intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý THPT năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÍ Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Ngày thi: 22/5/2024 Câu 1. (4,0 điểm) Một vật có khối lượng m = 10 kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là  = 0,1. Lấy g =10 m/s2. Tác dụng một lực kéo F = 30 N theo phương ngang vào vật. a.) Xác định gia tốc và vận tốc của vật sau 5 giây. b.) Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 3. c.) Sau 5 giây kể từ khi vật bắt đầu chuyển động, tác dụng thêm lực F1 = 45 N vào vật và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật. Xác định quãng đường mà vật đi được trong 5 giây kể từ khi có thêm lực F1. Câu 2. (4,0 điểm) Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 1,0 kg, lò xo có độ cứng k = 100 N/m, đặt trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn như hình vẽ. Kéo vật m để lò xo nén một đoạn 4 3 cm rồi truyền cho nó một vận tốc có độ lớn 40 cm/s hướng về vị trí cân bằng để vật m dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc ω . Chọn trục tọa độ Ox trùng với phương dao động, gốc O trùng với vị trí cân bằng của vật m, chiều dương là chiều giãn của lò xo. Gốc thời gian t = 0 là lúc truyền vận tốc cho vật m. Bỏ qua mọi ma sát. a.) Tính tần số góc, biên độ và viết phương trình dao động của con lắc lò xo.  b.) Tính động năng của vật tại thời điểm t  s. 20 c.) Kể từ lúc t = 0, tính thời điểm vật có li độ x và vận tốc v thỏa mãn v = 3ωx lần thứ 2024. Câu 3. (4,0 điểm) A B Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện E, r động E = 13,5 V và điện trở trong r = 0,6 Ω ; biết R1 = 3 Ω; R2 là một biến trở. Đèn có ghi (6 V – 6 W). Bỏ qua điện trở R1 R2 Đ của dây nối. a.) Khi R2 = 6 Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong thời gian 10 phút. b.) Tìm R2 để đèn sáng bình thường. c.) Tìm R2 để công suất tiêu thụ trên điện trở này lớn nhất. Tính công suất lớn nhất đó. Trang 1/2
  2. Câu 4. (4,0 điểm) Một vật có khối lượng m1 = 4 kg được thả không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc cao h = 3,2m, sau đó vật chuyển động trên đường nằm ngang một đoạn BC = 14 m thì va chạm mềm vào vật thứ hai có khối lượng m2 = 1 kg đang đứng yên tại C. Lấy g = 10m/s2. a.) Bỏ qua ma sát trên dốc AB, tính vận tốc của vật (1) tại B. b.) Hệ số ma sát trên đoạn BC là   0,1 . Tính vận tốc vật (1) trước va chạm. c.) Tính vận tốc của các vật sau va chạm. Suy ra nhiệt lượng toả ra trong quá trình va chạm ? Câu 5. (4,0 điểm) Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = 2.10-6C, khối lượng m = 50 g được treo vào một  sợi dây nhẹ cách điện, không dãn và có chiều dài l = 0,8 m nằm trong một điện trường đều E có các đường sức nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng dây treo hợp với phương đứng một góc 60o. Lấy g = 10m/s2 a.) Tính độ lớn cường độ điện trường E. b.) Tính lực căng của dây treo. c.) Khi đột ngột đổi chiều của điện trường ( không thay đổi phương và độ lớn của cường độ điện trường). Bỏ qua mọi ma sát. Tính tốc độ của quả cầu khi nó qua vị trí thấp nhất. ----------HẾT---------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2