intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức đã học cũng như giúp bạn làm quen với cấu trúc đề thi để tự tin đạt điểm cao trong bài kiểm tra của môn học này. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ  NĂM HỌC 2021 ­ 2022 3 Môn: Công nghệ – Lớp: 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát   (Đề thi gồm có 2 trang) đề Họ và tên thí sinh:………………………………………….Lớp:……………………………. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là: A. 420×210. B. 279×297. C. 420×297. D. 297×210. Câu 2: Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ gì? A. Phóng to. B. Thu nhỏ. C. Nguyên hình. D. Nâng cao. Câu 3: Nét đứt mảnh dùng để vẽ: A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng. D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 4: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trên xuống ta được: A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng. Câu 5: Hình chiếu đứng thể hiện chiều nào của vật thể: A. Chiều dài và chiều cao. B. Chiều dài và chiều rộng. C. Chiều rộng và chiều ngang. D. Chiều cao và chiều rộng. Câu 6: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, mặt phẳng hình chiếu cạnh đặt ở: A. phía sau vật thể. B. bên trên vật thể. C. bên phải vật thể. D. bên trái vật thể. Câu 7: Mặt cắt nào được vẽ ngay trên hình chiếu? A. Mặt cắt một nửa. B. Mặt cắt toàn bộ. C. Mặt cắt chập. D. Mặt cắt rời. Câu 8: Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện: A. song song với hình chiếu của vật thể. B. vuông góc của vật thể. C. vuông góc với hình chiếu của vật thể. D. song song của vật thể. Câu 9: Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn: A. Hình dạng bên ngoài của vật thể.B. Tiết diện vuông góc của vật thể. C. Vật thể đối xứng.D. Hình dạng bên trong của vật thể. Câu 10: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng là: A. p = q = r = 0,5. B. p = r = 1; q = 0,5. C. p = q = r = 1. D. p = q = 1; r = 0,5. Câu 11: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là: A. p = q = r = 0,5. B. p = r = 1; q = 0,5. C. p = q = r = 1. D. p = q = 1; r = 0,5.  Câu 12: Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo? A. Góc trục đo. B. Mặt phẳng hình chiếu. C. Hệ số biến dạng. D. Cả ba thông số. Câu 13: Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong bản vẽ kĩ thuật? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 14: Trong hình chiếu trục đo, r là hệ số biến dạng theo trục nào? A. O’X’. B. O’Z’. C. O’Y’. D. OZ. Câu 15: Mặt cắt chập được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng: A. Bên trái hình chiếu. B. Ngay lên hình chiếu. C. Bên phải hình chiếu. D. Bên ngoài hình chiếu. Câu 16: Chọn đáp án sai: A. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước. B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt. C. Hình chiếu trục đo của hình tròn là hình tròn.
  2. D. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt. Câu 17: Từ khổ giấy A0 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A1 ta làm như thế nào? A. Chia đôi chiều dài khổ giấy. B. Chia đôi chiều rộng khổ giấy. C. Chia đôi khổ giấy. D. Cả B và C đều đúng. Câu 18:. Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể: A. Chiều dài và chiều cao. B. Chiều dài và chiều rộng. C. Chiều rộng và chiều ngang. D. Chiều cao và chiều rộng. Câu 19: Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện: A. song song với hình chiếu của vật thể. B. vuông góc của vật thể. C. vuông góc với hình chiếu của vật thể. D. song song của vật thể. Câu 20: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trái vào ta được: A. Hình chiếu tùy ý. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu bằng. II. TỰ LUẬN Câu 1(2 điểm):  a. Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì? b. Nêu khái niệm hình cắt và mặt cắt? Câu 2(3 điểm): Vẽ các hình chiếu của vật thể sau theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, kích thước  của vật thể được tính theo kích thước hình thoi, mỗi hình thoi biểu diễn một hình vuông có cạnh  bằng 10mm. a. Vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng b. Vẽ hình chiếu chiếu cạnh c. Kẻ đường gióng kích thước, đường kích thước, ghi chữ số kích thước ……………. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2