CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Đề thi số: ĐDD - LT26 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, điều kiện mở và khoá SCR. Câu 2: (1,5 điểm) Hãy giải thích tại sao sử dụng máy biến áp trong truyền tải điện năng lại có thể giảm được tổn thất trên đường dây. Câu 3: (2,5 điểm)<br />
Ba nguồn điện áp một chiều với E1=12V, E2=18V, E3=10V có các nội trở tương ứng là: r01=4, r02=3 và r03=1 mắc như ở hình vẽ (mắc có lỗi). a) Hãy xác định điện áp giữa từng cặp cực của các nguồn. b) Hãy xác định điện áp giữa từng cặp cực của các nguồn khi nguồn thứ 2 được mắc đảo chiều và mạch ngoài mắc điện trở R=12.<br />
<br />
Câu 4: (3 điểm) (Câu tự chọn, do các trường biên soạn - Thời gian: 45 phút) ...……, ngày …. tháng …. năm …...... DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br />
<br />
1/1<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA ĐDD – LT26 Câu Nội dung Điểm 3<br />
<br />
I. Phần bắt buộc 1 Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, điều kiện mở và khoá SCR? Cấu tạo SCR được cấu tạo bởi 4 lớp bán dẫn PNPN. Như tên gọi ta thấy SCR là một diode chỉnh lưu được kiểm soát bởi cổng silicium. Các tiếp xúc kim loại được tạo ra các cực Anod A, Catot K và cổng G.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Nguyên lý hoạt động: - Nếu ta mắc một nguồn điện một chiều VAA vào SCR như hình phía dưới. Một dòng điện nhỏ IG kích vào cực cổng G sẽ làm nối PN giữa cực cổng G và catot K dẫn phát khởi dòng điện anod IA qua SCR lớn hơn nhiều. - Nếu ta đổi chiều nguồn VAA (cực dương nối với catod, cục âm nối với anod) sẽ không có dòng điện qua SCR cho dù có dòng điện kích IG. Như vậy ta có thể hiểu SCR như một diode nhưng có thêm cực cổng G và để SCR dẫn điện phải có dòng điện kích IG vào cực cổng - Cơ chế hoạt động như trên của SCR cho thấy dòng IG không cần lớn và chỉ cần tồn tại trong thời gian ngắn. Khi SCR đã dẫn điện, nếu ta ngắt bỏ IG thì SCR vẫn tiếp tục dẫn điện, nghĩa là ta không thể ngắt SCR bằng cực cổng, đây cũng là một nhược điểm của SCR so với transistor. - Khóa SCR bằng cách cắt nguồn VAA hoặc giảm VAA sao cho dòng điện qua SCR nhỏ hơn một trị số nào đó (tùy thuộc vào từng SCR) gọi là dòng<br />
1/3<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
điện duy trì IH (hodding current) và giữ trong 1 khoảng thời gian không cho phép đặt điện áp thuận lên (t≥Tphục hồi).<br />
<br />
0,75<br />
<br />
2<br />
<br />
Hãy giải thích tại sao sử dụng máy biến áp trong truyền tải điện năng lại có thể giảm được tổn thất trên đường dây. - Để dẫn điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện, nếu khoảng cách từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ lớn, thì vấn đề đặt ra là việc truyền tải điện năng đi xa sao cho kinh tế nhất. Ta có dòng điện truyền tải trên đường dây: I=P/(Ucos) Và tổn hao công suất trên đường dây: P = RdI2 = Rd (P/Ucos)2 Trong đó: P là công suất truyền tải trên đường dây U là điện áp truyền tải của lưới điện Rd là điện trở đường dây tải điện cos là hệ số công suất lưới điện là góc lệch pha giữa dòng điện I và điện áp U trên đường dây - Từ công thức trên ta thấy, cùng một công suất P truyền tải trên đường dây, nếu điện áp U truyền tải càng cao thì dòng điện I, tổn thất P trên đường dây càng bé do đó làm cho trong lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, tiết kiệm được kim loại màu đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây giảm xuống. - Vì thế muốn truyền tải công suất từ nhà máy ( điện áp máy pháp 321kV) đi xa ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu người ta phải nâng cao điện áp lên, thường là 35, 110, 220, 500kV và đến nơi tiêu thụ thì giảm điện áp xuống 0,4-6kV Ba nguồn điện áp một chiều với E1=12V, E2=18V, E3=10V có các nội trở tương ứng là: r01=4, r02=3 và r03=1 mắc như ở hình vẽ (mắc có lỗi).<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
3<br />
<br />
2,5<br />
<br />
2/3<br />
<br />
a) Hãy xác định điện áp giữa từng cặp cực của các nguồn. b) Hãy xác định điện áp giữa từng cặp cực của các nguồn khi nguồn thứ 2 được mắc đảo chiều và mạch ngoài mắc điện trở R=12. 0,25<br />
<br />
a) Hình 1.42<br />
E E2 E3 I 1 0,5 A; r01 r02 r03 U ab (E1 I.r01 ) <br />
<br />
1,25<br />
<br />
(12 0,5.4) 10V; U bc E 2 I.r02 18 0,5.3 19,5V; U cd (E 3 I.r03 ) (10 0,5) 9,5V<br />
<br />
b) Nếu đổi chiều nguồn E2 như ở hình 1.42. b)<br />
E1 E 2 E 3 40 I 2A; U ab ( E 1 I.r01 ) 4 V; U bc ( E 2 I.r02 ) 6V; r01 r02 r03 R 20 U cd ( E 3 I.r03 ) 8V<br />
<br />
1<br />
<br />
Dấu “-” ở đây cho thấy chiều thực của các điện áp ngược với chiều trên hình vẽ.<br />
<br />
Cộng (I) II. Phần tự chọn, do trường biên soạn Cộng (II) Tổng cộng (I+II)<br />
<br />
7,0 3,0 10<br />
<br />
………, ngày ………. tháng ……. năm ……<br />
<br />
3/3<br />
<br />