intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart

Chia sẻ: Do The Thang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

120
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm vừa qua, quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong một thị trường toàn cầu rộng lớn. Tuy nhiên điều đó cũng tạo ra không ít khó khăn, như sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng rõ nét, sâu sắc đến kinh tế-xã hội Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hàng loạt, kiệt quệ tài chính....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THIẾT BỊ SỐ DMART Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Duy Thành Sinh viên thực tập : Trần Đức Thiện Mã sinh viên : A17753 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2012
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị só Dmart...........................2 Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động kinh doanh chung..........................................................5 Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu thị trường ...................................................................5 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh............................................................................8 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán.....................................................................................12 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn........................................17 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.....................................................18 Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản....................................................19 Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.........................................................19 Bảng 2.7 Trình độ lao động của công ty TNHH thiết bị số MTV Dmart.....................20 Bảng 2.8 Bảng thu nhập bình quân...............................................................................21
  3. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong một thị trường toàn cầu rộng lớn. Tuy nhiên điều đó cũng tạo ra không ít khó khăn, như s ự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng rõ nét, sâu sắc đến kinh tế-xã hội Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hàng loạt, kiệt quệ tài chính. Trong thời điểm khó khăn này, để tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các công ty nước ngoài, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chính sách linh hoạt, phù hợp về tổ chức nhân lực, chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính… Được nhà trường và ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart cho phép, em đã có cơ hội được thực tập tại phòng kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart. Trong quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, em đã được quan sát trực tiếp hoạt đ ộng của các phòng ban trong công ty và phân tích được tình hình kinh doanh, tài chính của công ty. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế rút ra sau quá trình thực tập này, em đã tổng hợp lại trong bản báo cáo thực tập. Bản báo cáo gồm có 3 nội dung chính: Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart Phần 3: Nhận xét và kết luận
  4. PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ SỐ DMART 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart 1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart - Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart - Chủ sở hữu: Công ty cổ phần kĩ thuật công nghệ Nam Thành - Lĩnh vực kinh doanh: phân phối, bán lẻ thiết bị số điện máy, cung cấp giải pháp, dịch vụ kĩ thuật - Qui mô công ty: 46 người - Địa chỉ: 22/443 Nguyễn Xiển, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - Địa chỉ 2 - trung tâm bảo hành: Số 7 Lô 14A – Khu đô thị Trung Yên, phố Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Mã số thuế: 0104802294 - Điện thoại: 04 36282899 – 0437834530 - Fax: 0435527689 – 0437834554 - Websites: http://dmart.vn 1.1.2 Vốn điều lệ của công ty Vốn điều lệ của công ty là 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng chẵn). 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Nam Thành được chuyển đổi từ “Công ty TNHH Kỹ thuật Tin học Nam Thành” từ tháng 9 năm 2010. Là một đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO (SOHACO GROUP), công ty Nam Thành có nhiều thuận lợi về cơ cấu tổ chức, tài chính để đáp ứng được các mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, công ty Nam Thành đã chính thức khai trương thành lập công ty - showroom mới mang tên Dmart vào ngày 08/09/2010. Showroom nằm trên ngã tư Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi với tuyến đường giao thông thuận tiện, là đ ịa điểm mua sắm lý tưởng cho khách hàng. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng chuỗi showroom của công ty Dmart (Nam Thành) trên khắp cả nước. Hoạt đông chính của công ty là phân phối bán buôn, bán lẻ máy vi tính, thiết b ị ngoại vi, phần mềm, thiết bị viễn thông, linh kiện điện tử… và các hoạt động đi kèm như sửa chữa, bảo hành, bảo trì, cung cấp các giải pháp, dịch vụ kĩ thuật như tư vấn, lập trình và quản trị hệ thống. Công ty nhận phân phối các sản phẩm cho một số hãng lớn như Intel, Gigabyte, Asus, Samsung,... Đặc biệt, hai dòng sản phẩm 1
  5. Microlab và Rapoo do công ty phân phối chính thức đều đã có thương hiệu trên th ị trường Việt Nam và được các nhà đại lý, nhà phân phối, khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Theo kế hoạch định hướng đến năm 2015, công ty sẽ tập trung đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tham gia các dự án trên thị trường trong và ngoài nước, thiết kế và triển khai các dự án, nghiên cứu công nghệ mới đưa vào kinh doanh, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart Ban giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kinh doanh Phòng tài chính Phòng kinh doanh Phòng dự án phân phối kế toán bán lẻ marketing (Nguồn: Phòng hành chính –nhân sự) 1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 1.3.1 Ban giám đốc Ban giám đốc gồm giám đốc Bạch Liên Hoa và phó giám đốc Nguyễn Tiến Anh. Ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng công ty, tổ chức kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chế nội bộ của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty, trình bày báo cáo quyết toán tài chính hằng năm, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động. 1.3.2 Phòng hành chính nhân sự Phòng hành chính nhân sự tuyển dụng và giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, xây dựng phương án cải tiến tổ chức quản lý, quy hoạch đội ngũ cán bộ, quản lý con dấu cửa doanh nghiệp, đóng dấu, lưu trữ bảo quản hồ sơ, sổ, văn bản theo quy định, quản lý cơ sở vật chất, kiểm kê tài sản, lập báo cáo thống kê theo định kỳ. 2
  6. 1.3.3 Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi hằng năm, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ…, soạn thảo, xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, quy định quản lý chi tiêu tài chính, chủ trì làm việc với cơ quan thuế, ki ểm toán, thanh tra tài chính; công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, tính toán, cân đối tài chính. 1.3.4 Phòng dự án marketing Phòng dự án marketing nghiên cứu thị trường trong nước, phát triển và quản lý sản phẩm, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, phát triển thương hiệu, tham mưu cho Giám đốc về các chiến lược marketing, thực hiện các chương trình marketing, tìm kiếm, tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng, làm việc với khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng. 1.3.5 Phòng kinh doanh phân phối Phòng kinh doanh phân phối thiết lập và xây dựng các kênh phân phối hàng hoá tại Hà Nội và các tỉnh, xây dựng các chính sách hỗ trợ, xúc tiến thị tr ường và bán hàng qua các kênh phân phối, triển khai công tác chăm sóc, nghiên cứu thị trường đối với các đại lý thuộc kênh phân phối, hỗ trợ các đại lý trong công tác triển khai marketing, hội nghị khách hàng, quản lý các dịch vụ khách hàng. 1.3.6 Phòng kinh doanh bán lẻ Phòng kinh doan bán lẻ trực tiếp điều phối, giám sát hệ thống quản lý nhân s ự bán lẻ, tổ chức huấn luyện đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên, kiểm tra đánh giá chất lượng hệ thống, tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh doanh hệ thống bán lẻ theo giai đoạn, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đ ối thủ c ạnh tranh, tham mưu cho ban giám đốc về công tác phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ, quản lý các dịch vụ khách hàng. 3
  7. PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ SỐ DMART 2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart Thiết bị số điện máy là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất Việt Nam. Chỉ riêng ngành công nghệ thông tin, tốc độ tăng trưởng 3 năm gần đây đều trên 20%. Dự báo xu hướng sử dụng công nghệ kĩ thuật và máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt hằng ngày sẽ là xu hướng tất yếu, và các doanh nghiệp bán lẻ thiết bị số điện máy ở miền Bắc mới triển khai kinh doanh trong vòng 3- 4 năm trở lại đây, nên tiềm năng phát triển của các công ty kinh doanh mặt hàng này vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của ngành cũng rất gay gắt. Điển hình như tại Hà Nội, trong những năm qua, phân khúc thị trường thiết bị số điện máy có sự tham gia của nhiều công ty bán lẻ điện máy quy mô lớn như FPT, Nguyễn Kim, Trần Anh, Phúc Anh, Mediamart, Pico… Công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart là một trong những doanh nghiệp có uy tín tại thị trường Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0104802294, bao gồm các hoạt động kinh doanh như sau: • Đồ điện dân dụng • Máy công cụ, dụng cụ chạy bằng mô tơ, khí nén • Sản phẩm điện tử dân dụng • Sản phẩm máy vi tính, thiết bị ngoại vi • Sản phẩm viễn thông, linh kiện điện tử • Các loại máy văn phòng thông dụng Trong các mặt hàng kinh doanh, các sản phẩm thiết bị số, điện máy viễn thông, tin học như điện thoại di động, máy vi tính, laptop, máy tính bảng, máy ảnh,… là những mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả phù hợp với nhiều phân khúc thị trường, và quan trọng là chất lượng tốt, ổn định, độ bền cao. Không chỉ kinh doanh bán buôn, bán lẻ, công ty còn phát triển dịch vụ sửa chữa, bảo hành, tư vấn sản phẩm, cài đặt, quản trị hệ thống,… 2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.2.1 Mô tả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kinh doanh bán hàng là hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng, đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho công ty. 4
  8. Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động kinh doanh chung Chiến lược truyền thông Nghiên cứu THỊ và phân tích Sản phẩm TRƯỜNG thị trường Kênh phân phối (Nguồn: phòng hành chính nhân sự) Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường Đây là hoạt động thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Nhân viên kinh doanh sẽ nghiên cứu thị trường bằng nhiều phương pháp, nhằm nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu của mình. Bước 2 Nhập sản phẩm Dựa vào thông tin mà nhân viên kinh doanh thu thập, phân tích và xử lý đ ược, công ty tiến hành nhập các loại sản phẩm từ công ty Nam Thành, mặt hàng thoả mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, chủ yếu xét theo các tiêu chí: chất lượng, giá thành và thương hiệu. Bước 3 Tiếp cận thị trường Sau khi nhập sản phẩm, công ty tiến hành các chiến lược truyền thông tiếp cận với khách hàng bằng các kênh một chiều như quảng cáo TV, áp phích, và các kênh đa chiều, có sự tương tác với khách hàng như hội thảo tư vấn, giải đáp thắc mắc trên websites, điện thoại,... Từ đó tìm ra các khách hàng tiềm năng. Sản phẩm từ doanh nghiệp đến với người tiêu dùng qua kênh bán lẻ tại showroom của công ty, bán qua trung gian đại lý… 2.2.2 Mô tả quy trình nghiên cứu thị trường tại phòng kinh doanh bán lẻ Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Đây là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp. Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu thị trường Xác định Lựa chọn nguồn Xử lý, phân Kết quả mục tiêu thông tin và phương tích thông tin nghiên cứu nghiên cứu pháp nghiên cứu (Nguồn: Phòng kinh doanh bán lẻ) 5
  9. Bước 1: Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu Tuỳ từng mục tiêu, giai đoạn, quá trình bán hang của công ty mà có những cách thức nghiên cứu thị trường khác nhau. Việc thu thập thông tin cũng khá tốn kém nên cần xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần giải quyết, các thông tin đã có, những thông tin cần thu thập. Bước 2: Lựa chọn nguồn thông tin và phương pháp nghiên cứu Trong giai đoạn này, công ty xác định nguồn thông tin mà mình quan tâm và cách thức thu thập thông tin hiệu quả nhất. Có ba phương pháp chính để nghiên cứu và thu thập thông tin, đó là: - Quan sát: là phương pháp thu thập số liệu mà nhân viên kinh doanh trực tiếp tiến hành quan sát thị trường. - Thực nghiệm: nhân viên kinh doanh phải phân chia các nhóm khách hàng để so sánh, dự báo các tình huống mà công ty đặt ra. - Thăm do dư luận: kết hợp giữa quan sát và thực nghiệm. Công ty tiến hành thăm do dư luận để nắm bắt nhu cầu, mong muốn, sở thích của người tiêu dung, mức độ thoả mãn và sự trung thành của khách hàng với công ty. Nhân viên kinh doanh phối hợp sử dụng các công cụ nghiên cứu, như bản khảo sát, phiếu điều tra, cùng với các kế hoạch chọn mẫu và các phương pháp liên hệ với công chúng. Bước 3: Xử lý, phân tích thông tin Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, lựa chọn nguồn tin, cũng như phương pháp nghiên cứu thì bước cuối cùng là xử lý, phân tích thông tin. Công ty thông qua hệ thống phân tích thông tin, các phương pháp thống kê, mô hình, đồ thị đ ể rút ra từ s ố liệu thu thập được những kết quả mong muốn. Bước 4: Kết quả nghiên cứu Quá trình xử lý, phân tích thông tin sẽ cho ra kết quả nghiên cứu cuối cùng. Kết quả này là tiền đề để đưa ra những quyết định về sản phẩm, chiến lược truy ền thông, kệnh phân phối cho phù hợp với thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng. Nhận xét: Quy trình nghiên cứu thị trường luôn được công ty chú trọng và quan tâm. Quy trình này thể hiện sự chuyên môn hoá cao của bộ phận kinh doanh trong công ty, thể hiện khả năng nắm bắt thị trường, cũng như tâm lý hành vi người tiêu dùng của công ty. 6
  10. 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart năm 2010 và năm 2011 2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – Lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart trong 2 năm 2010 và 2011, ta có thể thấy tình hình kinh doanh năm 2011 đạt hiệu quả tốt hơn năm 2010, dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế đã tác động mạnh tới Việt Nam, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng. Người dân hạn chế mua sắm những mặt hàng xa xỉ, tốn kém. Tuy nhiên, mặt hàng kĩ thuật số, điện máy cũng tương đối cần thiết nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Công ty cũng đã thay đổi nhiều chính sách nên đã nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Điều này được thể hiện rõ trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty trong hai năm 2010 và 2011. 7
  11. Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính: Đồng Năm trước Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm nay Tương đối Tuyệt đối (%) (A) (1) (2) (3) = (1) – (2) (4) = (3)/(2) 1. Doanh thu bán hàng 75.615.807.597 26.167.693.376 49.448.114.221 188,97 và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 35.409.547 7.000.031 28.409.516 405,85 doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 75.580.398.050 26.160.693.345 49.419.704.705 188,91 cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 70.339.316.667 25.432.967.130 44.906.349.537 176,57 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 5.241.081.383 727.726.215 4.513.355.168 620,20 dịch vụ 6. Doanh thu hoạt 32.320.807 13.606.722 18.714.085 137,54 động tài chính 7. Chi phí tài chính 151.821.502 15.766.456 136.055.046 862,94 -Trong đó: Chi phí lãi 78.951.165 13.600.000 65.351.165 480,52 vay 8. Chi phí bán hàng 826.696.000 133.253.820 693.442.180 520,39 9. Chi phí quản lý 3.930.562.981 829.541.111 3.101.021.870 373,82 doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 364.321.707 (237.228.450) 601.550.157 (253,57) doanh 11. Thu nhập khác 102.400 _ 102.400 _ 12. Chi phí khác 40.015 _ 40.015 _ 13. Lợi nhuận khác 62.385 _ 62.385 _ 14. Tổng lợi nhuận 364.384.092 (237.228.450) 601.612.542 (253,600) kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế 22.618.950 _ 22.618.950 _ TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 341.765.142 (237.228.450) 578.993.592 (244,066) nghiệp (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 8
  12. - Về doanh thu: + Doanh thu: Năm 2011 doanh thu là 75.615.807.597 đồng, tăng 49.448.114.221 đồng so với năm 2010 (số liệu cột 3), tương ứng tăng 188,97% so với năm 2010 (số liệu cột 4). Sự tặng lên này là do công ty đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng, số lượng sản phẩm bán ra tăng lên so với số lượng năm 2010, công ty đã ký kết đ ược thêm nhiều hợp đồng với các đối tác mới. Ngoài ra, công ty còn mở rộng đa dạng hoá các loại sản phẩm kinh doanh như thiết bị văn phòng, máy móc, đồ điện tử dân dụng,… Tăng doanh thu tác động tốt tới công ty trong việc tăng khả năng thanh toán, thanh khoản, quay vòng vốn, đồng thời khẳng định được vị thế công ty trên thị trường. + Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2011, các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là 35.409.547 đồng, tăng 28.409.516 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 405,85% so với năm 2010. Lý do là do tình hình kinh doanh thuận l ợi, sản phẩm nhập về tăng mạnh nhưng khâu kiểm soát không đáp ứng kịp dẫn tới một số lô hàng bị lỗi, không phát hiện được. Công ty đã có biện pháp nâng cao năng l ực, nghiệp v ụ kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp hàng khong đảm bảo yêu cầu. + Doanh thu thuần: Năm 2011, doanh thu thuần của công ty là 75.580.398.050 đồng, tăng 49.419.704.705 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 188,91% so với năm 2010. Có sự tăng lên này là do trong năm 2011, doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 188,97% so với năm 2010. Các khoản giảm trừ doanh thu có tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh, nên không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu thuần. + Doanh thu từ hoạt động tài chính: Doanh thu thừ hoạt động tài chính của công ty năm 2011 là 32.320.807 đồng, tăng 18.714.085 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 137,54% so với năm 2010. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Lý do của việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính là do trong năm 2011, công ty đã tăng một lượng tiền gửi ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh qua ngân hàng. Việc này đã làm tăng một lượng nhỏ doanh thu cho công ty. - Về chi phí: + Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 70.339.316.667 đồng, tăng 44.906.349.537 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 176,57% so với năm 2010. Mặc dù đang trong thời kì lạm phát nhưng giá vốn hàng bán vẫn tăng chậm hơn so với doanh thu, là do thiết bị số là mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố công nghệ, công nghệ sản xuất phát triển nhanh dẫn đến đơn giá nhập hàng hoá giảm đi. Mặt khác, do khác hàng mua hàng hoá số lượng lớn, được hưởng nhiều chiết khấu cũng là lý do khiến giá vốn giảm đi. Giá vốn hàng bán là yếu tố ảnh 9
  13. hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Việc giá vốn hàng bán tăng chậm hơn doanh thu là một thuận lợi cho công ty. + Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty gồm có các khoản lãi vay phải trả, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, và một s ố chi phí tài chính khác… Năm 2011, chi phí tài chính của công ty là 151.821.502 đồng, tăng 136.055.046 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 862,94% so với năm 2010. Riêng trong đó chi phí lãi vay phải trả là 78.951.165 đồng. Lý do chính của việc tăng chi phí lãi vay phải trả là do việc tăng doanh thu, dẫn đến tăng tự phát khoản phải trả người bán, và tăng đột biến các khoản vay ngắn hạn ngân hàng. Cụ thể là vay ngân hàng HSBC với mục đích vay để nhập hàng do có những thời điểm công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn. Nguyên nhân là vì chính sách tín dụng nới lỏng nên khách hàng thường chậm thanh toán. Mặc dù chi phí sử dụng vốn vay của ngân hàng khá cao. Cụ thể, lãi suất các lần vay hạn mức là 18,25%/năm và 17,75%/năm với tiền đồng, 6,5%/năm với tiền USD trong thời hạn trả nợ 60 ngày. Tuy nhiên đây là nguồn vốn khá ổn định, linh hoạt nên vẫn được công ty lựa chọn. + Chi phí quản lý công ty: Năm 2011, chi phí quản lý công ty là 3.930.562.981 đồng, tăng 3.101.021.870 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 373,82% so với năm 2010. Do công ty mới thành lập và hoạt động trong 3 năm, đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên phát sinh nhiều khoản chi phí cho các dịch vụ mua ngoài, tài liệu kỹ thuật, chi phí sửa chữa nâng cấp showroom, chi phí tổ chức hội nghị, tiếp khách, công tác phí… + Chi phí bán hàng: Năm 2011, chi phí bán hàng là 826.696.000 đồng, tăng 693.442.180 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 520,39% so với năm 2010. Chi phí bán hàng có sự tăng mạnh là do doanh thu bán hàng tăng nhanh, công ty ph ải đ ầu tư thêm cho chi phí bảo hành, sửa chữa, vận chuyển hàng hoá, chi phí s ửa ch ữa tài sản cố định tại bộ phận bán hàng, chi phí phải trả hoa hồng cho các đại lý bán hàng. Ngoài ra, do công ty đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu nên phát sinh chi phí lớn cho việc giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng,… + Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác trong năm. Năm 2011, thu nhập khác là 102.400 đồng trong khi chi phí khác là 40.015 đồng, vậy lợi nhuận khác là 62.385 đồng (năm 2010 không có thu nhập khác và chi phí khác ). Nguyên nhân của thu nhập khác và chi phí khác la do chênh l ệch giữa đánh giá lại của vật tư, hàng hoá với giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá. Do s ố tiền rất nhỏ, hoàn toàn không ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng của công ty. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Năm 2010, công ty kinh doanh thua lỗ nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Sang năm 2011, phần lợi 10
  14. nhuận tính thuế được điều chỉnh lại do đánh giá tỷ giá chênh lệch phải thu và được chuyển lỗ từ năm 2010 sang, nên chỉ còn 129.251.142 đồng. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định bằng mức thuế suất 25% với lợi nhuận tính thuế, sau đó giảm trừ 30% theo nghị quyết 08/2011/QH13 nên chỉ còn 22.618.950. Có thể thấy nguyên nhân chính dẫn tới chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thấp so với lợi nhuận là do được chuyển lỗ từ năm 2010 và được giảm thuế 30%. + Lợi nhuận sau thuế: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 341.765.142 đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế năm 2010 là (237.228.450) đồng. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 578.993.592 đồng so với năm 2010. Công ty kinh doanh có lãi làm tăng lợi nhuận sau thuế, dẫn đến tăng vốn ch ủ s ở h ữu, tăng khả năng thanh toán, quay vòng vốn, và giúp nâng cao uy tín, vị thế của công ty trước khách hàng và đối tác. Nhận xét Qua số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được kết quả tốt đẹp, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay. Công ty đã thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ và bắt đầu kinh doanh có lãi. Các quyết định, chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo đã có tác dụng, đưa công ty thoát khỏi ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế. Đây là một thành công lớn trong quá trình phát triển của công ty. 2.3.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2010 – 2001 của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart Xét tổng quan bảng cân đối kế toán, ta thấy tài sản – nguồn vốn năm 2011 của công ty là 14.407.809.473 đồng, giảm 2.471.727.944 đồng, tương ứng giảm 14,64% so với năm 2010. Chi tiết như sau: 11
  15. Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Ngày 31/12 Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm Tương đối Tuyệt đối (%) (A) (1) (2) (3) = (1)-(2) (4) = (3)/(2) A. TÀI SẢN NGẮN 12.388.620.696 14.852.396.818 (2.463.776.122) (16,59) HẠN I. Tiền và các khoản 1.239.320.699 293.199.255 946.121.444 322,69 tương đương tiền 1. Tiền 1.239.320.699 293.199.255 946.121.444 322,69 II. Các khoản phải 7.637.470.959 3.692.482.728 3.944.988.231 106,84 thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 7.365.095.126 3.692.482.728 3.672.612.398 99,46 2. Trả trước cho 229.108.000 _ 229.108.000 _ người bán 3. Các khoản phải thu 43.267.833 _ 43.267.833 _ khác III. Hàng tồn kho 3.016.303.388 9.290.740.354 (6.274.436.966) (67,53) 1. Hàng tồn kho 3.016.303.388 9.290.740.354 (6.274.436.966) (67,53) IV. Tài sản ngắn 495.525.650 1.575.974.481 (1.080.448.831) (68,56) hạn khác 1. Chi phí trả trước 459.728.233 477.373.654 (17.645.421) (3,70) ngắn hạn 2. Thuế GTGT được 35.797.417 998.600.827 (962.803.410) (96,42) khấu trừ 3. Tài sản ngắn hạn _ 100.000.000 _ _ khác B. TÀI SẢN DÀI 2.019.188.777 2.027.140.599 (7.951.822) (0,39) HẠN I. Tài sản cố định 297.109.794 199.743.344 97.366.450 48,75 1. Tài sản cố định hữu 173.016.044 155.743.345 17.272.699 11,10 hình - Nguyên giá 257.801.943 164.644.726 93.157.217 56,58 - Giá trị hao mòn luỹ (84.785.899) (120.644.727) 35.858.828 (29,72) kế (*) 2. Tài sản cố định vô 124.093.750 44.000.000 80.093.750 182,03 hình - Nguyên giá 153.000.000 48.000.000 105.000.000 218,75 - Giá trị hao mòn luỹ (28.906.250) (4.000.000) (24.906.250) 622,66 kế (*) II. Tài sản dài hạn 1.722.078.983 1.827.397.255 (105.318.272) (5,76) 12
  16. khác 1. Chi phí trả trước 1.622.078.983 1.827.397.255 (205.318.272) (11,24) dài hạn 2. Tài sản dài hạn 100.000.000 _ 100.000.000 _ khác TỔNG CỘNG TÀI 14.407.809.473 16.879.537.417 (2.471.727.944) (14,64) SẢN Chênh lệch NGUỒN VỐN Số cuối năm Số đầu năm Tương đối Tuyệt đối (%) (A) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2) A. NỢ PHẢI TRẢ 10.303.272.781 14.616.765.867 (4.313.493.086) (29,51) I. Nợ ngắn hạn 10.303.272.781 14.616.765.867 (4.313.493.086) (29,51) 1. Vay và nợ ngắn 1.218.199.233 850.000.000 368.199.233 43,32 hạn 2. Phải trả người bán 6.199.358.748 13.763.953.302 (7.564.594.554) (54,96) 3. Người mua trả tiền 1.322.530.640 _ 1.322.530.640 _ trước 4. Thuế và các khoản 26.959.887 2.812.565 24.147.322 858,55 phải nộp nhà nước 6. Chi phí phải trả 44.117.273 _ 44.117.273 _ 7. Phải trả nội bộ 1.492.107.000 _ 1.492.107.000 _ ngắn hạn B. NGUỒN VỐN 4.104.536.692 2.262.771.550 1.841.765.142 81,39 CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 4.104.536.692 2.262.771.550 1.841.765.142 81,39 1. Vốn đầu tư của 4.000.000.000 2.500.000.000 1.500.000.000 60 chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau 104.536.692 (237.228.450) 341.765.142 (144,07) thuế chưa phân phối TỔNG CỘNG 14.407.809.473 16.879.537.417 (2.471.727.944) (14,64) NGUỒN VỐN (Nguồn: phòng tài chính kế toán) 13
  17. Tình hình tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart Trong năm 2010, tổng tài sản ngắn hạn là 14.852.396.818 đồng, trong khi tổng tài sản dài hạn là 2.027.140.599 đồng. Sang năm 2011, lượng tài sản ngắn hạn giảm 2.463.776.122 đồng, còn 12.388.620.696 đồng, trong khi tài sản dài hạn thay đổi không nhiều. Trong cả 2 năm, cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chiếm ưu thế lớn so với tài sản dài hạn, nguyên nhân chính là do công ty là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nên tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh chưa lâu, nên theo đuổi chính sách quản lý tài sản thận trọng. Đặc điểm của phương pháp này là mức tài sản lưu động cao, thời gian quay vòng tiền dài, chi phí cao hơn và doanh thu thấp hơn kéo theo EBIT cao hơn. Tuy chiến lược này có độ rủi ro thấp nhưng thu nhập yêu cầu cũng thấp hơn. Tài sản ngắn hạn - Về tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt Năm 2011, công ty đã gia tăng lượng tiền mặt dự trữ tại công ty. Cụ thể, lượng tiền mặt là 1.239.320.699 đồng, tăng 946.121.444 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 322,69% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty muốn tăng khả năng thanh toán tức thời cho nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Lợi ích của việc này là đảm bảo tính an toàn trong thanh toán của công ty, tận dụng cơ hội chiết khấu, các cơ hội mua đặc biệt, và một số mục đích theo kế hoạch khác. - Các khoản phải thu Năm 2011, các khoản phải thu của công ty là 7.637.470.959 đồng, tăng 3.672.612.398 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 106,84% so với năm 2010, trong đó: + Khoản phải thu khách hàng: Năm 2010, khoản phải thu khách hàng là 3.692.482.728 đồng, năm 2011 khoản phải thu khách hàng tăng lên 7.365.095.126 đồng, tăng thêm so với năm 2010 là 3.672.612.398 đồng, tương ứng tăng 99,46%. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2011, công ty thực hiện chính sách tín dụng nới l ỏng đối với khách hàng. Ưu điểm của chính sách mới là thu hút được nhiều khách hàng mới, nhất là các khách hàng có nhu cầu mua hàng số lượng lớn, góp phần tăng doanh thu. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải chịu một số hạn chế, là việc quản lý các khoản nợ, các khoản thanh toán sẽ phức tạp hơn, và nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ làm khả năng thanh toán tức thời của công ty với nhà cung cấp giảm. + Trả trước cho người bán: Năm 2010, công ty không có khoản trả trước cho người bán, vì công ty nhập hàng từ đơn vị chủ quản là công ty Nam Thành, và các đối 14
  18. tác của công ty Nam Thành. Sang năm 2011, công ty đã chủ động tìm kiếm đ ược nguồn nhập hàng mới và phải trả trước tiền hàng tạo uy tín. Do đó khoản tr ả tr ước cho người bán của công ty là 229.108.000 đồng. + Các khoản phải thu khác: Năm 2010, công ty không có các khoản phải thu khác. Tuy nhiên, sang năm 2012, các khoản phải thu khác của công ty là 43.267.833 đồng, trong đó tiền bảo hiểm nộp thừa là 40.512.696 đồng và phải thu tiền thuế thu nhập cá nhân là 2.755.137 đồng. Khoản phải thu khác không lớn, không làm ảnh hưởng nhiều đến tài sản ngắn hạn của công ty. - Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định giá trị theo phương pháp bình quân gia quyền tháng và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Năm 2011, hàng tồn kho là 3.016.303.388 đồng, giảm 6.274.436.966 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 67,53% so với năm 2010. Sở dĩ có sự thay đổi này là do trong năm 2011, công ty đã bán được một số lượng lớn hàng, thu về tiền mặt và tăng các khoản phải thu. Ngoài ra, công ty cũng muốn giảm bớt chi phi phí lưu kho không cần thiết, do thị hiếu, sở thích của khách hàng đối với mặt hàng công nghệ hiện nay dễ thay đổi, nên không cần thiết lưu kho với số lượng lớn. Tuy nhiên, một vài rủi ro nhỏ mà công ty có thể gặp phải là với các mặt hàng bán chạy, nếu không cung cấp kịp thời đ ơn hàng b ổ sung sẽ dẫn đến mất doanh thu và giảm uy tín của công ty. Tài sản dài hạn - Tài sản cố định: Năm 2011 Tài sản cố định của công ty tăng lên 297.109.794 đồng, tăng thêm 97.366.450 đồng so với năm 2010 là đồng, tương ứng tăng 48,75%. Hoạt động kinh doanh của công ty là buôn bán, thương mại nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là cơ sở vật chất, phòng showroom, thiết bị dụng cụ quản lý... Năm 2011 tài sản cố định tăng là do công ty đầu tư mua thêm một số thiết bị, phần mềm vi tính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh công ty. - Tài sản dài hạn khác: Năm 2011, tài sản dài hạn khác của công ty là 1.722.078.983 đồng, giảm 105.318.272 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 11,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do khoản chi phí trả trước dài hạn, gồm chi phí quảng cáo, thi công sửa chữa nhà, showroom giảm. Tình hình nguồn vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart Do có trạng thái tài sản lưu động thận trọng nên chính sách chung của công ty là duy trì cân bằng rủi ro theo chính sách nợ cấp tiến. Do đó, nhìn chung về nguồn vốn, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao so với nguồn vốn dài hạn, mặc dù sang năm 2011, tỷ lệ này có giảm xuống do công ty đã trả một phần nợ ngắn hạn và nguồn vốn được đầu tư thêm. 15
  19. - Nợ ngắn hạn Năm 2011, nợ phải trả của công ty giảm từ 14.616.765.867 đồng trong năm 2010 xuống còn 10.303.272.781 đồng, tương ứng giảm 29,51% so với năm 2010. Trong đó: + Vay và nợ ngắn hạn: Năm 2011, vay và nợ ngắn hạn của công ty là 1.218.199.233 đồng, tăng 368.199.233 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 43,32% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng lên này là vì trong năm 2011, dù không vay ngắn hạn công ty Dược phẩm và thương mại Sohaco như năm 2010, nhưng công ty tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại và thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng, nên có thời điểm công ty không đủ khả năng thanh toán tức thời, phải tìm kiếm nguồn vốn bằng các khoản vay ngắn hạn, linh hoạt. Cụ thể, công ty đã vay ngân hàng HSBC 5 lần, với tổng số tiền các lần vay là 335.599.998 đồng, với mức lãi suất 18,25%/năm và 17,75%/năm, và 41.552 USD với lãi suất 6,5%/năm. Có thể thấy rõ chi phí sử dụng vốn của lựa chọn này khá cao. + Phải trả người bán: Trong năm 2011, phải trả người bán của công ty là 6.199.358.748 đồng, giảm 7.564.594.554 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 54,96%. Dù mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng công ty vẫn giảm khoản phải trả người bán là do nguồn chiếm dụng vốn này không ổn định, ảnh hưởng tới các kế hoạch của công ty, ngoài ra nó ảnh hưởng không tốt tới uy tín công ty với các đối tác, nhà cung cấp, đặc biệt là với các đối tác mới. + Người mua trả tiền trước: Trong năm 2010, khoản người mua trả tiền trước là 0 đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011, khoản người mua trả tiền trước là 1.322.530.640 đồng, do công ty ký được nhiều hợp đồng lớn về bán và lắp đặt, cài đặt thiết bị máy tính với các công ty khác. + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Trong năm 2010, công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do kinh doanh thua lỗ (lỗ 237.228.450 đồng), chỉ phải nộp 2.812.565 đồng thuế thu nhập cá nhân. Sang năm 2011, công ty nộp thuế thu nhập cá nhân là 4.340.937 đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp nộp 22.618.950 đồng, do được chuyển lỗ từ năm 2010 sang, nên chỉ tính thuế trên phần l ợi nhuận là 129.251.142 đồng, và được giảm thuế 9.693.836 đồng, do công ty đủ điều kiện được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% theo nghị quyết 08/2011/QH13 - giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, so với năm 2010, thuế tăng 24.147.322 đồng, tương ứng tăng 858,55%. + Phải trả nội bộ: Năm 2010, công ty không có khoản phải trả nội bộ, tuy nhiên trong năm 2011, khoản phải trả nội bộ của công ty là 1.492.107.000 đồng. Cụ thể, phải trả công ty Nam Thành là 1.150.000.000 đồng, phải trả công ty Dược phẩm và thương mại Sohaco là 342.107.000 đồng. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2