CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐTDD - LT49 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 Phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI<br />
<br />
Câu 1 (2đ): Cho sơ đồ mạch dao động đa hài phi ổn như hình vẽ. Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của mạch.<br />
+VCC<br />
<br />
RC1<br />
+<br />
<br />
RB2<br />
<br />
RB1<br />
+<br />
<br />
RC2<br />
<br />
C2 3 Q1 1 2<br />
<br />
C1 3 2 1 Q2<br />
<br />
Câu 2 (2đ): Vẽ sơ đồ khối, nêu chức năng các khối và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch Sled Servo. Câu 3 (3đ): Trình bày phương pháp kiểm tra khối vi xử lý của máy thu hình màu. Câu 4 (3đ): (phần tự chọn, các trường tự ra đề )<br />
ngày……..tháng……….năm……….. DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA ĐTDD - LT49 Câu I. Phần bắt buộc Nội dung Điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch dao động đa hài phi ổn dùng transistor:<br />
Thông thường mạch đa hài phi ổn là mạch đối xứng nên 2 transistor cùng loại và các linh kiện điện trở, tụ điện phải có cùng trị số. Tuy là cùng loại, các linh kiện có trùng trị số nhưng không thể giống nhau một cách tuyệt đối. Điều này sẽ làm cho 2 transistor trong mạch dẫn điện không đều nhau. Khi được cấp điện thì sẽ có một transistor dẫn điện mạnh hơn và một transistor dẫn điện yếu hơn. Nhờ có tác dụng hồi tiếp dương từ cực C/Q2 về cực B/Q1 và từ cực C/Q1 về cực B/Q2 sẽ làm cho transistor dẫn mạnh hơn tiến dần đến bão hoà, transistor dẫn yếu hơn tiến dần đến ngưng dẫn. Giả thiết Q1 dẫn mạnh hơn, tụ C1 nạp điện qua RC2 làm cho dòng IB1 tăng cao nên Q1 dẫn bão hoà. Khi Q1 dẫn bão hoà, dòng IC1 tăng và VC1 = VCEsat = 0,2V, tụ C2 xả điện qua RB2 và Q1. Khi tụ C2 xả điện, điện áp âm trên tụ C2 đưa vào cực B/Q2 làm Q2 ngưng dẫn. Thời gian ngưng dẫn của Q2 chính là thời gian tụ C2 xả điện qua RB2. Sau khi tụ C2 xả xong, cực B/Q2 lại được phân cực nhờ RB2 nên Q2<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
dẫn bão hoà làm VC2 = VCEsat = 0,2V. Điều này làm tụ C1 xả điện qua RB1 và điện áp âm trên tụ C1 đưa vào cực B/Q1 làm Q1 ngưng dẫn. Lúc đó, tụ C2 lại nạp điện qua R Thời gian ngưng dẫn của Q1 chính là thời gian tụ C1 xả điện qua RB1. Sau khi tụ C1 xả điện xong, cực B/Q1 lại được phân cực nhờ RB1 nên Q1 trở lại trạng thái dẫn bão hoà. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại tuần hoàn.<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
2<br />
<br />
Vẽ sơ đồ khối, nêu chức năng các khối và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch Sled Servo a/ Khái niệm: Mạch Sled Servo có nhiệm vụ điều khiển động cơ dịch chuyển cụm quang học từ trong ra ngoài đĩa hoặc ngược lại. Mạch Tracking Servo có tầm điều khiển khoảng 80 Track. Nếu cụm quang học lệch khỏi 80 Track này thì mạch Sled Servo sẽ kéo cụm quang học dịch chuyển 1 khoảng 80 Track. b/ Sơ đồ khối:<br />
<br />
1đ<br />
<br />
c/ Chức năng các khối: Mạch tích phân (integral): Có chức năng lọc, để loại bỏ thông tin TE cao tần. Mạch so sánh (Comparator): Có chức năng so sánh thông tin TE với điện áp chuẩn để xác định lúc nào cần phải dịch chuyển đầu đọc. MDA: (Motor Disc Amplification) có chức năng khuếch đại tín hiệu để lái các motor. d/ Nguyên lý hoạt động: Điện áp trung bình của tín hiệu tracking error (TE) từ mạch tracking servo đưa tới, có giá trị răng theo thời gian, tín hiệu này được đưa tới mạch tích phân để sửa dạng tính hiệu sau đó đưa tới tầng so sánh để so sánh với thành phần chuẩn kết quả áp sai lệch sled motor tạo ra để lái sled motor sau cho vật kính được giữ trong tầm điều chỉnh so với điện áp chuẩn ngay tại tâm của hệ cơ. Trong chế độ tìm bản nhạc, thì vi xử lý xuất lệnh tác động Switch SW2 đóng để cô lập mạch Servo ra khỏi hệ thống. Lúc này mạch khuếch đại thuật toán chỉ tác động bởi dòng âm hoặc dòng dương bởi 2 Switch<br />
<br />
S1, S2. Hai Switch cũng chịu tác động từ vi xử lý đưa tới làm cho Sled motor dịch chuyển cụm quang học theo chiều thích hợp đã được định trước. 3 1đ<br />
<br />
Trình bày phương pháp kiểm tra khối (mạch vi xử lý) của các máy thu hình màu? - Do mạch vi xử lý của máy thu hình màu rất phức tạp do vậy việc kiểm tra mạch vi xử lý được thực hiện theo trình tự sau. 0.5đ Kiểm tra nguồn cung cấp cho IC vi xử lý + Nguồn cung cấp cho vi xử lý thường là nguồn DC cấp trước có giá trị 5VDC nhưng một số loại nội địa được cấp nguồn +9Vx hoặc +12VDC, vị trí chân cấp nguồn thường ở bìa và có tụ lọc khoảng 100F/16V + Cũng có khoảng 10% các IC vi xử lý có chân cấp nguồn không phải là chân bìa. Kiểm tra tín hiệu dao động xung Clock + Dạng sóng xung clock là dạng sóng sin 0.5đ + Tần số dao động khoảng từ vài MHz thông dụng là 4MHz. Riêng có một số loại đời mới sau này sử dụng thạch anh 12MHz. Quan sát thạch anh đặt gần IC vi xử lý Mạch dao động từ ngoài IC đưa đến. - Dùng Oscillosope quan sát dạng sóng sin trên chân nhận xung dao động của IC (bật núm time/div về 0,1 – 0,2µs) Kiểm tra tín hiệu reset đưa đến IC vi xử lý Đo điện áp DC trên chân reset, bình thường phải là mức cao (+VCC) Khi mới cắm điện, chân reset chuyển trạng thái xuống mức thấp sau đó trở lại mức cao Kiểm tra trạng thái các phím ấn. Thường hệ thống phím nhấn trong ti vi là dạng ma trận phím hoặc dạng phím nhấn cầu phân áp. Để kiểm tra hệ thống phím nhân ta sử dụng phương pháp đo , kích hai đầu phím ấn bằng cách nối tắt một các tức thời hoặc kiểm tra các xung vào ra trên hệ thống phím nhấn. Kiểm tra các tín hiệu điều khiển ở ngõ ra mạch vi xử lý. + Dùng dao động ký Osilloscope để đo hoặc dùng đồng hồ VOM + Kiểm tra tín hiệu mở nguồn: - Chân này có ký hiệu P ON/OFF trong đó khi OFF thì chân này ở mức thấp và khi ON thì chân này ở mức cao. - Tín hiệu mở nguồn dùng để tác động đóng mở các Rờle hoặc các transistor cấp nguồn cho hàng ngang hoạt động.<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
+ Kiểm tra tín hiệu D/A : là tín hiệun điện áp DC thay đổi liên tục ở ngõ ra 0V đến 4VDC để điều chỉnh âm lượng (Volume), độ sáng Brightness, độ tương phản (Contrast), độ nét(Shapness, Pictrue) độ bão hòa màu (Color) sắc màu (Tint, Hue…) + Kiểm tra tín hiệu Band (B0, B1…) Là tổ hợp các mức 0/1 được xuất ra từ IC vi xử lý để điều khiển IC giao tiếp band SW đóng mở. 7đ Cộng (I)<br />
II. Phần tự chọn, do trường biên soạn<br />
………,<br />
<br />
ngày ………. tháng ……. năm ………<br />
TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br />
<br />
DUYỆT<br />
<br />
HỘI ĐỒNG THI TN<br />
<br />