intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài về: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục

Chia sẻ: Lê Thành Hoan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

134
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiến sĩ M.Atmet_Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương viết: “ Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho nhưng người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài về: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục

  1. I. Lí do chọn đề tài Có rất nhiều đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh đáng quan tâm và được nhắc đ ến rất nhiều trong rất nhiều các tài liệu. Song một vấn đề không được nhắc đến nhiều nhưng rất đáng quan tâm đó là giáo dục. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng đ ịnh “ Giáo d ục là qu ốc sách ”. Là một giáo viên tương lai và cũng là một nhà giáo dục sau này nên em r ất quan tâm đến đề tài này. Không chỉ bởi vậy mà còn bởi đây là m ột vấn đề rất c ấp thi ết và đáng th ảo luận. II. Nội dung 1. Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người Đánh giá cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ti ến sĩ M.Atmet_Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương vi ết: “ Ch ỉ có ít nhân v ật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng H ồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không ch ỉ là ng ười gi ải phóng cho T ổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho nhưng người đang đấu tranh không khoan nhượng đ ể lo ại b ỏ b ất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”. Người đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quý giá và bất di ệt cho toàn Đ ảng, toàn dân ta, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một h ệ th ống quan đi ểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách m ạng Vi ệt Nam, là k ết qu ả c ủa s ự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- L ênin vào điều kiện cụ thể của đất nước , kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ti ếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cu ộc đấu tranh c ủa nhân dân ta giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người xứng đáng được tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu : Anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người “ do những đóng góp quan tr ọng về nhi ều m ặt c ủa Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật ” và Người “ đã dành c ả cu ộc đời cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cu ộc đ ấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới.” 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá th ế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ng ời v ề ng ười th ầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. Theo Người : Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính ph ủ n ước Vi ệt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống n ạn d ốt là vấn đ ề c ấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "n ạn dốt là m ột trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng đ ể cai tr ị chúng ta và m ột dân t ộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận đánh gi ặc và sản xu ất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo d ục, Bác đã s ửa kh ẩu hi ệu thi đua thanh toán “nạn mù chữ" thành "thi đua diệt giặc dốt". Bác kêu gọi m ọi ng ười thi đua h ọc tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc "Thông thái”. Khi đã giành đ ược chính quy ền trong cả nước, Người quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán b ộ, đào tạo nhân tài cho đ ất nước. Trong bài viết:"Nhân tài và kiến quốc" (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây gi ờ đất nước đang "kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, ki ến thi ết quân sự, ki ến thi ết giáo dục", những "kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực d ồi dào và có nh ững nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo d ục là s ự nghi ệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì ph ải tr ồng người” 1
  2. Muốn có cán bộ tốt, công dân tốt, phải "trồng" và dĩ nhiên là rất công phu. Ch ủ t ịch Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ bi ện chứng gi ữa giáo d ục v ới cách m ạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước: "muốn gi ữ v ững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu mọi người Việt Nam đều phải hi ểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có ki ến thức mới để có th ể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhất. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đ ầu trong chi ến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. Trong Nhật ký trong tù, Bác viết: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Chi ến l ược giáo dục là hạt nhân trong chiến lược con người, cung cấp trí th ức m ới, đào t ạo nên nhân tài cho đất nước. Gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Bác viết: "Ngày nay, các cháu được cái may m ắn h ơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên nhưng người công dân có ích cho nước Việt Nam, một n ền giáo dục làm phát tri ển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu… Đó là một n ền giáo d ục “vì l ợi ích trăm năm" c ủa đất nước. Đào tạo nên những người thừa kế xây dụng ch ủ nghĩa xã h ội v ừa “H ồng” v ừa “Chuyên” Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào t ạo "nh ững ng ười công dân có ích cho nước Việt Nam", "những cán b ộ cho dân t ộc", "nh ững công dân t ốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt c ủa n ước nhà". Mu ốn cho dân m ạnh, n ước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường v ừa h ọc v ừa làm đ ề tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ chiến sĩ được đi học. Người yêu c ầu: phải quan tâm đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đồng bào các dân t ộc ít ng ười, t ẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau nh ư anh em m ột nhà, thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây d ựng đất n ước. Ng ười nh ấn mạnh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã h ội ch ủ nghĩa". Vì thế, nền giáo dục mới phải đào tạo nên những người kế th ừa xây d ựng ch ủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Chú trọng giáo dục toàn diện “đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ng ộ xã h ội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Chủ tịch Hồ Chí minh yêu cầu, phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo d ục nô d ịch c ủa thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, xa với đời sống lao đ ộng và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Cần xây d ựng t ư t ưởng: d ạy và học để phục vụ Tổ quốc, giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài lan đức. Không những phải giàu v ề tri th ức mà còn ph ải có đạo đức cách mạng. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên tr ời sa xu ống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng c ố. Cũng nh ư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Phải "trên n ền t ảng giáo d ục chính tr ị và lãnh đạo tư tưởng tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nh ằm thi ết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong m ột th ời gian không xa, đ ạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. “Học với hành phải kết hợp với nhau” Về phương pháp đào tạo nên những người tài - đức, Chủ tịch Hồ Chí minh ch ỉ rõ: "học đi đôi vời hành, giáo dục kết họp với lao động sản xu ất, nhà tr ường g ắn li ền v ời xã hội". Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt lời chỉ d ẫn c ủa Người về v ấn đ ề này trong các bài nói, bài viết, các bức thư của Người về giáo dục. Muốn tr ở nên người th ực s ự có tài năng và có ích cho xã hội, Bác nhắc nhở: "Các cháu học sinh không nên h ọc gạo, không nên h ọc vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, ph ải có thí nghi ệm và th ực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau. Bác dạy: phải coi "giáo d ục thi ếu nhi là m ột khoa học". Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì gi ờ đ ể ch ỉ đ ạo c ụ th ể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", đề xuất công tác Trần Quốc To ản, 2
  3. phong trào "kế hoạch nhỏ" cho các cháu thiếu niên, nhi đ ồng nhằm t ạo nên môi tr ường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho phát triển giáo dục. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một vi ệc rất quan tr ọng và r ất cần thiết” Bác căn dặn: cần làm cho con em chúng ta thành những trò gi ỏi, con ngoan, b ạn t ốt và mai sau là những công dân có lòng yêu được n ồng nàn, "Trung v ới n ước, hi ếu v ới dân", có đạo đức trong sáng, có chỉ khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian kh ổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết ki ệm, trong sạch, gi ản d ị, có tri th ức và sức khoẻ để trở thành những cán bộ tốt, công dân tốt. Năm 1959, trong d ịp sang thăm h ữu nghị Liên Xô, nói chuyện với các cháu thiếu nhi Vi ệt Nam đang h ọc ở Mátxc ơva, Bác căn dặn:" các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, góp sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người, mục đích tối cao của giáo dục là b ồi d ưỡng th ế h ệ cách mạng cho đời sau, "đào tạo các em nên những người công dân h ữu ích cho n ước Vi ệt Nam". “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài n ước ta dù chưa có nhiều lắm nh ưng n ếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát tri ển, càng thêm nhiều”- Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng trong vi ệc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. “Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang” Bác luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thảy giáo đối v ới xã h ội. Ng ười nh ấn mạnh: "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là nh ững người anh hùng vô danh". Muốn được như vậy các cô giáo, thầy giáo, tr ước hết, ph ải trau d ồi đ ạo đ ức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng đ ể h ọc sinh noi theo, phải gương mẫu từ ăn nói đến việc làm, phải thương yêu chăm sóc học sinh nh ư con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải bộ mãi. Người nh ấn m ạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, th ầy giáo phải là nh ững chiến sĩ trên mặt trận đó. Lời dạy của Người đã đi sâu vào tâm thức c ủa đội ngũ giáo viên, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua d ạy t ốt - học tốt. “Những người làm công tác quản lý giáo dục” Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: các cấp uỷ chỉnh quyền, các ngành các gi ới, các đoàn thể quần chửng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, giúp đ ỡ nhà trường về mọi mặt, phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn k ết nh ất trí giữa thầy với thấy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra m ối quan h ệ m ật thi ết gi ữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhi ệm đề phát tri ển giáo d ục. Trong công tác quản lý giáo dục. Người khuyên: phải đi sâu vào việc đi ều tra nghiên c ứu, t ổng k ết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghi ệm quý báu và phong phú c ủa qu ần chúng, cửa cán bộ và của địa phương. Theo Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo d ục là xây d ựng đ ội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì “Nếu không có th ầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - th ầy giáo x ứng đáng là thầy giáo”. Đó là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng “khó khăn thì phải ch ịu tr ước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho h ọc sinh noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “người huấn luyện phải h ọc thêm mãi thì m ới làm được công việc huấn luyến của mình”. Người dẫn lại câu c ủa Kh ổng T ử: “H ọc không bi ết chán, dạy không biết mỏi” và lời dạy của V.I Lê Nin: “Học, h ọc n ữa, h ọc mãi” đ ể nh ấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự cho mình là đã bi ết đ ủ r ồi thì người đó d ốt nh ất. Giáo dục trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, c ả khoa h ọc xã h ội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngo ại ngữ, trình đ ộ t ổ ch ức qu ản lý... Giáo dục sẽ giúp cho con người có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa c ủa dân t ộc Vi ệt Nam 3
  4. và thế giới, nếu không có nó thì sẽ không gi ữ vững được n ền đ ộc l ập dân t ộc, không th ể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến một nước dốt nát, khổ cực thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn thể hiện trong ham muốn tột bậc c ủa Người là: làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn t ự do, đ ồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". III. Kết luận Tư tưởng với những nguyên lý giáo dục Hồ Chí Minh về phát tri ển giáo d ục, đào t ạo nhân tài để lại cho chúng ta đến nay vẫn còn nguyên giá tr ị, v ẫn sáng mãi tính khoa h ọc và cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đó là nh ững bài h ọc vô cùng quý giá đ ể chúng ta học tập, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm tốt h ơn n ữa công tác đào t ạo, s ự nghi ệp phát triển giáo dục, đào tạo góp phần vào công cuộc xây d ựng đ ất n ước giàu đ ẹp, ph ồn vinh. Hiện nay toàn Đảng toàn dân đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, th ực chất là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã h ội. Chúng ta c ần ti ếp t ục suy ngẫm , học lại tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo d ục đ ể áp d ụng m ột cách sáng t ạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong bối cảnh của thời hiện đại trước ngưỡng c ủa th ế k ỉ XXI. Tóm lại, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta 77 năm qua đã kh ẳng đ ịnh rằng, tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin mãi mãi là n ền t ảng t ư tưởng, kim chỉ nam, là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta. T ư t ưởng đó d ẫn d ắt chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển đất nước là ngọn cờ th ắng lợi c ủa cách m ạng Việt Nam,là sức mạnh hợp và đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng c ủa chúng ta hôm nay và mai sau. Đối với thế hệ trẻ hôm nay nói chung và đối với sinh viên trong các tr ường đ ại h ọc nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trịm, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biêt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lí luận, phương pháp tư duy bi ện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong b ảo v ệ và xây d ựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Người để lại. 4
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo, nhà văn hoá lớn của thế giới, Người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng ngời sáng qua thực tiễn. 1. Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư tưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập ; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế tục và phát triển cao hơn cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, dân trí của thế hệ những người Việt Nam yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Người đã tố cáo đanh thép chế độ thực dân Pháp trong việc "làm cho dân ngu để trị", "gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát", đòi quyền "tự do học tập" và "thực hành giáo dục toàn dân"(1). Đồng thời, Người đã dày công tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới của nhân dân lao động - nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và tính dân chủ cao cả, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người. Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Người chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng ; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Người khẳng định: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu, thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải "đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sỹ được đi học". Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn - đó là con đường phát triển giáo dục. Người nói : "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. 2. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên". Đây là một tư tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sỹ trên mặt trận đó. Nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là : "phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân". Giáo dục phải tạo ra được những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, "trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, "những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên". Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thầy giáo đối với xã hội. "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh". Muốn được như vậy, các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải không ngừng học hỏi để tiến bộ mãi. Chủ tịch Hồ Chí 5
  6. Minh luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Người viết : "non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Người đã đi sâu vào lòng dân, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. Bức thư Người viết đã trở thành chân lý của thời đại, hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các nước đi từ lạc hậu lên tiên tiến và hiện đại, từ nông nghiệp đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phương châm giáo dục thiết thực, cụ thể. Người nói : "Chúng ta phải tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà. Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình và xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta". Ngay trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của buổi đầu mới giành được độc lập, giữa lúc kinh tế kiệt quệ, thiên tai, nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài ra sức chống phá để tiêu diệt cách mạng, Người kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ vô cùng trọng đại và cấp bách là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Nhờ vây, từ chỗ hơn 95% mù chữ, dân ta đã trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả năng giành độc lập, tự do cho đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải "nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân". Do đó, các cấp uỷ, chính quyền, các ngành các giới, các đoàn thể quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến phương châm giáo dục mới như : phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm để phát triển giáo dục. Trong công tác quản lý giáo dục, Người đã chỉ thị "phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn ; kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương". Phải coi "giáo dục thiếu nhi là một khoa học". Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì giờ để chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào "kế hoạch nhỏ"... cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho công tác giáo dục. 4. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp giáo dục con người toàn diện. Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là giáo dục và tự giáo dục. Đây là phương pháp tốt nhất để "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam và làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em". Người nhấn mạnh : "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Vì thế, n ền giáo dục mới phải thực hiện phương pháp dạy và học mới để đạt được mục tiêu : "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại". "Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng", "học để tin tưởng" và "Học để hành". Tư tưởng này không chỉ phản ánh truyền thống quý báu của dân tộc ta mà còn phản ánh yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài của đất nước trong tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "phải chú trọng đủ các mặt ; đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đây là những nhiệm vụ giáo dục hết sức cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam mới. Nhà trường phải bảo đảm cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của nhân loại, trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về văn hóa, tri thức khoa học, công nghệ. Thế hệ trẻ cần phải được giáo dục về lý tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa - hạt nhân của nhân cách người lao động mới. Người căn dặn : Phải có phương pháp giáo dục tốt để giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên. Theo Người : "Đạo đức cách mạng không 6
  7. phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". 5. Tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua và cả thời gian sắp tới. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua đã đánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, góp phần giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố và tỉnh, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Hoàn thiện thêm một bước hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới trường học đến hầu hết các thôn bản, hiện có hơn 23 triệu người đi học, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được phát triển. Hệ thống các trường học dân tộc nội trú tỉnh, huyện được củng cố và mở rộng. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp đang từng bước được tổ chức sắp xếp lại. Hệ thống các trường đào tạo nghề đã được phục hồi và bắt đầu phát triển. Chất lượng giáo dục có chuyển biến bước đầu, hạn chế được một số hiện tượng tiêu cực, nổi cộm trong giáo dục. Thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, từ nay đến năm 2010, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng - chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy dáng tạo, tăng năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng miền. Một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn bằng. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc ít người, nông thôn. Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở năm 2010, củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập công đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Củng cố và tăng cường hệ thống nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiêu số ; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. 7
  8. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc. Đó là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Tư tưởng đó của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đẩy mạnh và phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới hôm nay là thực hiện ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhanh chóng đưa nước ta "sánh vai với các cường quốc năm châu"./. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2