intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD – ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: Địa lí, Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút,không tính thời gian phát đề Mã đề: 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4 ĐIỂM Câu 1. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ A. khoa học trái đất. B. khoa học địa lí. C. khoa học xã hội. D. khoa học vũ trụ. Câu 2. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây? A. Môn Địa lí có tính tích hợp. B. Chuyên nghiên cứu về Trái Đất. C. Bao gồm ba mạch địa lí chính. D. Là nhóm môn khoa học xã hội. Câu 3. Vỏ trái đất trong quá trình hình thành bị gãy vỡ và tách nhau ra thành những mảng cứng, được gọi là A. mảng kiến tạo. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 4. Theo thuyết kiến tạo mảng thì các mảng kiến tạo có trạng thái A. đứng yên. B. nổi lên. C. dịch chuyển. D. sụt xuống. Câu 5. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương? A. Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Phi. D. Mảng Nam Mĩ. Câu 6. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là A. vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương. C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti. D. thạch quyển và lớp Manti. Câu 7. Lớp vỏ Trái Đất ở đại dương không có lớp nào sau đây? A. Lớp Granit. B. Lớp ba dan. C. Lớp trầm tích. D. Lớp man ti. Câu 8. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma? A. Đá vôi B. Đá Sét. C. Đá ba-dan. D. Đá gơ-nai. Câu 9. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là A. khoáng vật và đá trầm tích. B. đá mac-ma và biến chất. C. đất và khoáng vật. D. khoáng vật và đá. Câu 10. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão , lũ quét. C. ngập lụt, sóng thần. D. thủy triều dâng. Câu 11. Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là:
  2. A. các loại đất tơi xốp. B. các đá ở thể rắn. C. vật liệu trầm tích. D. các kim loại nặng. Câu 12. Nội lực là lực phát sinh từ A. bên trong Trái Đất. B. bên ngoài Trái Đất. C. bức xạ của Mặt Trời. D. nhân của Trái Đất. Câu 13. Các nhân tố tác động của ngoại lực là A. nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. B. khí hậu, thủy văn và sinh vật. C. gió, mưa và sóng biển. D. nhiệt độ, mưa và sinh vật. Câu 14. Khí quyển là A. quyển chứa toàn bộ chất khí, chịu ảnh hưởng của vũ trụ . B. không gian bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Mặt Trời C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km, chịu ảnh hưởng của Mặt Trăng. D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. Câu 15. Tầng nào của khí quyển có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và sinh vật? A. Tầng đối lưu. B. tầng bình lưu. C. Tầng giữa. D. Tầng nhiệt. Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ không khí trên Trái Đất? A. giảm dần từ xích đạo về hai cực. B. lục địa có biên độ nhiệt lớn. C. đại dương có biên độ nhiệt nhỏ. D. nhiệt độ cao nhất ở đại dương. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM) Câu 1. (3 điểm) a. Em hãy liệt kê một số ứng dụng của bản đồ số trong đời sống. b. Em hãy cho biết vì sao ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất? Câu 2. (3 điểm) a. Cho bảng số liệu: BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM TRÊN THẾ GIỚI Địa điểm Valenxia Pôdơnan Vácxava Cuốcxcơ Biên độ nhiệt độ trung bình 90C 210C 230C 290C năm (Nguồn: Trang 42 - SKG Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam ) - Vẽ biểu đồ cột so sánh biên độ nhiệt năm của một số địa điểm trên. - Từ biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh biên độ nhiệt năm của 4 địa điểm trên. b. Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
  3. Em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. ------HẾT-----
  4. SỞ GD – ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: Địa lí, Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút,không tính thời gian phát đề Mã đề: 002 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4 ĐIỂM Câu 1. Môn địa lí trung học phổ thông thuộc nhóm khoa học nào? A. Khoa học tự nhiên. B. Khoa học xã hội. C. Khoa học công nghệ. D. Khoa học ứng dụng. Câu 2. Môn địa lí trung học phổ thông được thiết kế theo mạch nội dung nào? A. Địa lí nhân văn, Địa lí tự nhiên, Địa lí Việt Nam. B. Địa lí Việt Nam, Địa lí kinh tế xã hội thế giới, Địa lí nhân văn. C. Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam. D. Địa lí nhân văn, Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư. Câu 3. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương? A. Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Phi. D. Mảng Nam Mĩ. Câu 4. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng A. 5km ở đại dương và 70km ở lục địa. B. 15km ở đại dương và 7km ở lục địa. C. 5km ở đại dương và 7km ở lục địa. D. 25km ở đại dương và 17km ở lục địa. Câu 5. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích? A. Đá vôi B. Đá granit. C. Đá ba-dan. D. Đá gơ-nai. Câu 6. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là A. vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương. C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti. D. thạch quyển và lớp Manti. Câu 7. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là A. khoáng vật và đá trầm tích. B. đá mac-ma và biến chất. C. đất và khoáng vật. D. khoáng vật và đá. Câu 8. Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc A. nhân Trái Đất. B. lớp Man ti dưới. C. phần trên lớp Man ti. D. lớp vỏ Trái Đất Câu 9. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão, lũ quét. C. ngập lụt, sóng thần. D. thủy triều dâng.
  5. Câu 10. Vỏ trái đất trong quá trình hình thành bị gãy vỡ và tách nhau ra thành những mảng cứng, được gọi là A. mảng kiến tạo. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 11. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và A. phần trên của lớp Man-ti. B. phần dưới của lốp Man-ti. C. nhân ngoài của Trái Đất. D. nhân trong của Trái Đất. Câu 12. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực? A. nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. B. sắp xếp vật chất trong lòng Trái Đất. C. phân hủy các chất phóng xạ. D. các phản ứng hóa học. Câu 13. Ngoại lực là lực sinh ra A. trong lớp nhân của Trái Đất. B. ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. C. từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất. D. từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất Câu 14. Thành phần khí chủ yếu trong khí quyển là A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 15. Ý nào sau đây không đúng về khí quyển? A. Gồm 4 tầng: đối lưu, bình lưu,giữa, nhiệt. B. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất. C. Luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ. D. Có vai trò quan trọng đối với sự sống. Câu 16. Nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ có đặc điểm A. tăng dần từ xích đạo về hai cực. B. giảm dần từ chí tuyến về xích đạo. C. giảm dần từ xích đạo về hai cực. D. không có sự thay đổi nhiều. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM) Câu 1. (3 điểm) a. Em hãy liệt kê một số ứng dụng của bản đồ số trong đời sống. b. Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành các mùa trên Trái Đất. Câu 2. (3 điểm) a. Cho bảng số liệu: BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM TRÊN THẾ GIỚI Địa điểm Valenxia Pôdơnan Vácxava Cuốcxcơ Biên độ nhiệt độ trung bình 90C 210C 230C 290C năm (Nguồn: Trang 42 - SKG Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam ) - Vẽ biểu đồ cột so sánh biên độ nhiệt năm của một số địa điểm trên.
  6. - Từ biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh biên độ nhiệt năm của 4 địa điểm trên. b. Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Hình 1 Dựa vào hình 1, em hãy giải thích sự hình thành dãy núi Himalaya? ------HẾT-----
  7. SỞ GD – ĐT HẢI PHÒNG HDC ĐỀ KTĐG GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: Địa lí, Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút,không tính thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỮA KÌ I -ĐỊA 10 Mã đề 001 PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4 Đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.ÁN B B A C B A A C D A B A B D A D PHẦN TỰ LUẬN: 6 Đ Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 a. Xác định một số ứng dụng của bản đồ số trong đời sống. 2.0 (3,0 điểm) - Tìm đường đi 0.5 - Chia sẻ vị trí, ... 0.5 - Tạo bản đồ cá nhân trên bản đồ số 0.5 - Lưu địa chỉ nhà và trường học, nơi làm việc, 0.5 b. Giải thích sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất? 1.0 - Do Trái Đất hình cầu nên chỉ được chiếu sáng 1 nửa gây ra ngày và đêm 0.5 - Do Trái Đất tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân 0.5 phiên ngày và đêm. a. Vẽ biểu đồ và Nhận xét 2.0 * Vẽ biểu đồ 1.5 -Yêu cầu vẽ biểu đồ dạng cột (các dạng khác không cho điểm) - Nếu thiếu tên biểu đồ; các đơn vị trục tung, trục hoành; số liệu trên mỗi cột trừ 0,25 điểm (điểm trừ không quá 1,0 điểm) *: Nhận xét - Biên độ nhiệt của 4 địa điểm trên có sự chênh lệch. 0.25 Câu 2 - Valenxia có biên độ nhiệt năm nhỏ nhẩt, Cuốcxcơcó biên độ nhiệt năm lớn 0.25 (3,0 điểm) nhẩt(dẫn chứng) b. Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái 1.0 Đất. - Nhận xét: Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, 0.5 tạo nên các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất. - Giải thích: Ở ranh giới các mảng thạch quyển là nơi bất ổn, là nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau). 0.5
  8. Mã đề 002 PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4 Đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.ÁN B C B A A A D C A A A A B A A C PHẦN TỰ LUẬN: 6 Đ Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 a. Xác định một số ứng dụng của bản đồ số trong đời sống. 2.0 (3,0 điểm) - Tìm đường đi 0.5 - Chia sẻ vị trí, ... 0.5 - Tạo bản đồ cá nhân trên bản đồ số 0.5 - Lưu địa chỉ nhà và trường học, nơi làm việc, 0.5 b. Giải thích nguyên nhân hình thành các mùa trên Trái Đất? 1.0 - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động xung quanh MT. 0.5 -.Có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía MT, làm cho thời gian chiếu 0.5 sáng và lượng nhiệt nhận được ở 2 bán cầu khác nhau. a. Vẽ biểu đồ và Nhận xét 2.0 * Vẽ biểu đồ 1.5 -Yêu cầu vẽ biểu đồ dạng cột (các dạng khác không cho điểm) - Nếu thiếu tên biểu đồ; các đơn vị trục tung, trục hoành; số liệu trên mỗi cột trừ 0,25 điểm (điểm trừ không quá 1,0 điểm) *: Nhận xét Câu 2 - Biên độ nhiệt của 4 địa điểm trên có sự chênh lệch. 0.25 (3,0 điểm) - Valenxia có biên độ nhiệt năm nhỏ nhẩt, Cuốcxcơcó biên độ nhiệt năm lớn 0.25 nhẩt(dẫn chứng) b. Quan sát hình, hãy giải thích nguyên nhân hình thành dãy núi trẻ Himalaya? 1.0 Do lớp vỏ lục địa của mảng kiến tạo Ấn Độ dịch chuyển ngược hướng với mảng 0.5 kiến tạo Á – Âu, chúng xô vào nhau làm các lớp đá dịch chuyển đẩy lên khỏi mặt đất tạo thành dãy núi Himalaya cao đồ sộ. 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2