intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ trồng trọt lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ trồng trọt lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ trồng trọt lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

  1. SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG KIỂM TRA GIỮA KỲ I THPT BỐ HẠ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: CNTT Lớp 11 TỔ HÓA – SINH - CN Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) (không kể thời gian phát đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 CÂU= 5 điểm) Mã đề 101 Câu 1. Hãy viết tiếp câu sau: “Giống vật nuôi là…….., cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người”. A. quần thể vật nuôi. B. hệ sinh thái. C. quần thể vật nuôi cùng loài. D. quần thể vật nuôi khác loài. Câu 2. Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi là? A. vệ sinh phòng bệnh. B. chế độ chăm sóc. C. thức ăn. D. giống vật nuôi. Câu 3. Cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau được gọi là A. chọn lọc giống. B. nhân giống thuần chủng. C. lai giống. D. nuôi cấy mô tế bào. Câu 4. Ngoại hình của vật nuôi là gì ? A. là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. B. là đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống. C. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật. D. là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi. Câu 5. Nhân giống thuần chủng là A. giống có đặc tính di truyền đồng nhất và không ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. B. giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. C. giống có đặc tính di truyền đồng nhất và phân tính, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. D. giống có đặc tính di truyền không đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. Câu 6. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc thì giống gà cho năng suất trứng cao nhất là A. gà Tam Hoàng. B. gà Mía. C. gà Ri. D. gà Leghom. Câu 7. Con vật có thể cung cấp sức kéo cho canh tác nông nghiệp là A. trâu. B. dê. C. lợn. D. gà. Câu 8. Sơ đồ dưới đây minh họa phương pháp lai A. Phương pháp lai kinh tế phức tạp. B. Phương pháp lai cải tiến. C. Phương pháp lai xa. D. Phương pháp lai cải tạo. Câu 9. Trong các loài vật đưới đây, loài vật nuôi được ngoại nhập là A. vịt Bầu. B. gà Đông Tảo. C. lợn Ỉ. D. bò Red Sindhi. Mã 101/ Trang1
  2. Câu 10. Phương pháp chọn lọc giúp kiểm tra được kiểu gen của vật nuôi là A. chọn lọc ngẫu nhiên. B. chọn lọc quần thể. C. chọn lọc cá thể. D. chọn lọc hàng loạt. Câu 11. Mục đích nào sau đây không phải là mục đích của nhân giống thuần chủng? A. Bảo tồn các giống các giống vật nuôi quý hiếm. B. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống. C. Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. D. Phát triển, khai thác ưu thế lai của các giống vật nuôi nội. Câu 12. Trong chọn giống vật nuôi có số phương pháp chọn lọc phổ biến là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 13. Trong chọn giống vật nuôi có số chỉ tiêu cơ bản là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 14. Chọn lọc tổ tiên là bước 1 của phương pháp A. chọn lọc quần thể. B. chọn lọc cá thể. C. chọn lọc hàng loạt. D. chọn lọc ngẫu nhiên. Câu 15. Ưu điểm nào sau đây không phải của phương pháp chọn lọc cá thể? A. Năng suất ổn định. B. Hiệu quả chọn lọc cao. C. Giống tạo ra có độ đồng đều. D. Nhiều thời gian. Câu 16. Phép lai nào sau đây là phương pháp pháp lai xa? A. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái. B. Lợn Yorkshire x Lợn Móng Cái. C. Ngựa cái x Lừa đực. D. Gà Ri x Gà Ri. Câu 17. Người nông dân sau mỗi vụ thường chọn lọc và giữ lại một ít thóc để làm giống cho vụ sau. Hình thức này thuộc phương pháp A. ưu thế lai. B. chọn lọc hàng loạt. C. chọn từng con giống. D. chọn giống. Câu 18: Mục đích của lai giống là A. bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. B. bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con khác loài C. bổ sung các tính trạng không tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. D. bổ sung các tính trạng tốt có ở cùng một giống và khai thác ưu thế lai ở đời con. Câu 19. Trong chăn nuôi giống có vai trò A. quyết định chất lượng. B. không quyết định năng suất và chất lượng. C. quyết định năng suất. D. quyết định năng suất và chất lượng. Câu 20. Lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn, con lai được dùng làm thương phẩm là phương pháp lai? A. Lai kinh tế. B. Lai cải tiến. C. Lai cải tạo. D. Lai xa. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1.(1 điểm). Chọn lọc hàng loạt có ưu nhược điểm gì? Câu 2 (2 điểm). giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong sản xuất chăn nuôi? Nêu ví dụ minh họa cho mỗi vai trò. Câu 3 (2điểm). Ở một trại sản xuất giống vật nuôi. Các kỹ sư đã sản xuất ra nhiều vật nuôi có đặc điểm giống di truyền giống nhau để đưa ra sản xuất đại trà. Em hãy cho biết a. Các kỹ sư đã áp dụng phương pháp nào để tạo ra đàn vật nuôi đó? Nêu các bước cơ bản?(1,5 điểm) b. Phương pháp này mang lại ưu điểm gì trong thực tế? (0,5điểm) ……………………………Hết……………………………. Mã 101/ Trang2
  3. Mã 101/ Trang3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2