intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, LỚP 10 Chương/ Nội Tổng TT dung/đơn vị Mức độ nhận thức chủ đề kiến thức % điểm Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết (TNKQ) (TL) (TL) (TL) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Môn Địa lí với định 1 hướng nghề 1 nghiệp cho học sinh Một số phương pháp biểu 1 hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Chủ đề: Sử Sử dụng 2 dụng bản bản đồ đồ trong học tập và đời sống, một 1 số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống Chủ đề: Sự hình thành Trái 3 Trái Đất Đất, vỏ 5 2 Trái Đất và vật liệu
  2. cấu tạo vỏ Trái Đất Hệ quả địa lí các chuyển 2 a* b* động của Trái Đất. Khái niệm thạch 3 1 quyển, Chủ đề: Thuyết 4 Thạch kiến tạo 3 1 quyển mảng Nội lực và 5 3 ngoại lực Tổng số câu 16 1a* 1b* Tổng hợp 40% 30% 20% 10% 100% chung NỘI DUNG ÔN TẬP STT Chương/chủ đề Nội dung
  3. 1 Môn Địa lí với định – Khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông, vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống hướng nghề nghiệp cho – Định hướng nghề nghiệp học sinh 2 Sử dụng bản đồ – Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ – Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống – Một số ứng dụng của GPS (Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) và bản đồ số trong đời sống. 3 Trái Đất – Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất – Thuyết kiến tạo mảng – Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. 4 Thạch quyển – Khái niệm thạch quyển – Nội lực và ngoại lực – Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 Trường THPT Lương Ngọc Quyến MÔN: ĐỊA LÍ 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp là A. vỏ đại dương, lớp manti, nhân Trái Đất. B. vỏ Trái Đất, lớp manti, nhân Trái Đất. C. vỏ lục địa, lớp manti, nhân Trái Đất. D. vỏ đại dương, manti trên, nhân Trái Đất. Câu 2: Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành các kiểu chính là A. tầng trầm tích và tầng granit. B. tầng trầm tích và tầng badan. C. vỏ lục địa và vỏ đại đương. D. vỏ lục địa và mặt Mô - hô. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với tầng trầm tích ? A. Do vật liệu vụn, nhỏ nén chặt tạo thành. B. Cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá nhẹ. C. Cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá nặng. D. Không liên tục và có độ dày đều nhau.
  4. Câu 4: Đá macma được hình thành A. do quá trình ngưng kết của các silicat nóng chảy. B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu. C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn. Câu 5: Đá trầm tích được hình thành A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi. B. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. C. do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ. D. từ khối mac ma nóng chảy dưới mặt đất trào lên. Câu 6: Mảng kiến tạo không phải là A. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. B. những bộ phận lớn của đáy đại dương. C. luôn luôn đứng yên không di chuyển. D. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp manti. Câu 7: Các mảng kiến tạo khi di chuyển tách xa nhau sẽ A. tạo ra các lục địa. B. tạo ra vết nứt lớn . C. tạo ra các đại dương. D. tạo ra các châu lục. Câu 8: Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão, sóng thần. C. ngập lụt, hạn hán. D. thủy triều dâng. Câu 9: Ngoại lực là những lực sinh ra A. ở trong lớp nhân của Trái Đất. B. ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. C. từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất. D. từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất. Câu 10: Nội lực là lực phát sinh từ A. bên trong Trái Đất. B. bên ngoài Trái Đất. C. bức xạ của Mặt Trời. D. nhân của Trái Đất. Câu 11: Quá trình phong hóa được chia thành A. lí học, cơ học, sinh học. B. lí học, hóa học, sinh học. C. lí học, hóa học, địa chất học. D. quang học, hóa học, sinh học. Câu 12: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là A. bên trong Trái Đất. B. lực hút của Trái Đất. C. bức xạ của Mặt Trời. D. nhân của Trái Đất.
  5. Câu 13: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. năng lượng từ Vũ Trụ. B. năng lượng Mặt Trời. C. năng lượng thủy triều. D. năng lượng trong lòng đất. Câu 14: Giới hạn thạch quyển ở độ sâu tới A. 50 km B. 100 km. C. 150 km. D. 200 km. Câu 15: Thạch quyển gồm A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp manti. B. phần trên cùng của lớp manti và đá trầm tích. C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp manti. D. phần trên cùng của lớp manti và đá biến chất. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng về thạch quyển ? A. Là nơi tích tụ nguồn năng lượng bên trong. B. Là nơi hình thành các địa hình khác nhau. C. Tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti. D. Đứng yên trên quyển mềm của manti. Câu 17: Môn Địa lí có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội là do A. nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp. B. ra đời từ rất sớm. C. là môn học độc lập. D. vai trò quan trọng của môn Địa lí. Câu 18: Trước khi đọc bản đồ cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây? A. Tỉ lệ bản đồ. B. Phương hướng. C. Bảng chú giải. D. Nội dung bản đồ. Câu 19: Bước nào sau đây không có trong sử dụng bản đồ? A. chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. B. đo kích thước bản đồ. C. xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ. D. tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ. Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất? A. độ dày dao động từ 5 – 70km. B. chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. C. cấu tạo bởi ba tầng đá: macma, trầm tích, biến chất. D. vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là đá và khoáng vật. Câu 21: Địa điểm không thay đổi vị trí khi Trái Đất tự quay quanh trục là A. xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng cực. D. hai cực. Câu 22: Trong khi bán cầu Bắc đang là mùa đông thì ở bán cầu Nam là
  6. A. mùa xuân. B. mùa hạ. C. mùa thu. D. mùa đông. Câu 23: Khu vực có vận tốc dài lớn nhất khi Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục là A. xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng cực. D. hai cực. Câu 24: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở A. trên các lục địa. B. giữa đại dương. C. các vùng gần cực. D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Câu 25: Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường A. là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa. B. rất ổn định. C. có diện tích nhỏ, keó dài theo đường kinh tuyến. D. hình thành các dãy núi trẻ, cao đồ sộ. Câu 26: Nếp uốn được hình thành do A. lực nén ép của các vận động theo phương nằm ngang. B. lực vận động nâng lên, hạ xuống theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất. C. kết quả của động đất gây ra. D. hoạt động núi lửa gây ra. Câu 27: Địa hình cồn cát ven biển miền Trung nước ta là do A. Sóng biển và gió tạo thành. B. sóng biển tạo nên. C. nội lực. D. sông tạo thành. Câu 28: Địa hình cồn cát trong sa mạc là do A. nội lực. B. quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió. C. quá trình bóc mòn và bồi tụ. D. quá trình phong hoá. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Vẽ hình thể hiện hiện tượng ngày và đêm vào các ngày 22/6 và ngày 22/12. Câu 2 (1,0 điểm) Cho câu tục ngữ Việt Nam: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Bằng kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng tự nhiên trong câu tục ngữ trên? Câu tục ngữ đúng với khu vực nào trên Trái Đất? -----------------Hết----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0