intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2024-2025 TỔ NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: CÔNG NGHỆ 10 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT CH CH Tự luận % tổng điểm TT Nội nhiều đúng- Đơn vị dung lựa chọn sai kiến kiến Nhận Thông Vận Nhận Thông Vận Nhận Thông Vận thức thức biết hiểu dụng biết hiểu dụng biết hiểu dụng B1. Giới thiệu về 2 6,7 trồng Chương trọt I. Giới B2. Cây thiệu 1 trồng và chung các yếu về trồng tố chính 2 2 1 33,3 trọt trong trồng trọt 2 B3 Giới thiệu về 2 1 2 2 20 đất trồng B4. Sử Chương dụng, cải II. Đất tạo và 1 1 1 16,7 trồng bảo vệ đất trồng B5. Giá thể trồng 2 2 2 2 23,3 cây Tổng Số câu 9 6 4 4 2 100 1
  2. 3 1 1 3 Số điểm 2 5 Số điểm SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2024-2025 TỔ NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: CÔNG NGHỆ 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ****** Số Mức câu độ hỏi kiến theo Đơn thức, mức vị kĩ độ TT Nội dung kiến thức kiến năng nhận thức cần thức Nhận biết Thông hiểu kiểm Vận dụng tra, đánh giá 1 Chương I. Giới Bài 1. Giới thiệu về Nhận biết: thiệu chung về trồng trọt - Nêu được vai trò trồng trọt của trồng trọt Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. (câu 1) - Nêu được một số 2
  3. thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới. (câu 2) - Nêu được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt Thông hiểu: - Trình bày được vai trò của trồng trọt đối với gia đình, địa phương. - Trình bày được sự phù hợp của bản thân với một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt - Trình bày được những một số thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình, địa phương. Bài 2. Cây trồng và Nhận biết: các yếu tố chính –Nêu được các nhóm trong trồng trọt cây trồng theo nguồn gốc (câu 3- 1) 3
  4. –Nêu được các nhóm cây trồng theo đặc tính sinh vật học (câu 3-2) –Nêu được các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng – Nêu được các yếu tố chính trong trồng trọt – Nêu được vai trò của các yếu tố chính trong trồng trọt đối với cây trồng (câu 4) Thông hiểu: - Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến ở địa phương theo nguồn gốc. (Câu 10) - Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến ở địa phương theo đặc tính sinh vật học. - Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến ở địa phương theo mục đích sử dụng (Câu 11). - Phân tích được vai trò chủ yếu của các yếu tố chính trong trồng trọt. 4
  5. - Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt. Vận dụng: - Đề xuất được một biện pháp kết hợp của các yếu tố chính trong trồng trọt để tăng năng suất cây trồng. - Đề xuất được chế độ chiếu sáng, tưới nước, dinh dưỡng phù hợp cho một loại cây trồng phổ biến ở địa phương. (câu 2-TL) 2 Chương II. Đất Bài 3. Giới thiệu về Nhận biết: trồng đất trồng - Trình bày được khái niệm đất trồng. (Câu 16-a) - Trình bày được các thành phần cơ bản của đất trồng. (Câu 16-b) - Trình bày được tính chất của đất trồng (tính chua, tính kiềm và trung tính của đất). - Nêu được khái niệm keo đất. (Câu 5) - Mô tả được cấu 5
  6. tạo của keo đất và nêu được những tính chất của keo đất. (câu 6) - Trình bày được phản ứng của dung dịch đất. Thông hiểu: - Phân biệt được các thành phần cơ bản của đất trồng. (Câu 16-c,d) - Phân biệt được hạt keo âm, hạt keo dương về cấu tạo và hoạt động trao đổi ion. - Phân biệt nguyên nhân gây ra phản ứng chua của đất, phản ứng kiềm của đất và phản ứng trung tính của đất (câu 12) Vận dụng: - Phân loại được đất trồng phổ biến ở địa phương theo tính chất (đất chua, đất kiềm hay đất trung tính). Bài 4. Sử dụng, cải Nhận biết: tạo và bảo vệ đất - Trình bày được trồng nguyên nhân hình thành các loại đất trồng ở nước ta. 6
  7. - Nêu được tính chất của các loại đất trồng ở nước ta. - Trình bày được các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng. (câu 7) Thông hiểu: - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ các loại đất trồng - Giải thích được mối liên hệ giữa nguyên nhân hình thành và tính chất của đất trồng làm cơ sở xác định được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng hợp lí đối với từng loại đất trồng. (Câu 13) Vận dụng: - Đề xuất được biện pháp bảo vệ, cải tạo đất trồng tại địa phương. (Câu 1-TL) - Vận dụng được kiến thức để sử dụng đất trồng hợp lí ở địa phương 7
  8. đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bài 5. Giá thể Nhận biết: trồng cây - Nêu được khái niệm giá thể trồng cây, vai trò của giá thể trồng cây. (Câu 8) - Nhận biết được giá thể trồng cây hữu cơ, giá thể vô cơ. (câu 9) -Trình bày được đặc điểm của một số loại giá thể trồng cây phổ biến. (câu 17-a,b) Thông hiểu: - Phân biệt được các loại giá thể trồng cây, so sánh ưu nhược điểm từng loại giá thể. (Câu 17- c,d) - Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể trồng cây (câu 14) - Phân tích được các bước sản xuất một số loại giá thể vô cơ, giá thể hữu cơ. (Câu 15) 8
  9. Vận dụng: Đề xuất một số loại giá thể phù hợp cho một số đối tượng cây trồng phổ biến ở địa phương. TỔNG SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2024-2025 TỔ NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: CÔNG NGHỆ 10 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ĐỀ 1 PHẦN I (5 điểm). CÂU TN NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Đâu là vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0? A. Đảm bảo an ninh lương thực. B. Thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. C. Tham gia vào xuất nhập khẩu. D. Hướng tới nền công nghiệp 4.0. Câu 2. Hoạt động nào dưới đây là áp dụng cơ giới hoá trong trồng trọt? A. Cấy lúa bằng máy cấy. B. Gặt lúa bằng liềm. C. Cuốc đất làm luống. D. Đeo bình phun thuốc trừ sâu. Câu 3. Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm những nhóm nào? A. Nhóm cây ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới. 9
  10. B. Nhóm cây nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. C. Nhóm cây ôn đới, liên đới, nhiệt đới. D. Nhóm cây ôn đới, hàn đới, á nhiệt đới. Câu 4. Yếu tố nào có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây? A. Đất trồng. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Nước. Câu 5. Những hạt đất có kích thước khoảng 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước được gọi là gì? A. Limon. B. Sét. C. Keo đất. D. Sỏi. Câu 6. Cấu tạo của keo đất gồm những gì? A. Nhân keo, lớp điện kép. B. Nhân keo, phần bề mặt. C. Keo âm, keo dương. D. Nhân keo, lớp điện bù. Câu 7. Để sử dụng và bảo vệ đất trồng hợp lý cần áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất. B. Bón phân vô cơ liên tục trong nhiều năm. C. Kết hợp sử dụng đất và bón phân vô cơ. D. Trồng một loại cây trồng trong thời gian dài. Câu 8. Giá thể là gì? A. Giá thể là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng khí tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. B. Giá thể là các vật liệu để trồng cây, hạn chế giữ nước, độ thoáng khí cao nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. C. Giá thể là một loại phân bón được ủ tự nhiên giúp đất giảm bớt sự thoái hoá. D. Giá thể là một loại phân bón được ủ với vi sinh vật giúp đất giảm sự thoái hoá. Câu 9. Các giá thể than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa thuộc nhóm gì? A. Giá thể vô cơ. 10
  11. B. Giá thể tổng hợp. C. Giá thể hữu cơ. D. Giá thể cơ bản. Câu 10. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây nhiệt đới? A. Xoài, ổi. B. Lê, mận. C. Bơ, lựu. D. Mít, táo. Câu 11. Những cây như sắn, ngô, đậu tương có xếp vào nhóm nào nếu phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng? A. Cây lương thực. B. Cây rau củ. C. Cây ăn quả. D. Cây ngoài đồng. Câu 12. Đất trung tính có độ pH bao nhiêu? A. < 6,6. B. > 6.0- 7,0. C. > 7,5. D. 6,6- 7,5. Câu 13. Có những biện pháp sau, đâu là biện pháp cải tạo đất chua hữu hiệu? (1) bón vôi khử chua. (2) đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng). (3) bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp. (4) hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi). (5) bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh. (6) che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh. A. (1), (3), (4), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (2), (4), (6). 11
  12. Câu 14. Dùng chế phẩm vi sinh vật để ủ giá thể mùn cưa có tác dụng gì? A. Tổng hợp cellulose, xoá tan mầm bệnh B. Tổng hợp cellulose, chống thời tiết khắc nghiệt C. Phân giải cellulose, chống thời tiết khắc nghiệt D. Phân giải cellulose, ức chế mầm bệnh. Câu 15. Quá trình tạo ra giá thể gốm không bao gồm bước nào sau đây? A. Nghiền vật liệu đã thu gom, nặn thành viên. B. Ngâm trong dung dịch dinh dưỡng để hấp thụ dưỡng chất. C. Nung các viên đã nặn ở nhiệt độ cao (từ 1200oC đến 1300oC). D. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. PHẦN II (2 điểm). CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, có chứa các chất hữu cơ và chất vô cơ. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cho cây trồng đứng vững. Các nhận định sau đây là đúng hay sai cho nội dung trên? a) Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. b) Phần rắn: là thành phần chủ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và chất hữu cơ; phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững. c) Ngoài chất hữu cơ và vô cơ thì đát trồng còn có các thành phần khác đó là: phần lỏng và phần khí. d) Phần lỏng trong đất chủ yếu chỉ chứa không khí đồng thời có chứa một lượng nước nhất định có khả năng cung cấp nước hoặc chất dinh dưỡng cho cây trồng. Câu 2. Xơ dừa là sản phẩm được làm từ các sợi trên vỏ ngoài của trái dừa. Vỏ dừa được băm nghiền nhỏ tạo thành mụn xơ dừa. Sau đó, các loại mụn xơ dừa này sẽ được ngâm với nước để có thể loại bỏ các hợp chất như tanin, chất chát và một số thành phần khoáng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Giá thể xơ dừa là loại giá thể tạo ra từ vỏ dừa. b) Giá thể xơ dừa giữ nước tốt nên hạn chế hoạt động của vi sinh vật cố định đạm. c) Để loại bỏ tanin, chất chát phải ngâm vỏ dừa trong nước sạch 2-3 ngày, sau đó ngâm trong nước vôi từ 5-7 ngày. d) Xơ dừa sau khi được xử lý kỹ thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây; tăng độ phì nhiêu, tăng hàm lượng vi sinh vật và tăng dinh dưỡng cho đất trồng. PHẦN III (3điểm). TỰ LUẬN 12
  13. Câu 1. Khi canh tác lúa thì bác Hai thấy cây sinh trưởng kém, nở bụi ít, khả năng trổ bông bị hạn chế, hạt bị lép lửng nhiều. Nên Bác đã mời bộ phận kĩ thuật kiểm tra đất làm lúa của nhà mình, sau kiểm tra phát hiện nồng độ muối trong đất cao hớn 2,56‰. Theo em, đất làm lúa nhà bác Hai là loại đất gì? Em hãy đề xuất cho Bác biện pháp cải tạo loại đất đó. (2,0 điểm) Câu 2. Bạn mới mua được một cây cảnh về trang trí trong nhà, nhưng do gia đình phải đi vắng một tuần nên bạn để cây trong nhà (không có ánh sáng, không được tưới nước). Về nhà, bạn thấy cây bắt đầu bị héo, lá chuyển sang màu vàng nhạt chứ không còn xanh như lúc mới mua. Bạn sẽ làm gì để cây có thể xanh tốt trở lại? (1 điểm) ĐỀ 2 PHẦN I (5 điểm). CÂU TN NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Đâu là vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0? A. Tham gia vào xuất khẩu. B. Thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. C. Đảm bảo an ninh quốc gia. D. Hướng tới nền công nghiệp 4.0. Câu 2. Hoạt động nào dưới đây là áp dụng cơ giới hoá trong trồng trọt? A. Làm đất bằng máy cày, bừa. B. Gặt lúa bằng liềm. C. Cuốc đất làm luống. D. Đeo bình phun thuốc trừ sâu. Câu 3. Dựa vào đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia làm những nhóm nào? A. Cây thân thảo và cây thân gỗ. B. Cây hằng năm và cây một năm. C. Cây ôn đới, á nhiệt đới, nhiệt đới. D. Cây ôn đới, hàn đới, á nhiệt đới. Câu 4. Yếu tố nào trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan muối khoáng và chất dinh dưỡng? A. Nước. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Đất trồng. 13
  14. Câu 5. Những hạt đất có kích thước khoảng 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước được gọi là gì? A. Limon. B. Sét. C. Keo đất. D. Sỏi. Câu 6. Cấu tạo của keo đất gồm những gì? A. Nhân keo, lớp điện kép. B. Nhân keo, phần bề mặt. C. Keo âm, keo dương. D. Nhân keo, lớp điện bù. Câu 7. Để sử dụng và bảo vệ đất trồng hợp lý cần áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất. B. Bón phân vô cơ liên tục trong nhiều năm. C. Kết hợp sử dụng đất và bón phân vô cơ. D. Trồng một loại cây trồng trong thời gian dài. Câu 8. Giá thể là gì? A. Giá thể là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng khí tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. B. Giá thể là các vật liệu để trồng cây, hạn chế giữ nước, độ thoáng khí cao nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. C. Giá thể là một loại phân bón được ủ tự nhiên giúp đất giảm bớt sự thoái hoá. D. Giá thể là một loại phân bón được ủ với vi sinh vật giúp đất giảm sự thoái hoá. Câu 9. Các giá thể than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa thuộc nhóm gì? A. Giá thể vô cơ. B. Giá thể tổng hợp. C. Giá thể hữu cơ. D. Giá thể cơ bản. Câu 10. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây ôn đới? A. Lê, mận. B. Xoài, ổi. C. Bơ, lựu. D. Mít, táo. 14
  15. Câu 11. Những cây như táo đỏ, cà chua, mận có thể xếp vào nhóm nào nếu phân loại theo mục đích sử dụng? A. Cây ăn quả. B. Cây rau. C. Cây lương thực. D. Cây ngoài đồng. Câu 12. Đất chua có độ pH bao nhiêu? A. < 6,6. B. > 6.0- 7,0. C. > 7,5. D. 6,6- 7,5. Câu 13. Có những biện pháp sau, đâu là biện pháp cải tạo đất chua hữu hiệu? (1) bón vôi khử chua. (2) bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh. (3) bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp. (4) hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi). (5) đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng). (6) che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh. A. (1), (3), (4), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (1), (4), (5), (6). Câu 14. Dùng chế phẩm vi sinh vật để ủ giá thể mùn cưa có tác dụng gì? A. Tổng hợp cellulose, xoá tan mầm bệnh B. Tổng hợp cellulose, chống thời tiết khắc nghiệt C. Phân giải cellulose, chống thời tiết khắc nghiệt D. Phân giải cellulose, ức chế mầm bệnh. Câu 15. Quá trình tạo ra giá thể perlite không bao gồm bước nào sau đây? A. Xay, nghiền nhỏ quặng đá perlite (từ 0,2 mm đến 1 mm) B. Ngâm trong dung dịch dinh dưỡng 1 ngày để hấp thụ dưỡng chất. 15
  16. C. Nung ở nhiệt độ từ 800 oC đến 850 oC. D. Để nguội, kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. PHẦN II (2 điểm). CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, có chứa các chất hữu cơ và chất vô cơ. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cho cây trồng đứng vững. Các nhận định sau đây là đúng hay sai cho nội dung trên? a) Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. b) Phần rắn: là thành phần chủ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và chất hữu cơ; phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững. c) Ngoài chất hữu cơ và vô cơ thì đát trồng còn có các thành phần khác đó là: phần lỏng và phần khí. d) Phần lỏng trong đất chủ yếu chỉ chứa không khí đồng thời có chứa một lượng nước nhất định có khả năng cung cấp nước hoặc chất dinh dưỡng cho cây trồng. Câu 2. Trấu hun là sản phẩm của quá trình đốt trấu tươi trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy). Trấu hun là loại giá thể nhẹ, xốp, mang màu đen của than. Sau khi trải qua quá trình đốt, thành phần còn lại chủ yếu là carbohydrat và kali. Vì thành phần dinh dưỡng còn sót lại không quá đa dạng, nên khi sử dụng trấu hun sẽ được phối trộn thêm cùng: đất sạch, mụn dừa, phân trùn quế, viên đất nung, đá perlite. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Giá thể trấu hun là loại giá thể được tạo ra từ việc đốt vỏ trấu trong điều kiện kị khí. b) Trấu hun có hàm lượng kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét tốt. c) Trấu hun có đặc tính tơi xốp và thoáng khí tốt nhứng hấp thụ nhiệt lớn nên hạn chế hạt nảy mầm, giảm tỉ lệ sống của cây con. d) Tùy theo các thành phần giá thể được trộn chung thì tỉ lệ trấu hun thường chiếm từ 15 – 25%. PHẦN III (3 điểm). TỰ LUẬN Câu 1. Bác Năm được phân đất trồng cây khu mới, khi kiểm tra đất ở khu đó thì Bác thấy đất này có tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua. Theo em, đó là loại đất gì? Em hãy đề xuất cho Bác biện pháp cải tạo loại đất đó. (2,0 điểm) Câu 2. Bạn mới mua được một cây cảnh về trang trí trong nhà, nhưng do gia đình phải đi vắng một tuần nên bạn để cây trong nhà (không có ánh sáng, không được tưới nước). Về nhà, bạn thấy cây bắt đầu bị héo, lá chuyển sang màu vàng nhạt chứ không còn xanh như lúc mới mua. Bạn sẽ làm gì để cây có thể xanh tốt trở lại? (1 điểm) 16
  17. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐÁP ÁN GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2024-2025 TỔ NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: CÔNG NGHỆ 10 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT PHẦN I (5 điểm). CÂU TN NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN CÂ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 U ĐỀ 1 A A A A C A A A C A A D D D B CÂ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 U ĐỀ 2 A A A A C A A A C A A A D D B PHẦN II (2 điểm). CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu a) b) c) d) ĐỀ 1 Câu 1 Đ Đ S S 17
  18. Câu 2 Đ S Đ Đ Câu 1 Đ Đ S S ĐỀ 2 Câu 2 Đ Đ S Đ PHẦN III (3 điểm). TỰ LUẬN CÂU Nội dung Điểm Đề 1 Đất mặn. Câu 1. Theo em, đất BP cải tạo: 0,25 đ làm lúa nhà bác Hai là + BP bón phân: ưu tiên bón phân hữu cơ; bón vôi kết hợp với rửa loại đất gì? Em hãy đề mặn. 0,5 đ xuất cho Bác biện pháp + BP thuỷ lợi: xây dựng hệ thống đê, kênh mương và trồng cây chắn 0,5 đ cải tạo loại đất đó. (2,0 sóng. 0,5 đ điểm) + BP canh tác: luân canh hợp lí; bố trí thời vụ để tránh mặn. 0,25đ + Chế độ làm đất thích hợp: cày không lật, xới đất nhiều lần. Đề 2 Đất xám bạc màu 0,5 đ Câu 1. Theo em, đó là BP cải tạo: loại đất gì? Em hãy đề + BP bón phân: bón phân hữu cơ, 0,25 đ xuất cho Bác biện pháp + Bón vôi để nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất. 0,25 đ cải tạo loại đất đó. (2,0 + Biện pháp thuỷ lợi: Tưới, tiêu hợp lí nhằm tránh rửa trôi các dinh 0,5 đ điểm) dưỡng trong đất. + Biện pháp canh tác: Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn 0,5đ ngày thích hợp. Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây 18
  19. họ Đậu. Câu 2. Bạn sẽ làm gì để - Tưới nước cho cây cây có thể xanh tốt trở - Mang cây ra ngoài, nơi có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp 0,5 lại? (1 điểm) - Vệ sinh lá và rễ cây. - Cho cây ở trong môi trường thích hợp. 0,5 - Xem xét sử dụng phân bón cho cây. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2