intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Vật liệu phi kim loại có những tính chất cơ bản sau: A. cơ học, vật lý, địa lý, lịch sử. B. cơ học, vật lý, hóa học, công nghệ. C. cơ học, tin học, vật lý, công nghệ. D. cơ học, lịch sử, địa lý, công nghệ. Câu 2. Trình bày khái niệm về phôi? A. Phôi là phần thừa trong quá trình chế tạo chi tiết B. Phôi là chi tiết sau khi chế tạo C. Phôi là máy móc được dùng để chế tạo chi tiết D. Phôi là khối vật liệu ban đầu được dùng để chế tạo chi tiết Câu 3. Nhóm vật liệu được dùng chủ yếu trong sản xuất cơ khí là A. Vật liệu mới và hợp kim. B. Vật liệu phi kim loại. C. Kim loại đen và kim loại màu. D. Vật liệu kim loại và hợp kim. Câu 4. Gia công tiện là A. phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, ... B. phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn. C. phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của phôi và tịnh tiến của dao. D. phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. Câu 5. Vật liệu cơ khí cần đáp ứng yêu cầu về A. tính hóa học, tính công nghệ và tính kinh tế. B. tính lý học, tính công nghệ và tính kinh tế. C. tính sử dụng, tính công nghệ và tính kinh tế. D. tính cơ học, tính công nghệ và tính kinh tế. Câu 6. Phương pháp gia công cơ khí nào thuộc phương pháp gia công mới A. gia công cơ khí có phoi B. gia công cơ khí bằng tia lửa điện C. gia công cơ khí bằng phương pháp bào D. gia công cơ khí không phoi Câu 7. Người tham gia quá trình sản xuất cơ khí cần phải tuân thủ đúng các quy trình thiết kế để đảm bảo A. tính mĩ thuật và độ chính xác cao. B. tính kĩ thuật và an toàn lao động. C. tính kĩ thuật, tính mĩ thuật và độ chính xác cao.. D. tính kĩ thuật, tính mĩ thuật và an toàn lao động. Câu 8. Vật liệu nào sau đây là vật liệu mới. A. Vật liệu composite, vật liệu có cơ tính biến thiên, hợp kim nhớ hình. B. Nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn và cao su. C. Sắt và hợp kim của sắt. D. Kim loại và các hợp kim thông dụng. Câu 9. Loại nhựa có tính chất trong suốt là A. PMMA, PVC, PS B. HDPE, LDPE, PP C. HDPE, PTFE, PC D. PMMA, PVC, PP Câu 10. Vật liệu phi kim loại không bị oxi hóa, không bị ăn mòn trong các môi trường acid, muối,.. thuộc tính chất A. cơ học. B. hóa học C. vật lý. D. công nghệ. Câu 11. Gang là hợp kim có tính chất nào sau đây? A. Tính dẻo. B. Tính giòn. C. Tính chịu ăn mòn tốt D. Tính đàn hồi. Câu 12. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo gắn với trình tự những công việc chủ yếu: A. Nghiên cứu, chế tạo, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.
  2. B. Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí. C. Thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí. D. Thiết kế sản phẩm cơ khí, chế tạo, gia công cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí. Câu 13. Khi khoan kim loại trên máy khoan bàn, phôi và mũi khoan có chuyển động gì? A. Phôi chuyển động tịnh tiến và mũi khoan chuyển động quay tròn B. Phôi cố định và mũi khoan chuyển động quay C. Phôi cố định và mũi khoan vừa quay, vừa tịnh tiến D. Phôi cố định và mũi khoan chuyển động tịnh tiến Câu 14. Trong quy trình chế tạo cơ khí, bước xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm có tác dụng A. gia công phôi dễ dàng. B. tạo khối vật liệu ban đầu cho sản phẩm. C. hạn chế những hư tổn cho quá trình chế tạo. D. chống gỉ, chống mài mòn. Câu 15. Vật liệu cơ khí là A. chất được sử dụng trong sản xuất cơ khí để tạo nên các sản phẩm. B. dụng cụ được sử dụng trong sản xuất cơ khí để tạo nên các sản phẩm. C. vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí để tạo nên các sản phẩm. D. các kim loại được sử dụng trong sản xuất cơ khí để tạo nên các sản phẩm. Câu 16. Cơ khí chế tạo là A. công nghệ điều chế kim loại, hợp kim từ quặng hoặc các nguyên liệu khác để dùng trong cuộc sống. B. ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức để nghiên cứu, chế tạo, vận hành, sửa chữa các máy thiết bị. C. ngành kĩ thuật công nghệ dựa trên tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực tác dụng làm cho kim loại biến dạng. D. công nghệ chế tạo ra các sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng. Câu 17. Quy trình sản xuất cơ khí nào là đúng? A. Chế tạo phôi → Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm B. Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm C. Gia công tạo hình sản phẩm → Chế tạo phôi → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm D. Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Gia công tạo hình sản phẩm → Đóng gói sản phẩm Câu 18. Nghề nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm công việc gia công cơ khí? A. Thợ hàn B. Thợ rèn, dập C. Thợ cắt gọt kim loại D. Thợ mỏ Câu 19. Tính chất vật lí của vật liệu kim loại và hợp kim thể hiện qua A. khối lượng riêng, độ bền kéo, độ bền nén, tính giãn nở. B. nhiệt độ nóng chảy, tính giãn nở, tính chịu ăn mòn. C. khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt. D. khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính giãn nở, dẫn điện, dẫn nhiệt. Câu 20. Vật liệu kim loại và hợp kim chia thành 2 nhóm: A. Sắt và hợp kim của sắt, kim loại và hợp kim màu. B. Sắt và hợp kim của sắt, nhôm và hợp kim nhôm. C. Thép và hợp kim của thép, đồng và hợp kim đồng. D. Thép và hợp kim của thép, kim loại và hợp kim màu. Câu 21. Chọn phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của vật liệu cơ khí. A. Vật liệu cơ khí đa dạng và có tính tương đối. B. Vật liệu cơ khí khan hiếm và có giá thành cao. C. Vật liệu cơ khí khan hiếm và có tính tương đối.
  3. D. Vật liệu cơ khí đa dạng và có giá thành rẻ.. Câu 22. Đâu là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình sản xuất cơ khí? A. Nghiên cứu bản vẽ B. Sản xuất phôi C. Đóng gói và bảo quản D. Chế tạo cơ khí Câu 23. Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo? A. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,... B. Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn.... C. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác. D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo không phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất Câu 24. Tính chất của hợp kim là A. không đồng nhất và duy trì các tính chất của á kim. B. không đồng nhất và duy trì các tính chất của kim loại. C. đồng nhất và duy trì các tính chất của kim loại. D. đồng nhất và duy trì các tính chất của á kim. Câu 25. Nhôm và hợp kim của nhôm có đặc điểm là A. tính nhiệt luyện tốt. B. tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao. C. độ bền và tính dẻo thấp. D. tính chịu ăn mòn kém. Câu 26. Các chuyển động khi tiện bao gồm: A. chạy dao thẳng, chạy dao chéo. B. chạy dao chéo, chạy dao ngang. C. chạy dao ngang, chạy dao dọc, chạy dao chéo D. chạy dao ngang, chạy dao thẳng, chạy dao chéo. Câu 27. Phương pháp chế tạo phôi trong quá trình sản xuất cơ khí mà người ta dùng búa. A. Hàn. B. Gia công áp lực. C. Cắt gọt kim loại. D. Đúc. Câu 28. Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí được chia làm mấy nhóm? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 B. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1.5đ) Trình bày phương pháp đơn giản để nhận biết tính chất cơ bản của kim loại gang. Câu 2: (1.5đ) Em hãy nêu hiểu biết của em về 1 nghề liên quan đến thiết kế sản phẩm cơ khí (công việc, Yêu cầu về kiến thức chuyên môn, chuyên ngành và trường đào tạo) -----------------------------------Hết -----------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2