intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phú

Chia sẻ: Nguyễn Xuân Chung Chung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:54

225
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi xã hội phát triển, văn hóa được mở cửa nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của giới trẻ, ta đi đường hay lướt qua vài trang Web không khỏi bức xúc về thông tin như thái độ thờ ơ của con người trước những người bị nạn, thậm trí còn hôi của, hay những hành vi man dợ,… rồi đến những clip các nữ sinh đánh nhau tung lên mạng, rồi cuộc chơi bời thâu đêm suốt sáng quăng mình trên sàn nhảy, thử hỏi nhũng con người như vậy có làm cho xã hội phát triển được không?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phú

  1. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Khi xã hội phát triển, văn hóa được mở cửa nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của giới trẻ, ta đi đường hay lướt qua vài trang Web không kh ỏi bức xúc về thông tin như thái độ thờ ơ của con người trước những người bị nạn, thậm trí còn hôi của, hay những hành vi man dợ,… rồi đến nh ững clip các nữ sinh đánh nhau tung lên mạng, rồi cuộc chơi bời thâu đêm suốt sáng quăng mình trên sàn nhảy, thử hỏi nhũng con người như vậy có làm cho xã hội phát triển được không? Trong khi đó ta hãy th ử xem m ột đ ất n ước Nh ật B ản bị tàn phá nặng nề về sóng thần nhưng ở đó không có cướp bóc, không có hôi của, không có bán hàng ăn chặn mà thay vào đó là lòng yêu thương đùm bọc nhau vượt qua khó khăn, một xã hội trật tự. Quay trở lại với đ ất nước chúng ta vẫn có những hình ảnh tốt đẹp như bài văn của em trường Amsdam về t ấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, vẫn có những tấm lòng nhân ái. Qua đó ta thấy con người cần có đức và tài. Đạo đức là cơ sở để phát triển tài năng, ngược l ại tài năng chỉ có thể phát huy cống hiến cho xã hội khi con người đó có đức mà thôi. Hồ Chí Minh đã viết “ Cũng như sông thì phải có nguồn mới có n ước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải gốc, không có gốc thì cây héo. Ng ười cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân ”[ Tr 252,253] Xã hội đặt ra ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người : “ phát triển trí tuệ, c ường tráng v ề th ể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức ”. Bậc tiểu học là nền tảng nhằm hình thành ở h ọc sinh những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đ ức, trí tu ệ, th ể ch ất, th ẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở, trung h ọc -1-
  2. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II phổ thông và xa hơn nữa sau này làm người, cho nên ph ải chú trọng giáo d ục đạo đức cho học sinh ngay từ bậc tiểu học vì ở độ tuổi này các em còn nhỏ rất dễ học điều tốt cũng như dễ học điều xấu. Giáo dục đạo đ ức cho các em thông qua nhà trường, gia đình và xã hội. Thời cuộc mới tạo nên thang đánh giá mới, thước đo giá trị m ới trên c ơ sở giữ gìn các giá trị nhân loại và dân tộc như: lòng yêu nước, lòng nhân ái, yêu lao động, tinh thần tập thể tính cộng đồng…Điều đáng quan tâm là có những biến động về đạo đức trong bộ phận giới trẻ hiện nay vấn đề đặt ra cho giáo dục thế hệ trẻ của con người Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị TW2- Đại hội VIII đã nêu: “ Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái v ề đ ạo đ ức, m ờ nhạt về ý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghi ệp về tương lai bản thân và đất nước ”[7-Tr4] cũng nh ư trong “ch ương trình t ọa đàm về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông” ( TP.HCM, 14- 15/2/2006), GS. Trần Thanh Đàm, đã đưa ra ý kiến: “ Tôi nghĩ chúng ta không lo con trẻ thiếu tri thức mà lo chúng hư hỏng nhân cách ” đây có th ể là nguyên nhân dẫn đến đổi mới toàn ngành giáo dục chú trọng đến nội dung phương pháp dạy học… Thực trạng giáo dục đạo đức trong các nhà trường ch ưa được đ ảm b ảo và chú trọng. Bộ Giáo Dục-Đào tạo đẩy mạnh chương trình “ giáo dục toàn diện ” không đơn thuần chỉ cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ tri th ức mọi mặt trong cuộc sống mà quan trọng hơn là phải giáo dục nhân cách cho các em, mà có lẽ trong những năm qua chúng ta coi nh ẹ giáo dục đ ạo đ ức ch ỉ chú trọng đến giáo dục kiến thức để rồi bỗng giật mình về tình trạng đ ạo đức của học sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Ch ứng t ỏ giáo d ục đ ạo đức trong nhà trường ở các cấp học chưa thực sự có hiệu quả, do vậy cần chú -2-
  3. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II trọng hơn và có kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt học sinh tiểu học. Phải chăng việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức chưa có hiệu quả đặc biệt là nhóm các phương pháp khuyến khích và đi ều ch ỉnh hành vi. Qua tìm hiểu thực tế giáo viên tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về việc sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức chưa chuẩn như sự khen thưởng, trách phạt chưa kịp thời, không thường xuyên phát động phong trào thi đua h ọc sinh làm việc tốt, học tập tốt. Ngoài ra nhiều cô giáo còn mang nặng tâm trạng của gia đình, nỗi ưu tư trong cuộc sống, áp lực trong công việc cũng như mỗi quan hệ với đồng nghiệp trong trường làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong giáo dục đạo đức vai trò của nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu h ọc rất quan trọng nó giúp cho học sinh được tiến bộ và đi ều ch ỉnh hành vi trong h ọc tập và trong cuộc sống. Qua các phân tích trên là lý do đó tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và đi ều ch ỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở khu vực thành ph ố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc ” Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. II. Lịch sử nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu tôi thấy đã có nhiều tác giả bàn về giáo dục đ ạo đ ức cho học sinh tiểu học như: Lưu Thu Thủy – “ Giáo dục hành vi đạo đức cho hành sinh Tiểu học qua trò chơi ” Lưu Thu Thủy – “ Đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học ” -3-
  4. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II Nguyễn Thị Thanh Thủy – “ Giáo dục đạo đức cho học sinh ti ểu h ọc thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ” Hà Thế Ngữ - “ Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục môn đạo đức ở cấp 1 ” Khi bàn tới giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu h ọc các tác gi ả cũng đã nói đến các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh nh ư th ế nào, tuy nhiên chưa đi tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp đó như th ế nào trong giáo dục đạo đức ở các trường tiểu học ở thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. III. Mục đích nghiên cứu Phát hiện ra thực trạng sử dụng nhóm các phương pháp khuy ến khích hành vi và điều chỉnh trong giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc ph ục th ực trạng thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng nhóm các ph ương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức. - Phạm vi nghiên cứu: Trong giáo dục đạo đức cho h ọc sinh các tr ường tiểu học ở khu vực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. V. Giả thuyết khoa học Việc sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu h ọc tại thành ph ố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc chưa đảm bảo tôt, chất lượng chưa cao. Một trong những nguyên nhân -4-
  5. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II cơ bản dẫn đến thực trạng đó là chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo. VI. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tôi đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ th ể nh ư sau: 1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài: 2.Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhóm các phương pháp khuy ến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức h ọc sinh ti ểu h ọc ở khu c ực thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, từ đó đ ề xu ất các gi ải pháp. VII. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: - Phương pháp đọc sách - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê toán học VIII. Kế hoạch thực hiện đề tài: - Tháng 10 đến tháng 11 năm 2011: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương - Tháng 12 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012: Tìm hiểu cơ sở lí luận - Tháng 2 đến tháng 4 năm 2012: Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng, đưa ra giải pháp. - Tháng 5 năm 2012: Tổng kết hoàn thành đề tài. IX. Cấu trúc của đề tài: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung -5-
  6. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phương pháp I.Một số vấn đề về giáo dục đạo đức 1. Về giáo dục đạo đức. 2. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. II.Nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức. 1. Khái niệm phương pháp giáo dục. 2. Hệ thống các phương pháp giáo dục đạo đức. 3. Phương pháp khen thưởng. 4. Phương pháp trách phạt. 5. Phương pháp thi đua. Chương 2: Thực trạng sử dụng nhóm các phương pháp khuy ến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh các tr ường tiểu học ở thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. I. Thực trạng về đội ngũ giáo viên. II. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương pháp giáo dục. 1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức của học sinh tiểu học. 2. Nhận thức của giáo viên về vai trò sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh ti ểu học III. Thực trạng sử dụng nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu h ọc ở khu v ực thành ph ố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. 1. Thực trạng sử dụng phương pháp khen thưởng. -6-
  7. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II 2. Thực trạng sử dụng phương pháp trách phạt. 3.Thực trạng sử dụng phương pháp thi đua. Chương 3: Nguyên nhân của thực trạng và những gi ải pháp c ần thi ết đ ể đảm bảo tốt việc sử dụng nhóm phương pháp khuyến khích và đi ều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. I. Nguyên nhân của thực trạng. II. Những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc sử dụng nhóm các ph ương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức. Phần 3: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận. II. Kiến nghị. -7-
  8. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phương pháp giáo dục đạo đức I. Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức 1. Về giáo dục đạo đức: Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái xã h ội ph ản ánh tồn tại xã hội dưới những chuẩn mực đạo đức. Theo quan ni ệm c ủa Mác-xít: “ Đạo đức là hệ thống những quy tắc chuẩn mực của đời sống xã hội và hành vi của con người. Nó quy định nghĩa vụ của người này với ng ười khác, nghĩa vụ của con người đối với xã hội ” Đạo đức ra đời là do nhu cầu thực tiễn cuộc sống để th ực hiện ch ức năng duy trì mối quan hệ giữa con người với con người, duy trì tr ật t ự xã h ội và thông qua đó làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Đạo đức hình thành một cách tự phát ngay trong hiện th ực. Đ ạo đ ức được duy trì bằng lương tâm và dư luận xã hội. Đạo đức là một hiện tượng xã hội xuất hiện đầu tiên khi loài người mới hình thành. Đạo đức ra đời phát triển cùng quá trình bi ến đ ổi kinh t ế - xã hội và sự tiến bộ văn hóa, vật chất tinh thần của con người. Hi ện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc, bản chất về đạo đức. Theo quan niệm triết học Mác – Lênin, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ với các hình thái xã hội khác, nảy sinh t ừ t ồn t ại xã h ội, phát tri ển cùng s ự -8-
  9. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II biến đổi tồn tại của xã hội. Nhưng Đạo đức khác với các hình thái ý thức xã hội ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của con người trong mỗi quan hệ xã hội, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Đạo đức là một phạm trù lịch sử. Khi điều kiện kinh t ế - xã h ội sinh ra nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo. Với tư cách như một sự định hướng cho các quan hệ xã hội; vừa với tư cách phản ánh quan hệ đạo đức của xã hội mới thì s ớm hay muộn ý th ức đ ạo đức cũng thay đổi theo. Trong xã hội có giai cấp thì đạo đức mang tính giai cấp rõ rệt, ứng với giai cấp khác nhau là nền giáo dục đạo đức khác nhau, nền giáo dục đạo đức của giai cấp này khác nền giáo dục của giai c ấp kia v ề m ục đích, nội dung, phương pháp. Đạo đức là một nhân tố quan trong trọng của nhân cách và đ ược xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/ sai, lành/ ác, hiền/ dữ…trong phạm vi: Lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn đ ược g ọi giá tr ị đ ạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và pháp lu ật của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt đẹp trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc ứng xử của c ộng đ ồng, xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui, lợi ích, chuyển hóa. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được bi ểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là cái gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con ng ười ph ải có nhận thức đúng, tốt về sự vật, hiện tượng. Để có được nh ận th ức đúng cần phải có giáo dục. “ Hiền dữ phải đâu là tính s ẵn, ph ần nhi ều do giáo d ục -9-
  10. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II mà nên ” ( Hồ Chí Minh ).Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lúc lứa tuổi tiểu học. 2. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Chúng ta có thể nhận thấy thành phần quan trọng và căn bản của giáo dục phổ thông và cũng như mục đích của toàn bộ công tác giáo dục đạo đức thế hệ trẻ trong giáo dục không những có kiến thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng – đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa ( XHCN ). Cho nên công tác giáo dục trước hết phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho người học, coi đó là cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Chính vì vậy khi nói đ ến việc học trong chế độ mới, Bác Hồ đã nói: “ B ầy giờ phải h ọc đ ể yêu t ổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức ”. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách học sinh phát tri ển đúng v ề mặt đ ạo đức, tạo cơ sở để các em có hành vi ứng xử phù hợp với chu ẩn m ực đ ạo đ ức trong mỗi quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức học sinh là học sinh có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có hiểu biết để ứng xử đúng trong các mỗi quan hệ cụ thể. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề cần thi ết, trước h ết vì vị trí của trẻ em trong tương lai nước nhà, làm cho các em trở thành nh ững công dân tốt, đủ phẩm chất và năng lực trí tuệ để gánh vác vận mệnh dân tộc. Đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường nói chung và trường ti ểu học nói riêng. Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ tiểu học nhưng có lẽ trường tiểu học là nơi có thể làm tốt công tác giáo dục đ ạo đ ức. Nh ư chúng ta đã biết trẻ tiểu học dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều - 10 -
  11. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II xấu. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm giáo d ục đ ạo đ ức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách con người sau này. Chính vì th ế môn học đạo đức trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri th ức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn luy ện nh ững hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nội dung của môn đ ạo đ ức trong nhà trường tiểu học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Về phương pháp giáo dục đạo đức: Là sự tác động của nhà giáo dục và tập thể học sinh đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách theo yêu cầu của một xã hội cụ thể, phản ánh mối quan h ệ phối hợp, thống nhất giữa cách thức hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, trong đó hoạt động của nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, còn hoạt động của đối tượng là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động để tự giáo dục, tự vận động và phát triển theo mục tiêu phát triển nhân cách xác định. Vai trò chủ đạo của nhà giáo dục được thể hiện ở chỗ họ là người tổ chức điều khiển quá trình giáo dục, là người lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức giáo dục, người kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục… Vai trò tự giác, tích cực và chủ động của đối tượng giáo dục được thể hiện ở chỗ họ phải hoạt động một cách có ý thức, tham gia với sự cố gắng hết khả năng của mình và không phụ thuộc hoàn toàn vào các tác động giáo dục. Vai trò này đặc biệt quan trọng trong quá trình tự tu dưỡng, tự giáo dục. Cách thức tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục bao giờ cũng căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của xã hội về một mẫu người xác định. Thực chất phương pháp giáo dục đạo đức là cách th ức tổ ch ức cu ộc s ống, t ổ chức hoạt động và giao lưu cho học sinh theo mục đích giáo dục của xã hội. - 11 -
  12. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II Quá trình này nhằm tác động vào nhận thức, thái độ và hình thành hành vi, thói quen cho học sinh. Nói chung giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí quan trọng trong vi ệc giáo dục thế hệ trẻ bậc tiểu học, không chỉ bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội, mà chủ yếu góp phần định hình và phát huy nh ững ph ẩm chất cần thiết của nhân cách con người với hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn. II. Nhóm các phương pháp khuyến khích và đi ều ch ỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức. 1. Khái niệm phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục là cách thức tổ chức hoạt động giáo d ục, trong đó có sự tương tác thống nhất giữa nhà giáo dục – giáo viên tiểu học và người được giáo dục – học sinh tiểu học, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và từ đó, đạt được mục đích giáo dục do xã hội đặt ra đối với nhà trường tiểu học. Như vậy khi bàn về phương diện phương pháp giáo dục, chúng ta th ấy sự hiện diện của những yếu tố cơ bản sau: - Cách thức tổ chức: Khi nói đến phương pháp, cần nghĩ tới “ cách th ức ”, tức là làm thế nào để tiến hành một công vi ệc, hoạt đ ộng nào đó cho thành công. - Giáo viên: Trong việc vận dụng phương pháp giáo dục nào đó, luôn có sự hiện diện của giáo viên và vai trò tổ chức thuộc về giáo viên. - Học sinh: Ở mọi phương pháp giáo dục cũng luôn có mặt c ủa h ọc sinh, trong đó học sinh là mục tiêu của phương pháp – qua phương pháp giáo dục đó, đạt được kết quả gì của học sinh. - Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh: Ở bất kỳ ph ương pháp nào cũng có sự tương tác, tức là sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. - 12 -
  13. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II - Tính hướng đích của phương pháp giáo dục: Mỗi phương pháp giáo dục đều hướng đến một kết quả mong muốn mà nhiệm vụ giáo dục đã xác định – tri thức, thái độ… Trong thực tiễn giáo dục của mình, người giáo viên tiểu học phải giải quyết nhiều nhiệm vụ giáo dục khác nhau với những nội dung, tính ch ất hết sức đa dạng. Đối với cùng nhiệm vụ có thể có nhiều ph ương án giải quy ết khác nhau, song để có được kết quả tốt người giáo viên cần nắm v ững h ệ thống các phương pháp giáo dục và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ, từng trường hợp, từng tình huống cụ thể. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phân loại các phương pháp giáo dục, điều này phụ thuộc vào cơ sở phân loại. Dưới đây cách phân loại được thừa nhận rộng rãi hơn cả, được chia là ba nhóm: Nhóm các ph ương pháp hình thành ý thức cá nhân; nhóm các phương pháp tổ ch ức hoạt động và hình thành kỹ năng, hành vi ứng xử; nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi. 2. Hệ thống các phương pháp giáo dục Có nhiều cách phân loại phương pháp giáo dục khác nhau. Mỗi cách phân loại đều dựa trên những cơ sở nhất định: Nếu căn cứ vào lực lượng và môi trường nơi diễn ra các hoạt động giáo dục ta có các ph ương pháp giáo dục gia đình, các phương pháp giáo dục nhà trường, các phương pháp giáo dục xã hội, phương pháp giáo dục trên lớp, phương pháp giáo dục ngoài lớp. Căn cứ vào đối tượng giáo dục ta có phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo, giáo d ục trẻ vị thành niên, phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật, phương pháp giáo d ục cá biệt… - 13 -
  14. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II Do tính chất phức tạp và đa dạng của phương pháp nên có nhiều cách gọi tên và phân loại khác nhau. Phương pháp giáo dục th ường được phân lo ại và trình bày theo ba nhóm cơ bản sau: a. Nhóm các phương pháp thuyết phục Là nhóm phương pháp giáo dục tác động lên nhận th ức và tình c ảm c ủa người được giáo dục nhằm hình thành những khái niệm, biểu tượng và niềm tin đúng đắn về đạo đức, thẩm mĩ tạo điều kiện cho ng ười được giáo d ục có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp làm cơ sở cho việc hình thành nh ững thói quen hành vi tốt. Nhóm phương pháp thuyết phục bao gồm: - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp giảng giải - Phương pháp nêu gương b. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội Giáo dục đạo đức là sự thống nhất giữa ý thức và hành vi, là quá trình biến những yếu tố nhận thức, tình cảm thành hành vi, biến nh ững hành vi, những kinh nghiệm ứng xử xã hội thành thói quen văn hóa cho học sinh. Nhóm phương pháp này bao gồm: - Phương pháp đòi hỏi sư phạm - Phương pháp tập thói quen - Phương pháp rèn luyện c. Nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi [7] Nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi trong giáo dục đạo đức học sinh tiểu học có khả năng to lớn trong việc động viên học sinh phát huy mọi sức lực và tinh thần, thể chất, tình cảm và trí tu ệ đ ể đ ạt - 14 -
  15. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II hiệu quả cao nhất trong học tập và rèn luyện. Đặc điểm cơ bản của nhóm phương pháp này là dựa trên kết quả hành vi mà đối tượng giáo dục đã thực hiện trước đây để phát huy tích cực của học sinh vào các ho ạt đ ộng th ực ti ễn. Khuyến khích động viên, lôi cuốn lòng nhiệt thành tham gia vào ho ạt đ ộng mà học sinh đã đạt được những thành quả nhất định. Kh ắc ph ục, ngăn ngừa, u ốn nắn hay trách phạt đối với những biểu hiện tiêu cực không được xã h ội th ừa nhận. Chức năng của nhóm phương pháp này là khuyến khích, củng cố, điều chỉnh hành vi của học sinh, tạo ra những tiền đề tâm lí thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ mới trên cơ sở những hoạt động trước đây của các em. Phương pháp có hiệu lực để khuyến khích, điều ch ỉnh và sửa ch ữa hành vi của học sinh là khen và chê, khuyến khích và trừng phạt. Khuy ến khích, khen thưởng là phương pháp để củng cố kích thích những động cơ và hình th ức hành vi đúng đắn. Trách phạt là phương pháp nhằm ức chế, kìm hãm và đi ều chỉnh hành vi không phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Nhóm các phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp giáo dục khác đạt hiệu quả cao hơn, củng cố những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục uốn nắn những khiếm khuyết mắc phải trong quá trình giáo dục. Nhóm phương pháp này có các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp khen thưởng - Phương pháp trách phạt - Phương pháp thi đua 3. Phương pháp khen thưởng - 15 -
  16. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực, s ự hài lòng, sự ủng hộ… của tập thể, của xã hội đối với những thành tích mà cá nhân hay tập thể học sinh đạt được. Khen thưởng biểu thị sự công nhận, thừa nhận những hành vi của học sinh đã lựa chọn và thực hiện cũng như các kết quả t ốt đ ẹp c ủa nó nh ằm t ạo ra cho người được khen trạng thái phấn khởi, tự hào, vui v ẻ, ph ấn ch ấn…v ới những hành vi, những đóng góp… của bản thân, để từ đó tạo thêm ngh ị lực cho họ phấn đấu nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn để có thành tích ngày càng cao hơn. Khen thưởng không chỉ nhằm vào những kết quả của công việc cá nhân đã đạt được mà còn nhằm vào động cơ của hoạt động, tức là xem xét mặt đạo đức của hành vi, xem xét cái gì đã thúc đẩy cá nhân hoạt động đ ạt k ết qu ả đó. Chính khen thưởng nhằm vào động cơ có tác dụng giáo dục to lớn h ơn là chỉ nhằm vào kết quả của hoạt động. Trong quá trình giáo dục, khen thưởng có ý nghĩa h ết s ức quan trọng, nó có tác dụng khẳng định kết quả của quá trình giáo dục hoàn toàn phù h ợp v ới những chuẩn mực và quy tắc của xã hội Khen thưởng còn giúp cá nhân tự khẳng định mình, tin t ưởng vào nh ững gì bản thân đã làm, củng cố vững chắc các kết quả giáo d ục, không ng ừng c ố gắng vươn lên để tiếp tục hoàn thành nhân cách. Trong thực tiễn giáo dục, khen thưởng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể khen đơn thuần về mặt tinh thần, có th ể k ết h ợp gi ữa khen và thưởng vật chất, có thể khen tức thì, có thể khen trong những dịp trịnh trọng, có thể khen trực tiếp, có thể khen gián tiếp thông qua c ấp trên…Tùy theo tính chất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của nh ững kết quả giáo dục, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và cá nhân cụ thể…để lựa chọn hình th ức khen - 16 -
  17. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II thưởng cho phù hợp. Trong nhà trường hiện nay có các hình th ức khen th ưởng cơ bản sau: - Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ thông qua thái độ thiện cảm, thông qua ánh mắt, nụ cười, hoặc lời nói động viên khích lệ hoặc có lời khen trực tiếp đối với các hành vi tích cực của học sinh. - Biểu dương, tuyên dương trước tập thể những cá nhân có thành tích, những việc tốt, những hành vi đẹp… - Tặng giấy khen, bằng khen, kỉ niệm chương…và các hiện vật kèm theo cho những cá nhân có thành tích xứng đáng. - Đề nghị cấp trên khen thưởng các hình thức nh ư tặng h ọc b ổng, mi ễn thi vào các cấp học cao hơn, cấp tặng các danh hiệu cao quý đối với nh ững hành vi của học sinh có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trẻ trên phạm vi cả nước hay địa phương… Khen thưởng mặc dù có vai trò hết sức quan trọng nhưng không nên quá lạm dụng một cách vô nguyên tắc. Để khen thưởng mang lại hiệu quả giáo dục tích cực thì giáo viên tiểu học cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây: - Khen thưởng phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, h ợp lý, trung thực, đúng người, đúng việc. Nếu khen thưởng không đúng dẫn đến tình trạng học sinh tự mãn, kiêu căng… - Khen thưởng phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp th ời, phải kết h ợp ch ặt ch ẽ giữa khen và thưởng, giữa động viên và khuyên khích tinh th ần tương ứng v ới sự đóng góp của học sinh. - Khen thưởng phải được đông đảo các thành viên trong lớp th ừa nh ận, được dư luận tập thể hoan nghênh và tán thành. - 17 -
  18. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II - Khen thưởng phải cụ thể, không nên khen chung chung. Cá nhân đ ược khen thưởng cảm thấy xứng đáng, tự hào về quá trình phấn đấu của mình và mong muốn sẽ cố gắng nhiều hơn. - Cần đặc biệt khen thưởng những em có tính rụt rè, nhút nhát, chậm tiến khi các em có nhiều có gắng. 4. Phương pháp trách phạt Trách phạt là phương thức tác động đến nhân cách học sinh bằng cách biểu thị thái độ không đồng tình, không tán thành, sự lên án của giáo viên, và của tập thể học sinh đối với những hành vi sai trái, không phù h ợp v ới chu ẩn mực, các quy tắc xã hội quy định của đối tượng, với mong muốn gây cho h ọ tình cảm hối hận, xấu hổ với những việc mình đã làm, từ đó mà h ọ thành khẩn nhận lỗi và quyết tâm từ bỏ những ý nghĩ và hành vi sai trái đó. Trách phạt học sinh là điều nhà trường không mong muốn nhưng trong một chừng mực nào đó, hoàn cảnh cụ thể nào đó biện pháp trách ph ạt v ẫn phải được sử dụng để giáo dục nhân cách các em. Biện pháp này có tác d ụng uốn nắn, điều chỉnh những hành vi không phù hợp với chuẩn mực c ủa xã h ội, ngăn chặn và răn đe kịp thời những lỗi lầm của cá nhân hay t ập th ể. Trách phạt sẽ gây cho học sinh có lỗi tâm trạng hổ thẹn, c ảm th ấy th ầy cô giáo không còn tin yêu nữa…Làm cho các em cảm th ấy cắn rứt l ương tâm, s ự đ ấu tranh động cơ, sự ăn năn, sự hối hận…,nhờ đó giúp họ có thêm ý chí và nghị lực để từ bỏ những thói quen và hành vi sai trái, sửa chữa khuyết điểm. Để sử dụng phương pháp trách phạt thực sự có hiệu quả các nhà quản lí giáo dục cũng như các giáo viên tiểu học cần lưu ý sau: - Chỉ sử dụng phương pháp trách phạt khi sử dụng phương pháp thuy ết phục và các phương pháp khác không còn tác dụng hoặc tác dụng ít. Đây là phương pháp không thể áp dụng thường xuyên, liên tục, vì n ếu th ường xuyên - 18 -
  19. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II trách phạt sẽ gây lên trạng thái căng thẳng, làm cho đối tượng trở lên trơ lì, chai sạn dẫn đến càng khó giáo dục. - Trách phạt phải hoàn toàn khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội, đúng lúc, đúng chỗ, phải thận trọng khi đưa ra quy ết định, không đ ược định kiến, để tránh tình trạng oan sai. Trách phạt mục đích để học sinh ăn năn, hối lỗi mà cố gắng sủa chữa khuyết điểm để tiến bộ. Ch ứ không nh ằm m ục đích thỏa mãn cơn khát tức giận của giáo viên. - Trách phạt người giáo viên phải chú ý tới nguyên nhân, hoàn c ảnh gây ra sai phạm và động cơ dẫn đến việc sai phạm đó. Việc trách phạt đó ph ải làm cho học sinh nhận rõ khuyết điểm, sai trái của mình cũng như lí do trách phạt từ đó trách phạt mới có tác dụng - Trách phạt phải đảm bảo sự tôn trọng nhân cách học sinh, không được xúc phạm, làm tổn hại đến thể xác và tinh thần học sinh, phải tin tưởng, l ạc quan và sự cố gắng tiến bộ của học sinh. - Trách phạt phải được sự đồng tình của tập thể, phải có tác dụng răn đe, phòng ngừa với những học sinh khác. Nên trách phạt tập th ể, trách ph ạt số đông. - Đồng thời với trách phạt người giáo viên phải chỉ ra cách thức ph ấn đấu sửa chữa khuyến điểm cho học sinh, phải thường xuyên chú ý theo dõi, giúp đỡ các em, giáo viên chú ý đến dư luận của tập thể, hướng dư luận không nên để tập thể xa lánh, bỏ rơi những học sinh trách ph ạt mà ng ược l ại làm cho tập thể học sinh quan tâm đến những học sinh này nhiều hơn. Một số biện pháp trách phạt học sinh trong nhà trường hiện nay: - Phê bình, nhắc nhở học sinh. - Phê bình, nhắc nhở học sinh trước lớp, trước toàn trường. - Cảnh cáo học sinh. - 19 -
  20. TrầnThị Lan Khóa luận tốt nghiệp Lớp A K34 Khoa GDTH ĐHSP Hà Nội II - Dừng tiến độ học tập một thời gian, đuổi học… Tùy theo mức độ nặng nhẹ của hành vi sai phạm của học sinh để giáo dục áp dụng hình thức trách phạt cho phù hợp. Tuy nhiên hình thức đuổi h ọc học sinh rất hạn chế chỉ áp dụng những trường hợp nếu để lại gây ảnh hưởng xấu đến tập thể. Hình thức này có nguy cơ đẩy h ọc sinh vào đ ường cùng có thể gây hậu quả xấu cho cả gia đình và xã h ội. Nhà tr ường ph ải c ứu giúp các em đến cùng, tìm cách giáo dục để các em trở thành con người tốt. 5. Phương pháp thi đua Thi đua là phương pháp giáo dục nhằm khích lệ, khích thích khuynh hướng tự khẳng định của mỗi cá nhân hay tập thể, tạo điều kiện và cơ hội cho họ cố gắng nhiều hơn, hăng hái đua tài, đua sức để vươn lên cao h ơn so với điều kiện bình thường. Thi đua có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động t ập th ể. Thi đua được tổ chức trong các hoạt động hàng ngày mang tính th ường xuyên liên tục, cũng có thể tổ chức thành phong trào từng đợt để chào m ừng ngày l ễ hay sự kiện nào đó của nhà trường. Thi đua là nhằm mục đích làm cho cá nhân và tập thể hoạt động tích cực hơn. Thi đua có thể áp d ụng trong mọi ho ạt động của học sinh. Tuy vậy để thi đua có ý nghĩa giáo dục, nhà trường, các thầy cô không nên chú trọng vào kết quả mà điều cơ bản là tạo ra phong trào phấn đấu rèn luyện cho học sinh, tránh tình trạng vì thành tích, b ệnh thành tích t ạo ra s ự ganh đua, hiếu thắng, tìm mọi cách để hơn người khác… Cần tổ chức phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, h ấp d ẫn, lôi cuốn được tất cả mọi người tham gia với động cơ tốt, lành mạnh, vì sự phát triển chung. Trong quá trình tổ chức thi đua, nhà trường phải đặt ra mục đích yêu - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0