intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: Đinh Tường Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

298
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích đề tài nhằm phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tỉnh Bình Thuận, lãnh thổ mà đề tài nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận và các tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời gian từ năm 2000 - 2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................... THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN Mã số: CS.NCS.2010.19.04 Chủ nhiệm đề tài: La Nữ Ánh Vân Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011
  2. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TT Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn 1 La Nữ Ánh Vân Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận 2
  3. DANH MỤC BẢNG 1. Bảng 2.1 : Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch 27 2. Bảng 2.2 : Danh mục thác nước có khả năng khai thác du lịch 29 3. Bảng 2.3 : Danh mục hồ có khả năng khai thác du lịch 31 4. Bảng 2.4 : Danh mục suối khoáng có thể khả năng khai thác DL 31 5. Bảng 2.5 : Danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển 33 6. Bảng 2.6 : Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bình Thuận 35 7. Bảng 2.7 : Danh mục các di tích được xếp hạng cấp tỉnh 37 8. Bảng 2.8 : Số lượng di tích đã được xếp hạng của tỉnh BThuận 38 9. Bảng 2.9 : Danh mục các lễ hội được tổ chức hàng năm 40 10. Bảng 2.10 : Thống kê tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận 41 11. Bảng 2.11 : Khách du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010 43 12. Bảng 2.12 : Cơ cấu khách quốc tế theo mục đích chuyến đi 44 13. Bảng 2.13 : Độ dài lưu trú của khách DL quốc tế tại BT và DHNTB 45 14. Bảng 2.14 : Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế tại BT 45 15. Bảng 2.15 : Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Bình Thuận 46 16. Bảng 2.16 : Khách du lịch nội địa Bình Thuận và vùng DHNTB 47 17. Bảng 2.17 : Cơ cấu khách nội địa theo mục đích chuyến đi 49 18. Bảng 2.18 : Độ dài lưu trú của khách nội địa tại Bình Thuận 49 19. Bảng 2.19 : Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa 50 20. Bảng 2.20 : Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 2.1 : Khách du lịch và thu nhập du lịch tỉnh Bình Thuận 47 2. Biểu đồ 2.2 : Khách du lịch nội địa các tỉnh DHNTB 48 DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ 1.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận 25 2. Bản đồ 2.1 : Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bình Thuận 34 3. Bản đồ 2.2 : Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Thuận 39 3
  4. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận Mã số: CS.NCS.2010.19.04 Chủ nhiệm đề tài: La Nữ Ánh Vân Tel: 0918590291 E-mail: lnavan@btu.edu.vn Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 1. Mục tiêu: Phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận 2. Nội dung chính: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chủ yếu của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận về tài nguyên du lịch. Chương 2: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận Chương 3: Giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. 3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội): - Phân tích được thực trạng tài nguyên du lịch với những thế mạnh nổi trội và những khó khăn thách thức trong việc khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. 4
  5. SUMMARY Project Title: The reality of tourism resources in Binh Thuan province Code number: CS.NCS.2010.19.04 Coordinator: La Nữ Ánh Vân Tel: 0918590291 E-mail: lnavan@btu.edu.vn Implementing Institution: Department of Geography, HCMUniversity of Pedagogy Cooperating Institution(s)…………………………………………………… Duration: from October 2010 to December 2011 1. Objectives: Analyzing the reality of tourism resources in Binh Thuan province. The findings can be used as basic factors for some recommendations on the appropriate exploration of resources for the tourism industry of Binh Thuan province. 2. Main contents: Apart from the introduction and the conclusion, the main contents of the paper will be presented in three chaters: Chater 1: Literature review of tourism resources Chater 2: the reality of tourism resources in Binh Thuan province Chater 3: Some recommendations on the appropriate exploration of resources for the tourism industry of Binh Thuan province. 3. Results obtained: - The reality of tourism resources has been analyzed. The strengths and weaknesses in the exploration of tourism resources of Binh Thuan province have been assessed. - Some solutions to the proper exploration of resources for the tourism industry of Binh Thuan province have been recommended. 5
  6. MỤC LỤC DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ....... 2 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 3 DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................................... 3 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 SUMMARY...................................................................................................... 5 MỤC LỤC ........................................................................................................ 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................8 2.Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................8 3.Giới hạn nghiên cứu ..........................................................................................8 4.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................8 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................12 6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài ..............................................................15 7. Cấu trúc của đề tài ..........................................................................................15 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH ......................................................................................................................... 16 1.1.Tài nguyên .....................................................................................................16 1.2.Du lịch ............................................................................................................16 1.3. Tài nguyên du lịch........................................................................................18 1.3.1. Khái niệm ...............................................................................................18 1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch ...................................................................20 1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch ................................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN .......................................................................................................... 24 2.1. Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận .......................................24 2.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................24 6
  7. 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................................................24 2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ..................................................................35 2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận ......................43 2.2.1. Thực trạng khách du lịch ........................................................................43 2.2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch theo lãnh thổ ...........................52 2.2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch ..................................................................57 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tài nguyên du lịch .....................................58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN......................................................................... 62 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.....62 3.2. Tăng cường đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch .............................63 3.3. Giảm thiểu áp lực lên môi trường du lịch .................................................66 3.3.1. Giảm thiểu chất thải ...............................................................................66 3.3.2. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ...........68 3.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên du lịch ...................................................................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71 1.KẾT LUẬN .......................................................................................................71 2.KIẾN NGHỊ......................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 7
  8. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Từ năm 1995 đến nay, du lịch Bình Thuận phát triển nhanh, kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao. Dù còn non trẻ, du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu trên, du lịch Bình Thuận cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, tài nguyên du lịch của tỉnh chưa được điều tra, đánh giá toàn diện, nhiều lợi thế tài nguyên còn lãng phí và chưa được khai thác có hiệu quả. Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch. Song cho đến nay, Bình Thuận chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về tài nguyên du lịch. Trước tình hình thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận” với mong muốn phân tích những lợi thế và hạn chế về tài nguyên du lịch của tỉnh làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch góp phần phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững. 2.Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận để từ đó đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. 3.Giới hạn nghiên cứu - Đề tài tập trung phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tỉnh Bình Thuận. - Lãnh thổ mà đề tài nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận. - Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời gian từ năm 2000 - 2010. 4.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4.1. Trên thế giới 8
  9. Trước Chiến tranh thế giới thứ II đã có những công trình nghiên cứu tài nguyên du lịch sơ khai. Trong giai đoạn này, tài nguyên du lịch thường được nghiên cứu bởi những người thuộc giới quí tộc đi thám hiểm du lịch ở những vùng núi, vùng biển có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tham quan của giới thượng lưu. Hoặc họ là các kiến trúc sư thuộc các công ty xây dựng đường sắt, xây dựng thủy điện. Họ phát hiện và tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch ở những vùng có tài nguyên du lịch, giao thông thuận lợi, rồi quy hoạch phát triển các khu du lịch. Đặc điểm của việc nghiên cứu tài nguyên du lịch trong giai đoạn này là hầu như chưa có những công trình độc lập. Việc nghiên cứu tài nguyên du lịch cả về lý luận và thực tiễn thường chỉ là một nhiệm vụ, một bộ phận của các dự án quy hoạch du lịch, quy hoạch kinh tế - xã hội… Những nghiên cứu về tài nguyên du lịch mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên, địa hình, địa mạo, khí hậu, tài nguyên nước thuận lợi cho phát triển du lịch và rút ra một số nguyên lý khai thác tài nguyên vào phát triển các loại hình du lịch, đầu tư lắp đặt các thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. [70] Sau Chiến tranh thế giới thứ II, số lượng người đi du lịch trên thế giới tăng nhanh, du lịch ngày càng được quan tâm phát triển. Hầu hết các quốc gia có lợi thế về các nguồn lực phát triển du lịch đều tiến hành điều tra thực trạng tài nguyên phục vụ cho các dự án phát triển du lịch. Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các DSVH&TN thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo các di sản thế giới. Ở Canada, Phần Lan, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia… đã có những nghiên cứu, điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng tài nguyên phù hợp với cảnh quan, văn hóa bản địa, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch có sự kiểm soát, có trách nhiệm với việc bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng. 9
  10. Hoa Kỳ đã có những công trình nghiên cứu để xây dựng các định mức và tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, đón tiếp khách du lịch đảm bảo phù hợp với sức chứa của môi trường như: “environmental issues of Tourism and Recreation” (Mieczkowski Z., 1995); “Tourism and Sustainability” (Staler M.J., 1997). Các nhà khoa học Canada cũng có nhiều công trình nghiên cứu TNDL theo hướng này như “ Tourism carrrying capacity” (Orelly A.M., 1991). Ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, những năm 80 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên du lịch. Pirojnik (1985) đã tổng quan những lý luận về địa lý du lịch, trong đó đề cập tới những lý luận về tài nguyên du lịch. Và ông cũng đã tiến hành phân vùng du lịch toàn bộ lãnh thổ Liên Xô trên cơ sở đánh giá tổng hợp các phân hệ và môi trường ảnh hưởng của hệ thống lãnh thổ du lịch. Ở Hungari (1971), các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành điều tra, đánh giá 161 nguồn nước khoáng trên cơ sở kiểm kê 2240 điểm nước khoáng nóng nhằm thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của nước này. Bungari được coi là nước có công trình kiểm kê TNDL có hệ thống nhất ở mức độ quốc gia. [1] Các ấn phẩm nghiên cứu tài nguyên du lịch về lý luận và thực tiễn là những tài liệu quí giá trong việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới. 4.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm 1990, khi hoạt động du lịch dần dần trở nên khởi sắc. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập những khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: Chương trình biển KT03, đề tài KT-03-18: “Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch” (1993), Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) tổng quan cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch Việt Nam; Năm 2000, 10
  11. cuốn Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam; Tài nguyên du lịch (2007) của Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)… cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch, tài nguyên du lịch Việt Nam; Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả (2010) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch Việt Nam. Và đặc biệt, đã có các công trình khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch về Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020; của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020… Những công trình trên đã phân tích cơ sở lí luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch, là những tài liệu quí giá cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Những công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Thuận chưa nhiều. Đáng chú ý là một số công trình như: “Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận”, “Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận và vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”, “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010”… là những tài liệu bổ ích cho quá trình nghiên cứu thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. Tổng hợp tình hình nghiên cứu, có thể khái quát: - Thực trạng tài nguyên du lịch đã và đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu. 11
  12. - Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tài nguyên du lịch của tỉnh Bình Thuận nhìn chung còn rất ít. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên, môi trường. Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải gắn với bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên và môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với việc khai thác các giá trị thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc xây dựng cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng tài nguyên và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. 5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thỗ Quan điểm hệ thống lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ. 12
  13. Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch. Du lịch tỉnh Bình Thuận được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có qui mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và hệ thống du lịch cả nước. Du lịch tỉnh Bình Thuận với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo qui luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. 5.1.3. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ đặt nó trong mối liên hệ với các ngành khác. Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận phải được nhìn nhận trong mối quan hệ tổng hợp giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 5.1.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh Bình Thuận là vùng đất có bề dày lịch sử, có nền văn hóa phát triển từ lâu đời. Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng trầm, đến nay vùng đất này vẫn còn giữ được những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc về tự nhiên, về văn hóa và con 13
  14. người. Những đặc điểm này đã được khai thác cho phát triển kinh tế nói chung, cho du lịch nói riêng. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận mang tính bền vững và hiệu quả. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Để có được những thông tin phong phú, chính xác, các tài liệu được thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch và các tài liệu có liên quan. Các tài liệu thu thập luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc để thực hiện các nghiên cứu trong đề tài. Đây là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao. 5.2.2. Phương pháp thực địa Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch. Trong quá trình nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận và những đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của các bản đồ, biểu đồ. 5.2.4. Phương pháp khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS) 14
  15. Đây là một trong những phương pháp đặc thù của địa lý. Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý, lưu trữ các dữ liệu và thiết kế các bản đồ phục vụ nội dung đề tài nghiên cứu. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn tranh thủ ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về du lịch, các nhà quản lý du lịch địa phương và cộng đồng sở tại về những định hướng khai thác hợp lý tài nguyên du lịch và các quyết định mang tính khả thi. 6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài - Phân tích được thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chủ yếu của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận về tài nguyên du lịch Chương 2: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận Chương 3: Giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận 15
  16. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1.Tài nguyên Tài nguyên được hiểu như là một dạng vật chất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế của xã hội loài người. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không chỉ hiểu theo tư duy truyền thống, là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người. “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình”. [19] Tài nguyên là tất cả các nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác và phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay, khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người,… Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.[33] Nói chung, tài nguyên có thể hiểu là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra có thể được con người sử dụng phục hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người. 1.2.Du lịch Thủơ ban đầu, du lịch chỉ được hiểu đơn thuần là các chuyến đi xa khỏi nơi cư trú để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar, từ tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng 16
  17. trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức [33]. Theo Ausher thì Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân. Quan điểm này khá đơn giản, chỉ nêu lên được hiện tượng đi du lịch với mục đích tham quan giải trí, ngắm cảnh. Azar người Thụy Sĩ nhận thấy Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc [33]. Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm của Ausher ở chỗ xác định việc đi du lịch không gắn liền với việc cư trú và làm việc kiếm thu nhập tại nước đến Theo các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế Praha “Coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là Du lịch”. Nhà địa lí Belarus nhấn mạnh: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi cở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ [33]. Tại hội nghị Liên hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [33]. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch [51]. Luật Du lịch Việt Nam khẳng định “du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng 17
  18. nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [25] 1.3. Tài nguyên du lịch 1.3.1. Khái niệm Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người. [35] “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. [27] Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [51] Luật du lịch Việt Nam khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người 18
  19. và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [25] Theo các định nghĩa đã xem xét, tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng, song về cấu trúc, tài nguyên du lịch có thể phân chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nước và thực – động vật. Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ta trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. [35] Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào nhu cầu du lịch của con người, nhu cầu này ngày càng tăng và đa dạng phụ thuộc vào mức sống và trình độ dân trí, khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tài nguyên còn tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học, công nghệ tạo ra phương tiện khai thác các tài nguyên đó. [8] Có những nguồn tài nguyên đã được phát hiện, được khai thác đưa vào phát triển du lịch và còn có nhiều nguồn tài nguyên chưa đựợc phát hiện, khai thác và tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Ví dụ hiện tại có nhiều nguồn tài nguyên đã được khai thác và trở thành những điểm du lịch nổi tiếng hiện nay như hệ thống các đền tháp Mỹ Sơn, tháp Chăm, các đình, chùa, nguồn tài nguyên nước khoáng, tài nguyên biển... và có những nguồn tài nguyên trước đây vẫn chưa được phát hiện, ví dụ trước năm 2003, khu di tích hoàng thành Thăng Long chưa được phát hiện, vẫn còn ở dạng tiềm ẩn và không ai biết có sự tồn tại của di tích này. 19
  20. 1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch: - Tài nguyên du lịch thuộc phạm trù lịch sử. Vì vậy, ngày càng có nhiều loại TNDL được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng. Những tổng thể tự nhiên hay văn hóa-lịch sử cùng các thành phần của chúng có thể tồn tại trước khi kinh tế du lịch ra đời. Nhưng, chúng chỉ có thể trở thành tài nguyên du lịch khi nhu cầu du lịch của con người xuất hiện. Thí dụ như ánh nắng mặt trời không được xem là tài nguyên du lịch vào trước những năm 1920, khi nhu cầu tắm nắng chưa phát triển. Và sau này, khi nỗi lo sợ của con người về bệnh ung thư da ngày càng tăng, nó cũng sẽ có thể không được coi là tài nguyên du lịch nữa. Như vậy, sự phát triển và biến đổi của nhu cầu xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện nhu cầu du lịch dẫn tới việc thu hút những thành phần mới của tự nhiên cũng như văn hóa-lịch sử vào hoạt động du lịch và chuyển chúng sang phạm trù tài nguyên du lịch. [8], [70] - Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Tính đa dạng của tài nguyên du lịch sẽ quyết định tính đa dạng của sản phẩm và các loại hình du lịch. Không giống như các tài nguyên khác, tài nguyên du lịch vừa có thể là một thành phần hoặc một tổng thể tự nhiên như một thác nước, một khu rừng, một nguồn nước khoáng… lại vừa có thể là một sản phẩm văn hóa do con người tạo ra như một ngôi chùa, một làng nghề hay một lễ hội… Chính vì vậy mà tài nguyên du lịch có thể tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú, thỏa mãn được nhu cầu của con người. [8] - Một số tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã hội. Tài nguyên sinh vật vừa là tài nguyên phục vụ du lịch, vừa là đối tượng khai thác của ngành lâm nghiệp, tài nguyên sinh vật biển, hồ là đối tượng khai thác của ngành thủy sản. Tài nguyên sinh vật nói chung cũng là đối tượng khai thác của các doanh nghiệp và nhân dân. Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch cần hợp nhất quy hoạch phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia. Từ đó, có các kế hoạch, chiến lược, giải pháp khai thác, sử dụng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2