CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: LĐTBCK – LT32 Hình thức thi:( Viết ) Thời gian thi: 180 phút ( Không kể thời gian chép/ giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Hãy lập biện pháp thi công lắp đặt băng tải cao su? Câu 2: (2 điểm) a. Trình bày phương pháp vận chuyển thiết bị bằng đòn bẩy và con lăn trong điều kiện đường mấp mô, đường lầy lội, đường bằng. b. Trong quá trình vận chuyển thiết bị bằng đòn bẩy và con lăn phải chú ý những điểm gì? Câu 3: (2 điểm) Dùng tời điện để kéo một khối máy nặng 7 tấn, biết dây cáp loại 6 x 61+ 1: giới hạn bền kéo là 160 KG/mm2 ,chế độ tải trọng nặng. Hãy chọn đường kính dây cáp để kéo được khối máy an toàn? Câu 4: (3điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường ….., ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA - LĐTBCK– LT32 Câu 1 a Nội dung I. Phần bắt buộc Hãy lập biện pháp thi công lắp đặt băng tải cao su?<br />
Biện pháp thi công lắp đặt băng tải cao su A . Giới thiệu chung:<br />
<br />
Điểm 3.0 0.25<br />
<br />
1. Khối lượng công việc: - Lắp đặt băng tải cao su tại nhà xưởngTrường Cao đẳng nghề LILAMA-1 - Thiết bị có khối lượng 3500 Kg 2. Biện pháp lắp đặt: Gồm các nội dung chính sau - Biện pháp lắp đặt băng tải chủ yếu là biện pháp tổ hợp và cẩu lắp một số thiết bị nguyên khối, việc căn chỉnh, kiểm tra cụ thể được trình bầy ở phần căn chỉnh máy. B. Sơ đồ tổ chức thi công: 1. Sơ đồ tổ chức công trường: 2. Nhân lực cụ thể: Số Nghề nghiệp Bậc thợ Số luợng Ghi TT chú Kỹ sư ( Giáo viên) 1 Đội trưởng 1 2 Kỹ thuật thi công Kỹ sư 3 Kỹ thuật KCS Kỹ sư 4 Thợ lắp đặt thiết bị cơ khí Học sinh 30 Thực tập 5 Thợ cẩu chuyển 6 Thợ hàn điện và hàn hơi 7 Thợ điện 8 Thợ sơn 9 Hành chính – Tổ chức,Y Tế 10 Bảo vệ công trường 11 Lao động thủ công Cộng 31 C. Trình tự lắp đặt băng tải cao su: Gồm các bước sau 1. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu chính thức phần bệ móng xác định: * Tim dọc tim ngang<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
* Cao độ mặt móng 2. Đưa thiết bị lên bệ: 3. Tổ hợp các phân đoạn của băng tải. 4. Lắp các thiết bị khác. 5. Điều chỉnh băng tải trên bệ. 6. Hiệu chỉnh: D. Công tác cẩu lắp: 1. Dùng cần cẩu bánh lốp đưa thiết bị lên bệ: 2. Đưa thiết bị lên bệ bằng phương pháp thủ công: E. Dự trù phương tiện vật tư thi công: (Đưa thiết bị lên bệ bằng phương pháp thủ công)<br />
TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 16 18 19 20 21 22 23 Tên gọi Kích dầu 3 tấn Xà beng(đòn bẩy) Gỗ ván dày 30mm Tà vẹt loại 2m Máy hàn di động Máy mài cầm tay Máy cắt cầm tay Máy khoan cầm tay Clê lực các loại Căn các loại Cáp cẩu mềm (17.5mm Clê các loại Dây thừng (25mm Máy kinh vĩ Thước nhét Thước cầu Ni vô khung loại 200x 200 Thước cuộn Thước lá Quả dọi các loại Dây thép (0.5mm Búa tạ Dụng cụ cầm tay thông thường đồng bộ Đơn vị Cái Cái m3 Thanh Cái Cái Cái Cái Bộ Cái m Bộ m Cái Bộ Cái Cái Cái Cái Cái m Cái Số lượng 2 4 1 8 1 1 1 1 2 20 20 2 35 1 2 1 2 5 5 20 30 2<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
F.An toàn lao động: Nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người cũng như thiết bị, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công. Mọi người tham gia lắp đặt máy cắt đột liên hợp cần chấp hành các quy định, yêu cầu dưới đây - Những người tham gia lắp đặt công trình này đều phải qua lớp học an toàn lao động do cơ sở tổ chức, có kỹ thuật an toàn hướng dẫn, mọi người phải ký tên là đã tham gia lớp học - Người tham gia lắp đặt phải nắm được các bước tiến hành lắp đặt - Trong quá trình làm việc phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: Mũ cứng, quần áo, giầy v.v - Người không có nhiệm vụ không được vào khu vực lắp đặt trong phạm vi 10m. Tại mặt bằng cốt 00 phải có biển báo, căng dây để cảnh báo. - Khi nâng hàng lên khỏi mặt đất 0.1m thì dừng lại kiểm tra phương tiện<br />
<br />
nâng hàng, công việc xi nhan chỉ được 1 người. - Không cẩu lắp làm việc trong điều kiên thiếu ánh sáng. 2. Mở hòm kiểm tra. - Kiểm tra danh mục thiết bị theo lý lịch băng tải 3. Chuẩn bị thợ phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư. 4. Kiểm tra nghiệm thu bệ móng, xác định tim cốt băng tải.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
2<br />
<br />
5. Vận chuyển thiết bị đến vị trí lắp đặt. - Vận chuyển các thanh thép đến vị trí để tổ hợp các phân đoạn khung băng tải - Vận chuyển các thiết bị khác băng tải đến vị trí (Con lăn, Rulo, động cơ - hộp giảm tốc ....... ) 6. Gia công căn và đặt căn đệm khung băng tải. a. Trình bày phương pháp vận chuyển thiết bị bằng đòn bẩy và 2.0 con lăn trong điều kiện đường mấp mô, đường lầy lội, đường bằng b. Trong quá trình vận chuyển thiết bị bằng đòn bẩy và con lăn phải chú ý những điểm gì Vận chuyển thiết bị bằng đòn bẩy và con lăn - Phương pháp vận chuyển 0.5 + Chuẩn bị: * Kiểm tra đường vận chuyển: Nếu đường bị lồi lõm phải san lấp phẳng, dọn sạch chướng ngại vật trên đường để thiết bị, máy móc không bị va quệt. Nếu đường vận chuyển có dốc thì phải chuẩn bị dây chằng, tấm chèn. Nếu đường lầy, lún, qua bãi cát phải có tôn ván lát. * Chuẩn bị con lăn, đòn bẩy: Số lượng con lăn , chiều dày ống, chiều dài, phụ thuộc vào trọng lượng và chiều dài thiết bị vận chuyển nhưng ít nhất không dưới 4 con lăn. Con lăn thường dùng là ống thép có đường kính từ 60 - 180mm, chiều dài con lăn phải lớn hơn bề rộng thiết bị vận chuyển từ 100 - 300mm. Có thể dùng hai hàng con lăn dứới đế máy. Thiết bị vận chuyển có trọng lượng nhỏ hơn 10 tấn dùng con lăn đường kính 75mm, thiết bị tương đối cao nên dùng con lăn đường kính 60mm Không dùng con lăn bị nứt, sứt mẻ, bẹp. Phải làm sạch pa via ở hai<br />
<br />
3<br />
<br />
đầu con lăn. + Vận chuyển thiết bị . * Đưa thiết bị lên con lăn Nếu có cần trục, cầu trục, Pa lăng thì dùng các phương tiện này để nâng thiết bị đặt lên con lăn . Nếu không có thể dùng kích hoặc đòn bẩy ( Với thiết bị nhẹ) nâng từng đầu máy lên rồi luồn con lăn vào dưới đế máy, khoảng cách giữa các con lăn từ 0.5 - 0.8 m * Vận chuyển : Đặt đòn bẩy vào vị trí thích hợp, để tạo lực đẩy lớn nhất đẩy thiết bị di chuyển. Những con lăn ván lát đã được giải phóng thì đưa lên phía trước và đặt vào đường vận chuyển. Khi thiết bị di chuyển trên đoạn đường thẳng, các con lăn đặt song song và vuông góc với hướng chuyển động của thiết bị. Để chuyển hướng thiết bị đi ngoặt ta đặt trước ván lát theo hướng ngoặt và con lăn theo hình dẻ quạt, các con lăn khác dùng đòn bẩy lồng vào lỗ xoay cho đúng hướng cần thiết . + Những điểm chú ý khi vận chuyển: Không đứng sát chân vào hai đầu con lăn Khi rút hoặc đặt con lăn, các ngón tay phải luồn vào trong ống để tránh bị kẹp. Khi vận chuyển máy lên xuống dốc, phải buộc và chằng giữ thiết bị về phía sau, nếu cần phải có tấm chèn hình nêm. Không tỳ đòn bẩy vào những bộ phận dễ bị hư hỏng hoặc dễ biến dạng trên thiết bị. Tại chỗ đường ngoặt, ngoài việc điều chỉnh con lăn, nếu cần còn phải điều chỉnh cả thiết bị cho đúng hướng vận chuyển. Không vận chuyển ngoài trời khi trời mưa, đường lầy lội. Dùng tời điện để kéo một khối máy nặng 7 tấn chọn đường kính dây cáp loại 6 x 61+ 1: giới hạn bền kéo là 160 KG/mm chế độ tải trọng nặng. Hãy chọn đường kính dây cáp để kéo được khối máy an toàn? .<br />
2<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
2.0<br />
<br />
Tính lực kéo đứt dây cáp. Sđ ≥ ( Smax x Kat) (1) 0.5 Tra bảng ( 1- 6 ), Kat = 6 Thay giá trị Smax, Kat vào ( 1 ) ta có: Sđ ( 7 x 6 ) = 42 (tấn ) = 42000 KG - Tra bảng QPKT dây cáp 6 x 61 +1 ( Bảng 1- 5 ) , giới hạn bền kéo = 160KG/ mm2 0.5 Với Sđ = 44050 KG => cáp có đường kính d = 31mm. Vậy để kéo khối máy được an toàn chọn cáp có d = 31mm Cộng I II. Phần tự chọn Cộng II Cộng (I+II) 3 10<br />
ngày……..tháng……năm 2012<br />
<br />
7<br />
<br />