CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009-2012) NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: OTO-LT17 Hình thức thi: Viết Thời gian: 105 phút (Phần bắt buộc) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Vẽ đồ thị và trình bày quy luật mài mòn của chi tiết chuyển động tương đối theo thời gian. Câu 2: (2 điểm) Điền chú thích và trình bày hoạt động của cầu sau chủ động loại kép (theo sơ đồ).<br />
<br />
Câu 3 : (2 điểm) - Trình bày các hư hỏng thường gặp của ắc quy a xít. - Trình bày phương pháp nạp điện cho ắc quy với điện áp không đổi. ................Ngày .............tháng............năm 2012 HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br />
<br />
DUYỆT<br />
<br />
1<br />
<br />
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009-2012) NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: OTO-LT17 Hình thức thi: Viết Thời gian: 105 phút (Phần bắt buộc) Câu Nội dung I. Phần bắt buộc 1 Vẽ đồ thị và trình bày quy luật mài mòn của chi tiết chuyển động tương đối theo thời gian.<br />
* Sơ đồ Các chi tiết khi sử dụng chuyển động tương đối với nhau như piston - xi lanh, trục - bạc,.... Nó đều bị mài mòn tuân theo một qui luật giống nhau và được chia thành các giai đoạn như hình 1<br />
1,0 S(mm)<br />
<br />
Điểm 3<br />
<br />
D C B A SLg t1 SBĐ t2 SMax t3 t (Km)<br />
<br />
Hình 1: Đồ thị các giai đoạn mài mòn Đồ thị có trục tung thể hiện khe hở (mm), trục hoành thể hiện thời gian hoặc số Km xe đã chạy; SLg khe hở lắp ghép ban đầu; SBĐ khe hở ban đầu sau khi chạy rà; SMax khe hở lớn nhất cho phép. Hình 1 để dễ nghiên cứu ta chỉ vẽ đồ thị qui luật mài mòn của một chi tiết, thực tế khi lắp ghép hai chi tiết với nhau, khi chuyển động tương đối với nhau cả hai chi tiết sẽ bị mài mòn nên khe hở sẽ tăng lên bằng tổng mài mòn của hai chi tiết. * Giai đoạn mài hợp (giai đoạn chạy rà): Sau khi lắp ghép xong các chi tiết có khe hở gọi là khe hở lắp ghép. Ban đầu sau khi gia công xong bề mặt các chi tiết vẫn còn độ nhám, soi kính hiểm vi bề mặt còn nhấp nhô như ở (hình 2), nên chưa đạt độ bóng theo yêu cầu. Để đạt độ bóng cần phải chạy rà để các chi tiết nhẵn bóng. Trong đồ thị ứng với đoạn AB. Giai đoạn này tốc độ hao mòn lớn, nên đoạn AB dốc, thời gian chạy rà ngắn, ứng với thời gian (t1). Sau khi chạy rà xong độ hở của chi tiết là SBĐ.<br />
1,0<br />
<br />
1<br />
<br />
Chú ý: Giai đoạn chạy rà không cho các chi tiết làm việc với tải trọng lớn.<br />
Hình 2<br />
<br />
* Giai đoạn mài mòn ổn định ( Giai đoạn sử dụng): Giai đoạn này bề mặt các chi tiết đã được chạy rà nhãn bóng, độ hở đúng với qui định nên tốc độ mài mòn ở giai đoạn này nhỏ, thời gian sử dụng lâu, ứng với đoạn BC, thời gian t 2, độ dốc nhỏ, tức là khe hở tăng chậm. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nói lên tuổi thọ của chi tiết, của máy, nên ta cần tìm cách kéo dài giai đoạn này. Khi sử dụng nếu khe hở cặp chi tiết đã đạt đến SMAX là khe hở cho phép làm việc lớn nhất, khi đó cần phải điều chỉnh, sửa chữa. * Giai đoạn mài phá (Giai đoạn hư hỏng): Khi khe hở của cặp chi tiết đã đạt đến SMax, nếu ta không điều chỉnh, sửa chữa mà vẫn tiếp tục sử dụng thì các chi tiết làm việc sinh ra va đập, gây ra tiếng gõ làm các chi mài mòn, hư hỏng rất nhanh, ứng với thời gian t3, có thể bị nứt, vỡ, gẫy xảy ra nguy hiểm, nên khi sử dụng đạt đến khe hở SMAX cần phải điều chỉnh, sửa chữa. Điền chú thích và trình bày hoạt động của cầu sau chủ động loại kép (theo sơ đồ).<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
1,0<br />
<br />
1- Trục bánh răng quả dứa; 2- Bánh răng vành chậu; 3, 6- Cặp bánh răng trung gian; 4- Bán trục; 5- Vi sai<br />
<br />
3<br />
<br />
- Khi ôtô chuyển động thẳng (lực cản ở hai bánh xe chủ động như nhau): mômen từ trục các đăng truyền tới bánh răng quả dứa sang bánh răng vành chậu qua bánh răng trụ nhỏ, trụ lớn của truyền lực chính đến vỏ bộ vi sai. Lúc này, các bánh răng hành tinh không quay quanh trục của nó mà chỉ đóng vai trò như một vấu truyền để truyền mômen từ vỏ vi sai đến hai bánh răng mặt trời ở hai phía với cùng mômen và số vòng quay như nhau đến hai bánh xe chủ động. - Khi ôtô quay vòng (lực cản ở hai bánh xe chủ động khác nhau): lúc này, các bánh răng hành tinh vừa quay theo vỏ bộ vi sai vừa quay quanh trục của nó bảo đảm cho hai bánh răng mặt trời quay với tốc độ góc khác nhau phù hợp với tốc độ quay khác nhau của các bánh xe chủ động. - Trình bày các hư hỏng thường gặp của ắc quy. - Trình bày phương pháp nạp điện cho ắc quy với điện áp không đổi. * Các hư hỏng thường gặp a. Ắc quy tự phóng điện: Ắc quy không sử dụng nhưng tự nó mất điện. ắc quy tốt có bản cách ly bằng gỗ thì 24 giờ tự phóng điện 0,5%; bằng nhựa: 1,1% dung lượng. Nguyên nhân: - Bản cực không nguyên chất, mà nó được chế tạo bằng hợp kim chì, ôxít chì, ăng ti mon. Tự nó tạo nên những pin nhỏ tự phóng điện. - Dung dịch chất điện phân không trong sạch. Nước pha dung dịch không phải là nước cất,<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
nước mưa hứng bằng vật phi kim loại. Axít sulfuaríc không bảo đảm độ tinh khiết. - Tỷ trọng dung dịch chất điện phân ở các ngăn khác nhau. b. Bản cực ắc quy bị sunfát hoá. Biểu hiện là khi nạp điện điện áp và nhiệt độ ắc quy tăng nhanh, nhưng khi khởi động điện áp giảm đột ngột. ắc quy hoạt động bình thường thì khi nạp đủ điện bản cực âm, là Pb và bản cực dương là đi oxít chì PbO2 còn phóng điện cả hai bản cực là PbSO4. Khi bản cực bị sunfát hoá thì hầu như ở thế cứng, chai, không xốp, không thấm dung dịch, không có tính thuận nghịch. Dung lượng ắc qui giảm nhiều. Nguyên nhân: - Nạp điện, phóng điện với cường độ dòng điện quá lớn, thời gian dài nhiệt độ cao, tỷ trọng cao, làm cho muối sunfát chỉ tan vào dung dịch khi ắc qui nguội muối ấy kết tủa bám vào bản cực dạng tinh thể cứng. - Ắc qui bảo quản không đúng chế độ. Mùa hè dung lượng mất quá 50% mùa đông quá 25% dung lượng mà không kịp thời nạp lại. c. Các cực ắc quy bị ôxi hoá: Do đó giảm điện áp và giảm dòng điện phóng, vì vậy làm cho ắc qui nạp không đầy điện và khởi động bằng máy đề không được. Nguyên nhân: Không thường xuyên chăm sóc các cực ắc qui, không bôi mỡ vadơlin. d. Bình ắc qui bị vỡ: Làm hỏng ắc qui. Nguyên nhân: - Ắc qui bảo quản không chu đáo: để ngoài mưa, nắng. - Bắt ắc qui trên xe không chắc chắn xe máy chuyển động ắc qui bị sóc, vỡ. * Nạp điện cho ắc quy có điện áp không đổi - Cần chọn ắc quy, nhóm ắc quy có điện áp bằng nhau đấu song song vào nguồn điện một chiều. In=<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Un E (A) Raq<br />
<br />
Mới nạp điện E nhỏ, còn Un (điện áp nguồn không đổi), thì cường độ dòng điện nạp lớn, dần dần E tăng lên đến trị số lớn nhất thì In 0. Vì lẽ đó mà chỉ trong 3 5 giờ đầu nạp đã đạt 80% dung lượng ắc quy, sđđ mỗi ngăn chỉ đạt 2,4 V; ắc quy chỉ bắt đầu sôi, cuối quá trình nạp không sôi, thường chỉ áp dụng nạp bổ sung (hình 1.7) + Ưu điểm: Nạp nhanh, không cần người chăm sóc, thường chỉ sử dụng nạp bổ sung. + Nhược điểm: ắc quy không no điện hoàn toàn, không nạp điện, ắc quy bị sulfat hoá.<br />
<br />
Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2 … Cộng II Tổng cộng (I+II)<br />
<br />
7<br />
<br />
3 10 năm 2012<br />
<br />
………………………….………………<br />
<br />
, Ngày<br />
<br />
……………………..………<br />
<br />
tháng<br />
<br />
……………….……<br />
<br />
3<br />
<br />