Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Nợ nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
lượt xem 18
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau: Xây dựng hệ thống lý luận về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài, các lý thuyết liên quan đến vấn đề xác định nợ nước ngoài, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững nợ trong việc quản lý nợ nước ngoài. Phân tích thực trạng nợ nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp nhằm duy trì được trạng thái nợ bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Nợ nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG NGUYỄN THỊ LỆ THỦY NỢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế quốc tế LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NỢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành:Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Bình Dƣơng HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ..................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 5. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI..................................... 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 3 1.1.1. Nợ công ..................................................................................................... 3 1.1.2. Nợ nƣớc ngoài của quốc gia ................................................................... 7 1.1.3. Phân loại nợ nƣớc ngoài ....................................................................... 10 1.2. Quản lý nợ nƣớc ngoài của quốc gia .......................................................... 11 1.3. Các nhân tố tác động tới nợ nƣớc ngoài .................................................... 13 1.3.1. Thâm hụt ngân sách nhà nƣớc............................................................. 13 1.3.2. Hệ số tín nhiệm quốc gia....................................................................... 14 1.3.3. Tổng sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trƣởng kinh tế .................... 14 1.3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế....................................................................... 15 1.3.5. Đặc điểm quốc gia ................................................................................. 15 1.4. Kinh nghiệm các nƣớc và bài học cho rút ra cho Việt Nam .................... 15 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nƣớc ngoài ................................. 15 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................... 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM.................... 30
- iii 2.1. Tổng quan nợ công Việt Nam ..................................................................... 30 2.1.1. Quy mô nợ công..................................................................................... 30 2.1.2. Cơ cấu nợ công của Việt Nam .............................................................. 32 2.2. Thực trạng quản lý nợ nƣớc ngoài tại Việt Nam ...................................... 39 2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nƣớc ngoài của quốc gia ........................... 44 2.3.1. Các chính sách kiểm soát nợ nƣớc ngoài ............................................ 44 2.3.2. Những thành công ban đầu .................................................................. 46 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 48 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ NƢỚC NGOÀI ........................................................................................................ 52 3.1. Định hƣớng quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam.................................... 52 3.1.1. Cơ sở xây dựng các trần nợ nƣớc ngoài.............................................. 52 3.1.2. Định hƣớng cho trần nợ nƣớc ngoài của quốc gia ............................. 53 3.2. Nhóm giải phép đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nƣớc ngoài .......... 55 3.2.1. Gia tăng dự trữ ngoại hối ..................................................................... 55 3.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái .................................................................... 56 3.2.3. Ổn định lạm phát .................................................................................. 57 3.2.4. Gia tăng tín nhiệm quốc gia ................................................................. 58 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nƣớc ngoài ............................... 58 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc quản lý nợ nƣớc ngoài ................... 58 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nợ nƣớc ngoài ........................................................................................................ 61 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nợ nƣớc ngoài ........................ 62 3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị nội bộ của cơ quan quản lý nợ nƣớc ngoài .................................................................................................. 63 3.3.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nợ nƣớc ngoài ........................ 64 3.3.6. Các giải pháp có tính hỗ trợ ................................................................. 67 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Cấu trúc nợ công của Việt Nam Hình 2.1: Nợ công Việt Nam và trần nợ công từ 2011 đến 2017 Hình 2.2: Tỷ lệ % dư nợ của các cấp so với GDP giai đoạn 2011 – 2017 Hình 2.3: Nợ Chính phủ/GDP và trần nợ do Quốc hội quy định (2011-2017) Hình 2.4: Cơ cấu giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài (2011 – 2018) Hình 2.5: Các nhóm nợ hiện tại của Việt Nam Hình 2.6: Tỷ lệ nợ nước ngoài (%GDP) so với mức trần của Quốc hội Hình 2.7: Bức tranh nợ nước ngoài của Việt Nam Hình 2.8: Tỷ lệ nợ nước ngoài dài hạn và ngắn hạn của Việt Nam
- v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nợ công Việt Nam từ 2011 – 2017 Bảng 2.2: Nợ công/ người và GDP/ người của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 Bảng 2.3: Cơ cấu nợ công của các cấp theo GDP giai đoạn 2011 – 2017 Bảng 2.4: Cơ cấu nợ công trong nước và nợ nước ngoài của Chính phủ (2011 2018) Bảng 2.5: Khối lượng phát hành TPCP giai đoạn 2011 – 2017
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Hiệu quả sử dụng vốn IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế NĐ-CP Nghị định của Chính phủ NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương ODA Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ-BTC Quyết định của Bộ Tài chính QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng S&P Standard and Poor’s Liên hiệp quốc về Thương mại và UNCTAD Phát triển WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Qua những phân tích và nghiên cứu về nợ nước ngoài, có thể thấy rằng việc quản lý nợ kém hiệu quả dẫn đến hậu quả đưa đất nước vào tình trạng báo động về tài chính và khó khăn trong hội nhập, nguy hiểm hơn có thể đưa cả đất nước vào tình trạng khủng hoảng nợ như bài học đắt giá từ Hy Lạp. Nợ nước ngoài được coi là một nhân tốt quan trọng bậc nhất và cũng thực sự cần thiết trong suốt quá trỉnh xây dựng, phát triển và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt là đối với Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, có hội nhập kinh tế sâu rộng và đang trở nên phổ biến. Việc vay nợ nước ngoài không đảm bảo tính kiểm soát chặt chẽ và tính trung thực trong các báo cáo về kết quả của quản lý nợ công có sai lệch thì hậu quả đi đến sự mất cân bằng một cách đặc biệt nghiêm trọng trong nền tài chính quốc gia. Hơn hết vốn vay từ nước ngoài được sử dụng một cách kém hiệu quả, sai mục tiêu và lý tưởng ban đầu, đồng thời các chính sách để hợp tác và thích nghi với hội nhập quốc tế có sự tụt hậu và không cập nhật thì dẫn đến việc các quốc gia vay nợ có nguy cơ trở thành những con nợ đang lâm nguy đối với nền kinh tế thế giới. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định rằng việc kiểm soát nợ nước ngoài một cách hiệu quả không phải là vấn đề có thể giải quyết một cách dễ dàng và thuận lợi đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Từ những thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những nhận định cụ thể và hệ thống lại những lý luận cơ bản về nợ nước ngoài, những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại về nợ nước ngoài trên thế giới, và những định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước. Nợ nước ngoài được xem là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát úa trình vay và trả nợ nước ngoài không chặt chẽ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý nợ nước ngoài như thế nào cho hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thực tế hiện nay, chính phủ Việt Nam đã có một loạt những quy định đổi mới trong quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Có thể thấy rằng sự cấp bách trong cách thức đổi mới trên toàn hệ thống quản lý nợ của quốc gia. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, trong đó có đổi mới quản lý tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế, công tác quản lý nợ vay nước ngoài của Chính phủ bộc lộ khác nhiều hạn chế về cả cơ chế lẫn nghiệp vụ. Xuất phát từ những thực tiễn trên về nợ nước ngoài của Việt Nam, tác giả nhận ra nhu cầu nghiên cứu về nhận thức đúng đắn về vấn đề nợ nước ngoài cái mà nên là một công cụ để phát triển nền kinh tế, đồng thời làm giảm thiểu những mối nguy cơ với an ninh tài chính quốc gia và không phải dựa vào kinh tế chính trị từ nước ngoài. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nợ nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- 2 - Xây dựng hệ thống lý luận về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài, các lý thuyết liên quan đến vấn đề xác định nợ nước ngoài, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững nợ trong việc quản lý nợ nước ngoài. - Phân tích thực trạng nợ nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp nhằm duy trì được trạng thái nợ bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình quản lý nợ vay nước ngoài của Chính phủ, tình hình vay nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Thực trạng nợ nước ngoài tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới Phạm vi thời gian: Dựa trên các dữ liệu về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, dự báo,… 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam Chương 3: Một số định hướng và giải pháp quản lý nợ nước ngoài
- 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ NƢỚC NGOÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nợ công Một cách tổng quát, nợ công (public debt) là tổng giá trị các khoản nợ của chính phủ và vì thế đôi khi còn được gọi là nợ chính phủ (government debt). Các khoản nợ này bao gồm số tiền nợ của tất cả các cơ quan của Chính phủ (trực tiếp hoặc gián tiếp do Chính phủ kiểm soát) từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Nguồn gốc của nợ công đến từ việc các khoản thu (trong đó thuế chiếm tỷ trọng cao nhất) của Chính phủ không bù đắp được các khoản chi, từ đó dẫn đến thâm hụt ngân sách. Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Chính phủ sẽ phải đi vay nợ. Khoản vay nợ ròng hàng năm của Chính phủ (nợ ròng bằng tổng nợ bao gồm cả gốc và lãi trừ đi số tiền đã trả được) tích lũy dần lại ra tổng nợ công của quốc gia hay nợ chính phủ. Hiện nay, trên thế giới chưa có khái niệm chung nào cho khái niệm về nợ công, nhưng phổ biến nhất và được các quốc gia sử dụng nhiều nhất là các quan điểm của các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đưa ra. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nợ công theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập với nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay. Ngoài ra nợ công còn bao gồm các khoản nợ của tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán ví dụ như các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước (IMF, 2015). Theo Ngân hàng Thế giới (WB) nợ công là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và của các tổ chức công. Khu vực Chính phủ bao gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Các tổ chức công là các tổ chức công phi tài chính và các tổ chức tài chính công như ngân hàng trung ương (NHTW), các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi như ngân hàng thương mại nhà nước. Ngoài ra giống như IMF, nợ của các thể chế độc lập nhưng nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước quyết đinh (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) và trong trường
- 4 hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay cho thể chế đó cũng được tính vào nợ công (WB, 2019). Diễn đàn Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) còn tính đến khoản nợ trong quỹ lương hưu quốc gia vào nợ công. Hàng năm quỹ lương hưu quốc gia (ở Việt Nam là Bảo hiểm xã hội quốc gia) là một định chế công cộng phải trả lương hưu cho người về hưu và nếu như giá trị hiện tại của quỹ lương hưu quốc gia không đủ để trả lương cho tương lai (kể cả tính thêm các khoản thu thêm trong tương lai) thì khoản thiếu hụt này sẽ được tính vào nợ công (UNCTAD, 2008). Như vậy, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công hay còn gọi là nợ chính phủ, là những phần nghĩa vụ nợ trực tiếp hoặc được thừa nhận của chính phủ một quốc gia với phần còn lại của nền kinh tế và nước ngoài. Khu vực chính phủ bao gồm chính phủ trung ương, chính quyền liên bang và chính quyền địa phương. Khu vực được thừa nhận của chính phủ hay còn được hiểu là khu vực các tổ chức công là tổ chức công phi tài chính, tổ chức công tài chính, ngân hàng trung ương (NHTW), các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi (trừ NHTW) và các tổ chức tài chính công khác. Khái quát lại, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thể bao gồm: (1) nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợ của Ngân hàng trung ương; (4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn hay quyết toán ngân sách của tổ chức được Chính phủ phê duyệt hoặc Chính phủ phải chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Đối với Việt Nam, theo Điều 4 Luật Quản lý nợ công mới nhất của Việt Nam năm 2017 thì nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trong đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước nhân danh Chính phủ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
- 5 (1) Nợ Chính phủ khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ; (2) Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh; (3) Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay. Hình 1.1: Cấu trúc nợ công của Việt Nam Nguồn:Nguyễn Thị Liên Hương (2019) Trên thực tế, tùy vào quan điểm của từng quốc gia mà nợ công theo khái niệm rộng nhất của các tổ chức quốc tế sẽ loại bổ một số thành phần nhất định. Ví dụ, Bungari hay Macedonia loại bỏ nợ của ngân hàng trung ương (NHTW) trừ trường hợp chính phủ bảo lãnh, Thái Lan và Macedonia loại bỏ nợ của NHTM nhà nước và hoặc định chế tài chính nhà nước, Việt Nam loại bỏ nợ của các DNNN trừ trường hợp được chính phủ bảo lãnh ra khỏi nợ công. Như vậy, khái niệm về nợ công của các tổ chức quốc tế như IMF, WB, UNCTAD là chi tiết và có tính bao trùm cao. Phạm vi của nợ công, theo quan điểm của những tổ chức trên, không chỉ bao gồm nợ của Chính phủ ma còn bao gồm các khoản nợ được chính phủ kiểm soát hay các khoản nợ chính phủ chịu trách nhiệm liên
- 6 đới (Chính phủ có nghĩa vụ ngầm định). Khái niệm nợ công của Việt Nam nếu so sánh với khái niệm của các tổ chức quốc tế thì hẹp hơn trong đó chỉ khoanh vùng nợ công là những khoản nợ trực tiếp liên quan đến chính phủ bao gồm nợ chính quyền các cấp và nợ được chính phủ bảo lãnh. Nhiều lúc nợ công được dùng một cách thay thế cho nợ chính phủ tuy nhiên thuật ngữ nợ chính phủ có phạm vi hẹp hơn nợ công. Tùy từng quốc gia thì phạm vi hẹp hơn này đến đâu, có quốc gia tính nợ Chính phủ bao gồm cả nợ của chính quyền trung ương đến địa phuòng và nợ được chính phủ bảo lãnh vì thế nợ chính phủ trong trường hợp này hẹp hơn ở khoản các khoản nợ của các tổ chức định chế công; nếu nợ chính phủ chỉ tính nợ của chính quyền trung ương và các khoản nợ do chính phủ bảo lãnh thì nợ chính phủ trong trường hợp này hẹp hơn ở khoản mục nợ của chính quyền địa phương và các khoản nợ của các tổ chức, định chế công. Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Việc phát hành trái phiếu chính phủ được thực hiện thông qua cả nội tệ và ngoại tệ; tuy nhiên trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ thường có rủi ro tín dụng cao hơn vì dễ xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín nhiệm tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. Chính phủ có thể bảo lãnh cho các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau như bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. Theo điều 32 Luật quản lý nợ công năm 2009, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo quy định tại Điều 33 của luật này hoặc Ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các khoản
- 7 nợ được chính phủ bảo lãnh công khai. Trên thực tế, còn có những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh một cách không chính thức. Theo điều 40 Luật quản lý nợ công năm 2009, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để vay vốn trong nước thông qua Kho bạc Nhà nước hoặc uỷ quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành theo quy định của Chính phủ và ký kết thoả thuận vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Như vậy, có thể thấy quan điểm về nợ công của Việt Nam có sự khác biệt đáng chú ý về việc xác định phạm vi của nợ công. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và nợ của các doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả mà không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Theo quan điểm của IMF và WB thì nợ công bao gồm cả nợ của NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ và nợ của doanh nghiệp nhà nước. Từ đó dẫn đến sự khác nhau trong cách tính nợ công của Việt Nam so với IMF và WB. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt nợ công với nợ quốc gia. Trong khi nợ công nhấn mạnh đối tượng chịu trách nhiệm trả khoản nợ là chính phủ hay rộng hơn là khu vực công thì nợ quốc gia nhấn mạnh đối tượng chịu trách nhiệm trả khoản nợ là cả khu vực công và khu vực tư nhân của quốc gia đó. Nói cách khác nợ quốc gia là một khái niệm rộng hơn so với nợ công khi tính cả phần vay nợ của khu vực tư nhân. Và cũng cần lưu ý rằng nếu nợ công có nguồn gốc từ nợ trong nước và nợ nước ngoài thì nợ tư nhân cũng tương tự có nguồn gốc cũng từ nợ trong nước và nợ nước ngoài. Và nếu gộp nợ công nước ngoài và nợ tư nhân nước ngoài lại chúng ta sẽ có tổng nợ nước ngoài của quốc gia. 1.1.2. Nợ nước ngoài của quốc gia Theo diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), nợ nước ngoài hay nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số nợ theo hợp đồng chưa được thanh toán mà người cư trú của quốc gia đó có trách nhiệm phải thanh toán cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc kèm (hoặc không kèm) với lãi, hoặc trả nợ lãi kèm (hoặc không kèm) với gốc.
- 8 Để phù hợp với thông lệ quốc tế về nợ nước ngoài của quốc gia, Điều 3 Luật Quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam nêu rõ nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nợ nước ngoài chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nếu gộp cả hai khoản nợ nước ngoài này, chúng ta sẽ có nợ công nước ngoài. Nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam, thường là doanh nghiệp lớn, có uy tín và giá trị các khoản vay phải được sự giám sát và cho phép của Thủ tướng theo từng thời kỳ. Và như vậy, khoản nợ này sẽ được gọi là nợ tư nước ngoài. Nợ nước ngoài của quốc gia nếu phân theo nguồn gốc nợ sẽ gồm nợ công nước ngoài và nợ tư nước ngoài. Nợ công nước ngoài nhấn mạnh đối tượng chịu trách nhiệm trả khoản nợ kà Chính phủ hay rộng hơn là khu vực công. Các khoản vay vốn nước ngoài thường được dùng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Phần lớn các khoản vay này là các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA – Offical Development Assistance) và khảon vay ưu đãi. Vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. Theo đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật
- 9 Quản lý nợ công 2017, thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của các khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể phát hành các công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng ngoại tệ thường đem lại nhiều rủi ro tỷ hơn khi có sự biến động về tỷ giá hối đoái, hay thị trường tài chính quốc tế gặp những bất ổn lớn. Hơn nữa, tuy rằng chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài nhưng UBND cấp tỉnh có thể được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (chủ yếu là vay ODA) để chi cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương và địa phương chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương để trả nợ khi đến hạn. Và trên thực tế, các dự án đầu tư ở các tỉnh bằng vốn vay lại của Chính phủ thì hiệu quả hiện chưa tốt, đây cũng là một phần làm gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia hiện nay. Nợ tư nước ngoài là các khoản vay nợ do các doanh nghiệp tư nhân đứng ra vay không có sự bảo lãnh của Nhà nước (các ngân hàng, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác), thường là các doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng. Các khoản vay này xuất phát từ các khoản vay thương mại, hay các công cụ nợ như trái phiếu doanh nghiệp. Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường tương tự các điều kiện vay tín dụng xuất khẩu hoặc huy động trên thị trường vốn quốc tế. Dường như với quan niệm vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo hình thức tự vay tự trả là chuyện của doanh nghiệp nhưng đó là điểm nguy hiểm khi sự gia tăng nhanh của nợ bằng ngoại tệ của doanh nghiệp sẽ làm gia tăng nhanh chóng mức độ rủi ro gây ra đổ vỡ cho nền kinh tế, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nợ, có khả nằng làm sụp đổ cả một nền kinh tế. Khi nợ nước ngoài của doanh nghiệp tăng, sẽ không có nhiều điều đáng để nói nếu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bằng ngoại tệ cũng tăng nhanh tương ứng để đảm bảo khả năng chi trả thông suốt và đúng hạn.
- 10 Nhưng nếu chí có một phần doanh thu/lợi nhuận bằng ngoại tệ hoặc tệ hơn, toàn bộ doanh thu/lợi nhuận của doanh nghiệp là bằng bản tệ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với khả năng rất có thể xảy ra vỡ nợ trong bối cảnh tỷ giá, vì một lý do nào đó, tăng lên đột ngột và mạnh. 1.1.3. Phân loại nợ nước ngoài Các khoản nợ nước ngoài của quốc gia được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Căn cứ vào thời hạn đi vay Nợ ngắn hạn và nợ trung hạn gồm các khoản vay có thời hạn dưới 3 năm. Các khoảng vay này thường chiếm một tỉ lệ nhỏ (khoảng dưới 10% - 20%) trông tổng số nợ vay Nợ dài hạn gồm các khoản vay từ 3 năm trở lên và thường chiếm tỉ lệ lớn khoảng 80% - 90% trong tổng số nợ. Căn cú vào hình thức vay Vay ưu đãi là các khoản vay chủ yếu là do Chính phủ các nước phát triển cho Chính phủ các nước đang phát triển vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn thanh toánh, thời hạn ân hạn (khoảng thời gian từ khi ký hiệp định vay vốn đến lần đầu tiên phải trả vốn gốc), và phương thức thanh toán. Vay thương mại là các khoản vay do các tổ chức tín dụng và ngân hàng tư nhân nước ngoài cho Chính phủ, doanh nghiệp vay với điều kiện khó khăn, phức tạp hơn vay ưu đãi. Thường được thực hiện thông qua các tổ hợp ngân hàng. Căn cứ vào lãi suất cho vay Vay với lãi suất cố định là các khoản vay mà hằng năm người nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi bàng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được quy định trong hợp đồng. Vay với lãi suất thả nổi là các khoản vay mà hằng năm người nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi theo lãi suất thị trường tư do. Vay với lãi suất LIBOR là các khoản vay mà người nợ phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi căn cứ theo lãi suất LIBOR và công thêm một khoản phụ phí từ 0,5% - 3% do các ngân hàng cho vay xác định.
- 11 1.2. Quản lý nợ nƣớc ngoài của quốc gia Theo nghĩa hẹp, quản lý nợ bao hàm việc khống chế mức gia tăng nợ trong quan hệ với năng lực tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu của đất nước, hay nói cách khác, giữa mức nợ nước ngoài tương ứng với năng lực trả nợ của một quố gia. Cụ thể hơn là giảm mức nợ gốc, nợ lãi phải trả cho tương xứng khả năng kinh tế của nước vay nợ và tránh nợ chồng chất vượt quá mức vay nợ thận trọng của quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán của quốc gia đó. Xét theo nghĩa rộng, việc quản lý nợ nước ngoài hàm chứa trong nó hệ thống điều hành vĩ mô sao cho vốn nước ngoài được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanh toán để không làm tích lũy nợ. Nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài là đảm bảo một cơ cấu vốn một cách hợp lý và kiểm soát động thái nợ và sự vận hành của vốn vay. Theo cách hiểu chung của cộng đồng tài chính quốc tế, quản lý nợ nước ngoài là một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô bao gồm việc hoạch định, triển khai, duy trì và từ bỏ các khoản nợ nước ngoài để tạo đièu kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, giảm tình trạng nghèo đói và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra khó khăn cho tương lai. Như vậy, quản lý nợ nước ngoài kông tác rời khỏi quản lý chính sách vĩ mô với quản lý nợ công, quản lý ngân sách nhà nước, dự trữ quốc tế và cán cân thanh toán. Quản lý nợ nước ngoài hiệu quả đòi hỏi các chính sách tốt và thể chế mạnh nhằm điều hành và phối hợp các hoạt động vay mượn. Quản lý nợ nước ngoài không đơn thuần là vay và trả mà phải làm sao cho đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng, duy trì ổn định trong phát triển kinh tế và tương xứng khả năng thanh toán của nền kinh tế. Để giám sát nợ nước ngoài thì Chính phủ có đưa ra các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội cho phép. Theo Điều 21 Luật Quản lý nợ công năm 2017 của Việt Nam có quy định 5 chỉ tiêu an toàn về nợ công. Chỉ tiêu an toàn về nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định. Đó là: (1) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội; (2) Nợ của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội; (3) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 311 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 199 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn