intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG Môn Công nghệ lớp 12 Họ và tên học sinh:………………………………………………Lớp……… Đề minh họa Câu 1. Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Trị số của điện trở là bao nhiêu? A. 34x102 KΩ ±5%. B. 34x106 Ω ±0,5%. C. 23x102 KΩ ±5%. D. 23x106Ω ±0,5%. Câu 2. Một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự nào? A. Xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ B. Xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ C. Xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ D. Xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ Câu 3.Hai số liệu kĩ thuật gồm trị số điện trở và công suất định mức là số liệu kĩ thuật của linh kiện nào sau đây? A. Tụ điện. B. Cuộn cảm. C. Điện trở. D. Rơ le. Câu 4. Trên hình 1, hình 1.1 là hình dạng linh kiện nào? A. Điện trở B. Tụ điện C. Cuộn cảm D. Rơ le Câu 5: Linh kiện điện tử có công dụng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện là linh kiện nào? A. Điện trở. B. Tụ điện. C. Cuộn cảm D. Rơ le điện từ. Câu 6.Trên hình 1, hình nào là hình dạng tụ gốm? A. Hình 1.1 B. Hình 1.2 C. Hình 1.3 D. Hình 1.5 Câu 7. Những linh kiện nào là linh kiện thụ động trên mạch điện tử? A. Điện trở, rơle, đi ôt. B. Tụ điện, cuộn cảm, điôt C. Tụ điện, tranzito, điện trở. D. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Câu 8. Linh kiện có tác dụng ngăn dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua là công dụng của linh kiện nào sau đây? A. Cuộn cảm. B. Điện trở. C. Đi ôt. D. Tụ điện. Câu 9. Hai số liệu kĩ thuật gồm trị số điện dung và điện áp định mức là số liệu kĩ thuật của linh kiện nào sau đây? A. Tụ điện. B. Cuộn cảm. C. Điện trở. D. Rơ le. Câu 10. Trên hình 1, hình nào là hình dạng tụ hóa? A. Hình 1.1 B. Hình 1.2 C. Hình 1.3 D. Hình 1.5 Câu 11. Hai số liệu kĩ thuật gồm trị số điện cảm và hệ số phẩm chất là số liệu kĩ thuật của linh kiện nào sau đây? A. Tụ điện. B. Cuộn cảm. C. Điện trở. D. Rơ le. Câu 12: Thông số kĩ thuật được xác định bởi tỉ số của điện kháng với điện trở thuần của một linh kiện, đó là thông số của linh kiện nào? A. Điện trở. B. Cuộn cảm. C. Rơ le. D. Tụ điện. Câu 13. Thông số kĩ thuật được xác định bởi tỉ số của điện kháng với điện trở thuần của một linh kiện, đó là thông số của linh kiện nào? A. Tụ điện. B. Rơ le. C. Điện trở. D. Cuộn cảm. Câu 14. Trên hình 1, hình 1.6 là hình dạng linh kiện nào? A. Điện trở B. Tụ điện C. Cuộn cảm D. Rơ le Câu 15. Linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P-N là linh kiện nào?
  2. A. Điôt. B. Tranzito. C. Tirixto. D. Triac Câu 16. Những linh kiện nào là linh kiện tích cực trên mạch điện tử? A. Điện trở, điôt, vi mạch. B. Tụ điện, điôt, IC. C. Điôt, tranzito, vi mạch. D. Điôt, rơle, cuộn cảm. Câu 17. Linh kiện bán dẫn dùng để chỉnh lưu là loại linh kiện nào? A. Điôt phát quang. B. Điôt tiếp điểm. C. Điôt zêne. D. Điôt tiếp mặt. Câu 18. Linh kiện bán dẫn dùng để tách sóng, trộn tần là loại linh kiện nào? A. Điôt tiếp mặt. B. Điôt tiếp điểm. C. Điôt zêne. D. Điôt phát quang. Câu 19. Trên hình 1, hình 1.4 là hình dạng linh kiện nào? A. Điôt tiếp điểm B. Điôt zêne C. Tranzito D. Điôt phát quang Câu 20. Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở giữa 2 chân của điôt, khi ta đảo que đo 2 lần, kết quả đo như nhau cho ta kết luận: A. Điôt tốt B. Điôt bị đứt C. Điôt thủng tiếp giáp D. Chưa có cơ sở kết luận Câu 21: Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở giữa 2 chân của điôt, khi ta đảo que đo 2 lần, một lần kim chỉ số 0, một lần kim chỉ ∞. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Điôt bị thủng tiếp giáp B. Chưa có cơ sở kết luận C. Điôt tốt D. Điôt bị đứt Câu 22. Điều kiện để tranzito loại PNP làm việc là: A. Tiếp giáp emitter được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 B. Tiếp giáp emitter được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 C. Tiếp giáp emitter được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 D. Tiếp giáp emitter được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 Câu 23. Điều kiện để tranzito loại NPN làm việc là: A. Tiếp giáp emitter được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 B. Tiếp giáp emitter được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 C. Tiếp giáp emitter được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 D. Tiếp giáp emitter được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 Câu 24. Chọn đáp án đúng khi nói về cấu tạo của tranzito loại NPN: A. Cực phát là cực Côlectơ B. Cực góp là cực Êmitơ C. Cực gốc là cực Bazơ D. Cực gốc là cực Côlectơ Câu 25. Linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P-N, 3 điện cực là linh kiện nào? A. Điôt. B. Triac. C. Tirixto. D. Tranzito. Câu 26. Kí hiệu tranzito p – n – p biểu diễn bằng hình nào dưới đây? A.Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 27. Kí hiệu tranzito PNP biểu diễn bằng hình nào dưới đây? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D
  3. Câu 28. Linh kiện bán dẫn dùng để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung là linh kiện nào? A. Điôt. B. Tranzito. C. Tirixto. D. Triac. Câu 29. Trên hình 1, hình 1.5 là hình dạng linh kiện nào? A. Điôt tiếp điểm B. Điôt zêne C. Điôt phát quang D. Tranzito Câu 30. Mạch điện hình 2, khối II có vai trò gì? A. Chỉnh lưu B. Lọc nguồn C. Ổn áp D. Cấp điện xoay chiều Câu 31. Mạch điện hình 2, các tụ C1 và C2 mắc trong mạch là loại tụ nào? A. Tụ hóa B. Tụ xoay C. Tụ gốm D. Tụ không khí Câu 32. Ở hình 2, khối II có điện áp được biểu thị trên đồ thị hình nào? A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d Câu 33. Hình 2, đồ thị hình d) biểu thị điện áp của khối nào trên mạch điện? A. Khối I B. Khối II C. Khối III D. Khối IV. Câu 34. Mạch điện hình 2, khối III có vai trò gì? A. Chỉnh lưu B. Lọc nguồn C. Ổn áp D. Cấp điện xoay chiều Câu 35. Mạch khuếch đại điện áp dùng OA, tín hiệu ra và tín hiệu vào có quan hệ thế nào? A. Cùng dấu và cùng pha nhau. B. Ngược dấu và ngược pha nhau. C. Ngược dấu và cùng pha nhau. D. Cùng dấu và ngược pha nhau. Câu 36. Đặc điểm của IC khuếch đại thuật toán (OA) là gì? A. IC có 2 cổng vào, một cổng vào đảo, một cổng vào không đảo và một cổng ra. B. Tín hiệu vào đưa tới cổng đảo thì tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào. C. Hồi tiếp âm bên ngoài OA được nối từ đầu ra với đầu vào không đảo D. Tín hiệu vào đưa tới cổng không đảo thì tín hiệu ra ngược pha với tín hiệu vào. Câu 37. Mạch điện có sơ đồ như hình 4, nếu thay R1 bởi các LED xanh mắc nối tiếp và thay R2 bởi các LED đỏ mắc nối tiếp thì hiện tượng thế nào? A. Hai nhánh đèn thay nhau sáng rồi tắt B. Cả 2 nhánh đèn sẽ cùng sáng hoặc cùng tắt. C. Nếu không có R1 và R2 mạch sẽ không hoạt động D. Các đèn sẽ luôn luôn sáng do T1 và T2 luôn luôn thông. Câu 38: Mạch điện trên sơ đồ hình 4, nếu mỗi tụ C1 và C2 được thay bởi nhiều tụ có điện dung bằng nhau mắc song song nhau thì độ rộng xung và chu kì xung thay đổi thế nào? A. Độ rộng xung và chu kì xung đều giảm B. Độ rộng xung và chu kì xung đều tăng. C. Độ rộng xung tăng và chu kì xung giảm D. Độ rộng xung giảm và chu kì xung tăng Câu 39. Mạch điện trên hình 4, khi mạch hoạt động, trạng thái của T1 và T2 như thế nào? A. T1 thông trong lúc T2 khóa và ngược lại B. Cả T1 và T2 luôn luôn thông như nhau C. T1 thông T2 khóa khi tụ C1 phóng, C2 tích và ngược lại D. T1 thông T2 khóa khi tụ C2 phóng, C1 tích và ngược lại Câu 40. Mạch điện trên sơ đồ hình 6, nếu mỗi tụ C1 và C2 được thay bởi nhiều tụ có điện dung bằng nhau mắc song song nhau thì độ rộng xung và chu kì xung thay đổi thế nào? A. Độ rộng xung tăng và chu kì xung giảm B. Độ rộng xung giảm và chu kì xung tăng C. Độ rộng xung và chu kì xung đều giảm D. Độ rộng xung và chu kì xung đều tăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2