PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGARĐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG<br />
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 8<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
Câu 1: (6,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:<br />
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài<br />
suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường<br />
xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá<br />
còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa,<br />
chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.<br />
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)<br />
a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.<br />
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ<br />
vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã<br />
nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng<br />
hai mươi bộ.<br />
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.<br />
Câu 2: (14,0 điểm)<br />
Chọn một trong hai đề sau:<br />
Đề 1: “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản<br />
thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã<br />
học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì I để trình bày suy nghĩ của em về câu nói<br />
trên.<br />
Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của<br />
Nam Cao.<br />
......................Hết......................<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG CẤP TRƯỜNG<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN 8<br />
Câu 1: (6,0 điểm)<br />
a. Thán từ: Ô kìa (0,5 điểm)<br />
b.<br />
- Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm)<br />
- Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua<br />
một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (1,0 điểm)<br />
c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: (4,0 điểm)<br />
- Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà<br />
hứng thú). (1,0 điểm)<br />
- Gợi nhiều liên tưởng:<br />
+ Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi<br />
tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (1,0 điểm)<br />
+ Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (1,0 điểm)<br />
+ Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa<br />
những người nghèo khổ. (1,0 điểm).<br />
Câu 2:<br />
Đề 1:<br />
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề<br />
II. Thân bài:<br />
1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người<br />
a. Tình cảm trong gia đình<br />
- Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái:<br />
Ơn cha nặng lắm ai ơi<br />
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang<br />
Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời".<br />
"chín tháng cưu mang")<br />
Trong “Lão Hạc”, lão Hạc:<br />
+ Cả đời gà trống nuôi con<br />
+ Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con<br />
+ Sống khốn khổ để dành tiền cho con<br />
+ Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con<br />
=>Một lão nông thương con hết mực<br />
- Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình<br />
thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng:<br />
+ Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi<br />
một lá thư, một đồng quà<br />
+ Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình<br />
=> Yêu thương mẹ hết mực.<br />
- Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều<br />
Phương là một cô bé:<br />
<br />
+ Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh<br />
+ Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh<br />
của mình.<br />
=> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.<br />
- Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ<br />
đó. Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là con người”<br />
+ Rất mực thương chồng, con.<br />
+ Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn<br />
cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bào vệ chồng.<br />
=> Hi sinh mình vì chồng<br />
b. Tình cảm xã hội<br />
- Bạn đến chơi nhà: tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn<br />
thể hiện ở câu thơ cuối<br />
- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Thái y lệnh họ Phạm:<br />
+ Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước<br />
+ Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó<br />
=> Một lương y hết lòng vì người dân<br />
- Trong “Tắt đèn”, bà lão hàng xóm cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một<br />
nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất<br />
quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng.<br />
- Trong “Chiếu dời đô”: Lí Công Uẩn muốn đất nước giàu mạnh, muôn dân<br />
dược no ấm, an hưởng thái bình, …<br />
-Trong ca dao, tục ngữ có nhiều câu nói lên tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của<br />
những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc.<br />
2. Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình, độc ác.<br />
a. Sự thờ ơ với người ngoài:<br />
- Quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”:<br />
+ Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm.<br />
+ Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta<br />
hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to.<br />
- Vợ ông giáo trong “Lão Hạc” lạnh lùng thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của lão<br />
Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết......"<br />
- Bọn thực dân trong “Thuế máu”:<br />
+ Độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa.<br />
+ Ép đi lính<br />
+ Coi người lính bản xứ như lũ lợn (sau chiến tranh) …<br />
b. Trong gia đình<br />
- Mụ dì nghẻ trong “Tấm cám” đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại Cám,<br />
kết cục của mụ vô cùng bi thảm.<br />
- Người anh trong “Cây khế” đối xử tàn nhẫn với người em, tham lam nên phải<br />
gánh chịu hậu quả, …<br />
III. Kết bài: Khẳng định vấn đề<br />
Đề 2:<br />
<br />
Đảm bảo các yêu cầu sau :<br />
1. Xác định yêu cầu :<br />
- Thể loại : phát biểu cảm nghĩ về nhân vật kết hợp với lập luận chứng minh<br />
- Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.<br />
2. Hình thức : Đảm bảo yêu cầu sau:<br />
- Bố cục : 3 phần mở bài, thân bài, kết bài<br />
- Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.<br />
3. Nội dung : Đảm bảo các phần sau:<br />
A/ Phần mở bài :<br />
Giới thiệu tác giả, tác phẩm<br />
Khái quát phẩm chất ( vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật.<br />
B/ Thân bài : Đảm bảo 3 ý sau :<br />
* Ý 1 : Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.<br />
- Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng<br />
- Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con<br />
- Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất<br />
nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh<br />
giải thoát.<br />
* Ý 2 : Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.<br />
- Đối với con trai.<br />
- Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.<br />
* Ý 3 : Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.<br />
- Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có<br />
ăn.<br />
- Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.<br />
- Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.<br />
- Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.<br />
* Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể chuyện<br />
xen lẫn triết lý sâu sắc.<br />
C/ Kết bài :<br />
- Khẳng định lại cảm nghĩ.<br />
- Đánh giá sự thành công của tác phẩm.<br />
BIỂU ĐIỂM<br />
13 - 14 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung<br />
và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết<br />
hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.<br />
9 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung<br />
và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu<br />
biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.<br />
7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội<br />
dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn<br />
chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt<br />
<br />
5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung<br />
và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa<br />
có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt<br />
3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về<br />
nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn<br />
mắc nhiều lỗi về diễn đạt<br />
1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về<br />
nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng<br />
lặp, lủng củng.<br />
0 điểm: Để giấy trắng.<br />
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm<br />
của học sinh.<br />
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc<br />
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý<br />
tưởng riêng và giàu chất văn.<br />
Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,5 điểm<br />
(không làm tròn).<br />
<br />