Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng hoạt động du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực trạng hoạt động du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh" nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lich Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, hướng tới mục đích phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng hoạt động du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh
- BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH Khóa luận tốt nghiệp ngành : VĂN HÓA DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn : THS. LÊ THỊ THANH TUYỀN Sinh viên thực hiện : PHẠM VĂN SƠN Mã số sinh viên : 1805VDLA044 Khóa : 2018-2022 Lớp : 1805VDLA HÀ NỘI - 2022
- LỜI CẢM ƠN Khóa luận đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trƣớc hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths.Lê Thị Thanh Tuyền, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và có ảnh hƣởng nhiều nhất tới tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự động viên, khích lệ của các quý thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Xã Hội, Trƣờng Đại học Nội Vụ Hà Nội. Do điều kiện hạn chế về khả năng, thời gian nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn !
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “ Thực trạng hoạt động du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả. Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này đều mang tính chất dƣới góc nhìn của cá nhân tác giả. Tác giả cam đoan không sao chép qua bất cứ tài liệu tham khảo nào chƣa từng đƣợc công bố trƣớc kia. Đồng thời các số liệu và tài liệu tham khảo đều đƣợc trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có sự gian lận nào thì tác giả xin là ngƣời chịu trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu.
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng UBND Ủy ban Nhân dân
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2 4. Kết cấu đề tài ............................................................................................ 2 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TRONG DU LỊCH ................. 3 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 3 1.2. Du lịch biển, đảo.................................................................................... 4 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 4 1.2.2. Các loại hình du lịch biển, đảo .......................................................... 5 1.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam .......................... 6 1.3. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong du lịch .......................................... 7 1.3.1. Một số khái niệm ................................................................................. 7 1.3.2. Nội dung .............................................................................................. 9 1.3.3. Nguyên tắc ......................................................................................... 10 1.4. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ......... 10 1.4.1. Liên quan đến quản lý nhà nước ..................................................... 10 1.4.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch ................................. 11 1.4.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương ............................................. 12 1.4.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch .................... 13 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 15
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH.............................. 16 2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu .......................................................... 16 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 16 2.1.2. Giá trị du lịch .................................................................................... 16 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long ............................... 19 2.2.1. Cơ sở hạ tầng..................................................................................... 19 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật...................................................................... 21 2.2.3. Các loại hình du lịch chính ở Vịnh Hạ Long .................................. 22 2.2.4.Các tuyến, điểm du lịch có ý nghĩa với môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long ............................................................................................................. 22 2.3. Thực trạng môi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long ............................. 23 2.3.1. Môi trường đất .................................................................................. 24 2.3.2. Môi trường nước ............................................................................... 24 2.3.3. Môi trường không khí ....................................................................... 25 2.3.4. Hệ sinh thái và sinh vật biển ............................................................ 26 2.3.5. Cảnh quan tự nhiên .......................................................................... 26 2.3.6. Chất thải trên Vịnh Hạ Long ........................................................... 27 2.4. Những ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long ............................................................................................. 28 2.5. Những yếu tố khác ảnh hƣởng tới môi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long ............................................................................................................ 31 2.6. Những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên Vịnh Hạ Long................................................................................... 33 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 35 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH .. 36
- 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong thời gian tới ................................................................................................. 36 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch ......................................................... 36 3.1.2. Định hướng bảo vệ môi trường tự nhiên ......................................... 39 3.2. Một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long ...................................................................................... 40 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực con người ................................................... 40 3.2.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật ..................................................... 42 3.2.3. Giải pháp tổ chức quản lý................................................................. 44 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 51 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường tự nhiên 51 3.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch và các ngành kinh doanh khác .............................................................................................................. 51 3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương, khách du lịch ................................ 52 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55 PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 56
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với Quảng Ninh, du lịch đƣợc nhìn nhận là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Căn cứ vào chủ trƣơng du lịch của nhà nƣớc, bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ cần thiết của ngành du lịch Quảng Ninh. Một trong những lĩnh vực du lịch ƣu tiên là Khu du lịch Hạ Long, nơi Vịnh Hạ Long đóng vai trò trung tâm. Vịnh Hạ Long đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và tăng trƣởng kinh tế của Quảng Ninh. Vịnh đƣợc các cấp, ngành từ địa phƣơng, trung ƣơng và quần chúng nhân dân quan tâm để bảo vệ, làm đẹp, bảo tồn và tôn trọng giá trị của di sản thiên nhiên này. Do điều kiện địa lý tốt và tài nguyên hấp dẫn, hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long đang phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của các hoạt động du lịch đang ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên của Vịnh Hạ Long. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” làm khóa luận tốt nghiệp với hy vọng đề tài sẽ tìm ra những giải pháp tích cực nhằm bảo vệ môi trƣờng tự nhiên cho việc phát triển bền vững. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả thực hiện khóa luận với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lich Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, hƣớng tới mục đích phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Từ đó, khóa luận nghiên cứu chủ yếu các vấn đề sau: Cơ sở lý luận, khái niệm cơ bản về các vấn đề về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi trƣờng tựnhiên trong hoạt động du lịch Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 1
- Đƣa ra một số đề xuất với mục đích bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh cùng với hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại đây Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Mô tả thành thực trạng của hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn nghiên cứu Vịnh Hạ Long là điểm du lịch đã và đang phát triển và thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại nơi đây. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu đƣợc sử dụng chủ yếu đƣợc tham khảo từ 2010- nay. 4. Kết cấu đề tài Khóa luận có kết cấu 3 chƣơng chính cùng với phần mở đầu và kết luận cùng tài liệu tham khảo : Chƣơng 1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch biển, đảo và bảo vệ môi trƣờng trong du lịch. Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trƣờng ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Chƣơng 3. Đề xuất và giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. 2
- Chƣơng 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TRONG DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm – Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định. – Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. – Khách du lịch: là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. – Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ƣu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trƣờng. – Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. – Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tƣơng lai. – Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. – Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 3
- truyền thống. – Môi trường du lịch: là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. – Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tƣợng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lƣợng đƣợc tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thƣờng xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp. – Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trƣờng mục tiêu. 1.2. Du lịch biển, đảo 1.2.1. Khái niệm Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên nhƣ các bãi biển, đảo để tắm biển, vui chơi ... kết hợp với văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững cộng đồng địa phƣơng [1,tr.4] Cũng giống nhƣ các loại hình du lịch khác, du lịch biển đảo thuộc ngành dịch vụ giúp du khách thƣ giãn, xả stress và học hỏi nhiều điều mới lạ, hấp dẫn. Du lịch biển, đảo cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, du lịch biển đảo cũng có một số đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với các loại hình du lịch khác. Du lịch biển đảo đƣợc xây dựng và phát triển dựa trên sự phát triển của các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ vùng ven biển, nƣớc biển và cát biển. Hoạt động du lịch biển thƣờng gắn với các hoạt động vui chơi, tắm biển, nghỉ dƣỡng, thƣ giãn, thể dục, thể thao ... Du lịch biển đảo là loại hình du lịch sinh thái, do đó chịu nhiều gánh nặng về khí hậu, thủy triều, v.v. . 4
- cũng mang tính chất theo mùa, vì chúng có tác động lớn đến những thay đổi của tự nhiên cho nên đây cũng là một hạn chế lớn. Một số quốc gia có những bãi biển và bãi cát rất đẹp thích hợp cho du lịch biển, nhƣng khí hậu lạnh nên khó có thể tận dụng tối đa đƣợc hết tài nguyên. Ngƣợc lại, một số quốc gia có khí hậu nóng nhƣng lại thiếu bờ biển êm đềm, cát xấu và sóng mạnh gây khó khăn cho việc cải thiện và khai thác du lịch biển. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm theo mùa nên du lịch biển đảo thƣờng chỉ đƣợc sử dụng vào mùa nóng. Ở Hạ Long cũng không ngoại lệ, vào mùa đông du lịch bị hạn chế bởi cái lạnh. Tóm lại, du lịch biển chịu tác động mạnh mẽ của thiên nhiên và khí hậu. Các đại dƣơng và hải đảo cung cấp cho chúng ta nhiều yếu tố tiềm năng để tận dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch. Từ tài nguyên bãi biển đến tài nguyên trên bề mặt biển, tài nguyên đáy biển, rạn san hô, và nhiều loại hải sản… một hệ sinh thái mà ít ngƣời đƣợc tận mắt chứng kiến. Nếu bạn biết cách sử dụng nó, thế giới sẽ mở ra. Nó khơi dậy sự tò mò và tạo ra nhu cầu rất lớn cho khách du lịch Một bất lợi của du lịch biển đảo là cải tạo hạ tầng khó, và thƣờng chi phí để bỏ ra cải tạo cao hơn các ngành du lịch khách rất nhiều lần .Ví dụ nhƣ cải tạo bãi biển, bảo tồn và nuôi trồng các khu san hô…đòi hỏi phải có kỹ thuật tiên tiến cùng với chi phí bỏ ra rất cao. 1.2.2. Các loại hình du lịch biển, đảo Có nhiều loại hình du lịch biển đảo khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng mà có chính sách phát triển khác nhau. Dƣới đây là một số loại hình và sản phẩm du lịch chính. Du lịch tắm biển, nghĩ dưỡng là phổ biến nhất, bằng lợi thế tận dụng bầu không khí trong lành, khí hậu dễ chịu sẽ khiến cho du khách cảm thấy thƣ giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian dài căng thẳng với áp lực công việc. 5
- Du lịch biển kết hợp với văn hóa ẩm thực và mua sắm là loại hình du lịch biển kết hợp với những món ăn đặc sản mới lạ, bổ dƣỡng, kết hợp với cách chế biến món ăn độc đáo để du khách thƣởng thức.. Du lịch biển kết hợp di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hóa, thăm quan phong tục tập quán bản địa là hình thức du lịch dành cho những du khách yêu văn hóa, có nhiều thời gian tham quan, khám phá các địa điểm khảo cổ, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, miền núi, hải đảo hoang sơ. Du lịch mạo hiểm, khám phá và trải nghiệm : Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến và đƣợc giới trẻ quan tâm. Các loại hình phiêu lƣu mạo hiểm nhƣ chinh phục thiên nhiên, lặn biển, chèo thuyền, lƣớt ván, nhảy dù…. 1.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam Việt Nam có đƣờng bờ biển dài hơn 3000 km, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, những bãi cát trắng, nƣớc biển trong xanh nằm dọc theo bờ biển Việt Nam, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vùng biển có nhiều tiềm năng. Đây là điều thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển Việt Nam. Ngoài giá trị về thiên nhiên, yếu tố nhân văn truyền thống giàu bản sắc của nhiều dân tộc: vùng ven biển nhƣ Kin, Hoa, Khmer, Chăm cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch biển. Nhiều vùng ven biển và hải đảo nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có đủ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để tạo nên sức hấp dẫn lớn ... Lịch sử kiến tạo địa chất nhiều thế kỷ đã hình thành nên bộ mặt đất nƣớc ta với nhiều đƣờng nét độc lập và không đơn hình: núi non và núi già, đất và núi đá, cao nguyên và đồng bằng cũ, đồng bằng phù sa mới, đứt gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo. Đặc biệt địa hình Việt Nam là một nguồn tài nguyên quý giá. Địa hình đá vôi kéo dài ngoài vĩ tuyến 160 và có nhiều hệ thống hang động nhƣ Phong Nha Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng, .... 6
- Điều đặc biệt ở Vịnh Hạ Long là vùng núi đặc trƣng và các hang động ngập nƣớc nhiệt đới, giá trị của nó góp phần vào danh sách Di sản Thiên nhiên Thế giới của địa điểm. Với 3/4 diện tích là đồi núi và cảnh quan là bờ sông, Nhật Bản nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ổn định, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và mùa không lớn, khả năng tham quan cao, thích hợp. cho khách du lịch. Rất phổ biến. .. Đặc biệt với du khách xứ lạnh hay du khách đến Việt Nam để tránh lạnh, du khách xứ nóng sẽ tìm đến những “phòng lạnh dễ chịu tự nhiên” nhƣ Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Việt Nam là quốc gia giữ vị trí thứ 27 trong tổng số 106 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, trong đó gần nhƣ là các bãi tắm đƣợc đánh giá có phong cảnh đẹp và thuận lợi cho việc khai thác du lịch … [1,tr.41] Bên cạnh những tiềm năng hiện có, du lịch Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để thu hút khách nƣớc ngoài. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có các điều kiện về chính trị và an ninh xã hội đƣợc đảm bảo. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã thu hút đƣợc nhiều lƣợt khách du lịch trong và ngoài nƣớc và đóng góp quan trọng vào cơ cấu thu nhập quốc dân. Trong khi đó, ngành du lịch đang cố gắng tạo điều kiện để ngày càng nhiều du khách đến khám phá các điểm du lịch của Việt Nam, bên cạnh nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn. 1.3. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong du lịch 1.3.1. Một số khái niệm Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2005) đã đƣa ra khái niệm môi trƣờng, theo đó: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”(Điều 3). Theo khái niệm này, môi trƣờng đƣợc hiểu là sự tổng hòa của các thành phần tự nhiên. Nói cách khác, môi trƣờng đƣợc hiểu là 7
- môi trƣờng tự nhiên. Xuất phát từ khái niệm trên, trong Luật Bảo vệ môi trƣờng (2005), thành phần môi trƣờng đƣợc xác định là những yếu tố vật chất tạo thành môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Đối với hoạt động du lịch, các môi trƣờng thành phần của môi trƣờng du lịch thƣờng đƣợc xem xét bao gồm: môi trƣờng địa chất, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí, môi trƣờng sinh thái, sự cố môi trƣờng… Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng. Hoạt động du lịch khai thác đặc tính của môi trƣờng để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại, góp phần thay đổi các đặc tính của môi trƣờng. Môi trƣờng tự nhiên là một trong những tài nguyên du lịch quyết định tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên cũng là bảo vệ, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển theo hƣớng bền vững. Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2005) đƣợc chỉ ra là những hoạt động góp phần gìn giữ cho môi trƣờng tự nhiên trong lành; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu tới môi trƣờng; phục hồi môi trƣờng bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Môi trƣờng du lịch đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”. Do đó, “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [41, tr.22]. Nói cách khác, theo quan điểm của Luật Bảo vệ Môi trƣờng Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch, bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động du lịch là bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần môi trƣờng tự nhiên. 8
- 1.3.2. Nội dung Những nội dung cơ bản về BVMT ở Việt Nam đã đƣợc quy định trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2005), điều 3, bao gồm: Phòng chống ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nội dung quan trọng cơ bản của công tác BVMT ở Việt Nam. Những hoạt động chính của nội dung BVMT này bao gồm: Thu gom và xử lý chất thải ( rác thải, nƣớc thải); Xử lý chất thải công nghiệp; Hạn chế và xử lý chất thải khí; Thực hiện vệ sinh môi trƣờng ở nơi công cộng và khu dân cƣ, khu du lịch, khu sản xuất; Thực hiện đánh giá tác động của môi trƣờng khi triển khai dự án phát triển; Sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch hạn chế chất thải ra môi trƣờng Phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường. Bảo vệ các công trình phòng chống sự cố môi trƣờng, không sản xuất, vận chuyển, buôn bán sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có khả năng gây sự cố môi trƣờng; Thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trƣờng do hậu quả của các sự cố nhƣ tràn dầu, rò rỉ hóa chất, phóngxạ..... Phòng chống, hạn chế tai biến môi trường. Bảo vệ các công trình BVMT, công trình có liên quan đến BVMT; Hạn chế, phòng chống xói mòn, sụt lở, trƣợt đất, phèn hóa,.... Hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, biển. Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nƣớc, khoáng sản; Trồng cây xanh; Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong sinh hoạt đời sống, sản xuất. Bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã; Không khai thác các nguồn lợi sinh vật đúng thời vụ, địa bàn, phƣơng pháp và bằng công cụ thủ công, phƣơng tiện đã đƣợc quy định; Không sử dụng các phƣơng pháp, công cụ hủy diệt trong khai thác đánh bắt các nguồn động thực vật. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường. Tham gia các hoạt 9
- động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trƣờng trong xã hội; Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về môi trƣờng. Thực hiện những cam kết quốc tế về BVMT mà Việt Nam tham gia nhƣ Công ƣớc về giảm khí thải vào bầu khí quyển, Công ƣớc về bảo vệ các loài chim di cƣ … 1.3.3. Nguyên tắc 1. Bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nƣớc; bảo vệ môi trƣờng quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trƣờng khu vực và toàn cầu. 2. Bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 3. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng phải thƣờng xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. 4. Bảo vệ môi trƣờng phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn. 5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng có trách nhiệm khắc phục, bồi thƣờng thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật 1.4. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên 1.4.1. Liên quan đến quản lý nhà nước Quản lý nhà nƣớc có vai trò quyết định đối với phát triển du lịch nói chung và bảo vệ môi trƣờng du lịch nói riêng. Ngoài việc đƣa ra hệ thống pháp luật hoàn thiện giúp cho việc quản lý tốt tài nguyên và môi trƣờng du lịch, nhà nƣớc có thể xem xét đƣa ra các chính sách ƣu tiên nhằm tạo điều kiện tiền đề để tiến hành các công tác này. Nhà nƣớc là đầu mới phối hợp với các Tổ chức bảo tồn quốc tế để xây dựng các dự án bảo vệ tài nguyên, 10
- môi trƣờng. Với quyền lực của mình, nhà nƣớc đƣa ra các quy định ƣu đãi về thuế và cho phép lập ra các loại quỹ phụcvụ cho mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Tại Nepal, dự án bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ điển hình về việc xây dựng Quỹ bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án đƣợc sử dụng tiền từ nguồn thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15 USD/khách nƣớc ngoài và 1,5 USD/khách từ các nƣớc trong khu vực Nam Á) cho các chƣơng trình bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng trong khu vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của các chƣơng trình ACAP), Chính phủ Vƣơng quốc Nepal đã quyết định trích trả loại 60%lợi nhuận du lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng trong khu vực [41,tr.107] 1.4.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch Một trong những vấn đề mấu chốt đặt ra đối với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng tại các khu du lịch là tránh hiện tƣợng quá tải mà biện pháp hữu hiệu là quản lý mật độ và công suất phục vụ của các cơ sở lƣu trú tại các khu, điểm du lịch. Một trong những kinh nghiệm đƣợc phổ biến cho lĩnh vực này là dự án Du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco tại Ecuador. Dự án này đã có biện pháp xây dựng các điểm đón khách cách trung tâm cộng đồng khoảng 1km, để giảm bớt mật độ xây dựng các cơ sở lƣu trú tại các khu trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng. Tại Senegan, dự án Du lịch Nông thôn tổng hợp ở Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ của các nhà trọ, “khống chế công suất đƣợc đón tối đa 20-40 khách/lần và chỉ đƣợc xây dựng ở các làng có số dân bằng hoặc lớn hơn 1000 ngƣời” chứ không cho phép tăng công suất các cơ sở lƣu trú cũ. Vấn đề khác liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch là phải tiết kiệm nhiên liệu và năng lƣợng thay thế củi đốt. Nhận thức đƣợc vấn đề này, 11
- tại Nepal dự án ACAP đã đƣa ra chƣơng trình năng lƣợng thay thế củi đun, trƣớc mắt là khuyến khích việc sử dụng dầu hỏa trong các cơ sở lƣu trú để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch. Trong đó ACAP đã cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp cho những ngƣời có khi dầu chấp nhận cung cấp dầu với giá thấp nhất; chuyên chở các bếp dầu cũng nhƣ hỗ trợ việc sửa chữa và bảo dƣỡng bếp [41,tr.112] Việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng và cảnh quan cũng cần đƣợc quan tâm. Tại rất nhiều điểm du lịch hiện nay, do sự quản lý lỏng lẻo và thiếu thông tin, nhận thức chƣa cao của du khách cũng nhƣ của cộng đồng địa phƣơng dẫn đến việc môi trƣờng ngày càng bị xuống cấp bởi các nguồn ô nhiễm gây ra. Nhiều Chính phủ một mặt đã tiến hành hàng loạt các biện pháp để giữ gìn vệ sinh môi trƣờng nhƣ xây dựng trung tâm thu gom, xử lý rác và nƣớc thải, mặt khác tổ chức các đợt tuyên truyền vận động và trợ giúp các cộng đồng địa phƣơng tham gia vào công tác giữ gìn vệ sinh môi trƣờng. Các cơ sở lƣu trú tại khu du lịch Nepal là những ví dụ điển hình cho công tác giữ gìn vệ sinh công cộng nhờ những biện pháp quản lý và cơ chế khuyến khích nhƣ “cho vay ƣu đãi để xây dựng các nhà vệ sinh sạch sẽ”. Các điểm thu gom rác đƣợc bố trí hợp lý và có chỉ dẫn cụ thể. Các chủ nhà nghỉ đã đƣợc dự án hỗ trợ về tài chính nhƣ cấp vốn vay với lãi suất thấp và kỹ thuật để quản lý và xử lý các chất thải rắn này một cách hợp lý. 1.4.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương Trong quá trình phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch dựa vào thiên nhien, môi trƣờng, thì sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng có vai trò quyết định. Họ vừa là đối tƣợng để thu hút khách du lịch, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm du lịch vừa là một nhân tố quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch và bảo vệ môi trƣờng nơi họ sinh sống. Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng luôn là yếu tố cần thiết và gắn liền với sự bảo vệ môi trƣờng của quá trình phát triển du lịch. Ngoài ra, gắn 12
- hoạt động du lịch với bảo vệ môi trƣờng bằng cách tạo việc lằm cho cộng đồng đang là một cách làm có hiệu quả trên thế giới. Trƣờng Eco-Escuela de Espanol dạy tiếng Tây Ban Nha, đƣợc thành lập năm 1996 là một phần trong dự án bảo tồn quốc tế ở khu làng San Andes (Guatemala) là một ví dụ. Trƣờng nằm trong khu bảo tồn sinh quyển May, hàng năm đón 1.800 du khách, chủ yếu từ Mỹ và Châu Âu, tạo việc làm cho 100 cƣ dân, mà 60% trong số đó là những ngƣời trƣớc đây làm nghề khai thác gỗ trái phép, săn bắn, đốt nƣơng, làm rẫy. Báo cáo giám sát năm 2000 cho thấy trong số các gia đình đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động kinh doanh này phần lớn đã giảm hoạt động săn bắn và đốt nƣơng rẫy. Thêm nữa các hộ gia đình trong làng phần lớn đƣợc hƣởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngôi trƣờng khiến cho áp lực của cộng đồng với việc săn bắt động thực vật ở đây giảm hẳn 1.4.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch Ngoài việc tuân thủ mọi quy định của nhà nƣớc đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, các đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch cần phải tiếp thị một cách có trách nhiệm. Tạo ra và tiếp thị những sản phầm có tác dụng khuyến khích du khách thƣởng thức một cách khôn ngan tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ của ngƣời kinh doanh du lịch. Trong các tài liệu báo cáo cần cung cấp những thông tin đáng tin cậy. Khi có thể cần củng cố, tăng cƣờng khả năng nhận thức về môi trƣờng trong các chƣơng trình tiếp thị. Tại Brazil, nơi có các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên phát triển mạnh, công ty Aretic Edge Tour, chuyên tổ chức các tour du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái đã áp dụng một số biện pháp để tổ chức khai thác du lịch dựa vào thiên nhiên nhƣng tích cực bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên nhƣ đặt ra các nguyên tắc tổ chức gồm: giới hạn lƣợng khách cho mỗi nhóm tham quan dƣới 10 ngƣời; không sử dụng động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 527 | 183
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong - Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa
91 p | 680 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội
105 p | 380 | 87
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 385 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh
124 p | 352 | 69
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành phố Huế
123 p | 261 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác văn hóa ẩm thực Hải Dương phục vụ hoạt động du lịch
88 p | 173 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 293 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 375 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoàn thiện hệ thống tài liệu nghiệp vụ lễ tân theo ISO 9001:2000 tại khách sạn Việt Trung
62 p | 221 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
94 p | 181 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam
81 p | 177 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển - Hải phòng
106 p | 153 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống ở Thuỷ Nguyên để phục vụ phát triển du lịch làng nghề ở Hải Phòng
84 p | 191 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh phục vụ khai thác phát triển du lịch
109 p | 125 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đặc điểm và giá trị văn hóa của dân tộc Tày tại Định Hóa -Thái Nguyên. Hiện trạng và giải pháp
70 p | 168 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị lịch sử, văn hoá các di tích thờ tướng quân nhà Trần ở huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng phục vụ cho du lịch
96 p | 118 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác tài nguyên nhằm phát triển văn hóa du lịch ở lưu vực sông Giá huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
75 p | 146 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn