Đề tài: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
lượt xem 110
download
Trong những năm qua, nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, điều đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ω ---------- PHẠM VĂN DŨNG NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. H Ồ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ω ---------- PHẠM VĂN DŨNG NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế -Tài chính - Ngân hàng. Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011
- Mục Lục Mở đầu ............................................................................................. ..1 CHƯƠNG I : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............. ..5 1 .1. Các khái niệm về nợ và tăng trưởng kinh tề: ............................................ ..5 1 .1.1 Nợ nước ngoài của quốc gia ...................................................................... . 5 1 .1.2 Tăng trưởng kinh tế ................................ ................................................... ..5 1 .1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. ................................ ..... ...6 1 .2 Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế .................................... ..8 1 .3 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu nhập thấp ................................................................................................. .....9 1 .3.1 - Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn n ợ n ước ngoài của IMF. .................. .... 9 1 .3.2 - Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của các quốc gia vay nợ. ........................................................................................... ...10 1 .4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... ...11 1.4.1- Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài........................................... ............,........11 1.4.2- Các nghiên cứu của tác giả trong nước. .......................................................... ....15 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ................................................................ ................................ ................. ...18 2 .1- Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010 ........ ...18 2 .2- Những nguyên nhân làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam. ........... ...21 2 .2.1 - Nợ nước ngo ài gia tăng do thâm hụt thương mại :…………………….....21 2.2.1.1 Thâm hụt thương mại do ch ênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm:……...22 2.2.1.2 Thâm hụt thương mại do đầu tư tăng quá cao:…………...…….....…22 2.2.1.3 Thâm hụt thương mại do đầu tư không hiệu quả…………....…........26 2.2.1.4 Thâm hụt thương mại do mức tiết kiệm thấp………………..............29
- 2.2.1.5 Thâm hụt thương m ại do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nh ập khẩu……………….…………………………………………...........30 2 .2.2 - Nợ nước ngo ài gia tăng do thâm hụt ngân sách :……………………...…31 2 .2.3 - Thâm hụt kép khuếch đại tác động đến nợ n ước ngoài:……………….....33 2 .3- Đánh giá thực trạ ng nợ nước ngoài của Việt Nam…...................................35 2 .3.1 - Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của HIPCs………………………...………………………………………......35 2 .3.2 - Đánh giá tính ổn định của n ợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ n ước n goài của Việt Nam……………………………........………..............….36 2 .3.3 - Đánh giá tính ổ n định của nợ theo sứ c mạnh thể ch ế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài………………………………….............…..38 2 .3.4 - Đánh giá kh ả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai…………...……... 39 2 .3.5 - Đánh giá rủi ro việc vay nợ n ước ngoài không được Chính phủ b ảo lãnh………………………………………..……………………...…........42 2 .3.6 - Đánh giá tính công bằng liên thế hệ trong qu ản lý và sử dụng nợ vay nước n goài tương lai…………………………………………...…………...... 44 2 .3.7 - Những bất cập về qu ản lý nợ nước ngoài hiện nay...…… ... …....…........45 CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC NGH IỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯ ỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2010 .................................................................................................................. . 47 3 .1. Ư ớc lượng ngưỡng nợ nước ngoài theo mô phỏng đường cong Laffer nợ .......................................................................................................................... .47 3 .2. Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2010 ........................................................................ 48 3.2.1. Mô hình nghiên cứu. ............................................................................. 48 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm. ............................... 50 3.2.3. Kết quả thực nghiệm. ............................................................................ 50 3 .2.3.1 Các phân tích và kiểm định ban đầu. .............................................. 50 3 .2.3.2 Phân tích cân b ằng d ài h ạn -Phân tích đồng liên kết ........................ 52
- 3 .2.3.3 Phân tích cân bằng ngắn hạn .......................................................... ...... 56 3.2.4. Kết luận ................................................................................................ . 63 3.2.5. Hạn chế của mô hình đ ịnh lượng ........................................................... . 64 CHƯƠNG IV : MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ Q UẢN LÝ NỢ NƯỚC NGO ÀI CỦA VIỆT NAM. ........................................ . 65 4 .1- Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ...................... . 65 4 .2- H ướng đến cân đối tiết kiệm- đầu tư. ..................................................... . 66 4 .3- Tăng cường quản lý việc vay nợ nước ngoài không được bảo lãnh…...... 68 4 .4- Cải thiện thể chế và chính sách để hướng đến xây dựng một chiến lược quản lý nợ thích nghi với bối cảnh hiện nay................................................... .. 69 4 .5- Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài: .............................................. . 72 K ẾT LUẬN ….............................................................................................. ....... 78 H ẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . PHỤ LỤC 1. PHỤ LỤC 2. PHỤ LỤC 3. PHỤ LỤC 4.
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Tiêu chí đánh giá mức độ an to àn về nợ của MF..................................9 Bảng 1.2 : Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngo ài của WB.............................10 Bảng 1.3 : Một số nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế………..........……… ………..………….... ........14 Bảng 2.1 : Tỷ lệ tiết kiệm và đ ầu tư giai đoạn 2000-2009................…................22 Bảng 2.2 : Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư các thành phần kinh tế (theo giá thực tế) giai đoạn 1999 – 2010..............................……...................................23 Bảng 2.3 : Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đo ạn 2005 – 2010...........…........25 Bảng 2.4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Châu Á - Giai đ ọan từ 2000 -2009..........................................................................................26 Bảng 2.5: Tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư và ICOR của Việt Nam, giai đoạn 1995 -2010…………….............................................................. …….27 Bảng 2.6: Thâm hụt thương mại Việt Nam, giai đoạn 1995-2010.........……......31 Bảng 2.7: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2011F...........................…….........32 Bảng 2.8. Thâm hụt NSNN và cán cân thương m ại Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2010.............………….......................................................................33 Bảng 2.9 : Các tiêu chí đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của IMF và WB cho HIPCs.................... ...........................................................................35 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngo ài của Việt Nam............................37 Bảng 2.11: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs. ................................................................................................39 Bảng 2.12: Dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngo ài của Chính phủ, tính đ ến 31/12/2010...................................................................................40 Bảng 2.13: Các chỉ tiêu giám sát về nợ nư ớc ngo ài và tăng trưởng kinh tế (Giai đoạn 2005 -2010). ...............................................................................42 Bảng 2.14 : Tốc độ tăng nợ nước ngo ài của quốc gia, khu vực công và không được bảo lãnh, giai đoạn 2006 -2010...................................................42 Bảng 3.1: Ma trận hệ số tương quan.....................................................................51
- Bảng 3.2 :Kết quả kiểm định nghiệm đ ơn vị........................................................51 Bảng 3.3 : Kiểm định wald mô h ình 1..................................................................53 Bảng 3.4 : Kiểm định phần d ư của mô hình (2)....................................................53 Bảng 3.5 : Hồi qui mô h ình ECM với 2 bước trễ..................................................57 Bảng 3.6: Hồi qui mô h ình ECM với 1 bước trễ..................................................59 Bảng 3.7 : Kết q uả kiểm ý nghĩa thống kê mô hình ECM (Mô hình 1 bước trễ) .61 Bảng 3.8: Phần dư có phân phối chuẩn................................................................ 62 Bảng 3.9: Kiểm định wald mô hình ECM 1 bước trễ.......................................... 63
- DANH MỤC H ÌNH VẼ Hình 1.1 : Đường cong Laffter về nợ....................................................…...............7 Hình 2.1 : Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng trưởng GDP.......... ............ 18 Hình 2.2 : Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (giá thực tế, tỷ đồng), giai đoạn 1999 – 2010............................................................................... .23 Hình 2.3 : So sánh tỷ lệ đầu tư/GDP (%) của Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á, giai đoạn 2000 -2009.............................. ...................24 Hình 2.4 : So sánh h ệ số ICOR của các thành phần kinh tế.................................. 28 Hình 2.5 : Tỷ lệ tiết kiệm/GDP giai đoạn 1996- 2009 ....................... ...................29 Hình 2.6 : Quan h ệ tỷ lệ thâm hụt NSNN và cán cân thương m ại, giai đoạn 2000 – 2010............................ ……………………………………..34 Hình 3.1 : Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP (2000) của Việt Nam ..………………………………………………………………....47 Hình 3.2. Đường biểu diễn giá trị dự báo và phần dư mô m ình ECM dựa trên phần dư phương pháp Engle-Granger (3).................................... 58 Hình 3.3. Đường biểu diễn giá trị dự báo và phần dư mô m ình ECM, dựa trên phần dư phương pháp Engle-Granger (4).....................................60 Hình 3.4. Kết quả kiểm định Histogram -Normality...............................................62
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á M hoặc NK: Giá trị nhập khẩu. ADF: Augmented Dickey-Fuller MOF: Bộ Tài Chính DN : Doanh nghiệp NHNN: Ngân hàng Nhà nư ớc DW: Durbin-Watson NSNN: Ngân sách Nhà nước ECM: Error correction model ODA: Viện trợ chính thức không hoàn lại EDT : Tổng nợ nư ớc ngo ài OLS : Phương pháp bình phương EXP : Độ mở nền kinh tế b é nhất. EUR: Đồng tiền chung Châu Âu SRD : Quyền rút vốn đặc biệt FDI: Đầu tư trực tiếp n ước ngoài (Đồng tiền qui ước của một số nước thành viên IMF) FII: Đầu tư gián tiếp TB: Cán cân thương mại GDP: Tổng sản phẩm quốc nội TDS : Tổng dịch vụ nợ hay nghĩa GNP : Tổng sản phẩm quốc dân vụ nợ GNI : Tổng thu nhập quốc dân USD: Đô la Mỹ GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam VN: Việt Nam HIPCs : Các nước nghèo gánh n ặng WB: Ngân hàng Th ế giới nợ WTO: Tổ chức Thương mại Thế ICOR: Incremental Capital Output giới Ratio EX hoặc XK: Giá trị xuất khẩu IMF: Qu ỹ Tiền tệ Quốc tế. XNK: Xu ất nhập khẩu. INV : Đầu tư nội địa JPY : Đồng Yên Nhật
- 1 MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đ iều đó không chỉ dự a vào yếu tố nộ i sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên n goài. Để đạt được tố c đ ộ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn h ạn chế, các nước đang phát triển thư ờng thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay n ợ là một phương thức phổ biến. Vay n ợ nư ớc n goài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và vay th ương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp nhiều quốc gia kh ắc phụ c tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển b ền vững. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, khủng hoảng tiền tệ luôn đe dọa các nền kinh tế, việc vay nợ nước ngoài luôn gắn với các rủi ro tài chính qua các yếu tố tỷ giá, chi phí sử dụng nợ, lạm phát,… đây là vấn đề mà nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ ngày càng suy giảm so với ngoại tệ vay nợ, thì quy mô nợ và gánh nặng trả nợ ngày càng lớn. Thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và sử dụng nợ kém h iệu quả đã dẫn nhiều n ước đến tình trạng “vạ nợ”, ch ìm đ ắm trong khủng hoảng n ợ. Như vậy, có thể xem nợ nư ớc ngo ài như là một “con dao hai lưỡi”, vừ a giúp các nước đang “thiếu vốn” tăng cường và đẩy m ạnh phát triển kinh tế, ngược lại sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế củ a nước vay nợ. Để tìm hiểu vấn đề này, đ ã có các nghiên cứu trong nước về tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng và phần nhiều nghiên cứu thuộc về nhóm nghiên cứu đ ịnh tính, một số ít nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng nhưng không có biến trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa nợ nư ớc ngo ài và tăng trưởng kinh tế, ch ưa có các nghiên cứu phân tích sâu nguyên nhân gia tăng nợ nước ngoài, kết hợp giữa phân tích đ ịnh tính và phân tích định lượng để giải thích tác động của nợ nước n goài đến tăng trưởng kinh tế. Để bổ sung cho vấn đề này, tác giả quyết định chọn
- 2 đ ề tài “Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của m ình. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, làm cho nợ công và nợ nước ngoài trở thành vấn đề sống còn của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Châu âu đang ch ìm đ ắm trong nợ và quan tâm đặt biệt ở Việt Nam hiện n ay. Bởi vì, nợ nước ngo ài là một biến kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Những năm gần đây, nợ nước ngoài của Việt Nam tăng lên rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này đã gây nhiều quan ngại cho những nh à kinh tế, nhà ho ạch định chính sách và Chính phủ Việt Nam. Do đó, việc n ghiên cứu sâu hơn sự tác động n ày trong thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là h ết sức cần thiết, để rút kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp , những chính sách quản lý vay nợ nước ngoài một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. Ngoài việc tập trung phân tích nguyên nhân gia tăng nợ nước ngoài ở hai góc độ thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách, nghiên cứu còn đo lường một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng kỹ thuật phân tích đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM -Error correction model). Đây là k ỹ thuật được rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài ứng dụng khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, vì nó phù hợp với đặc điểm dữ liệu chuỗi thời gian. Mặc dù đ ã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn cũng không th ể n ào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được được sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn. 2 . Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của đề tài là thông qua việc phân tích, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng vay n ợ nước ngoài và mối quan hệ tác động giữa nợ nư ớc ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam . Từ đó, tác giả rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp n âng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.
- 3 3 . Đối tượng nghiên cứu : Để đạt mục tiêu nghiên cứu nh ư nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên cứu như sau: - Nợ nư ớc ngo ài và dịch vụ nợ của Việt Nam; - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; - Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP tại Việt Nam; - Tổng mức đầu tư nội địa trên GDP; - Độ mở nền kinh tế (EXP) - Trị giá xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam; - Mức đầu tư và mức tiết kiệm của nền kinh tế Việt Nam; - Thâm hụt thương m ại và thâm hụt ngân sách của Việt Nam. 4 . Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu tập trung vào thực trạng vay nợ nước ngo ài và phân tích đ ịnh lượng mối quan hệ giữa vay nợ n ước ngoài/GDP, dịch vụ nợ/GDP, đầu tư nội đ ịa/GDP, đầu tư trực tiếp nư ớc ngo ài/GDP, độ mở nên kinh tế với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ năm 1986, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa cho đến hết năm 2010. Ph ạm vi nghiên cứu cụ thể của đề tài là: - Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài và d ịch vụ nợ của Việt Nam, giai đoạn 1986-2010; - Phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt nam, giai đoạn 1986-2010; - Phân tích giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam; - Phân tích thâm hụt thương m ại và thâm hụt ngân sách của Việt Nam, giai đoạn 2000-2010; - Phân tích định tính và định lượng nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 1986-2010. 5 - Phương pháp nghiên cứu :
- 4 Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng các ph ương pháp: - Phương thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu từ Internet, các b ài b áo, các bài nghiên cứu trong và ngoài nư ớc. - Phương pháp mô h ình hoá: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích đ ịnh tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên d ễ hiểu hơn; - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình ECM để phân tích cân b ằng ngắn hạn của một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trư ởng kinh tế giai đoan 1986 - 2010. 6 - Dữ liệu nghiên cứu : Trong lu ận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê (GSO), Bộ Tài Chính (MOF), Bộ Công thương (MOIT), Qu ỹ Tiền tệ quốc (IMF), Ngân hàng Th ế giới (WB), công bố trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2010. 7 - Đóng góp của luận văn: Lu ận văn với đề tài “Nợ nước ngoài và tăng trư ởng kinh tế của Việt Nam” khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu sẽ có các khuyến nghị để Chính phủ hoàn thiện các thể chế, tiến tới nâng cao hiệu quả quản lý vay nợ nước ngoài Việt Nam 8 - Bố cục luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận văn chia làm 4 chương: - Chương I : Khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngo ài và tăng trưởng kinh tế; - Chương II : Phân tích thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam 1986-2010; - Chương III : Phân tích đ ịnh lượng ảnh hưởng của nợ nư ớc ngo ài đ ến tăng trưởng kinh tế; - Chương IV : Một số khuyến ngh ị nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay.
- 5 CHƯƠNG I KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGO ÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 1 .1- K hái niệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: 1 .1.1 Nợ nước ngoài của quốc gia : là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ đư ợc Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1 .1.2 - Tăng trưởng kinh tế : Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về giá trị trong phạm vi một nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng dung lượng thị trường...Sự tương tác giữa các bộ phận cấu th ành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trư ởng kinh tế. Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng nh ư tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường... được khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn...Nhiều công trình n ghiên cứu trong ngoài nước đã lượng hoá tác động của các nguồn lực tăng trưởng đ ến chất lư ợng và động thái tăng trưởng thông qua các mô hình như mô h ình tái sản xuất giản đơn của C,Mác, tái sản xuất mở rộng của V.I. Lênin, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow hoặc Solow...hoặc hàm sản xuất Cob Douglas. Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô h ình khác nhau nh ư tăng trưởng kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của cả hai mô h ình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lư ợc của các quốc gia. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là quá trình tích lu ỹ giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các nguồn
- 6 lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng những động lực đủ mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 1 .1.3 - Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Các lí thuyết kinh tế cho rằng mức vay nợ nước ngoài hợp lý ở các nước đang phát triển sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển đầu với dung lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao h ơn so với các nền kinh tế phát triển. Câu hỏi đặt ra là tại sao mức nợ tích lũy cao quá mức h ợp lý lại có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Sự lý giải tốt nhất có thể xuất phát từ lý thuyết “debt overhang”1. Theo Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết “debt o verhang” cho rằng nếu như n ợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nhà đầu tư tiềm n ăng sẽ lo sợ rằng khi quốc gia đó sản xuất càng nhiều, họ sẽ bị các nước đ ánh thu ế n ặng hơn để chi trả cho các khoản nợ nước ngoài, do đó các nhà đầu tư sẽ khó có th ể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Lý thuyết “debt overhang” còn đi đến một kết quả rộng h ơn, đó là mức nợ n ước ngo ài quá cao sẽ làm giảm các ưu đ ãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do việc củng cố tình hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước ngoài. Những bất lợi này đ ối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở các nư ớc có thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tình trạng “Debt overhang” cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây ra sự lo ngại về các quyết định của Chính phủ. Khi quy mô nợ công tăng lên, khó có th ể chắc chắc rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các 1 -“debt overhang” tạm dịch là việc vay nợ quá mức dẫn đến việc đầu tư sẽ không hiệu quả.
- 7 khoản nợ phải trả. Trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể dùng các công cụ tác động đến đầu tư đ ể chi trả cho các khoản nợ (theo Agenor và Montiel 1996). Lập luận này có thể được xem xét trong đường cong Laffer về nợ ( Hình 1.1), cho th ấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đư ờng cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên.Trên phần dốc xuống của đ ường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Hình 1.1 : Đường cong Laffter về nợ Debt Overhang Khả năng trả nợ Dung lượng nợ Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002):” External Debt and Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF., Đỉnh đường cong Laffer về nợ (h ình 1 .1) là điểm m à tại đó sự tăng lên trong tổng n ợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các ho ạt động khác, điểm n ày có thể liên quan đ ến điểm m à tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Do vậy, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Ngược lại, tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác động xấu đ ến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tổ tổng hợp. Bên cạnh đó, môi trường chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng.
- 8 1 .2- Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế 2 . Nợ công đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các nước đ ã và đ ang phát triển hiện nay, đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Và sự gia tăng nợ công đã d ấy lên lo ngại liệu nó đang bắt đầu đạt đến mức độ mà tại đó nó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế. Có một "đỉnh điểm" tồn tại? Làm thế nào tác động tăng trưởng mạnh mẽ được nếu nợ đã vượt qua ngưỡng? Điều gì sẽ xảy ra nếu nợ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài? Theo n ghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2010), sử dụng biểu đồ tổng hợp từ 44 quốc gia phát triển và đang phát triển, họ tìm thấy một ngưỡng nợ của chính phủ trên GDP 90%, n ếu vượt qúa mốc này tốc độ tăng trưởng thực tế giảm. Ngưỡng này được xem là "điểm tới hạn" hay “ngưỡng nợ”. Theo nghiên cứu của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi-Geib, các chuyên gia kinh tế của World bank (2010) bằng lý thuyết v à th ực nghiệm trên mẫu là 101 quốc gia ( 75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triển), trong đó có Việt Nam, về mối quan hệ trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 1980-2008, phân tích này cung cấp một nền tảng cho sự phát triển các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại ngưỡng nợ và ư ớc tính ngưỡng nợ (nợ công trên GDP) cho từng quốc gia, từ đó có những chính sách phù h ợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe dọa các nước có nợ nước ngoài cao hiện nay. Và kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ ( Debt threshold), mức ngưỡng của tỷ lệ nợ công trung bình dài hạn so với GDP là 77 % cho các nhóm m ẫu chung (gồm các quốc gia đ ã phát triển và đang phát triển) và 64% cho các các nước đang phát triển. Nếu nợ công vượt qua mức 77%, mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm mất 0,0174 điểm phần trăm tăng trưởng thực trung b ình hàng năm. Hiệu ứng n ày là rất quan trọng. Dư ới ngưỡng này, m ỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm tăng 0,065 điểm 2 “Finding the Tipping Point - When Sovereign Debt Turns Bad” by Mehmet Caner, North Carolina State University, Thomas Grennes, North Carolina State University, Fritzi Koehler-Geib, World Bank.
- 9 phần trăm tăng trưởng thực trung bình hàng n ăm . Như vậy, có sự tồn tại ngưỡng nợ, đ ây là giá trị tới hạn. 1 .3- Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu nhập thấp. Các ch ỉ số đánh giá mức độ an toàn về nợ nư ớc ngoài được xây dựng thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngo ài đối với an ninh tài chính quốc gia. Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá chung về nợ nước ngo ài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể. 1 .3.1 - Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài của IMF. Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đ ánh giá an toàn nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả n ợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ. Bảng 1.1 : Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF. Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF NPV của nợ (%) Dịch vụ nợ (%) Xu ất GDP Thu ngân Xuất khẩu Thu ngân khẩu sách sách An toàn 100 30 200 15 25 Trung Bình 150 40 250 20 30 Mạnh 200 50 300 25 35 Nguồn: IMF. - Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đ o lường hiện giá thuần của nợ nước ngo ài liên quan đ ến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu; - Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đ o lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu n gân sách nhà nước.
- 10 Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu nh ư đáp ứng hai điều kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP ( DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được xem là an toàn n ếu như NPV/X nhỏ h ơn 150%; NPV/DBR nhỏ hơn 250%. - T ỷ lệ NPV của nợ/GDP (NPV/GDP): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngo ài trên tổng thu nhập quốc nội; - Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách (TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được Ngân hàng Th ế giới và IMF đưa vào để đ ánh giá mức độ bền vững nợ công. TDS/X đo lường khả năng thanh toán dịch vụ n ợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ n ợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng, TDS/X phải thấp h ơn 15% và TDS/DBR th ấp hơn 10%. 1 .3.2 - Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của các quốc g ia vay nợ. Để xếp loại các con nợ theo mức độ nợ, Ngân hàng thế giới sử dụng các chỉ số đánh giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như ở bảng 2. Bảng 1 .2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB. Ch ỉ số Mức độ b ình Mức độ khó Mức độ thường khăn trầm trọng 1. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngo ài ≤ 30% 30 – 50% ≥ 50% so với GDP 2. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngo ài ≤ 165% 165 – 200% ≥ 200% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và d ịch vụ 3. Tỷ lệ % ngh ĩa vụ trả nợ so ≤ 18% 18 – 30% ≥ 30% với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và d ịch vụ 4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so ≤ 2% 2 – 4% ≥ 4%
- 11 với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và d ịch vụ so với GDP 5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so ≤ 12% 12 – 20% ≥ 20% với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Nguồn : World Bank. Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ n ần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay n ợ cho quốc gia. Quy mô nợ và trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả nợ thường được dùng đ ể đánh giá mức độ nợ. Mức độ nợ cũng ngầm cho biết khả năng trả nợ của các quốc gia trong trung và dài hạn. Các chỉ tiêu thường dùng: * Kh ả năng hoàn trả nợ vay n ước ngoài (EDT/XGS) - Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu h àng hóa d ịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ n ợ nư ớc ngo ài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nh ằm phản ánh nguồn thu xu ất khẩu h àng hóa và dịch vụ là phương tiện m à một quốc gia có thể sử dụng đ ể trả nợ nước ngo ài. * Tỷ lệ nợ nước ngo ài so với tổng sản phẩm quốc nội (EDT/GDP ) - Nợ/GDP: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nư ớc n goài. Thông thư ờng các n ước đang phát triển th ường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức. 1 .4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. 1 .4.1 - Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất "
30 p | 424 | 178
-
Đề Tài: Nợ nước ngoài của Việt Nam thực trạng và các biện pháp đề xuất
51 p | 274 | 122
-
Đề tài: Vay nợ nước ngoài và gánh nặng cho tương lai phân tích thực tiễn ở Việt Nam
23 p | 239 | 93
-
Đề tài: Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
79 p | 171 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
75 p | 145 | 34
-
Đề tài: Vay nợ nước ngoài và gánh nợ có thể có trong tương lai phân tích chứng minh thực tiễn tại Việt Nam
0 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam
112 p | 405 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Nợ nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
83 p | 96 | 18
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam
56 p | 132 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài cho Việt Nam
96 p | 91 | 15
-
Đề tài: Nợ nước ngoài và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
78 p | 101 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
165 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam - Cách tiếp cận ngưỡng nợ
73 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - Trường hợp các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á
94 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
106 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
32 p | 62 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
90 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn