Đề tài : Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay
lượt xem 156
download
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay
- Trường Đại học Thương Mại Khoa Marketing ---------- BÀI THẢO LUẬN Môn: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Lê Thu Huyền Nhóm: 9 Lớp: 1202EFIN0112 Đề tài: Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay. Phản biện đề tài: 02, 03 Hà Nội, 2012 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----o0o---
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 Trường Đại học Thương Mại..................................................................................................... 1 Môn: Nhập môn tài chính tiền tệ ............................................................................................. 1 GVHD: Lê Thu Huyền ................................................................................................................ 1 Nhóm : 9..................................................................................................................................... 1 Lớp: 1202EFIN0112.................................................................................................................... 1 Phản biện đề tài: 02, 03 ............................................................................................................ 1 Hà Nội, 2012 .............................................................................................................................. 1 BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN ........................................................................................... 4 I, Thời gian: 15h ngày 02/05/2012 ........................................................................................... 4 Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 2 tháng 05 năm 2012.................................................. 4 BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN ........................................................................................... 5 I, Thời gian: 15h30 ngày 11/05/2012 ....................................................................................... 5 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM .............................................................. 5 III, Thành phần........................................................................................................................... 5 Các thành viên có nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu phần nội dung mà mình được giao ......... 5 Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 25 tháng 04 năm 2012............................................... 5 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................................................................................... 5 BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN ........................................................................................... 6 I, Thời gian: 15h ngày 18/05/2012 ........................................................................................... 6 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM .............................................................. 6 III, Thành phần........................................................................................................................... 6 Biên bản kết thúc vào hồi 15h30 ngày 18 tháng 05 năm 2012 ........................................... 6 BẢNG ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................................... 7 MỤC LỤC................................................................................................................................... 8 Lời m ở đầu ................................................................................................................................ 8 A. Lý luận chung về chi ngân sách Nhà nước ...................................................................... 8 B. Trực trạng chi ngân sách Nhà nước .................................................................................. 8 C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN............................ 8 Lời mở đầu ................................................................................................................................ 9 II.Phân loại chi Ngân sách Nhà nước. ................................................................................. 11 III.Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN. ............................................................................. 12 IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN. ......................................................................... 13 Page 2 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 V. Vai trò của chi NSNN. ........................................................................................................ 14 B. Thực trạng chi NSNS năm 2011 ......................................................................................... 16 a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng. ....................................................... 18 b) Chi trả nợ và viện trợ: ........................................................................................................ 19 c) Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): ............................................ 19 Quản lí chi tiêu công cần đặt trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. .................................... 29 Kết luận.................................................................................................................................... 32 Tài liệu tham khảo: ................................................................................................................. 32 Page 3 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN I, Thời gian: 15h ngày 02/05/2012 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM III, Thành phần 1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết 2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn 3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy 7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện IV, Nội Dung Nhóm trưởng triển khai nội dung đề tài thảo luận cho cả nhóm, nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra dàn ý theo yêu cầu của đề tài Nhóm đưa ra dàn ý và phân công nhiệm vụ như sau: Các thành viên có nhiệm vụ tìm hiểu nhiệm vụ mình được giao và nộp lại cho nhóm trưởng trước ngày 10/05/2012 ít nhất một ngày Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 2 tháng 05 năm 2012 Thư ký Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----o0o--- Page 4 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN I, Thời gian: 15h30 ngày 11/05/2012 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM III, Thành phần 1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết 2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn 3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy 7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện IV, Nội Dung Nhóm trưởng, thư ký triển khai nội dung bài thảo luận đã được tổng hợp cho cả nhóm, nhóm tiến hành thảo luận để bổ xung cho dàn ý Phân công Cao Thị Thùy, Tạ Thúy Thúy xây dựng bản word - Các thành viên có nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu phần nội dung mà mình được giao Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 25 tháng 04 năm 2012 Thư ký Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ----o0o--- Page 5 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN I, Thời gian: 15h ngày 18/05/2012 II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM III, Thành phần 1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết 2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn 3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy 7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện IV, Nội Dung Nhóm cùng kiểm tra lại bản word của bài thảo luận. Tìm hiểu về đề tài mà nhóm được phân công phản biên - Biên bản kết thúc vào hồi 15h30 ngày 18 tháng 05 năm 2012 Thư ký Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy Page 6 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 BẢNG ĐÁNH GIÁ Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá STT Ký tên Nguyễn Thị 1 Thu Thảo Tạ Đình Thiện 2 Nguyễn Thị Thịnh 3 Nguyễn Thị Thơm 4 Nguyễn Thị 5 Huyền Thu Tạ Thúy Thúy 6 Cao Thị Thùy 7 Đỗ Kim Thùy 8 Trương Thị 9 Thu Thủy Lê Xuân Thuyết 10 Nguyễn Văn Toàn 11 Thư kí Nhóm trưởng Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy Page 7 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 MỤC LỤC Lời mở đầu A. Lý luận chung về chi ngân sách Nhà nước I- Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN II- Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN III- Vai trò của chi NSNN B. Trực trạng chi ngân sách Nhà nước I- Bảng cân đối NSNN II- Phân tích đánh giá chi NSNN C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN Kết luận Page 8 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 Lời mở đầu Bất kì Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quy ền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ ri êng _quỹ ngân sách Nhà nước(NSNN)_để chi tiêu cho bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát,… NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá tr ình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh tế, cho y tế, cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa hoc,… Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN. Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đich đã đề ra của chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vữn g lý luận chung về chi NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục yếu kém, sai lầm. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chi NSNN, đồng thời kết hợp với việc t ìm hiểu thực trạng việc chi NSNN ở nước ta những năm gần đây, chúng tôi có đưa ra một số nhận xét đánh giá và giải pháp nâng cao việc chi NSNN có hiệu quả. Bài thảo luận bao gồm 3 nội dung chính: A. Lý luận chung về chi NSNN. B. Thực trạng chi NSNN. C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN . Page 9 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 A. Lý luận chung về chi NSNN. I. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN: 1. Khái niệm: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục ti êu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước. 2.Đặc điểm: - Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. -Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN. -Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…mà các khoản Page 10 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 chi NSNN đảm nhận. -Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo. Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…) -Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối đoái… II.Phân loại chi Ngân sách Nhà nước. -Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động +) Chi đầu tư phát triển kinh tế: là khoản chi quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của Ngân sách Nhà nước, có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội và tạo điều kiện để tái tạo và tăng nguồn thu NSNN. +) Chi phí phát triển sự nghiệp: là khoản chi của NSNN nhằm phát triển các lĩnh vực, sự nghiệp trong xã hội. +) Chi cho quản lý Nhà nước: là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. +) Chi cho an ninh,quốc phòng: là khoản chi cho xây dựng duy trì và cải tiến sự hoạt động của các lực lượng an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính của Nhà nước, bảo vệ tổ quốc và duy trì trật tự trị an toàn cho xã hội. +) Chi đảm bảo và phúc lợi xã hội: là khoản chi nhằm đảm bảo và nâng cao đời Page 11 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 sống về vật chất và tinh thần cho dân cư, đặc biệt là tầng lớp người nghèo trong xã hội. - Căn cứ theo mục đích chỉ tiêu +) Chi cho tích luỹ: là khoản chi NSNN nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế. +) Chi cho tiêu dùng: là khoản chi NSNN không nhằm mục đích trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai mà chỉ là tiêu dùng ở hiện tại. -Căn cứ vào tính chất các khoản chi +) Chi thường xuyên +) Chi không thường xuyên III.Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN. Chi NSNN có vai trò quan tr ọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tùy tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải đươc tổ chức theo những nguyên tắc nhất định. 1. Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động đ ược để bố trí các khoản chi. Chi NSNN dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước . Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN, một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chỉ tiêu của NSNN. Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu Page 12 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 lớn. Và lại, trong thực tế, trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào đã gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi NSNN. 3. Đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào chương trình trọng điểm của nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương trình này có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phat triển. 4. Đảm bảo yêu cầu Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định các khoản chi ngân sách cho một lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn l ưc khác để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. 5. Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp. 6. Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỉ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN. - Bản chất chế độ xã hội. Page 13 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 - Sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Khả năng tích luỹ cuả nền kinh tế. - Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. - Một số nhân tố khác nh ư: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái….. V. Vai trò của chi NSNN. 1. Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động cuả các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Page 14 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 2. Giải quyết các vấn đề xã hội: Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước. Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ…. 3. Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát. Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược...) được hình thành từ nguồn thu của NSNN. Một cách tổng quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền kinh tế. Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua các hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất. Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp nh ư phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo… 4. Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an Page 15 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 ninh. NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nh à nước đến các cơ quan quyền lực,cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta. B. Thực trạng chi NSNS năm 2011 I. Bảng chi NSNN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Nội dung chi Dự toán Ước thực Dự toán Stt hiện 2011 2011 2012 CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 725,600 796,000 903,100 Chi đầu tư phát triển I 152,000 175,000 180,000 Chi trả nợ và viện trợ II 86,000 101,000 100,000 Trả nợ trong nước 1 66,300 79,300 77,850 Trả nợ ngoài nước 2 18,700 20,700 21,000 Chi viện trợ 3 1,000 1,000 1,150 Chi thường xuyên III 442,100 491,500 542,000 Trong đó: Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 1 110,130 120,339 135,920 Chi Y tế 2 43,200 44,860 51,100 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình 3 880 900 970 Chi khoa học, công nghệ 4 6,430 6,483 7,160 Page 16 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 Chi văn hoá, thông tin 5 4,640 4,774 5,450 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 6 2,410 2,489 2,890 Chi thể dục thể thao 7 1,760 1,826 1,990 Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 8 74,500 82,660 85,560 Chi sự nghiệp kinh tế 9 42,540 47,262 49,488 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 10 7,250 7,950 9,050 Chi quản lý hành chính 11 62,060 68,202 77,460 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 12 1,660 2,110 1,820 Chi thực hiện cải cách tiền lương IV 6,000 59,300 27,000 Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính V 100 100 100 Chi chuyển nguồn VI 22,400 Dự phòng VII 18,400 21,700 II. Phân tích, đánh giá chi NSNN năm 2011 1. Đánh giá chung Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đ ã tập trung chỉ đạo điều hành NSNN năm 2011 theo nguyên tắc đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán Quốc hội, HĐND các địa phương đã thông qua. Yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương chủ động sắp xếp, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để xử lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ mới ban hành và phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách, chủ động dành nguồn đối phó với thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh... tại địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã nghiêm túc chấp hành kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi Page 17 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 tiêu thường xuyên, tăng cường kiểm soát chi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách; đã thực hiện rà soát, sắp xếp lại để điều chuyển khoảng 9.452 tỷ đồng vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. Số vốn cắt giảm nêu trên được điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ việc cắt giảm, điều chuyển, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.053 dự án. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cònthực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 là 3.857,7 tỷ đồng để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội. Số vượt thu NSTW, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, tình hình thực tế năm 2011 và yêu cầu bố trí dự toán NSNN năm 2012, sau khi thưởng vượt thu, bù hụt thu cân đối do nguyên nhân khách quan (nếu có) và đầu tư trở lại cho NSĐP theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu viện trợ, Chính phủ trình Quốc hội tập trung sử dụng để: (1) giảm bội chi NSNN, (2) tăng chi trả nợ, (3) chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012. Số vượt thu NSĐP, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội, phần vượt thu tiền sử dụng đất (khoảng 13.500 tỷ đồng) địa ph ương sử dụng để tăng Quỹ phát triển nhà đất và đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng;phần vượt thu ngoài tiền sử dụng đất (khoảng 12.000 tỷ đồng), địa phương sử dụng 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại sử dụng để đáp ứng các nhiệm vụ cấp thiết về phòng chống giảm nhẹ tác hại thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Trong điều hành, các địa phương chủ động tăng chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012, hạn chế chi ngay trong năm 2011 để góp phần kiềm chế lạm phát. 2. Chi NSNN tại một số lĩnh vực Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm 2011, kết hợp với dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu năm 2011 nêu trên, đánh giá tổng chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN. Số vượt chi so với dự toán được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011 - 2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công Page 18 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực... Tổng hợp vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, nguồn xổ số kiến thiết và vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2011 ước 233.000 tỷ đồng, bằng 27,3% tổng chi NSNN, chiếm 9,3%GDP. Nguồn vốn đầu t ư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP, góp phần tăng th êm năng lực mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành chi đầu tư phát triển năm 2011 cũng còn tồn tại, trong đó vẫn còn những dự án tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục; phân bổ vốn không đúng với cơ cấu, chương trình hỗ trợ được giao; một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương còn chần chừ, thiếu kiên quyết trong cắt giảm đầu tư công, khởi công dự án mới trái quy định... b) Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với dự toán, tăng 25,9% so với thực hiện năm 2010 đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước. Số chi vượt dự toán (15.000 tỷ đồng) nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngo ài nước do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau. c) Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): Dự toán chi 469.100 tỷ đồng. Trên cơ sở phân bổ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí đầu năm và dự kiến bổ sung thêm từ nguồn vượt thu NSNN năm 2011 cho chi thường xuyên, chủ yếu để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội; ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán, tăng 17,5% so với năm 2010. Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và xác định đây là mặt công tác trọng tâm trong năm 2011. Bên cạnh việc đảm bảo chi cho những chính sách đã được bố trí dự toán đầu năm[6] và thực hiện chi trả tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiểu mới 830.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2011 theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách mới, như: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Page 19 of 32
- Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09 nâng mức cho học sinh sinh viên vay từ mức 900.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000 đồng/người/tháng... III. Dự toán chi NSNN năm 2012 1. Dự toán chi NSNN năm 2012: Năm 2012 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới (2011-2015), vì vậy việc bố trí dự toán cơ bản được thực hiện theo hệ thống định mức phân bổ dự toán chi đầu t ư phát triển và chi thường xuyên NSNN hiện hành; đồng thời, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho con người, thực hiện cải cách tiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi NSNN năm 2012 là rất lớn. Với dự kiến thu NSNN như trên, thì nguồn chi năm 2012 được bổ sung thêm 145.500 tỷ đồng từ tăng thu NSNN so với dự toán năm 2011. Ngoài ra, thực hiện chủ trương giảm dần bộichi NSNN, dự kiến năm 2012 bội chi ở mức 4,8%GDP, tương ứng 140.200 tỷ đồng. Cùng với số dự kiến chuyển nguồn từ tăng thu NSTW năm 2011 sang là 22.400 tỷ đồng thì dự kiến nguồn cân đối chi NSNN năm 2012 tăng thêm so với dự toán năm 2011 là 177.500 tỷ đồng; trong đó: nguồn NSĐP tăng thêm khoảng 62.904 tỷ đồng; nguồn NSTW tăng thêm khoảng 114.596 tỷ đồng, mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tăng chi NSNN năm 2012. Căn cứ khả năng và yêu cầu, dự toán chi NSNN năm 2012 được bố trí theo nguyên tắc như sau: Thứ nhất, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người, cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, y tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đảm bảo chi quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Riêng chi đầu tư phát triển, bố trí tăng về số tuyệt đối nh ưng giảm dần tỷ trọng trong tổng chi NSNN để có nguồn tăng chi đầu tư cho con người, đảm bảo an sinh xã hội. Thứ hai, phân bổ chi ngân sách theo h ướng tiết kiệm, tập trung, chống dàn trải, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; tập trung hơn cho những nhiệm vụ quan trọng, vùng miền và địa phương, đơn vị khó khăn; thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tăng cường cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện cơ chế giá dịch vụ đi đôi với việc sửa đổi, ban hành chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Page 20 of 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam"
45 p | 904 | 416
-
Tiểu luận: Nghiên cứu về thực trạng việc làm của Sinh viên khoa Giáo Dục sau khi ra trường
27 p | 2458 | 353
-
Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình “
62 p | 700 | 296
-
Đề tài: Thực trạng xử lý rác thải y tế rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp
24 p | 1127 | 294
-
Đề tài “Thực trạng kênh phân phối Dược phẩm tại Việt Nam- Áp dụng cho việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH DP GIA PHÚ”
62 p | 904 | 242
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội”
41 p | 493 | 202
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
11 p | 1017 | 105
-
Đề tài: Thực trạng công nghiệp ô tô việt nam và giải pháp đẩy mạnh phát triển
93 p | 342 | 99
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Bắc Ninh
125 p | 376 | 85
-
Đề tài: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
17 p | 365 | 68
-
Đè tài: Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
67 p | 198 | 67
-
Đề tài: "Thực trạng sản xuất một số mặt hàng nông thuỷ sản tại nước ta"
42 p | 234 | 65
-
Đề án: Thực trạng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
34 p | 284 | 61
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay
55 p | 290 | 56
-
Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán ở Việt Nam và tác động của việc phát hành đến giá chứng khoán
16 p | 281 | 31
-
Đề tài " Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi thời kỳ 1991-2004 "
0 p | 200 | 27
-
Đề tài : Thực trạng việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta
19 p | 102 | 17
-
Đề tài: Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của sinh viên làm việc bán thời gian ngoài giờ lên lớp tại Trường Đại học Vinh và một số giải pháp
10 p | 204 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn