Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
lượt xem 0
download
“Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 PHẦN 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (HS trả lời từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1: Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. bồi tụ. B. vận chuyển. C. phong hoá. D. bóc mòn. Câu 2: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về A. Đông. B. Tây. C. Bắc. D. Nam. Câu 3: Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiện đỉnh? A. Ngoại chí tuyến. B. Chí tuyến Nam. C. Chí tuyến Bắc. D. Xích đạo. Câu 4: Đá trầm tích được hình thành A. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn. B. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. C. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi. D. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu. Câu 5: Thạch quyển gồm A. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. B. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. D. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. Câu 6: Phong hoá sinh học chủ yếu do A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước. B. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật. C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây. D. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ. Câu 7: Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở A. bán cầu Đông. B. bán cầu Tây. C. đại dương. D. lục địa. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. C. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau. D. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời. Câu 9: ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không có đặc điểm nào dưới đây? A. Xảy ra các loại hoạt động kiến tạo. B. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất. C. Là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất. D. Có những sống núi ngầm ở đại dương. Câu 10: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa? A. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. B. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. C. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình. D. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. Câu 11: Các quá trình ngoại lực bao gồm A. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ. B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. C. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ. D. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ. Câu 12: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. C. di chuyển theo các hướng bất kì. D. tập trung thành vùng rộng lớn. Câu 13: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày A. 23/9. B. 22/6. C. 22/12. D. 21/3. Câu 14: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở A. cực. B. chí tuyến. C. xích đạo. D. vòng cực. Trang 1/10 - Mã đề 001
- Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất? A. Các mùa có lượng bức xạ khác nhau. B. Mùa là một phần thời gian của năm. C. Đặc điểm khí hậu các mùa khác nhau. D. Do Trái Đất tự quay quanh trục gây ra. Câu 16: Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào A. độ cao và độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó. B. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó. C. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó. D. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng? A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. B. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. D. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi. Câu 18: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do A. sự phân huỷ các chất phóng xạ. B. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. C. các phản ứng hoá học khác nhau. D. sự dịch chuyển các dòng vật chất. Câu 19: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất? A. Sự luân phiện ngày đêm trên Trái Đất. B. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau. C. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng. D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. Câu 20: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng A. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. B. di chuyển theo các hướng bất kì. C. tập trung thành vùng rộng lớn. D. phân bố theo những điểm cụ thể. PHẦN 2: Trắc nghiệm đúng sai (HS trả lời câu 1 đến câu 2, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, HS chọn đúng hoặc sai). Câu 1: Cho đoạn thông tin sau: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại đương. Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng dịch chuyển. Mỗi mảng kiến tạo di chuyển độc lập với tốc độ chậm. a) Thạch quyển được tạo thành bởi 2 mảng kiến tạo. b) Các mảng kiển tạo hoàn toàn là lục địa. c) Các mảng kiến tạo có sự dịch chuyển rất nhanh. d) Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất. Câu 2. Cho đoạn thông tin sau: Ngoại lực có xu hướng bóc mòn những nơi cao, dốc và bồi tụ ở những nơi thấp, thoải trên bề mặt Trái Đất.Địa hình do ngoại lực tạo thành rất đa dạng và phổ biến trên Trái Đất. a) Ngoại lực là lực sinh ra chủ yếu do năng lượng bức xạ Mặt trời. b) Hệ thống núi Himalaya được hình thành do ngoại lực. c) Các tác động ngoại lực diễn ra độc lập, tách biệt với các tác động nội lực. d) Dạng địa hình các-xto là một trong những biểu hiện điển hình của tác động ngoại lực trên bề mặt Trái Đất. PHẦN 3: Tự luận Câu 1. Phân tích tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 2. Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí? Câu 3. Ở sườn đón gió, nhiệt độ chân núi là 28°C, nhiệt độ ở đỉnh núi là 25,6°C. Tính độ cao của núi? ------ HẾT ------ Trang 2/10 - Mã đề 001
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ 10 CT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 002 PHẦN 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (HS trả lời từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1: Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp A. kí hiệu. B. bản đồ - biểu đồ. C. đường chuyển động. D. chấm điểm. Câu 2: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày A. 22/6. B. 23/9. C. 22/12. D. 21/3 Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở A. đại dương. B. bán cầu Tây. C. lục địa. D. bán cầu Đông. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? A. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. B. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa. C. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa. D. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông. Câu 5: Nhiệt độ không khí không thay đổi theo A. độ dốc địa hình. B. hướng sườn núi. C. độ cao địa hình. D. hướng dãy núi. Câu 6: Nội lực là lực phát sinh từ A. bức xạ của Mặt Trời. B. bên ngoài Trái Đất. C. bên trong Trái Đất. D. nhân của Trái Đất. Câu 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng A. lệch hướng chuyển động của các vật thể. B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. C. sự luân phiện ngày đêm trên Trái Đất. D. khác nhau giữa các mùa trong một năm. Câu 8: Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yêu? A. Bậc thềm sóng vỗ. B. Bán hoang mạc. C. Hang động đá vôi. D. Địa hình phi-o. Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau. B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời. D. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Câu 10: Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày A. 22/12. B. 21/3. C. 23/9. D. 22/6. Câu 11: Giờ Mặt Trời còn được gọi là giờ A. GMT. B. khu vực. C. địa phương. D. múi. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất? A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km. B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích. C. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển. Câu 13: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Hải cảng. B. Hướng gió. C. Dòng biển. D. Luồng di dân. Câu 14: Ngoại lực có nguồn gốc từ A. nhân của Trái Đất. B. bức xạ của Mặt Trời. C. lực hút của Trái Đất. D. bên trong Trái Đất. Câu 15: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi Trang 3/10 - Mã đề 001
- A. nhiệt độ, nước, sinh vật. B. đất, nhiệt độ, địa hình. C. sinh vật, nhiệt độ, đất. D. địa hình, nước, khí hậu. Câu 16: Các địa hình nào sau đây do sóng bịển tạo nên? A. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. B. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn. C. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ. D. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. Câu 17: Nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng ngày dài suốt 6 tháng? A. Cực. B. Xích đạo. C. Vòng cực. D. Chí tuyến. Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực? A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy. C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa. D. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Câu 19: Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh A. xem các tranh ảnh địa lí. B. củng cố hiểu biết địa lí. C. khai thác kiến thức địa lí. D. rèn luyện kĩ năng địa lí. Câu 20: Mảng kiến tạo không phải là A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man-ti. B. luôn luôn đứng yên không di chuyển. C. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. D. những bộ phận lớn của đáy đại dương. PHẦN 2: Trắc nghiệm đúng sai (HS trả lời câu 1 đến câu 2, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, HS chọn đúng hoặc sai). Câu 1: Cho đoạn thông tin sau: Người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải Ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường bắt đầu vào buổi chiều. a) Việt Nam ở múi số 7 có giờ sớm hơn Anh. b) Trái Đất hình cầu và tự quanh quanh trục nên giờ ở Việt Nam và Anh khác nhau. c) Khi Việt Nam là đêm thì ở Anh là ngày. d) Mọi nơi trên Trái Đất sẽ có giờ giống nhau. Câu 2. Cho đoạn thông tin: " Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên và có bộ phận hạ thấp.” a) Đứt gãy không tạo thành dãy núi, khối núi. b) Bộ phận hạ thấp của đứt gãy tạo thành thung lũng. c) Vận động kiến tạo theo phương ngang hình thành đứt gãy. d) Đứt gãy thường chỉ xảy ra ở những khu vực có đá cứng. PHẦN 3: Tự luận Câu 1. Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? Câu 2. Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi? Câu 3. Vào lúc 20h00’ ngày 31/10/2024, tại Hà Nội, hỏi lúc đó là mấy giờ tại Bắc Kinh? Biết Bắc Kinh ở múi giờ số 8. ------ HẾT ------ Trang 4/10 - Mã đề 001
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 PHẦN 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (HS trả lời từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1: Đá trầm tích được hình thành A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi. B. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. C. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu. D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn. Câu 2: Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở A. bán cầu Tây. B. đại dương. C. lục địa. D. bán cầu Đông. Câu 3: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày A. 22/12. B. 23/9. C. 21/3. D. 22/6. Câu 4: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. B. các phản ứng hoá học khác nhau. C. sự phân huỷ các chất phóng xạ. D. sự dịch chuyển các dòng vật chất. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau. B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. D. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời. Câu 6: .Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. bóc mòn. B. vận chuyển. C. phong hoá. D. bồi tụ. Câu 7: ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không có đặc điểm nào dưới đây? A. Có những sống núi ngầm ở đại dương. B. Là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất. C. Xảy ra các loại hoạt động kiến tạo. D. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất? A. Do Trái Đất tự quay quanh trục gây ra. B. Đặc điểm khí hậu các mùa khác nhau. C. Mùa là một phần thời gian của năm. D. Các mùa có lượng bức xạ khác nhau. Câu 9: Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiện đỉnh? A. Chí tuyến Bắc. B. Ngoại chí tuyến. C. Chí tuyến Nam. D. Xích đạo. Câu 10: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. di chuyển theo các hướng bất kì. C. tập trung thành vùng rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. Câu 11: Thạch quyển gồm A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. B. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. C. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. Câu 12: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất? A. Sự luân phiện ngày đêm trên Trái Đất. B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau. D. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng. Câu 13: Các quá trình ngoại lực bao gồm A. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ. B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. C. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ. D. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ. Câu 14: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa? Trang 5/10 - Mã đề 001
- A. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. B. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình. C. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. D. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng? A. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi. B. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. C. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. D. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. Câu 16: Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào A. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó. B. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó. C. độ cao và độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó. D. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó. Câu 17: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. Câu 18: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng A. di chuyển theo các hướng bất kì. B. phân bố theo những điểm cụ thể. C. tập trung thành vùng rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. Câu 19: Phong hoá sinh học chủ yếu do A. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật. B. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ. C. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước. D. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây. Câu 20: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở A. xích đạo. B. chí tuyến. C. cực. D. vòng cực. PHẦN 2: Trắc nghiệm đúng sai (HS trả lời câu 1 đến câu 2, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, HS chọn đúng hoặc sai). Câu 1: Cho đoạn thông tin sau: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại đương. Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng dịch chuyển. Mỗi mảng kiến tạo di chuyển độc lập với tốc độ chậm. e) Thạch quyển được tạo thành bởi 2 mảng kiến tạo. f) Các mảng kiển tạo hoàn toàn là lục địa. g) Các mảng kiến tạo có sự dịch chuyển rất nhanh. h) Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất. Câu 2. Cho đoạn thông tin sau: Ngoại lực có xu hướng bóc mòn những nơi cao, dốc và bồi tụ ở những nơi thấp, thoải trên bề mặt Trái Đất.Địa hình do ngoại lực tạo thành rất đa dạng và phổ biến trên Trái Đất. a) Ngoại lực là lực sinh ra chủ yếu do năng lượng bức xạ Mặt trời. b) Hệ thống núi Himalaya được hình thành do ngoại lực. c) Các tác động ngoại lực diễn ra độc lập, tách biệt với các tác động nội lực. d) Dạng địa hình các-xto là một trong những biểu hiện điển hình của tác động ngoại lực trên bề mặt Trái Đất. PHẦN 3: Tự luận Câu 1. Phân tích tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 2. Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí? Câu 3. Ở sườn đón gió, nhiệt độ chân núi là 28°C, nhiệt độ ở đỉnh núi là 25,6°C. Tính độ cao của núi? ------ HẾT ------ Trang 6/10 - Mã đề 001
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 004 PHẦN 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (HS trả lời từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1: Nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng ngày dài suốt 6 tháng? A. Xích đạo. B. Cực. C. Vòng cực. D. Chí tuyến. Câu 2: Ngoại lực có nguồn gốc từ A. bức xạ của Mặt Trời. B. bên trong Trái Đất. C. lực hút của Trái Đất. D. nhân của Trái Đất. Câu 3: Mảng kiến tạo không phải là A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man-ti. B. luôn luôn đứng yên không di chuyển. C. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. D. những bộ phận lớn của đáy đại dương. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? A. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. B. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa. C. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông. D. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa. Câu 5: Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày A. 23/9. B. 21/3. C. 22/12. D. 22/6. Câu 6: Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh A. xem các tranh ảnh địa lí. B. củng cố hiểu biết địa lí. C. rèn luyện kĩ năng địa lí. D. khai thác kiến thức địa lí. Câu 7: Nội lực là lực phát sinh từ A. bên ngoài Trái Đất. B. bức xạ của Mặt Trời. C. bên trong Trái Đất. D. nhân của Trái Đất. Câu 8: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi A. sinh vật, nhiệt độ, đất. B. đất, nhiệt độ, địa hình. C. địa hình, nước, khí hậu. D. nhiệt độ, nước, sinh vật. Câu 9: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày A. 21/3 B. 22/6. C. 23/9. D. 22/12. Câu 10: Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. bản đồ - biểu đồ. D. đường chuyển động. Câu 11: Nhiệt độ không khí không thay đổi theo A. độ dốc địa hình. B. hướng dãy núi. C. độ cao địa hình. D. hướng sườn núi. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất? A. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. B. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển. C. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích. D. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km. Câu 13: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. B. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau. C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. D. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời. Câu 14: Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yêu? Trang 7/10 - Mã đề 001
- A. Hang động đá vôi. B. Bậc thềm sóng vỗ. C. Bán hoang mạc. D. Địa hình phi-o. Câu 15: Giờ Mặt Trời còn được gọi là giờ A. địa phương. B. múi. C. GMT. D. khu vực. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực? A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy. C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa. D. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Câu 17: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. B. lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. khác nhau giữa các mùa trong một năm. D. sự luân phiện ngày đêm trên Trái Đất. Câu 18: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở A. lục địa. B. bán cầu Tây. C. đại dương. D. bán cầu Đông. Câu 19: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Dòng biển. B. Luồng di dân. C. Hướng gió. D. Hải cảng. Câu 20: Các địa hình nào sau đây do sóng bịển tạo nên? A. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. B. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn. C. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. D. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ. PHẦN 2: Trắc nghiệm đúng sai (HS trả lời câu 1 đến câu 2, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, HS chọn đúng hoặc sai). Câu 1: Cho đoạn thông tin sau: Người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải Ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường bắt đầu vào buổi chiều. e) Việt Nam ở múi số 7 có giờ sớm hơn Anh. f) Trái Đất hình cầu và tự quanh quanh trục nên giờ ở Việt Nam và Anh khác nhau. g) Khi Việt Nam là đêm thì ở Anh là ngày. h) Mọi nơi trên Trái Đất sẽ có giờ giống nhau. Câu 2. Cho đoạn thông tin: " Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên và có bộ phận hạ thấp.” a) Đứt gãy không tạo thành dãy núi, khối núi. b) Bộ phận hạ thấp của đứt gãy tạo thành thung lũng. c) Vận động kiến tạo theo phương ngang hình thành đứt gãy. d) Đứt gãy thường chỉ xảy ra ở những khu vực có đá cứng. PHẦN 3: Tự luận Câu 1. Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? Câu 2. Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi? Câu 3. Vào lúc 20h ngày 31/10/2024, tại Hà Nội, hỏi lúc đó là mấy giờ tại Bắc Kinh? Biết Bắc Kinh ở múi giờ số 8. ------ HẾT ------ Trang 8/10 - Mã đề 001
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 PHẦN 1 1 A C C B 2 C A C A 3 D C A B 4 D B A B 5 C D B D 6 C C D A 7 D D B C 8 A C A D 9 C B D B 10 A D A D 11 B C A B 12 A B C C 13 C A B C 14 B B D A 15 D A C A 16 D D B D 17 B A C C 18 B D D A 19 B A D D 20 A B B C PHẦN 2 Câu 1a 1b 1c 1d 2a 2b 2c 2d Mã 001 S S S Đ Đ S S Đ 002 Đ Đ Đ S S Đ S Đ 003 S S S Đ Đ S S Đ 004 Đ Đ Đ S S Đ S Đ PHẦN 3 Đề 001, 003 Câu Nội dung Điểm 01 Phân tích tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Quá trình bóc mòn do dòng nước (xâm thực): tạo thành các dạng địa 0,25 hình khác nhau như khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,… - Quá trình bóc mòn do gió (thổi mòn hay khoét mòn): tạo thành các 0,25 dạng địa hình khác nhau như nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,… - Quá trình bóc mòn do sóng biển (mài mòn): tạo thành các vách biển, 0,25 hàm ếch, nền mài mòn,… - Quá trình bóc mòn do băng hà (nạo mòn): tạo thành dạng địa hình chủ 0,25 Trang 9/10 - Mã đề 001
- yếu là máng băng, phi-o, đá lưng cừu,… 02 Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí? - Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động đến sự thay đổi nhiệt độ trung 0,5 bình năm của không khí theo vĩ độ. - Nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm dần từ Xích đạo về 2 cực 0,5 (càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm). 03 Ở sườn đón gió, nhiệt độ chân núi là 28°C, nhiệt độ ở đỉnh núi là 25,6°C. Tính độ cao của núi? - Chênh lệch nhiệt độ giữa đỉnh núi và chân núi là: 28 – 25,6 = 2,4°C. 1,0 - Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C. Vì vậy, độ cao của núi là: (2,4x100):0,6 = 400 (m) (HS không diễn giải nhưng tính đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa) Đề 002, 004 Câu Nội dung Điểm 01 Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? - Quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh do: nước ta là một đất nước nhiều đồi núi và có hệ thống sông ngòi dày 0,5 đặc. - Tác động của của các quá trình bóc mòn và bồi tụ đến địa hình nước ta: + Bóc mòn: tạo thành các khe rãnh, mương xói, thung lũng sông, các 0,25 vách biển.. + Bồi tụ: tạo thành bãi bồi, đồng bằng châu thổ, cồn cát, thạch nhũ, bãi 0,25 biển... 02 Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi? - Vào mùa hè, mọi người thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi do ở những vùng này có thời tiết mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ 0,5 không cao. - Nguyên nhân: + Vùng ven biển: bề mặt nước biển hấp thụ nhiệt chậm hơn bề mặt đất 0,25 nên nhiệt độ thấp hơn => điều hòa khí hậu vùng ven biển, khiến mùa hè mát hơn. + Vùng núi: Cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm giảm 0,6 0C, nên vùng núi 0,25 có thời tiết mát mẻ. 03 Vào lúc 20h ngày 31/10/2024, tại Hà Nội, hỏi lúc đó là mấy giờ tại 1,0 Bắc Kinh? Biết Bắc Kinh ở múi giờ số 8. - Tại Bắc Kinh lúc đó là 21h ngày 31/10/2024 (Bắc Kinh sớm hơn Hà Nội 1h vì Hà Nội múi giờ số 7). Trang 10/10 - Mã đề 001
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 192 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn