intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Duy Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:56

133
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp "Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam" được nghiên cứu với các nội dung: Giới thiệu chung về đề tài; nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, cách phân loại nợ nước ngoài, các lý thuyết liên quan đến nợ nước ngoài và các nghiên cứu trước đây về nợ nước ngoài; trình bày khung phân tích của đề tài như mô hình Jame de pines; kết quả đạt được của đề tài; kết luận và kiến nghị chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN  ­­­­­­ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở  VIỆT NAM GVHD : NGUYỄN HOÀNG BẢO  SVTH : ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG  LỚP : ĐẦU TƯ 1 – K33 1
  2. TP. HCM, 2011 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Kể từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường năm 1987 đến   nay, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng đi đôi với nó là thâm hụt thương mại,  thâm hụt ngân sách, lạm phát cao… Trong bối cảnh kinh tế  thế  giới có nhiều biến  động,  ở  trong nước cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề  kinh tế  như  lạm phát tăng   cao, thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thị  trường nhà đất đóng băng, thị  trường   chứng khoán liên tục hạ điểm, giá vàng, giá đô la, giá xăng dầu bất ổn… Vấn đề thâm  hụt tài khoản vãng lai tăng cao và kèm theo đó là nợ  nước ngoài ngày càng lớn đang là   mối quan tâm của nhiều nhà kinh tế. Nợ  nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ  trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên con số nợ nước ngoài ngày càng lớn và   chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng, kèm theo đó là sự bất ổn của nền kinh tế và   cơ  chế  quản lý nợ  kém hiệu quả  có thể  sẽ  là nguyên nhân dẫn tới sự  kém bền vững  của nợ nước ngoài. Sau nhiều bài học trên thế giới, có thể nhận ra rằng trong quá trình  phát triển, khủng hoảng nợ rất dễ xảy ra và khó tránh khỏi, thực tế cho thấy thời gian  qua khủng hoảng đã xảy ra  ở   nhiều nước và đang lan rộng ra, đặc biệt là các nước   phát triển ở châu Âu. Đề tài đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động tới nợ nước ngoài  và tính bền vững của nợ  nước ngoài  ở  Việt Nam. Thông qua đó, kiến nghị  một số  chính sách nhằm giảm mức độ  nợ  nước ngoài cũng như  sử  dụng hiệu quả  nợ  nước   ngoài. Key words: nợ nước ngoài, bền vững, thâm hụt. 2
  3. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Chương một là chương giới thiệu tổng quan về đề tài, bao gồm lý do chọn đề tài, mục   tiêu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp luận và cấu trúc của đề tài. 1.1 Đặt vấn đề Nợ nước ngoài của một quốc gia  ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó,  đây hiện đang là vấn đề  quan tâm của rất nhiều các quốc gia trên thế  giới, từ  những  nước kém phát triển, đang phát triển hay kể cả những nước phát triển, nếu như không  có một chính sách quản lý các khoản nợ  quốc gia nói chung và khoản nợ  nước ngoài  nói riêng thì nguy cơ khủng hoảng nợ là rất lớn. Trong thời gian qua, có nhiều nước đang phát triển đã dựa và các khoản nợ nước ngoài  để  thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngoài những lợi ích đáng kể, các nước vay nợ  phải  đối mặt với những thách thức đòi hỏi phải có chính sách quản lý nợ  nước ngoài một   cách hợp lý để  tránh tình trạng khủng hoảng nợ. Nợ nước ngoài của Việt Nam ngày   càng tăng, tính tới năm 2010, nợ nước ngoài của quốc gia là 30% GDP, theo quan điểm  của Worldbank, đây vẫn là mức nợ  an toàn. Tuy nhiên nợ  nhiều hay ít không quan   trọng bằng vấn đề Việt Nam có đủ khả năng chi trả hay không.  Một xu thế rất đáng lo  ngại là trong giai đoạn 2001­2009, thâm hụt ngân sách tăng từ  2,8% GDP lên tới 9%  GDP, nhập siêu ngày càng lớn, tỷ giá biến động liên tục, Việt Nam đang bán rất nhiều   tài nguyên thiên nhiên để  thu ngoại tệ và trả  nợ  cho nước ngoài. Trong năm 2010, sự  khủng hoảng nợ  công của một loạt các nước phát triển  ở  châu Âu, theo các báo cáo  của Bộ tài chính, nợ  nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Đề  tài  tập trung tìm hiểu vấn đề nợ nước ngoài của Việt Nam, bao gồm  ảnh hưởng của các  3
  4. yếu tố vĩ mô tới khả năng gia tăng khoản nợ và khả năng trả nợ nước ngoài ở nước ta   và tìm hiểu tính bền vững của nợ nước ngoài của Việt Nam. Theo Aart Kraay and Vikram Nehru(2003), các biến số phi tài chính là yếu tố quyết định  then chốt đến tổng nợ nước ngoài và khả năng trả nợ nước ngoài của một nền kinh tế,   đặc biệt là chính sách ảnh hưởng rất lớn tới nợ nước ngoài. Ngay cả  một nước không   có tiền lệ về mất khả năng trả nợ hay không có chính sách yếu kém về khả năng trả nợ  nhưng nếu hiện tại không có chính sách quản lý và sử  dụng các khoản nợ  nước ngoài  hiệu quả cũng có thể dẫn tới khủng hoảng nợ như hàng loạt các nước phát triển ở châu   Âu trong năm 2010.  Đề tài xem xét sự bền vững của nợ nước ngoài từ một góc độ  khác so với các chủ nợ  đa phương như World Bank hay IMF, khái niệm và chỉ tiêu nợ bền vững tập trung vào  các chỉ số nợ  nần. Tuy nhiên, đánh giá mức bền vững của nợ  nước ngoài ở  phần lớn  các nhóm quốc gia trong đó có cả  Việt Nam như  hiện nay là chưa chính xác vì mỗi   nước có chính sách khác nhau, bối cảnh kinh tế khác nhau.  1.2 Mục tiêu nghiên cứu Những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của Việt Nam Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố vĩ mô nào ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ nước ngoài? Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới có bền vững hay không? Một số những kiến nghị chính sách để quản lý nợ nước ngoài? 1.4 Phương pháp luận 4
  5. Đề tài sử dụng mô hình Jame De Pines để đánh giá tính bền vững đồng thời đưa ra một  số  kịch bản nợ  của Việt Nam trong thời gian tới. Các số  liệu kinh tế  vĩ mô sử  dụng   trong đề tài là nợ nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu, lãi suất, thâm hụt ngân sách của  Việt Nam trong giai đoạn từ 1990­ 2009, số liệu được lấy từ các trang web của World   Bank, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và bản tin nợ nước ngoài số 6. Ngoài ra, đề  tài sử  dụng phương pháp phân tích thực nghiệm với một số  trường hợp cụ  thể  của   Việt Nam. 5
  6. 1.5 Cấu trúc đề tài Đề tài bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu chung về đề tài. Chương 2 nghiên cứu  cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, cách phân loại nợ  nước ngoài, các lý thuyết liên quan  đến nợ nước ngoài và các nghiên cứu trước đây về nợ nước ngoài. Chương 3 trình bày  khung phân tích của đề tài như mô hình Jame de pines. Chương 4 là kết quả đạt được   của đề tài. Chương 5 là kết luận và kiến nghị chính sách. 6
  7. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan sẽ  được đề  cập trong chương 2 làm nền  tảng lý thuyết cho những phân tích của bài nghiên cứu bao gồm: Định nghĩa và cách   phân loại nợ nước ngoài, một số cách xác định mức bền vững của nợ nước ngoài trên  thế giới và của Việt Nam, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và khả  năng gia tăng nợ  nước ngoài, các nghiên cứu trước đây về  nợ  nước ngoài và bài học  kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài của một số nước trên thế giới. 2.1 Lý thuyết cơ bản về nợ nước ngoài 2.1.1 Định nghĩa nợ nước ngoài Theo luật quản lý nợ  công, nợ  nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ  nước   ngoài của Chính phủ, nợ  được Chính phủ  bảo lãnh, nợ  của doanh nghiệp và tổ  chức  khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo định nghĩa trong nghị định số 90/1998/NĐ­ CP của Chính phủ, vay nước ngoài là  các khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do Nhà nước Việt  Nam, Chính phủ  Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể  cả  doanh  nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài) vay của tổ  chức tài chính quốc tế, của Chính phủ,  của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác. Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm   nào, là tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ tại thời điểm đó, không bao gồm các nghĩa vụ nợ  dự  phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanh toán nợ  gốc có lãi hoặc không có lãi trong   7
  8. tương lai, khoản nợ này là của người cư trú đối với một người không cư  trú trong quốc   gia. Đề tài thống nhất sử dụng định nghĩa của quỹ tiền tệ quốc tế IMF vì đây là định nghĩa   được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đề tài có thể dễ dàng so sánh với các nước khác  và có thể áp dụng những mô hình kinh tế trên thế giới đối với trường hợp của Việt Nam. 8
  9. 2.1.2 Phân loại nợ nước ngoài Theo nghị định số 90/1998/NĐ­ CP của Chính phủ, và theo bản tin nợ nước ngoài số 6  của Cục quản lý nợ nước ngoài, Nợ nước ngoài có thể phân loại theo các cách sau: Phân loại theo điều kiện đi vay: ưu đãi và không ưu đãi. Theo Uỷ ban hỗ trợ phát triển,   khoản vay ưu đãi là khoản vay trong đó yếu tố viện trợ chiếm từ 25% trở lên; yếu tố  viện trợ của khoản vay là giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ theo hợp đồng  và ngược lại là khoản vay không ưu đãi.  Phân loại theo thời hạn vay: ngắn hạn và dài hạn. nợ ngắn hạn là các khoản nợ từ một  năm trở xuống và nợ dài hạn là trên một năm. Nợ ngắn hạn là khoản nợ có ảnh hưởng  trực tiếp đến tính thanh khoản của quốc gia và có khả  năng gây ra khủng hoảng kinh  tế như sự rút vốn đột ngột của các tổ chức nước ngoài ở Thái Lan năm 1997, kéo theo   đó là sự  rút vốn  ở  hàng loạt các nước châu Á khác. Khoản nợ  ngắn hạn cần được  quản lý chặt chẽ và cần được giữ  ở mức thấp nhất có thể  để  giảm áp lực thanh toán   và giảm tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi có sự rút lui vốn đột ngột.  Phân loại theo chủ thể đi vay: Nợ chính thức của khu vực chính phủ và nợ tư nhân của   khu vực tư  nhân. Nợ chính thức là khoản nợ  của khu vực chính phủ  bao gồm nợ của   các tổ chức nhà nước, của các cơ quan hành chính tỉnh, thành phố. Ngoài ra, các khoản  nợ của khu vực tư nhân do nhà nước bảo lãnh cũng được coi là nợ chính thức vì chính  phủ của nước đi vay sẽ chịu trách nhiệm trả vốn và lãi cho nước cho vay trong trường   hợp chủ  thể  đi vay không thực hiện nghĩa vụ  hoàn trả  nợ  của mình. Tuy nhiên trong  trường hợp chính quuyền địa phương hoặc doanh nghiệp vỡ nợ thì nghĩa vụ nợ có thể  đè lên vai chính phủ . Nợ tư nhân là các khoản nợ do doanh nghiệp trực tiếp vay mượn  hoặc do chính quyền địa phương mượn không có sự  bảo lãnh của chính phủ. Nợ  tư  9
  10. nhân thường là nợ trên thị  trường trái phiếu, nợ ngân hàng thương mại và các tổ  chức  tư  nhân khác. Trong cách tính nợ  nước ngoài của Việt Nam không tính tới các khoản  nợ nước ngoài không được nhà nước bảo lãnh, các công ty có thể  phát hành trái phiếu   ra nước ngoài, con số này trên thực tế  là rất lớn, thường là lãi suất cao không  ưu đãi   rất khó kiểm soát. Phân loại theo chủ thể cho vay: nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương là nợ  từ  các tổ  chức quốc tế  như  Ngân hàng thế  giới, Quỹ  tiền tệ  quốc tế, các ngân hàng   phát triển khu vực, các cơ  quan đa phương như  OPEC và liên chính phủ. Nợ  song   phương là nợ từ chính phủ của một nước.  2.1.3 Nợ bền vững theo quan điểm world bank Trước tiên, ta đi tìm hiểu khái niệm nợ bền vững, các tổ  chức quốc tế  đã thống nhất  nợ  nước ngoài bền vững là tình huống các quốc gia đạt được khi quốc gia đó có thể  duy trì nợ nước ngoài một cách tích cực, không gây hại cho nền kinh tế. Nợ bền vững   là một mức độ của nợ cho phép các quốc gia mắc nợ có thể đáp ứng nghĩa vụ nợ của   mình một cách đầy đủ ở hiện tại và tương lai mà không cần thêm cứu trợ, gia hạn nợ,  có thể ngăn ngừa tích tụ  nợ mà không có bất cứ trở ngại nào cho tăng trưởng kinh tế  Để đánh giá mức độ bền vững của nợ nước ngoài có ba phương pháp, thứ nhất  là phân tích giảm nợ của các quốc gia nghéo mắc nợ  nặng nề  (HIPC), khung nợ bền   vững cho những nước có thu nhập thấp, (LIC – DSF) và khung nợ bền vững cho những   nước thu nhập trung bình. Đối với Việt Nam, khung nợ bền vững cho những nước có   thu nhập thấp là phù hợp nhất. Ngân hàng thế  giới cũng áp dụng khung này để  đánh  giá nợ nước ngoài của Việt Nam. 10
  11. Nợ nước  Dịch vụ  Nợ nước  Nợ nước  Dịch vụ  ngoài/ tổng  nợ/ tổng  ngoài/ xuất  ngoài/ GDP  nợ/ xuất  thu chính  thu chính  khẩu (%) (%) khẩu (%) phủ (%) phủ (%) bền vững 100 30 200 15 25 Trung bình 150 40 250 20 30  Không bền vững 200 50 300 25 35 Nguồn: Ngân hàng thế giới, World Bank. 2.1.4 Chỉ tiêu giới hạn an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam ­ Tổng dư nợ nước ngoài / GDP: 50% ­ Tổng dư nợ nước ngoài / xuất khẩu: 150% ­ Tổng nghĩa vụ trả nợ / xuất khẩu: 20% ­ Tổng nghĩa vụ trả nợ của chính phủ/ thu ngân sách: 12% Những chỉ  tiêu giới hạn này được áp dụng rất phổ  biến trên thế  giới. Các chỉ  tiêu này dựa trên điều kiện khả  năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên các chỉ  tiêu   này bộc lộ những hạn chế của nó. Mặc dù các chỉ tiêu này cung cấp một điều kiện lâu   dài cho sự ổn định của tỷ lệ nợ trên GDP nhưng không xác định được tỷ lệ tối ưu; trên   thực tế có những nước có tỷ lệ nợ trên xuất khẩu và trên GDP rất cao nhưng hoàn toàn   có khả năng trả nợ… Những chỉ tiêu trên không hoàn toàn phản ánh được hết nguy cơ nợ  không bền vững. 2.2 Tác động của nợ nước ngoài đối với nền kinh tế 11
  12. Theo Hameed.A (2008), vay nợ nước ngoài góp một phần quan trọng vào tăng trưởng   kinh tế, đặc biệt là khi nguồn lực tài chính trong nước không đầy đủ  và cần bổ  sung   nguồn vốn từ bên ngoài. Nghiên cứu của ông cũng công nhận rằng một mức độ vay nợ  nước ngoài hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố tích luỹ và tăng  năng suất.  Hojman (1986) cũng đã nghiên cứu một phương trình cơ  bản  ứng dụng dựa trên  đóng góp của nợ  nước ngoài tới sản lượng, năng suất, việc làm và chi tiêu  ở  Chile  trong giai đoạn 1960­1982. Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực  giữa dòng vốn từ  bên ngoài và tiết kiệm nội địa. Nhưng trong nghiên cứu này cũng  khẳng định sự đóng góp của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.  Hameed.A và các cộng sự  (2008) đã phân tích mối quan hệ trong dài hạn và ngắn   hạn giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Họ đã xem xét tác động của  GDP, dịch vụ  nợ, vốn và lực lượng lao động vào tăng trưởng kinh tế  bằng cách kết  hợp mô hình tân cổ  điển và dịch vụ  nợ  nước ngoài. Kết quả  cho thấy dịch vụ nợ  có  ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của năng suất và vốn trong dài hạn và do đó, nó làm   giảm khả  năng trả  nợ  nước ngoài của đất nước. Tuy nhiên trong ngắn hạn, Hameed  tìm thấy mối quan hệ  một chiều của nợ  nước ngoài tới GDP, và nợ  góp một phần  quan trọng vào tăng trưởng GDP. Qua những nghiên cứu trên ta thấy rằng nợ nước ngoài là một yếu tố cần thiết để  thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nợ nước ngoài bù đắp thiếu hụt về tài chính đặc biệt là   ở những nước đang phát triển.  Mô hình tam khuyết Khi bàn về  nợ, cần thiết phải đề  cập tới lỗ  hổng của nền kinh tế   ở  các nước đang   phát triển với mô hình nhị  khuyết  Chenery and Strout (1966) về lỗ hổng về tài chính  của chính phủ  và sự  lựa chọn đầu tư  công của mình. Mô hình tam khuyết được đề  12
  13. xuất bởi  Bacha (1990) Taylor (1993) nêu ra những khiếm khuyết của quốc gia đang   phát triển  đó là sự thiếu hụt ngân sách chính phủ, thâm hụt cán cân thanh toán và chênh  lệch giữa tiết kiệm và đầu tư.  G= k(1+a) (PSBR/Y + Sg/Y +Fg /Y) Trong đó, G là tốc độ  tăng trưởng, PSBR là nhu cầu về  vốn của khu vực chính   phủ, Y là sản lượng quốc gia, S g là tiết kiệm quốc gia, F g  là luồng vốn nước ngoài  của khu vực chính phủ. Trong nền kinh tế mở,  sản lượng quốc gia bao g ồm chi tiêu  cho hàng hoá và dịch vụ  của khu vực nhà nướ c và khu vực tư  nhân, đầu tư  và xuất   khẩu.   Ở  các quốc gia đang phát triển, thị  trường tài chính trong nước nhỏ, việc đi  vay trong nước không đáp  ứng đủ  nhu cầu về  đầu tư  phát triển. Nếu chính phủ  tài   trợ nhu cầu vay mượn c ủa mình bằng nguồn tài chính lạm phát có thể  làm lạm phát  tăng nhanh hoặc làm giảm nguồn vốn tư nhân vì lạm phát cao có thể làm nguồn vốn  chảy ra nước ngoài. Như vậy, luồng vốn đi vào khu vực chính phủ  có thể  cần thiết   để  xoá đi các rào cản đối với tăng trưởng.   Trong   một   nghiên cứu của Ardeshir  Sepehri và Akram­lodhi (2005) có sử  dụng mô hình tam khuyết cho tr ường h ợp c ủa   Việt Nam và kết luận rằng nợ  nước ngoài  ảnh hưở ng tới tốc độ  tăng trưở ng GDP  nhiều hơn là tài trợ  bởi chính phủ. Mô hình tam khuyết cho thấy sự  c ần thi ết c ủa   một dòng vốn đi vào khu vực chính phủ  để  thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt   là khi đầu tư  tư  nhân trong nước còn hạn chế, nguồn vốn vay từ  bên ngoài sẽ  bù  đắp lỗ hổng này. 2.3 Một số yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ nước ngoài Trong nghiên cứu củaMc Fadden và các cộng sự thực hiện ở hơn 93 quốc gia trong giai   đoạn 1971­ 1972, họ  đã xây dựng một chỉ  số về  nợ  nước ngoài và kết quả  cho thấy  tổng nợ, mức thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng GDP thực, tính thanh khoản   ảnh hưởng mạnh mẽ và là những yếu tố quyết định đến tình hình nợ  nước ngoài của  một quốc gia. Trong khi đó, Berg và Sachs (1988) lại nhấn mạnh yếu tố bất bình đẳng  13
  14. trong thu nhập và thiếu mở của thương mại mới là những yếu tố gây nên sự khó khăn  trong trả nợ nước ngoài.  Nghiên cứu của Aart Kraay và Vikram Nehru (2003) lại cho   rằng yếu tố  quyết định đến tình hình nợ  nước ngoài của một quốc gia là chính sách  quản lý nợ và hiệu quả  sử  dụng nợ  của nước này.Từ  rất nhiều những nghiên cứu đã  đề  cập  ở  trên, đề  tài rút ra được một số những yếu tố  kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực  tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu vay nợ và khả  năng trả  nợ nước ngoài của một quốc   gia như sau: 2.3.1 Thâm hụt ngân sách Koo (2008) đã làm một nghiên cứu thực nghiệm  ở  Hàn Quốcvà chỉ  ra rằng thâm hụt  ngân sách có ảnh hưởng tiêu cực tới nợ nước ngoài. Thâm hụt ngân sách là một trong   những nguyên nhân gây nên khủng hoảng nợ, thâm hụt ngân sách đánh giá mức hiệu  quả của bộ máy chính phủ trong việc quản lý nợ trong nước, nợ nước ngoài, ngân sách   nhà nước. Ngân sách nhà nước dùng một phần rất lớn chi tiêu cho các khoản đầu tư  công về cơ sở hạ tầng và các dự án lớn mang tầm chiến lược quốc gia. Khi thâm hụt   ngân sách, nhà nước phải vay nợ nước ngoài để  bù đắp các khoản thâm hụt này, thâm  hụt ngân sách càng lớn thì nợ nước ngoài càng nhiều. Đây là một trong những yếu tố  quan trọng quyết định đến các khoản nợ nước ngoài của quốc gia. 2.3.2 Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư Tỷ  lệ  tiết kiệm trên GDP thấp và không đủ  để  tài trợ  sự  tăng trưở ng củ a nhu cầu   tiêu dùng và đầu tư  sẽ  tác động đến   nhu cầu vay m ượ n nước ngoài và cả  tiến  trình tăng tưở ng nợ.  Nếu tiết ki ệm không bù đắp đượ c các khoản đầ u tư  thì phả i   vay nợ nướ c ngoài, nhưng nếu đầ u tư  không hiệu quả  sẽ dẫn tới kh ả năng trả  nợ  14
  15. thấp và tiết kiệm cũng kém, nếu không giải đượ c bài toán về  tăng hiệu quả  đầ u  tư thì chúng ta s ẽ xoay vòng trong vòng luẩn quẩn đó. 2.3.3 Lãi suất Lãi suất là một yếu tố  quan trọng  ảnh hưởng tới nợ  nước ngoài. Trong hầu hết các  nghiên cứu, biến lãi suất thường được sử dụng trong mô hình của họ vì lãi suất không  chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nợ nước ngoài mà còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua tiết   kiệm trong nước, đầu tư, chi tiêu… Lãi suất    ảnh hưởng tới hành vi đầu tư  và tiết  kiệm trong nước.  Cần phân biệt lãi suất được sử  dụng trong các nghiên cứu với lãi  suất trung bình của các khoản nợ nước ngoài. Lãi suất trong nước là kết quả  của các  chính sách mà ngân hàng nhà nước đưa ra hoặc từ  cung­ cầu tiền tệ  trên thị  trường.   Nếu lãi suất trong nước cao, chi phí sử  dụng vốn lớn, không khuyến khích đầu tư.  Ngược lại, nếu lãi suất trong nước nhỏ, tiết kiệm giảm, dòng vốn chảy ra nước ngoài,  điều này có thể dẫn tới khó khăn trong trả nợ nước ngoài. Lãi suất trung bình trong vay  nợ  nước ngoài là yếu tố  quyết định dịch vụ  nợ  nước ngoài phải trả. Lãi suất vay nợ  nước ngoài được biết như một biến ngoại sinh và lãi suất này hầu như nằm ngoài tầm  kiểm soát của các nước vay nợ. 2.3.4 Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu Sahabat và Butt (2008) đã nghiên cứu về các vấn đề hiện tại của nợ nước ngoài và tác   động của chính sách tự do hoá thương mại và gánh nặng nợ nước ngoài ở Pakistan, để  kiểm tra các mối quan hệ  lâu dài, họ  sử  dụng phương pháp ARDS và phương pháp  ECM đối với các mối quan hệ  trong ngắn hạn trong giai đoạn 1972­2007. Kết quả  thực nghiệm cho thấy rằng xuất khẩu có tác động tích cực tới nợ  nước ngoài, nhập  khẩu và tỷ giá có ảnh hưởng tiêu cực tới nợ nước ngoài trong cả dài hạn và ngắn hạn.  Thực vậy, nguồn ngoại tệ  chủ  y ếu  để  ta có thể  trả  nợ  và các dị ch vụ  nợ  nướ c   ngoài, chính vì vậy tăng trưởng xuất khẩu có tác động mạnh mẽ  tới khả  năng trả  15
  16. nợ của một nước.  Không chỉ có vậy, xuất khẩu thu ngo ại t ệ v ề cho đất nướ c, giúp   ta đầu tư vào nền kinh tế, giảm tình trạng phải vay nợ nước ngoài.  Nguồn ngoại tệ  thu về từ xuất khẩu và các khoản chuyển gia sẽ đượ c dùng để  nhập khẩu hàng hóa  và dịch vụ  từ  nước ngoài. Nhập khẩu làm giảm lượng ngoại tệ trong nước và ả nh   hưởng đến khả  năng trả  nợ  nước ngoài. Nếu tăng trưở ng nhập khẩu lớn hơn tăng  trưởng xuất khẩu, nợ nước ngoài có khả năng tăng nhanh để bù đắp lượ ng ngoại tệ  thiếu hụt. 2.3.5 Tỷ giá hối đoái Đối với nợ  nước ngoài, các khoản đi vay thường đượ c tính bằng ngoại tệ. Đối với   các quốc gia vay nợ, thường các nước kém phát triển hay đang phát triển, có đồng  tiền yếu, vì thế  tại thời điểm đi vay, mức giá của đồng nội tệ  thường cao hơn tại   thời điểm trả  nợ. Điều này gây nên một lãi suất thực cao hơn nhiều so với lãi suất   danh nghĩa. Việc đầu tư  trong nước bằng nội tệ  sau khi chuy ển sang ngo ại t ệ  để  trả  nợ  vay có thể  làm cho suất sinh lợi gi ảm đi rất nhiều.  Chính vì vậy tỷ  giá hối   đoái  ảnh hưởng lớn đến các khoản vay và trả  nợ  nướ c ngoài của quốc gia. Nếu tỷ  giá hối đoái tăng nhanh, khoản n ợ  ph ải tr ả  cũng tăng theo rất nhanh,  ảnh h ưởng   trực tiếp đến khả năng trả nợ của quốc gia đó.  Nhất là các khoản vay hỗ trợ, nh ững   nước cho vay thường cho vay bằng đồng tiền nước họ, nhưng việc xuất nh ập kh ẩu   tại Việt Nam chủ yếu bằng đồng tiền đôla Mỹ, rủi ro tỷ giá với nướ c cho vay cộng  hưởng thêm rủi ro tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng tiền của nước cho vay làm cho  nợ nước ngoài thường tăng vọt.  2.3.6 Lạm phát Alexandros mandilaras (2001)  đã có một bài nghiên cứu thực nghi ệm  ở  các nướ c   OCED và cho rằng n ợ  công và lạm phát có liên hệ  chặt chẽ  với nhau. N ếu chính   phủ  sử dụng tiền đi vay, chắc chắn s ẽ có lạ m phát xả y ra. Đối với nợ  nướ c ngoài  cũng tươ ng tự, bơm ngoại t ệ vào nền kinh tế có thể  gây lạ m phát.Lạ m phát là vấ n   16
  17. đề khó khăn luôn gặp phải c ủa các quốc gia đang phát triển. Mức lạm phát thườ ng   cao hơn lạm phát  ở  các nướ c chủ  nợ  là các quốc gia đã phát triển. Theo thuyết  ngang giá lãi suất, lạm phát trong nướ c cao h ơn so v ới l ạm phát nướ c ngoài thì tỷ  giá hối đoái sẽ  tăng lên để  bù lại khoản chênh lệch đó, như  vậy lạm phát cao là  nguyên nhân mất giá đồng nội tệ, vì vậy làm tăng số nợ thực tế của qu ốc gia. 2.3.7 Chính sách quản lý nợ Theo nghiên cứu của Aart Kraay and Vikram Nehru (2003) “Chính sách quản lý nợ  nước ngoài là yếu tố  có ý nghĩa quyết định đối với sự  bền vững của nợ  nước ngoài  của một quốc gia”. Chính sách quản lý nợ  nước ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ  tới tổng  nợ nước ngoài và khả năng trả nợ nước ngoài của một quốc gia. Một số bài học kinh  nghiệm của các nước trên thế giới đã từng xảy ra khủng hoảng nợ nước ngoài đều cho  thấy rằng một chính sách quản lý và sử  dụng nợ  nước ngoài không hiệu quả  sẽ  dễ  dàng dẫn tới khủng hoảng nợ, kể cả những nước đang phát triển cũng như nước phát  triển. 2.4 Bài học kinh nghiệm của các nước về nợ nước ngoài 2.4.1 Philipine ( những năm 1970) Vào cuối những năm 1970, lãi suất thế giới tăng cao và cơn sốc dầu mỏ lần thứ hai đã đẩy  chi phí vốn lên cao, các nước công nghiệp phát triển đều rơi vào tình trạng suy thoái nên  nguồn vốn từ bên ngoài ngày càng giảm, lãi suất cao hơn cả tăng trưởng xuất khẩu và tăng   trưởng kinh tế, cộng thêm các khoản nợ cũ đến hạn trả làm cho nguồn vốn của Philippin  chảy ra ngoài ngày càng tăng. Thêm vào đó, các khoản đầu tư vào quốc phòng và các chiến   dịch tranh cử tăng làm cho ngân sách của Philippin thâm hụt nặng nề. Chênh   lệch   giữa   tỷ   lệ   tiết   ki ệm   và   đầu   tư   tăng   làm   cho   tích   luỹ   nợ   của  Philippin ngày càng cao. Cơ  cấu đầu tư  không hợp lý, mặc dù có lợi thế  là một  nước nông nghiệp nhưng Philippin l ại theo  đuổi chiến lược xuất khẩu  đa dạng  17
  18. hoá, tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp với ngành công nghiệp non  trẻ đượ c bảo hộ với quy mô sản xuất lớn. Chính sự  phân bố  nguồn lực không dựa   trên lợi thế  so sánh này không làm tăng nguốn thu ngoại t ệ  để  trả  nợ  mà còn làm  tăng các khoản nợ do việc nh ập kh ẩu tư li ệu s ản xu ất t ừ n ước ngoài. Bên cạnh  đó,  sự  yếu kém của  hệ  thống quản lý tài chính trong giai  đoạn  1970­1985 trở thành căn nguyên của khủng hoảng thanh khoản và khả năng trả nợ.  Những chính sách tài chính tiền tệ và tỷ giá không thích hợp nên đã gây ra nhiều hệ  quả  nghiêm trọng như  tăng gánh nợ  nước ngoài, thị  trường tỷ  giá biến động, lạm  phát cao, không kích thích xuất khẩu, tạo áp lực cho nguồn vốn chảy ra bên ngoài.   Sự  kết hợp của những nguyên nhân trên đã khiến cho Philippin rơi vào tình trạng   khủng hoảng nợ nghiêm trọng, làm nền kinh tế đình trệ… 2.4.2 Mexico (1970­ 1983) Mexico là một nước phụ  thuộc rất nhiều vào thu nhập từ  việc xuất khẩu dầu,  chính vì vậy Mexico rất nhạy cảm với các cú sốc dầu trên thế  giới. Thâm hụt tài   khoản vãng lai và tài chính xảy ra liên tục trong những năm 1960­ 1973. Sự giảm trong  tăng trưởng nông nghiệp tại khu vực nông thôn đã dẫn đến sự di dân và nghèo đói của  những người nông dân, tạo áp lực giảm mức lương thực tế và nhập khẩu lương thực.  Cú sốc dầu đem lại sự phục hồi tài chính và cán cân vãng lai cho nền kinh tế Mexico,   trong khi đó nợ nước ngoài vẫn tăng mạnh, sản xuất cho xuất khẩu không tăng , tăng   trưởng kinh tế không dựa trên tăng trưởng xuất khẩu mà dựa trên tăng nợ nước ngoài   và tin cậy vào sự  cải thiện của các điều kiện thương mại. Những điều này dẫn tới   nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Trong giai đoạn 1976­1982,  Mexico trở  thành nước có lượng vốn thoát ra khỏi nền kinh tế  nhều nhất trong khu  vực Mỹ latinh. Với chính sách tỷ giá hối đoái cố  định, những cố gắng của chính phủ  tài trợ thâm hụt bằng vay mượn thông qua ngân hàng Trung Ương đã dẫn đến dư cung  tiền nằm trong tay người dân, do lo lắng rủi ro mất giá của đồng tiền , người dân   18
  19. chuyển đổi tiền này sang ngoại tệ, kết quả  dự  trữ  ngoại hối của ngân hàng Trung   Ương  giảm. Kết hợp với tình hình cán cân thương mại  liên tục thâm hụt, Mexico nhanh  chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. ̀ ̣ ̉ ̣ ử  dung vôn vay kem hiêu qua, Bai hoc cua Philippin va Mexico cho thây viêc s ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̉  ̣ đinh h ương c ́ ơ câu kinh tê sai lâm va đăc biêt la ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̀ tăng trưởng kinh tê phu thuôc vao tai ́ ̣ ̣ ̀ ̀  nguyên thiên nhiên chứ không phai d ̉ ựa vaò  năng suât va   ̣ ực  cua nên kinh tê đa ́ ̀nôi l ̉ ̀ ́ ̃  ̉ ̀ ững va nguy c khiên nên kinh tê phat triên kem bên v ́ ́ ́ ́ ̀ ơ khung hoang n ̉ ̉ ợ la rât cao. ̀ ́   2.4.3 Argentina (2001) Cuộc khủng hoảng nợ toàn diện của Argentina từ  cuối năm 2001 là một bài học điển  hình cho Việt Nam. Cũng giống như  Việt Nam hiện tại, Argentina đã có những thành   công vượt bậc trong tăng trưởng kinh tế. Liên tục trong 10 năm của thập niên 1990,  Argentina thực hiện tái cấu trúc nên kinh tế, tư  hữu hoá hàng loạt xí nghiệp quốc   doanh, Argentina đã đem bán hàng loạt các xí nghiệp của mình cho các ông chủ  nước  ngoài, việc này đã đem lại cho Argentina một nguồn ngoại tệ lớn. Nguồn thu này đã  giúp chính phủ  Argentina  ổn định giá trị  đồng nội tệ, nền kinh tế  tăng trưởng nhanh   chóng, chính vì vậy, cac dòng vốn quốc tế ồ ạt vào Argentina. Chính phủ Argentina đã  tận dụng uy tín đang lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài. Cứ  như  thế các  khoản nợ nước ngoài tăng dần lên, từ 35% trong năm 1995 tăng lên đến gần 65% năm  2001. Khoản nợ này dẫn đến hậu quả là chính phủ  mất đi sức đề  kháng trước những   rủi ro trong thâm hụt ngân sách, chính phủ này lại tiếp tục bù đắp thâm hụt ngân sách  bằng nguồn dự  trữ  ngoại tệ  và các khoản vay nợ  nước ngoài khác. Từ  những năm  1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chi tiêu ngân sách. Do đã   tư hữu hóa ào ạt các xí nghiệp quốc doanh trong thời gian trước đó, chính phủ giờ đây   đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế để bù đắp thâm hụt, đó là chưa kể vấn đề  còn bị trầm trọng thêm bởi chính phủ liên tục phải trả nợ cho các hóa đơn vay nợ nước   ngoài trước đây. Thêm vào đó, hệ  thống chính trị  liên quan đến một chính phủ  tham  19
  20. nhũng, lãng phí, sự  phân chia quyền lực giữa các địa phương trong việc điều tiết các   nguồn thu thuế  đã làm thị  trường mất niềm tin về khả  năng trả  nợ  của quốc gia đối   với những trái phiếu phát hành trước đây. Năm 2001, Moody's và S&P đã hạ thấp điểm   xếp hạng tín nhiệm quốc gia, các chỉ  số  niềm tin liên tục sút giảm như  một tín hiệu  phản ứng trước sự tham nhũng của hệ thống chính phủ và bộ máy quản lý yếu kém đã   không thể  đưa ra giải pháp khả  thi để  giúp đất nước thoát khỏi tình trạng nợ  nần   nghiêm trọng. Ngay sau đó, IMF tiếp tục ngưng các khoản hỗ  trợ  cho Argentina và  nước ngày lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ. Cuộc khủng hoảng nợ của Argentina chính là bài học về sự ảo tưởng quá mức  về  những thành công trong tăng trưởng mà quên đi những vấn đề  nội bộ, đó là tình  trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt và thất thoát, bộ máy hành thu thuế yếu kém, vay   nợ nước ngoài thiếu tính toán. Nhưng trên tất cả, nguyên nhân chính của cuộc khủng  hoảng này là quốc gia thiếu cơ chế  giám sát hữu hiệu các khoản nợ  vay nước ngoài  và sự chậm trễ của chính phủ trong việc có thể lường trước được cuộc khủng hoảng  và cứu vãn tình hình. Qua bài học của Argentina, Vi ệt Nam nên cẩn trọng trước những chỉ số kinh t ế  mà ta luôn tự hào trong thời gian qua, gi ống nh ư Argentina giai đoạn sau khi tư hữu   hoá hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước thì tốc độ  tăng trưởng tăng lên nhanh  chóng, các dòng vốn lớn đổ  vào Việt Nam. Mặt khác chính phủ  chúng ta cũng rất  lạc quan với con s ố n ợ kho ảng 39% nh ư hi ện nay vì còn lâu mới chạm vào ngưỡ ng   an toàn. Số tiền chính phủ vay hiện nay v ới lãi suất cao khoảng 6­7% m ột năm chủ  yếu đầu tư vào một số tập đoàn nhà nướ c, tuy nhiên không phải tập đoàn nhà nướ c   nào cũng làm ăn hiệu quả, trong tr ường h ợp các doanh nghiệp này làm ăn không  hiệu quả  thì Chính phủ  lại đứng ra trả  nợ  và gánh nợ  này lại đổ  lên đầu ngườ i  dân. Việc hệ  thống qu ản lý nhà nước thiếu minh bạch, tham nhũng, lãng phí cũng  là vấn đề của Việt Nam dễ đi vào vết xe đổ của Argentina. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2