CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: LĐTBCK – LT01 Hình thức thi:( Viết ) Thời gian thi: 180 phút ( Không kể thời gian chép/ giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Trình bày phương pháp lắp đặt và các sai lệch lắp đặt hệ thống búa gõ bụi của lọc bụi tĩnh điện. Câu 2: (2 điểm) Nêu cách phân loại cáp thép và trình bày tiêu chuẩn loại bỏ cáp thép theo số sợi đứt. Câu 3: (2 điểm) Hãy so sánh ưu nhược điểm của Pa lăng bánh răng và Pa lăng trục vít. Phạm vi sử dụng của mỗi loại? Để đảm bảo an toàn khi sử dụng Pa lăng tay cần phải chú ý những gì?. Câu 4: (3điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường .., ngày……..tháng……năm 2012 HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br />
<br />
DUYỆT<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA - LĐTBCK– LT01 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc Trình bày phương pháp lắp đặt và các sai lệch lắp đặt hệ thống búa 3.0 1 gõ bụi của lọc bụi tĩnh điện. Lắp: - Yêu cầu chung + Hệ thống búa gõ được lắp đặt căn chỉnh chính xác đảm bảo thời gian búa đập khớp với chu kỳ của chương trình điều khiển đã lập sẵn. + Đánh dấu điểm đập búa để làm cơ sở cho việc kiểm tra sau này. + Hoạt động của búa sau khi lắp đặt phải đảm bảo trơn tru đều đặn không bị mắc kẹt. - Thứ tự lắp như sau: + Lắp đặt, hiệu chỉnh phần thân hệ thống búa gõ + Trục búa gõ + Lắp búa + Lắp trục trung gian + Lắp đe Sai lệch lắp đặt hệ thống búa gõ bụi TT Tên các chỉ tiêu Mức cho phép 1 Sai lệch đường tâm trục búa gõ bụi so với 0,2 thiết kế,mm. 2 Sai lệch độ đồng tâm của các trục trung gian 0,5 khi ghép nối, mm, không lớn hơn 3 Sai lệch khoảng cách các búa gõ trên chiều 1 dài trục so với thiết kế, mm, không lớn hơn. 4 Sai lệch vị trí đầu búa so với thiết kế, độ, 1 không lớn hơn. 0.5<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
2<br />
<br />
Nêu cách phân loại cáp thép và trình bày tiêu chuẩn loại bỏ cáp 2.0 thép theo số sợi đứt.<br />
<br />
Cáp thép được phân loại theo những hình thức sau : * Theo cách bện: - Bện ngược chiều: Chiều bện các sợi và chiều bện các dẻ ngược nhau: Hình 1<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Hình. 1 - Bện cùng chiều: Chiều bện các sợi và chiều bện các dẻ giống nhau: Hình 2<br />
<br />
Hình . 2 - Bện hỗn hợp: Chiều bện các sợi ở hai dẻ kề nhau ngược chiều nhau: Hình 3<br />
<br />
Hình. 3 * Theo lõi: 0.5 Theo vật liệu làm lõi, cáp thép được phân làm 3 loại: - Lõi đay tẩm dầu: Lõi đay làm cho cáp mềm, dễ uốn. Mặt khác khi làm việc cáp bị kéo, nén, uốn, xoắn nên dầu ở lõi ngấm ra, bôi trơn và chống gỉ cho cáp. - Lõi thép: Lõi thép làm cho cáp cứng, nặng nhưng chịu được kéo, nén, chịu nhiệt độ và áp lực lớn nên được dùng làm dây chằng, kéo ở dưới nước, đường dây cáp treo trên cao hoặc quấn trong tang có nhiều lớp cáp - Lõi amian: Cáp lõi amian chịu được nhiệt độ cao nhưng do không được tẩm dầu vào lõi nên khả năng tự bôi trơn và chống gỉ kém cáp lõi đay, mặt khác giá thành lại đắt nên chỉ dùng để treo, buộc ở lò luyện thép, lò đúc, lò rèn. * Theo số sợi: Dây kéo trong các máy nâng và dây dùng để chằng, néo, treo hàng thường dùng ba loại cáp: 6 19 +1, 6 37 +1, 6 61 +1<br />
<br />
Trong ký hiệu: - Số thứ nhất biểu thị số dẻ trong dây cáp - Số thứ hai biểu thị số sợi trong mỗi dẻ - Số thứ ba biểu thị số lõi trong dây cáp. Vì dây cáp nào cũng chỉ có 1 lõi nên cho phép không ghi số lõi ( + 1) trong ký hiệu. Với cùng đường kính dây cáp cùng chiều bện và cùng loại lõi thì: * Phân theo kết cấu tiết diện: - Kết cấu thông thường: Các sợi thép trong mỗi dẻ và trong dây cáp có cùng đường kính (Hình 4a)<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Hình4a: Cáp kết cấu thông thường - Kết cấu phối hợp: Các sợi thép trong dẻ có đường kính khác nhau. Có hai dạng kết cấu phối hợp: + Ghép xen kẽ trong một lớp ( Hình 4b ). + Ghép xen kẽ khác lớp ( Hình 4c ).<br />
<br />
b<br />
<br />
c Hình 4 b,c: Cáp kết cấu phối hợp 0.5<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo sợi đứt Bảng: Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo sợi đứt Loại dây cáp Hệ số an 6 19 6 37 6 61 toàn ban Bện Bện Bện đầu của Ngược Xuôi Ngược Xuôi Ngược Xuôi cáp Số sợi đứt lớn nhất cho phép trên một bước bện 7 16 8 30 15 40 20<br />
<br />
3<br />
<br />
Hãy so sánh ưu nhược điểm của Pa lăng bánh răng và Pa lăng trục vít. Phạm vi sử dụng của mỗi loại? Trong quá trình sử dụng Pa lăng tay để đảm bảo an toàn cần phải chú ý những điểm gì?. So với pa lăng trục vít pa lăng bánh răng có những ưu nhược điểm sau: + Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ (so với pa lăng trục vít cùng tải trọng). Hiệu suất cao(= 0.7 ÷0.9). +Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp. - Công dụng và phạm vi sử dụng: Pa lăng trục vít được dùng để nâng vật với độ cao không lớn lắm, để điều chỉnh dây chằng khi lắp đặt và sửa chữa đơn chiếc. Pa lăng trục vít được chế tạo với tải trọng 0,5÷10 tấn, chiều cao nâng là 3 mét. Hiệu suất = 0,55 ÷ 0,7 Pa lăng bánh răng được chế tạo với tải trọng 0,25 ÷10 tấn. Độ cao nâng là 3m. Có loại pa lăng chuyên dùng độ cao nâng tới 12m. Khi cần di chuyển hàng với khoảng cách không lớn lắm, có thể treo pa lăng trên bộ bánh xe di chuyển kéo tay lắp trên dầm thép I. Những điểm chú ý khi sử dụng pa lăng tay: - Kiểm tra pa lăng tay trước khi sử dụng: + Kiểm tra đai ốc đầu trục + Kiểm tra xích khởi động, xích nâng hàng. + Quay bánh xích khởi động xem có trơn, nhẹ không? Bộ phận hãm làm việc có tốt không? - Treo pa lăng vào vị trí chắc chắn - Kéo thử không tải, quan sát chiều kéo xích khởi động với chiều xích nâng hàng. - Không sử dụng quá tải. - Nâng hàng lên khỏi nền đặt 100 ÷200mm phải dừng lại để kiểm tra khả năng làm việc của các bộ phận, nếu làm việc tốt mới nâng hàng lên cao tiếp. - Kéo xích phải đều, từ từ và không đứng dưới móc treo. - Bôi trơn pa lăng ít nhất một lần trong tháng. - Theo định kỳ phải thử tải pa lăng. Cộng (I)<br />
<br />
2.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
7 3 10<br />
<br />
II. Phần tự chọn Cộng (II) Tổng cộng (I+II) DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP<br />
<br />
........, ngày……..tháng……năm 2012 TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br />
<br />