SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Họ tên HS:<br />
<br />
KÌ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2017-2018<br />
KHÓA NGÀY: 22-03-2018<br />
Môn: Ngữ văn lớp 9 THCS<br />
<br />
Số báo danh:<br />
<br />
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1: (4.0 điểm)<br />
Con ong làm mật yêu hoa<br />
Con cá bơi yêu nước, con chim ca, yêu trời.<br />
Con người muốn sống, con ơi<br />
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.<br />
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm<br />
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.<br />
Một người - đâu phải nhân gian?<br />
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!<br />
(Tiếng ru – Tố Hữu)<br />
Những câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong<br />
xã hội hiện nay?<br />
Câu 2: (6.0 điểm)<br />
Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ:<br />
Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể.<br />
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.<br />
(Đối thoại mới – Chế Lan Viên)<br />
Anh /chị hãy tìm chất muối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.<br />
(Ngữ văn 9 – tập 2)<br />
<br />
------------------------------- Hết-----------------------------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG NGỮ VĂN 9<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
A. HƯỚNG DẪN CHUNG<br />
<br />
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và kĩ<br />
năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.<br />
- Khuyến khích những bài viết thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập<br />
luận.<br />
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0.25; 0.5; 0.75.....đến tối đa là 10.<br />
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ<br />
CÂU 1: ( 4.0 điểm)<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
I. Yêu cầu về kĩ năng<br />
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục và cách trình bày hợp lí.<br />
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.<br />
- Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
II. Yêu cầu về nội dung<br />
Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về<br />
cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau:<br />
1. Hiểu khái quát đoạn thơ:<br />
- Nội dung của đoạn thơ thể hiện mối quan hệ giữa sự vật với môi trường<br />
sống (con ong, con cá, con chim với hoa, nước, bầu trời) từ đó khẳng định<br />
mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng (một người - đâu phải nhân gian),<br />
khẳng định lẽ sống đẹp của con người: yêu thương, hòa nhập, gắn bó, sẻ chia<br />
(yêu, sống).<br />
- Đoạn thơ đặt ra vấn đề có ý nghĩa sâu sắc liên quan đến nhận thức và hành<br />
động của con người.<br />
2. Từ đoạn thơ, suy nghĩ về lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay:<br />
Đoạn thơ là những triết lí nhẹ nhàng mà thấm thía về lẽ sống đẹp trong cuộc<br />
sống được nhà thơ Tố Hữu gửi đến bạn đọc.<br />
- Lẽ sống đẹp là:<br />
+ Biết sống yêu thương.<br />
+ Biết tự nguyện sống gắn bó với cộng đồng, sống vì những điều lớn lao<br />
của đất nước và xã hội.<br />
+ Biết phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một số người trong xã<br />
hội hiện nay.<br />
3. Bài học nhận thức:<br />
- Làm người, cần biết sống yêu thương và sẵn sàng dâng hiến, mỗi cá nhân<br />
phải có sự gắn kết khăng khít với cộng đồng.<br />
- Biết đấu tranh chống lại lối sống cá nhân, ích kỉ để xã hội tốt đẹp và nhân ái<br />
hơn.<br />
*Lưu ý: Quá trình triển khai HS biết lấy dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ<br />
vấn đề.<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0.75<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.5<br />
0.75<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
CÂU 2: ( 6.0 điểm)<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
I. Yêu cầu về kĩ năng<br />
- Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục và cách trình bày hợp lí.<br />
- Không phân tích bài thơ một cách đơn thuần, phải biết hướng đến chất<br />
muối trong bài thơ. Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.<br />
- Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
II. Yêu cầu về nội dung<br />
Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về<br />
cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau:<br />
1. Giải thích được:<br />
- Chất muối bể: được hình thành từ sự lắng đọng, chắt lọc, kết tinh…<br />
những gì tinh túy nhất từ đại dương bao la.<br />
- Chất muối thơ: được sáng tạo bởi trí tuệ, tài năng và chiều sâu tâm hồn<br />
của nhà thơ.<br />
- Chất muối thơ thể hiện ở các phương diện như: nội dung tư tưởng và hình<br />
thức nghệ thuật của tác phẩm.<br />
- Câu thơ thể hiện quan niệm của Chế Lan Viên về quá trình sáng tạo nghệ<br />
thuật: Để có được những bài thơ hay, những vần thơ giá trị, tác giả phải trải<br />
qua quá trình nghiền ngẫm hiện thực, ấp ủ ý tưởng, nung nấu sáng tạo từ<br />
vốn sống để tạo nên chất thơ tinh túy cho tác phẩm.<br />
2. Chứng minh qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ<br />
Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, chất muối được biểu hiện ở những<br />
phương diện sau:<br />
+ Về nghệ thuật: Chất muối thơ thể hiện ở một số sáng tạo trong hình thức<br />
nghệ thuật của bài thơ.<br />
- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có<br />
âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết tạo nên chất giọng riêng cho bài thơ.<br />
- Hình ảnh thơ: giản dị, gần gũi, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.<br />
- Ngôn từ: tự nhiên, tinh tế, giàu ý vị. Đặc biệt là những thán từ đậm chất<br />
Huế.<br />
- Giọng điệu: giàu cảm xúc, nhiều cung bậc, phù hợp với tâm trạng (vui,<br />
say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, trang nghiêm mà tha thiết ở đoạn bộc bạch<br />
tâm niệm; sôi nổi, nhiệt tình ở đoạn cuối.)<br />
- Cách sáng tạo trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…khiến bài<br />
thơ có sức hấp dẫn, thú vị riêng.<br />
[HS chọn lọc và phân tích được một số dẫn chứng tiêu biểu]<br />
-> Bài thơ nói đến vấn đề lẽ sống, khát vọng sống của con người nhưng<br />
không khô khan, giáo huấn bởi tất cả ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu đều<br />
rất chân thành, khiêm nhường, tha thiết.<br />
+ Về nội dung: HS tập trung làm sáng rõ các ý sau:<br />
- Chất muối thơ kết tinh trong tình yêu tha thiết cảnh sắc quê hương.<br />
[Tập trung phân tích từ ngữ, hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân<br />
thiên nhiên xứ Huế: bức tranh xuân tươi tắn, thơ mộng, mang đậm phong<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.75<br />
<br />
vị đất kinh thành. (phần đầu bài thơ)]<br />
- Chất muối thơ kết tinh trong cảm xúc tự hào về sức sống dân tộc.<br />
[Chọn và phân tích được những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ nhằm ca<br />
ngợi những con người cụ thể làm nên lịch sử, làm nên mùa xuân đất nước,<br />
ca ngợi sức sống kiên cường, bền bỉ của dân tộc...(phần thứ hai của bài<br />
thơ)]<br />
- Chất muối thơ kết tinh trong ước nguyện được cống hiến cho đất nước<br />
những gì đẹp nhất của cuộc đời mình.<br />
[Tập trung phân tích một số hình ảnh, từ ngữ (mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ<br />
dâng,…), biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ …để thể hiện quan niệm<br />
sống đẹp, đầy trách nhiệm của một tấm lòng khao khát được dâng hiến,<br />
được sống có ích cho đời. (phần cuối của bài thơ)]<br />
-> Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là một cách sống mà còn là một quan niệm<br />
sống thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc. Đặt trong hoàn cảnh sống của nhà<br />
thơ (được sáng tác trước khi mất không lâu) ta càng yêu quý, trân trọng<br />
hơn thái độ sống này của nhà thơ. Đây chính là thứ muối thơ của tác phẩm.<br />
Thứ muối được kết tinh từ một tinh thần lạc quan, một tâm hồn trong sáng<br />
và một tình yêu đất nước vô cùng thiết tha và sâu sắc.<br />
- Khẳng định: chất muối thơ làm nên giá trị, sức sống của tác phẩm, mang<br />
lại cho bạn đọc nhiều bài học quý giá.<br />
*Lưu ý: Giám khảo linh động khi chấm, đặc biệt với những bài viết sáng tạo.<br />
.<br />
<br />
0.75<br />
<br />
0.75<br />
<br />
0.75<br />
<br />
0.25<br />
<br />