hóa. Hai trong số những vấn đề có ý nghĩa then chốt nhất là: - Dưới góc độ của kinh tế thị trư ờng, cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa. Về điều này, sự phân tích về tính chất xã hội hóa của h ình thái cổ phần so với các hình thái công ty khác ở phần trên đ ã rất rõ. Điều còn “chưa hoàn toàn rõ” ở đây chỉ là tương quan giữa hình thái cổ phần và doanh nghiệp quốc doanh, m à cụ thể là, liệu rằng việc chuyển một phần các doanh nghiệp quốc doanh sang dạng công ty cổ phần có làm cho tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế bị suy yếu đi không? Trong vấn đề này, ít nh ất có một điều đã rõ là, không phải tỷ lệ kinh tế thuộc doanh nghiệp quốc doanh càng lớn về mặt lượng th ì tính ch ất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế càng cao. Đây là một sự nhầm lẫn về nhận thức đã được thực tiễn lịch sử kiểm chứng và xác nhận. Kết luận rút ra từ đây là, chưa có căn cứ xác đáng để khẳng định rằng, giảm bớt số lượng doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có việc cổ phần hóa một số bộ phận của chúng thì tính ch ất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ bị xói mòn. Song, thách thức về mặt lý luận lại là ở chỗ, cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp quốc doanh sẽ có tác động ảnh hưởng gì đến tính chất xã hội chủ nghĩa (hay chính xác h ơn là tính ch ất định hướng xã hội chủ nghĩa), trong đó, điều đáng được kỳ vọng hơn cả là quá trình này ch ẳng những sẽ không làm cho tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế bị suy yếu đi, mà trái lại, có thể còn nâng cao hơn so với hiện trạng được không? Chúng tôi nghĩ rằng, câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào cách tiếp cận hay chỗ đứng để giải quyết vấn đề. Mặc dù, cùng xuất phát từ một điểm chung: tính chất xã hội hóa của sản xuất mâu thuẫn với ch ế độ sở hữu tư nhân, nhưng ở đ ây có hai cách tiếp cận khác nhau, một là từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung (trước đây), và hai là từ kinh tế thị trường (hiện đại). - Theo quan niệm “truyền thống” của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp quốc doanh được coi là hình thức mang tính chất xã hội hóa trực tiếp và cao nh ất, bởi nó được nh à nước nhân danh to àn xã hội mà lập ra. Trước đây, quan niệm này không ch ấp nhận kinh tế thị trường nên cũng vì thế mà không chấp nhận các dạng thức xã hội hóa khác nhau của kinh tế thị trường. Thành ra, doanh nghiệp quốc doanh đã trở thành hình thái độc quyền biểu thị tính chất xã hội hóa của sản xuất, là hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, (còn hợp tác xã thì ch ỉ là xã hội chủ nghĩa có một nửa). Từ đó, dẫn đến sự chỉ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương
48 p | 1707 | 686
-
Đề tài: Thực trạng về dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Việt nam
33 p | 813 | 329
-
Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình “
62 p | 700 | 296
-
Đề tài ' Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam "
41 p | 220 | 116
-
Báo cáo kế toán: Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần vận tải Thái Nguyên
95 p | 457 | 91
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn sau cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam (lấy ví dụ trong ngành giao thông vận tải)
0 p | 387 | 86
-
Báo cáo kế toán thuế: Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng Thừa Thiên Huế
61 p | 360 | 83
-
Đề Tài: "Thực trạng các công ty cổ phần và tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay".
23 p | 284 | 72
-
Đè tài: Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
67 p | 198 | 67
-
Đề tài: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016 – 2017
78 p | 268 | 56
-
Đề tài: Thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, giải pháp tại phường Tân Tiến thành phố Buôn Ma Thuột
24 p | 342 | 48
-
Thực trang cổ phần hóa ở việt nam và vai trò cần thiết của các Công ty cổ phần
39 p | 92 | 23
-
Đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Ba Đình"
34 p | 125 | 18
-
Tiểu luận: Thực trạng cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại ở nước ta
21 p | 80 | 11
-
Đề tài: Thực trạng cổ phần hoá- Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ.
56 p | 73 | 11
-
Đề tài : Thực trạng cổ phần hoá- Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ
51 p | 101 | 10
-
LUẬN VĂN: Thực trạng cổ phần hoá- Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ
31 p | 78 | 8
-
Đề tài: Thực trạng và những bài học kinh nghiệm cổ phần hoá tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng
37 p | 101 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn