intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 10 đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: HÓA - SINH Môn: Công nghệ trồng trọt – Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 04 trang) MÃ ĐỀ 916 I. Phần trắc nghiệm. (7 điểm): Câu 1: Giá thể trồng cây hữu cơ tự nhiên được là từ vỏ quả dừa là loại nào sau đây? A. Mùn cưa. B. Xơ dừa. C. Than bùn. D. Trấu hun. Câu 2: Một số loại cây trồng trong nông nghiệp người ta dùng lá để nấu canh và gọi chung là rau. Cách phân loại này dựa vào tiêu chí nào sau đây? A. Đặc tính sinh vật học. B. Thời gian sinh trưởng của cây trồng. C. Số lá mầm. D. Mục đích sử dụng. Câu 3: Để giảm độ chua cho đất, người ta thường làm gì? A. Bón vôi. B. Bón phân ure. C. Bón phân hóa học. D. Bón phân kali. Câu 4: “Giá thể có hàm lượng kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét tốt.” là đặc điểm của loại giá thể nào sau đây? A. Mùn cưa. B. Than bùn. C. Xơ dừa. D. Trấu hun. Câu 5: Đất kiềm có đặc điểm nào sau đây? A. Trong dung dịch đất có nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH-. B. Trong đất chứa nồng độ muối (NaCl, Na2SO4… ) dưới 2,56%. C. Trong đất chứa nồng độ muối (NaCl, Na2SO4… ) trên 2,56%. D. Trong dung dịch đất có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-. Câu 6: Khả năng hấp phụ của đất do thành phần nào quyết định? A. Phần lỏng. B. Chất vô cơ. C. Phần rắn. D. Keo đất. Câu 7: Khi bị thừa nước do lũ lụt lâu ngày, cây trồng thường có biểu hiện nào sau đây? A. Thân sẽ dày và cứng. B. Lá bị đứt gãy. C. Rễ, thân bị úng. D. Lá xanh mướt. Câu 8: Đặc điểm của đất mặn là A. đất chứa nhiều muối NaCl, Na2SO4… B. vi sinh vật có ích hoạt động mạnh. C. đất có tầng canh tác mỏng. D. đất chứa nhiều Al3+, Fe3+ tự do. Câu 9: Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nghề trồng trọt Việt Nam không có vai trò nào sau đây? A. Giải quyết việc làm cho người lao động. B. Cơ giới hóa trồng trọt. C. Thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi và công nghiệp. D. Đảm bảo an ninh lương thực. Trang 1/4 - Mã đề 916
  2. Câu 10: Loại giá thể nào sau đây là giá thể trơ cứng? A. Giá thể perlite. B. Giá thể trấu hun. C. Giá thể mùn cưa. D. Giá thể than bùn. Câu 11: Đất Kiềm có độ pHH2O là bao nhiêu? A. pHH2O từ 4,5-5,5. B. pHH2O = 6,6. C. pHH2O < 4,5. D. pHH2O ≥ 7,6. Câu 12: Biện pháp nào sau đây không bảo vệ được đất trồng? A. Bón phân hữu cơ cải tạo đất. B. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất. C. Khai thác liên tục không cho đất nghỉ ngơi. D. Canh tác bền vững. Câu 13: Keo đất có kích thước nào sau đây? A. < 1mm. B. 1micromet. D. > 1mm. Câu 14: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình quang hợp của cây trồng? A. Ánh sáng. B. Dinh dưỡng. C. Đất trồng. D. Kĩ thuật canh tác. Câu 15: Đặc điểm của giá thể trấu hun là A. được ngâm trong nước vôi. B. được thủy phân trong điều kiện kị khí. C. được xay nghiền và nung ở nhiệt độ cao. D. được hun đốt trong điều kiện kị khí. Câu 16: Đất có PH=5 sẽ có phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng kiềm. B. Phản ứng oxi hóa khử. C. Phản ứng trung tính. D. Phản ứng chua. Câu 17: Điểm khác nhau trong quy trình sản xuất giá thể trấu hun so với quy trình sản xuất giá thể mùn cưa là A. kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm. B. thu nhập nguyên liệu về cơ sở sản xuất. C. đốt nguyên liệu trong điều kiện kị khí. D. sử dụng vi sinh vật. Câu 18: Trong quy trình sản xuất các giá thể hữu cơ tự nhiên đều có công đoạn nào sau đây? A. Đốt . B. Phơi khô. C. Nghiền nhỏ, ngâm trong nước vôi. D. Phối trộn với chế phẩm vi sinh vật. Câu 19: Biện pháp nào sau đây là biện pháp cải tạo đất chua? A. Trồng cây chăn sóng, nuôi trồng trồng thủy sản. B. Xây dựng hệ thống kênh mương để thau rửa, tiêu mặn. C. Sử dụng nhiều phân bón hóa học. D. Bón vôi để nâng cao độ pH và cải tạo tính chất vật lý của đất. Câu 20: Ở keo đất âm, thành phần nào của keo đất mang điện tích dương? A. Lớp ion không di chuyển, lớp ion khuếch tán. B. Lớp ion khuếch tán, lớp ion quyết định điện. C. Lớp ion quyết định điện, nhân keo đất. D. Nhân keo đất, lớp ion khuếch tán. Trang 2/4 - Mã đề 916
  3. Câu 21: Cơ sở khoa học của biện pháp kĩ thuật cho nước vào sau đó rút nước ra trong cải tạo đất mặn? A. Nước sẽ giúp nâng cao độ pH, cải tạo tính chất vật lý của đất. B. Nước làm giảm độ axit có trong đất mặn, hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng. C. Nước hòa tan các loại muối có trong đất và mang các loại muối này ra khỏi đất canh tác. D. Nước tăng độ ẩm cho đất, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật khử mặn. Câu 22: Cho các bước trong qui trình sản xuất giá thể mùn cưa (1). Ủ mùn cưa với chế phẩm vi sinh vật. (2). Tập kết mùn cưa về xưởng chế biến. (3). Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường. (4) Phơi khô, đảo đều. Trình tự đúng của các bước là A. (1) (2)  (3)(4). B. (2) (4)(1)  (3). C. (4)(3) (1)  (2). D. (2)(4) (3)  (1). Câu 23: Khi thiếu nito (đạm) trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện nào sau đây? A. Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần. B. Lá cháy sém, cây héo, lâu ngày dẫn đến thối rễ. C. Nhiều lá có đốm nâu, lá cây không tươi và hơi héo. D. Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển. Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không có trong quy trình sản xuất giá thể trơ cứng? A. Đưa ra thị trường. B. Đóng gói. C. Kiểm tra chất lượng. D. Phối trộn/ ủ với chế phẩm vi sinh vật. Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng với hạt keo đất dương? A. Lớp ion khuyếch tán mang điện tích dương. B. Lớp ion không di chuyển mang điện tích âm. C. Lớp điện bù mang điện tích dương. D. Lớp điện kép nằm ngoài lớp điện bù. Câu 26: Khả năng hấp phụ của keo đất có có nghĩa là A. khả năng keo đất hút chất dinh dưỡng vào bên trong hạt keo. B. khả năng keo đất giữ chất dinh dưỡng trên bề mặt hạt keo. C. khả năng keo đất không bị hòa tan trong môi trường nước. D. khả năng keo đất trao đổi các ion với dung dịch đất. Câu 27: Cơ giới hóa trong trồng trọt có ý nghĩa nào sau đây? (1) Tăng hiệu quả sử dụng đất đai. (2) Tăng sức lao động cho người nông dân. (3) Nâng cao năng suất lao động. (4) Giảm tổn thất sau thu hoạch. Đáp án đúng là: A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4) Câu 28: Giá thể xơ dừa là có nhược điểm điểm nào sau đây? A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây thấp. B. Thường chứa tanin, ligin khó phân hủy nên gây nghẽn. C. Không giữ nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng. D. Dinh dưỡng kém, hấp thu nhiệt lớn. Trang 3/4 - Mã đề 916
  4. II. Phần tự luận. (3 điểm) Câu 1. (2 điểm): Hãy chú thích các thành phần của loại keo đất thể hiện ở hình bên dưới: Câu 2. Nêu điểm khác nhau trong quy trình sản xuất giá thể trấu hun và giá thể xơ dừa. (1đ) ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 916
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2