Đề tài: Vay vốn nước ngoài có thể trở thành gánh nặng nợ ở Việt Nam hiện nay. Qua thực tiễn Việt Nam chứng minh nhận định trên.
lượt xem 24
download
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho vay hoặc đi vay, việc cho vay nợ và vay nợ nước ngoài trở thành phổ biến cho các nước giàu và nghèo. Nguồn vốn vay nợ nước ngoài luôn luôn là động lực thúc đẩy đầu tư phát triển cho toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Vay vốn nước ngoài có thể trở thành gánh nặng nợ ở Việt Nam hiện nay. Qua thực tiễn Việt Nam chứng minh nhận định trên.
- MỞ ĐẦU Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho vay hoặc đi vay, việc cho vay nợ và vay nợ nước ngoài trở thành phổ biến cho các nước giàu và nghèo. Nguồn vốn vay nợ nước ngoài luôn luôn là động lực thúc đẩy đầu tư phát triển cho toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong những năm qua nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Việt Nam thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp Việt Nam khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển bền vững. Tuy nhiên, đôi khi vay vốn nước ngoài lại cũng là con dao hai lưỡi gây nên những khó khăn cho nền kinh tế, cụ thể là nó sẽ trở thành gánh nặng nợ ở Việt Nam. Nếu nợ nước ngoài được sử dụng một cách có hiệu quả thì nó sẽ đáp ứng được các nhu cầu trong đầu tư, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhằm tạo nguồn vốn trả nợ, đảm bảo kinh tế bền vững. Đôi khi có không ít những trường hợp không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào kinh tế suy thoái, nợ nần và các gánh nợ trong tương lai. Sở dĩ dẫn đến việc thất bại này là bởi vì sự buông l ỏng trong công tác quản lý nợ nước ngoài của nước ta. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Vay vốn nước ngoài có thể trở thành gánh nặng nợ ở Việt Nam hiện nay. Qua thực tiễn Việt Nam hãy chứng minh nhận định trên”.
- NỘI DUNG I. Cơ sở lý thuyết. I.1. Khái niệm vay vốn nước ngoài. Theo Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài thì vay nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn, có hoặc không trả lãi do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác. I.2. Phân loại vay vốn nước ngoài. Vay vốn nước ngoài bao gồm vay nước ngoài của Chính phủ và vay nước ngoài của doanh nghiệp. - Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với Bên cho vay nước ngoài dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm các khoản vay ưu đãi Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ (kể cả trái phiếu chuyển đổi nợ) ra nước ngoài. - Vay nước ngoài của các doanh nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp ký vay với Bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, hoặc vay thông qua việc phát hành các trái phiếu ra nước ngoài (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng...). Vay nước ngoài của các doanh nghiệp bao gồm: Vay có bảo lãnh của Chính phủ, vay có bảo lãnh của ngân hàng hoặc các hình thức bảo đảm khác được quy định của nhà nước. Phân loại theo chủ thể cho vay: gồm các khoản vay song phương và vay đa phương. - Vay đa phương chủ yếu đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ. - Vay song phương đến từ chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. Phân loại theo loại hình đi vay: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại. - Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) hỗ trợ phát triển chính thức bao giồm các chuyển khoản song phương (giữa các chính phủ) hoặc đa phương trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không. Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại hình vay nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu tiên về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Th ời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể 10 năm, 15 năm hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng t ối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dụng và phát triển đất nước. Tuy nhiên vay hỗ trợ phát
- triển chính thức cũng có những mặt trái của nó, việc vay hỗ trợ phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên. - Vay thương mại: Vay thương mại khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức là không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn. Lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy vay thương mại có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Vi ệc vay th ương mại của chính phủ phải được cân nhắc hết sức cẩn trọng. Phân loại theo thời hạn vay: vay ngắn hạn và vay dài hạn. - Vay ngắn hạn là loại vay có thời gian đáo hạn một năm trở xuống. Vì thời gian đáo hạn ngắn nên khối lượng thượng không đáng kể, vay ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như vay dài hạn. Tuy nhiên vay ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng. - Vay dài hạn là những khoản vay có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đ ồng hoặc đã gia hạn kéo dài thêm một năm tính từ ngày ký kết hợp đồng vay nợ cho đến hạn khoản thanh toán cuối cùng. Vay dài hạn được quan tâm quản lý hơn do khả năng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia. I.3. Các chỉ tiêu vay vốn nước ngoài. Chúng ta thường xét đến 5 chỉ tiêu vay nợ nước ngoài trong đó xoay quanh 2 yếu tố: tổng nợ nước ngoài và trả nợ hàng năm. - Tổng nợ nước ngoài: là tổng số nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ tư nhân không có bảo lãnh của chính phủ. + Tỉ lệ % tổng nợ nước ngoài so với nguồn thu xuất khẩu: phản ánh mức độ trả nợ nước ngoài từ nguồn thu xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. + Tỉ lệ % dự trữ ngoại hối so với tổng nợ nước ngoài: biểu diễn khả năng của ngân hàng trung ương của nước đi vay có thể dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ nước ngoài như thế nào. + Tỉ lệ % tổng nợ nước ngoài so với GDP: chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng trả nợ của một quốc gia. - Trả nợ hàng năm: Tổng lãi và gốc quốc gia phải trả nợ trong 1 năm. Có 2 chỉ tiêu liên quan đến trả nợ hàng năm: + Tỉ lệ % phải trả hàng năm so với thu xuất khẩu: phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ phải thanh toán những khoản nợ so với năng lực xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ của nước vay vốn. + Tỉ lệ % phải trả so với GDP: Phản ánh tiềm năng trả nợ hàng năm của các nước vay vốn. I.4. Tính hai mặt của vay vốn nước ngoài. I.4.1. Tích cực. Nguồn vốn vay nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Kinh tế- Xã hội: - Vốn vay nước ngoài được đưa vào đầu tư nhà nước, trước hết là nguồn vốn đầu tư công cộng, đã và đang là nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc gia.
- Vay vốn nước ngoài giúp bù đắp cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán c ủa một quốc gia có thể tạm thời bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân, khi đó quốc gia đó có th ể vay nước ngoài để bù đắp phần thâm hụt này. - Vốn vay nước ngoài cùng với đầu tư nhà nước là nguồn chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và các ngành cần nhiều vốn khác, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các đầu vào để phát triển các ngành kinh tế khác. Đối với những ngành cần nhiều vốn, hệ số sinh lời thấp và thời gian thu hồi vốn lâu, thì trong giai đoạn đầu phát triển, chỉ có thông qua đầu tư nhà nước mới phát triển được các ngành này. Để đối phó với tình hình thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính phủ đã tập trung nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển những ngành công nghiệp cơ bản thông qua các doanh nghiệp nhà nước nhằm tháo gỡ những điểm “thắt nút” trong nền kinh tế, tạo ra các đầu vào thiết yếu phục vụ các ngành khác phát triển. - Vốn vay nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tác động tích cực tới công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Nhờ đầu tư của nhà nước vào các vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn từ đó thúc đẩy kinh tế ở nông thôn vươn lên mạnh mẽ. Hệ thống thuỷ lợi được cải thiện rõ rệt là nhân tố quyết định để thâm canh, tăng vụ và nâng cao sản lượng lương thực; nhờ đó, không chỉ giữ vững an ninh lương thực mà còn xuất khẩu gạo với khối lượng ngày càng lớn. Năng suất, sản lượng các loại cây công nghiệp đều tăng rõ rệt. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển mạnh, đặc biệt là điện, nước và giao thông. Nhà nước cũng đã đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn, xóa nạn mù chữ, cho phép cải thiện đáng kể chất lượng con người nông thôn… - Vốn vay nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển dịch v ụ công cộng, y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật… Đầu tư nhà nước đã và đang đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, nhà trẻ...) và nâng cao chất l ượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển dài hạn. Đầu tư nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong phân bố lại lực lượng sản xuất xã hội, giảm bớt chênh lệch gi àu nghèo và trình độ phát triển giữa các vùng. - Tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Vay vốn nước ngoài tạo điều kiện cho kinh tế đất nước phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh tạo nên sự thu hút vốn của các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. I.4.2. Tiêu cực. Bên cạnh mặt tích cực của vay vốn nước ngoài thì việc vay vốn nước ngoài cũng có mặt tiêu cực như việc một quốc gia khó có nguy cơ phải bán tài sản, tô nhượng đất đai hầm mỏ để trả nợ, hay việc các thế hệ tương lai phải còng l ưng ra làm việc, ch ắt bóp chi tiêu để trả nợ. - Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có điều kiện ưu đãi cao nhất, cho đến các khoản vốn vay thương mại thông thường trên thị trường tài chính quốc t ế thì nghĩa vụ nợ (bao gồm trả lãi và nợ gốc) cũng luôn luôn đặt ra cho người vay.
- - Một cơ cấu nợ mà chiếm tỷ trọng lớn nhất là những khoản vay thương mại “nóng”, lãi cao, và bằng những ngoại tệ không ổn định theo xu hướng “đắt” lên sẽ chứa đựng những nguy cơ lạm phát mạnh. Những nguy cơ lạm phát này càng mạnh hơn nếu vốn vay không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc chủ thể vay v ốn phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có thể ngặt nghèo hơn – chiếc bẫy nợ sập lại, chủ thể vay vốn rơi vào vòng xoáy mới: Nợ – vay nợ mới – tăng nợ – tăng vay… Vòng xoáy này sẽ dẫn chủ thể vay vốn đến sự vỡ nợ hoặc vòng xoáy lạm phát: Nợ – tăng nghĩa vụ nợ – tăng thâm hụt ngân sách – tăng lạm phát. Lúc này dịch vụ nợ sẽ ngốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội, làm căng thẳng thêm trạng thái khát vốn và hỗn loạn xã hội. - Hơn nữa, việc “thắt lưng buộc bụng” trả nợ khiến các nước vay vốn phải hạn chế nhập và tăng xuất, trong đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân đối hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát. Nợ nước ngoài có thể làm sụp đổ cả một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm là phổ biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu những giải pháp xử lý mềm dẻo khôn ngoan với nợ (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần…). Do vậy, sự chủ động và tỉnh táo khống chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự án đầu tư cụ thể, được luận chứng kinh tế – kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự ki ểm tra, giám sát của chủ nợ để tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài. Từ đó hạn chế gánh nặng nợ, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh tế - chính trị của đất nước.
- II. Thực trạng vay vốn nước ngoài của Việt Nam. II.1. Nguyên nhân vay vốn nước ngoài của Việt Nam. Đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, đất nước ta còn nghèo nàn và lạc hậu, hiện nay chúng ta chưa có đủ các tiền đề cần thiết cho một sự phát triển bền vững. Để phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh trong khi nền kinh tế nhỏ bé đang thiếu v ốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần bổ sung nguồn vốn từ nước ngoài. Nợ nước ngoài không chỉ góp phần phát triển và ổn định kinh tế ở tầm vĩ mô, mà còn giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp nhận nguồn vốn này, đẩy nhanh cải tiến kỹ thuật- công nghệ của doanh nghiệp. Đây là một đòi hỏi có tính chất mắt xích đối với mỗi quốc gia. II.2. Thực trạng vay vốn ở Việt Nam. II.2.1. Tình hình vay vốn chung ở Việt Nam. Báo cáo c ủ a Chính ph ủ v ề tình hình kinh t ế, xã h ội năm 2010 và nhi ệm v ụ năm 2011 t ạ i Kỳ h ọ p th ứ 8, Quốc hội khoá XII, cho biết: “Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP tăng so với con số 39% của năm 2009 và cao nhất kể từ năm 2006 tương đương 32,5 tỷ USD tăng 4,6 tỷ USD so với năm trước, và dư nợ công bằng 56,7% GDP”. Do dư nợ tăng, tổng lượng tiền mà ngân sách phải dành để trả các đối tác nước ngoài trong năm 2010 là 1,67 tỷ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. Trong khi đó, theo cảnh báo của Bộ Tài chính, dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2010 chỉ còn tương đương 187% tổng dư nợ ngắn hạn, giảm mạnh so với con số 290% và 2.808% của các năm 2009 và 2008. Theo báo cáo của Bộ trưởng Tài chính trước Quốc hội, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ công/GDP của Việt Nam ước vào khoảng 54,6%, có giảm đôi chút so với năm 2010 chủ yếu do lạm phát cao của năm 2011 làm tăng giá trị hiện hành c ủa GDP ch ứ không phải do vay nợ của Việt Nam giảm. Trong đó, nợ công nước ngoài vào khoảng 31,1% GDP. Các con số này hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
- Bảng 1: Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2003-2010. Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm sau giảm hơn năm trước (ngoại trừ chỉ tiêu nợ dịch vụ). Đặc biệt trong giai đoạn 2008 – nay, khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và xảy ra nhiều biến động trên thế giới thì nợ nước ngoài của Việt Nam không những không tăng mà còn có xu hướng giảm. II.2.2. Lãi suất vay nợ của Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lãi suất vay nợ của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Hiện nay Việt Nam được vay nợ với lãi suất thấp 1 - 2,99% /năm (chiếm 65,5% tổng dư nợ). Khoản vay có lãi suất cao từ 6 - 10% một năm trong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. II.2.3. Cơ cấu nợ vay của Việt Nam. Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay. Trên lý thuy ết, điều này được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp l ực lên nghĩa vụ trả n ợ nước ngoài của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế cơ cấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tài chính thế giới. Tỷ trọng cao của các khoản vay bằng USD (22,95%) và JPY (38,25%) gây nguy cơ gia tăng khoản chi gốc và lãi khi tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng tăng; và JPY đang lên giá so với USD. Trong những năm gần đây nợ ở VN đã gia tăng từ mức 14,208 tỷ USD năm 2005 lên 27,928 tỷ USD năm 2010. N ế u ti ế p t ụ c xu h ướ ng này và không có các bi ện pháp ki ể m soát và qu ả n lý n ợ có th ể khi ế n n ợ n ướ c ngoài trở nên không an toàn. II.2.4. Các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam một số năm gần đây. Phân theo chủ nợ của khoản nợ chính thức ta có các chủ nợ song phương và đa phương. Gồm có các nước chủ nợ sau: Angeri, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,
- Pháp, Nhật Bản… và các tổ chức sau EIB , IBRD, IDA, IFAD, IMF, NDF, NIB, OPEC, ADB… • Nợ song phương: Mức nợ song phương lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản với mức nợ hằng năm đều > 50% tổng nợ vay của các chủ nợ lớn. Tiếp đến là Pháp và Nga. 2005 2006 2007 2008 2009 Angeri 158.3 127.82 96.71 42.6 66.6 Trung Quốc 128.25 141.53 169.94 186.41 359.08 Nhật Bản 3,945.55 4,526.02 5,449.99 6,773.66 8,290.94 Hàn Quốc 123.38 136.03 133.28 113.55 186.48 Hoa Kỳ 103.68 100.46 97.24 94.02 92.06 Pháp 676.05 784.03 1,009.36 911.72 1,112.52 Nga 641.21 636.54 626.3 607.45 589.09 Tổng 5776.42 6452.43 7582.82 8729.41 10696.77 Bảng 2: Một số chủ nợ song phương lớn của Việt Nam. Đơn vị tính:Triệu USD. • Ngoài ra Việt Nam còn vay nợ từ các tổ chức đa phương chức trên thế giới được tổng hợp từ nguồn của Tổng cục thống kê như sau: 2006 2007 2008 2009 2010 ADB 2009.66 2421.22 2623.58 3860.99 4174.44 IBRD 700 IDA 3593.14 4608.97 4863.11 6441.29 6930.41 IFAD 77.04 90.94 95.49 115.96 128.38 IMF 188.54 170.58 135.58 92.78 50.01 NDF 14.07 16.63 17.22 31.97 30.77 NIB 184.12 204.79 231.88 241.15 223.16 OPEC 33.55 37.69 40.15 46.12 52.71 EIB 48.09 68.62 131.33 Tổng 6100.11 7550.82 8048.07 10898.98 12421.25 Bảng 3: Nợ vay từ các tổ chức đa phương của Việt Nam. Đơn vị tính: Triệu USD. Qua bảng trên ta thấy nợ song phương và đa phương của Việt Nam qua các năm đều tăng lên đáng kể. Nhật Bản và IDA là hai chủ nợ lớn nhất của Việt Nam. II.2.5. Hiệu quả sử dụng nợ vay. Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. Về mặt xã hội các dự án góp phần xóa đói, gi ảm nghèo, gia tăng công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Các dự án điển hình: Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy Thủy điện sông Hinh, một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận… nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh, một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều trạm y tế đã được cải tạo hoặc xây mới, các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở
- nhiều tỉnh, thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi.Các chương trình dân số và phát triển,chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả. Trong vấn đề sử dụng nợ, một điều đáng quan tâm là mục đích sử dụng nợ lại là yếu tố dẫn đến nợ vay không được sử dụng một cách có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là trên thực tế khi tiến hành huy động vốn cần phải xây dựng các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ nhưng sử dụng vốn vay như thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế. Điều đó dẫn đến nguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn, nhưng tốc độ giải ngân thì chậm, ảnh hướng đến việc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thoả mãn nhu cầu cầu về vốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ. Với đồng vốn giải ngân chậm mà không được đưa đồng vốn giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay tốc độ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu được hạn chế, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế III. Gánh nặng nợ trong tương lai của Việt Nam. III.1. Mặt trái của việc vay vốn nước ngoài hiện nay của Vệt Nam. Việc Việt Nam vay vốn nước ngoài nhưng sử dụng nó chưa hợp lý đem lại những hậu quả xấu cho nền kinh tế trong nước. Thứ nhất, vay vốn nước ngoài làm quy mô nợ nước ngoài ở Việt Nam ngày càng lớn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, từ 31,4% năm 2006 lên 41,5% năm 2011 (ở mức 1.042 nghìn tỷ đồng, khoảng 50 tỷ USD). Trong cơ cấu nợ công Việt Nam, nợ nước ngoài hiện chiếm tới 30%, vì thế, khi nợ nước ngoài tăng kéo theo tổng nợ công tăng lên. So với một số nước trong khu vực, mức nợ công của Việt Nam hiện đang ở mức quá cao: Thái Lan là 44% GDP, Indonesia là 39,7% GDP và Philippines là 47,3% GDP. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục và không có các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, thì có thể nợ nước ngoài trở nên không an toàn. Điều này thực sự rất đáng lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, để bù đắp thâm hụt ngân sách, trong khi điều kiện vay nợ trong nước bị thu hẹp do kinh tế đang gặp khó khăn, thì nhiều khả năng phần nợ nước ngoài sẽ tăng lên. Trước tình hình này, không ít ý kiến của các chuyên gia tài chính cho rằng, Việt Nam đang đứng trước những rủi ro nợ tiềm ẩn. Thứ hai, tỷ lệ giải ngân còn thấp: Theo Bộ Tài chính, cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, trong đó: vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, vay ưu đãi khác 19% và vay thương mại chỉ chiếm 7%. Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay có thời gian dài, từ 20-40 năm, thời gian ân hạn từ 5-10 năm, lãi suất khoảng từ 0,75%-2,5%/năm. Điển hình là các khoản vay của Ngân hàng Thế giới(WB) có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm; Các khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi
- suất khoảng từ 1 đến 2%/năm). Tuy nguồn vốn ODA có xu hướng tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, nhưng mức độ giải ngân còn thấp. Thứ ba, dự trữ ngoại hối quốc gia giảm mạnh: Do dư nợ tăng nhanh, tổng lượng tiền mà ngân sách phải dành để trả các chủ nợ nước ngoài khá lớn, lại đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2010, Việt Nam phải trả các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỷ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. Bộ Tài chính cho biết, tính từ nay cho đến năm 2015, mỗi năm nước ta phải trả nợ nước ngoài cả gốc lẫn lãi khoảng 1,5 tỷ USD, và tính đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỷ USD. Điều đáng lưu ý, năm 2010, dịch vụ nợ nước ngoài bằng 50% tổng đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước. Đây là con số khá l ớn trong điều kiện quy mô ngân sách nhà nước còn rất hạn hẹp. Thứ tư, vay vốn nước ngoài khiến dân cư có tâm lý lo ngại do việc sử dụng dàn trải, kém hiệu quả nợ nước ngoài: Xét về mặt tổng thể, việc sử dụng vốn vay của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá đạt hiệu quả khá cao trên các phương diện kinh tế - xã hội. Một minh chứng rõ nét là, báo cáo của Bộ Tài chính tháng 9/2011 cho biết, tỷ lệ nợ xấu trong số hơn 500 dự án của doanh nghiệp được Chính phủ cho vay l ại bằng các khoản vay nước ngoài chỉ chiếm khoảng 0,7%.Tuy nhiên, không ít các khoản đầu tư của Nhà nước được coi là còn dàn trải, chậm tiến độ do sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư đã gây thất thoát, lãng phí lớn. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đ ầu tư, tính đến tháng 4/2012, các dự án chậm tiến độ có xu hướng tăng lên. Trong số 302 dự án ở nhóm A được kiểm tra (nhóm dùng vốn ngân sách Nhà nước) thì phát hiện 93 dự án chậm tiến độ (chiếm 28,1%), cao hơn so với kỳ báo cáo năm 2010 là 19,35%, năm 2009 là 11,55% và năm 2008 là 16,73%. Điều này phản ánh tình trạng có vấn đ ề về kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. III.2. Gánh nợ trong tương lai. Vay vốn nước ngoài với các nước đang phát riển như Việt Nam giống như một con dao hai lưỡi. Một phần có thể, vốn vay nước ngoài giúp thúc đẩy tăng tr ưởng kinh tế, tăng đầu tư, tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, vốn vay nước ngoài có thể mang lại những tác động xấu đến môi trường, kinh tế, xã hội... nhất là vấn đề nợ nước ngoài. Huy động và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài có thể để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho nước đi vay vốn. Gánh nặng này có thể để lại hậu quả xấu cho các thế hệ trong tương lai. Nếu để tình trạng quá nghiêm trọng, thậm chí nền kinh tế quốc gia có thể bị suy thoái và dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan kéo theo về môi tr ường, văn hóa, xã hội,... Nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của chính phủ, nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 37 tỷ USD, trong đó 27.8 tỷ là nợ của chính phủ và 9,2 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không đ ược nhà nước bảo lãnh. Như vậy nợ của Vinashin, 700 triệu US bán trái phiếu là nằm trong nợ chính phủ và 600 triệu nợ ngân hàng Thụy Sĩ không nằm trong nợ chính phủ theo đ ịnh nghĩa của VN không theo đúng với chuẩn quốc tế. Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam tăng rất nhanh (trung bình 22% một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 49 %. Và đặc biệt quan trọng là nợ
- doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125%. Mặc dù nợ nước ngoài ở Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng trong những năm gần đây, nợ nước ngoài quốc gia có xu hướng tăng khá nhanh. Theo thống kê của Bộ Tài Chính nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng từ 31.4% trong năm 2006 lên 42.2% năm 2010. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam nhỏ hơn mức 65% góp phần thúc đảy tăng trưởng kinh tế, còn nếu tỷ lệ này vượt quá 65% thì nợ nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ đấy cho thấy, gia tăng nợ nước ngoài hiện nay của nước ta có thể chưa phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng nguồn lực này chúng ta cần nghiêm túc và thận trọng. Khả năng chi trả nợ nước ngoài nằm chung trong việc phân tích cán cân thanh toán, tức là cung cầu ngoại tệ. Cung gồm nguồn ngoại tệ từ kiều hối và viện trợ không hoàn lại, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài, còn cầu là để nhập siêu và tr ả nợ nước ngoài. Các chi tiêu nhỏ bé khác được bỏ qua. Theo Ngân hàng Á châu số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2009 là 16,8 tỷ USD. Như vậy Việt Nam hoàn toàn có khả năng chi trả trong năm này.Tuy vậy, dù có đ ủ dự tr ữ ngo ại tệ, do nhu cầu nhập siêu lớn và việc điều hành kinh tế không hợp lý, đặc biệt là khi có lạm phát cao, vẫn có thể gây ra khủng hoảng thiếu ngoại tệ. Số dự trữ có thể nhanh chóng không còn nếu doanh nghiệp không mua nổi ngoại tệ trên thị trường. Lạm phát cao có tác dụng khuyến khích dân chúng và doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ và vàng. Hạn chế mua ngoại tệ và phát lệnh kiểm soát giá ngoại tệ chính thức, càng làm việc găm giữ này tăng; không mua được ngoại tệ dân sẽ đổ xô mua vàng, nhập vàng để làm lời sẽ làm tăng thêm số ngoại tệ sẵn sàng cung ứng cho thị trường. Đây chính là nguyên nhân của tình hình rối loạn tài chính những tháng cuối năm 2010. Vấn đ ề là gi ải quy ết nguyên nhân gây ra lạm phát hiện nay. Mà nguyên nhân chính là chi tiêu và đầu tư quá mức của khu vực nhà nước và do đó đưa đến việc tăng tín dụng và phát hành ti ền quá mức. Giải quyết vấn đề này có thể góp phần giải quyết được vấn đề chi trả nợ nước ngoài cho Việt Nam, giảm gánh nặng nợ trong tương lai. Từ thực trạng trên ta có thể thấy rõ vấn đề vay nợ nước ngoài và sử dụng vay nợ nước ngoài còn nhiều hạn chế, chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong tương lai. III.3. Một số rủi ro hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt. - Các khoản vay ODA. Rủi ro nằm ở chỗ là một phần không nhỏ nợ công của Việt Nam hiện nay là bằng đồng Yên, khoảng trên dưới 30%. Trong khi đó tỷ giá đồng Yên rất dao động, nếu đồng Yên cứ lên giá như hiện nay thì rất bất lợi cho nước ta dù lãi suất thấp. + Đồng yên lên giá khiến gánh nặng trả nợ của các nước đi vay như Viêt ̣ Nam thêm nặng. + Vào năm ngoái Nhật Bản nắm hơn 40% khoản mà Việt Nam vay nợ nước ngoài với ODA chiếm khoảng ba phần tư.
- - Rủi ro thứ hai liên quan đến việc bảo lãnh vay không chỉ cho các Tập đoàn nhà nước mà còn là tư nhân thời gian qua, dù là nợ tư nhân, nhưng khi đổ vỡ lớn xảy ra thì Chính phủ cũng phải nhảy vào can thiệp, vì vậy nợ công cũng phải nhìn trong t ổng nợ quốc gia. - Rủi ro thứ ba là mặc dù nợ ngắn hạn so với tổng nợ chúng ta thấp, chỉ vào khoảng 6-7 tỷ USD nhưng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ đang tăng lên. IV. Phương hướng và giải pháp hạn chế giải việc vay vốn nước ngoài ở Việt Nam. IV.1. Phương hướng. IV.2. Dự báo tình hình kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,3%, thấp hơn 0,2% so với dự báo tháng 1 năm 2013 . Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng năm 2013, song IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2014. Theo đó, kinh tế toàn cầu năm 2014 sẽ tăng trưởng khoảng 4%. IMF d ự báo các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng khoảng 1,2% trong năm nay và 2,2% năm 2014. IV.3. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng khoảng 7,0- 7,5%/năm, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6-2,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,0-8,5%; dịch vụ tăng 7,6-8,1%[18, tr.29]. Dư nợ công đến 2015 dự kiến tương đương khoảng 55-60% GDP, trong đó: dư nợ của Chính phủ khoảng dưới50% GDP; dư nợ nước ngoài của quốc gia dưới 50% GDP. IV.4. Phương hướng vay nợ nước ngoài. I.1.1. Gắn với mục tiêu tăng trưởng và GDP. Mức độ vay nợ nước ngoài hàng năm của mỗi nước phải được tính toán chặt chẽ trong mỗi tương quan với GDP, bảo đảm tổng nợ của quốc gia so với GDP hàng năm luôn ở mức thấp hợp lý thì mới có thể bảo đảm không gây ra gánh nặng n ợ n ước ngoài trong tương lai. I.1.2. Gắn với khả năng xuất khẩu. Xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện nguồn thu ngọai tệ chủ yếu của nền kinh tế, gắn liền với thặng dư của cán cân thương mại, cán cân vãng lai và t ự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế. Khi xuất khẩu tăng cao và tổng kim ngạch xuất khẩu lớn cho thấy nguồn ngoại tệ của nước đi vay tự có lớn, kèm theo nếu nhập khẩu thấp và hợp lý thì thặng dư cán cân thương mại cao, sẽ có nguồn ngoại tệ lớn để dành cho trả nợ, không gây ra thâm hụt và mất cân đối lớn đối với cán cân thanh toán quốc tế. Nhưng nếu tỷ lệ Tổng nợ/ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên 150% là đáng lo ngại. Thực tế, chỉ có một số nước đang phát triển tránh được việc ra hạn nợ vớI tỷ lệ Tổng nợ/ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên 200%. I.1.3. Vay và trả nợ nước ngoài với cân đối ngân sách nhà nước. Vay nợ nước ngoài quan hệ chặt chẽ với cân đối NSNN ở phương diện nợ nước ngoài của Chính phủ. Nguồn trả nợ nước ngoài của Chính phủ luôn luôn được cân đối trong chi ngân sách nhà nước, do vậy khi tỷ lệ trả nợ trong chi NSNN thấp thì ngân sách đó mới có thể
- lành mạnh được, còn nếu quá cao thì trở thành vấn đề báo động vì nó sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. I.1.4. Các mối tương quan khác. Tất cả những chỉ tiêu nêu trên đều nằm trong một mối quan hệ qua lại với nhau, phản ánh sự lành mạnh của nền kinh tế và khả năng hấp thụ cũng như khả năng trả nợ nước ngoài của nền kinh tế đó. Như vậy, trong công tác quản lý nợ nước ngoài cần đề cập nhiều khía cạnh khác nhau trên một tổng thể để tìm ra một lời giải có lợi cho nền kinh tế IV.5. Một số giải pháp. IV.5.1. Đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Để đảm bảo an toàn tín dụng, nền kinh tế phải có tăng tr ưởng kinh t ế cao đ ể đảm bảo lãi vay nợ không vượt quá khả năng sinh lời của nó. Ở nước ta phải gia tăng mức đầu tư, trong đó mức gia tăng của GDP phải nhanh hơn. Hay nói cách khác, ta phải mở rộng quy mô nền kinh tế một cách có hiệu quả, Việt Nam sẽ phải cố gắng rất nhiều. Xuất khẩu là nguồn cung duy nhất cho trả nợ vay nước ngoài, vì vậy muốn hạn chế việc vay vốn nước ngoài đòi hỏi xuất khẩu phải tăng trưởng cao, đa dạng hóa v ề cơ cấu và chủng loại. IV.5.2. Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lí. Nhằm đảm bảo cơ cấu nợ bền vững, cần đánh giá cẩn thận từng món vay mới, đặc biệt quan tâm đến việc duy trì cơ cấu nợ theo thời gian hợp lí. Nếu không có cơ chế kiểm soát kịp thời và thích hợp thì các nguồn vốn ngắn hạn này sẽ trở thành rủi ro trong quản lí nợ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để hạn chế tác động tiêu cực của luồng vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế và với an ninh tài chính quốc gia, trước hết tự do giao dịch vốn cần: - Tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vốn ngắn hạn. - Xây dựng và củng cố năng lực phân tích, quản trị vấn đề tài chính của các doanh nghiệp, xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ IV.5.3. Quản lí các khoản vay nợ của nhà nước. Cần tranh thủ nguồn vốn vay ODA phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và khả năng hấp thụ của nền kinh tế nói chung và của từng ngành, địa phương nói riêng. - Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo. - Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại. - Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. - Đầu tư cho khoa học, công nghệ, môi trường, đảm bảo phát triển bền vững IV.5.4. Xây dựng cơ cấu nợ bền vững. Cần tuân thủ quy luật khách quan trong thay đổi luồng vốn vào các nước đang phát triển Lựa chọn hợp lí các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một cách thích hợp nhất theo mục đích sử dụng trên nguyên tắc khai thác triệt để các
- nguồn vốn vay ưu đãi có thời gian dài, lãi xuất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ cơ sở hạ tầng, vì cần vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững. IV.5.5. Kiểm soát nợ nước ngoài. Cần chú ý đến khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam, không nên chủ quan khi chỉ dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo tập quán quốc tế là 40% GDP. Trong thực tế, theo tiêu chuẩn phân loại mức độ nợ của Ngân hàng Thế giới, cho rằng tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP trong khoảng 30% - 50% có nghĩa là quốc gia đó đang ở mức độ khó khăn. Với tình hình ngân sách luôn bị thâm hụt, nếu công tác kiểm soát nợ không chặt chẽ và hiệu quả thì khả năng vượt ngưỡng an toàn sẽ rất gần. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tính đến tổng nợ nước ngoài phải trả với tổng các khoản vay mới, tránh tình trạng tổng phải trả lớn hơn tổng khoản vay vì các năm qua con số trả nợ thấp do các khoản vay mới chưa đến hạn nhưng những năm sắp tới đ ậy chúng ta s ẽ chịu áp lực trả nợ khi hạn thanh toán đã đến. Sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả: - Xem xét một cách độc lập, khách quan và đánh giá cẩn trọng các phương án kinh doanh, năng lực và tiềm năng của các doanh nghiệp có nhu c ầu vay vốn, c ần định giá được lợi nhuận ròng trong phương án này phải cao hơn lãi suất đi vay. - Phân chia rủi ro cho việc phân bố các khoản vay vào các dự án đầu tư nên phân vốn vay này vào các dự án đầu tư trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào ngành kinh tế đang là mũi nhọn. - Đa dạng hóa và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài. Coi trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Hạn chế vay thương mại với lãi suất cao, thời hạn ngắn, cần cân nhắc vay nợ như thế nào cho lợi nhất, tránh để ngập đầu vì nợ. - Phải có chính sách vay trả nợ nước ngoài thận trọng, đầu tư hợp lý. Xây dựng dự án để có khả năng sử dụng vốn vay hợp lý và có hiệu quả nhất. Ngăn chặn vay nợ và đầu tư tràn lan, đầu tư vào những dự án không hiệu quả, không có khả năng hoàn trả vốn vay. - Khi vay nợ phải xem xét kỹ các điều khoản về vay và trả, thực hiện đàm phán để tránh những rủi ro không đáng có. - Cần hạn chế việc đầu tư quá mức bằng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ vào các dự án không có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để trả nợ hoặc các dự án không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế nhằm cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, từ đó huy động tối đa các nguồn lực trong nước, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vay nợ nước ngoài. Đồng thời, việc xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu việc quản lí không hiệu quả các nguồn lực, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên nền tảng tăng cường tích lũy vốn và năng suất sản xuất. - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các cơ chế quản lí chính sách vay nợ nước ngoài, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lí nợ nước ngoài ở các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu trước mắt và lâu dài - Tổ chức mạng lưới thông tin nợ nước ngoài thông suốt từ Trung ương đến địa phương và đơn vị sử dụng vốn vay, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, đáp
- ứng các yêu cầu quản lí của Nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh c ủa khu v ực doanh nghiệp. IV.5.6. Chính sách tiền tệ-duy trì mức lạm phát 5%. Tỷ lệ lạm phát không thể ở mức quá thấp, bởi như thế, mức lãi suất thực dương sẽ cao. Mặc dù điều này có thể tốt cho sự ổn định giá cả, nhưng nó sẽ có hại cho tăng trưởng kinh tế. Mức lãi suất huy động danh nghĩa thấp nhất của Việt Nam trong giai đoạn 1996- 2010 vào khoảng 6-7%. Như vậy, để đảm bảo mức lãi suất huy động thực dương ở mức 1-2%, mức trung bình trong nhiều năm qua, Việt Nam nên duy trì ở mức l ạm phát khoảng 5%. IV.5.7. Câu hỏi đặt ra. Việt Nam sẽ huy động các nguồn vốn này từ đâu, khi mà lãi suất ngoại tệ có xu hướng gia tăng, đồng thời các điều kiện vay ODA ngày càng chặt hơn? Cần cắt giảm đầu tư công ở những lĩnh vực nào? và với quy mô ra sao? Trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn trong tình trạng đô la hoá ở mức cao, hơn nữa các nguồn đầu tư từ nước ngoài có thể sẽ bất ổn trong thời gian tới, khi môi tr ường kinh tế quốc tế thay đổi, các dòng kiều hối nên được xem là nguồn vốn dự phòng và mang tính điều tiết trong các trường hợp đột xuất.
- KẾT LUẬN Vốn là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi đất nước; trong đó vốn vay nước ngoài đã góp phần quan tr ọng thúc đ ẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội và rút ngắn khoảng cách ở một số nước nghèo với các nước giầu. Nhờ vốn vay nước ngoài mà một số nước đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế trong thập kỷ gần đây như: Trung Quốc, Hàn Quốc,Thái Lan, Malaysia... Bên cạnh đó một số nước vay nợ nước ngoài đã không có tác động thúc đẩy tăng trưởng, mà ngược lại trở thành gánh nặng nợ và gây ra những hiểm hoạ, nguy c ơ khủng hoảng vô cùng to lớn đối với đất nước và cả dân tộc như Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha... Mặc dù vay vốn nước ngoài có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế V iệt Nam hiện nay nhưng chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó đối với quốc gia đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế khi mà yếu tố nội lực còn thiếu thốn và chưa đáp ứng được yêu cầu. Bởi vậy nên để tránh cho tình trạng “th ế h ệ hôm nay” vay mượn mà gánh nặng nợ lại đè nặng lên vai của “thế hệ mai sau” thì ngay t ừ bây giờ chính phủ VN cần có những chính sách hợp lý trong việc huy đ ộng cũng nh ư tập trung nguồn lực trong việc giải ngân vốn vay nước ngoài một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả cảu việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, bởi đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế VN hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án "“Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
49 p | 2456 | 1141
-
Đề tài " Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất "
30 p | 423 | 178
-
Đề tài: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
106 p | 359 | 110
-
TIỂU LUẬN: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam
34 p | 279 | 104
-
Đề tài: Vay nợ nước ngoài và gánh nặng cho tương lai phân tích thực tiễn ở Việt Nam
23 p | 239 | 93
-
Đề tài nghiên cứu khoa học "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)"
95 p | 740 | 83
-
Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam"
121 p | 265 | 82
-
Trình bày về vấn đề thu hút vốn ODA tại Việt Nam
16 p | 212 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát
26 p | 107 | 34
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
67 p | 98 | 33
-
Đề tài: Vay nợ nước ngoài và gánh nợ có thể có trong tương lai phân tích chứng minh thực tiễn tại Việt Nam
0 p | 153 | 27
-
Đề tài 2: Vay vốn nước ngoài có thể trở thành gánh nặng nợ ở Việt Nam hiện nay. Qua thực tiễn Việt Nam hãy chứng minh nhận định trên.
26 p | 119 | 23
-
Đề tài tốt nghiệp: Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
43 p | 82 | 19
-
Giải pháp vè kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất khẩu tại Vietcombank Hà nội - 3
10 p | 112 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
20 p | 88 | 15
-
So sánh giải pháp tín dụng tại các ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các ngân hàng việt nam - 2
31 p | 90 | 15
-
Đề tài " ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU "
10 p | 69 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn