intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Chu Văn An, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Chu Văn An, Đại Lộc" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Chu Văn An, Đại Lộc

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MÔN : ĐỊA LÍ 10 Thời gian: 45 phút Họ tên thí sinh: ................................................................. Số báo danh: .............................. Lớp:.................... Mã Đề: 001. I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM): Câu 1. Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. di chuyển theo các hướng bất kì. C. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. D. tập trung thành vùng rộng lớn. Câu 2. Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là A. kinh tuyến 90° đi qua múi giờ số 6. B. kinh tuyến 90°Đ đi qua múi giờ số 18. C. kinh tuyến 0 đi qua múi giờ số 0 . D. kinh tuyến 180° đi qua múi giờ số 12. Câu 3. Nơi nào trên Trái Đất ngày luôn dài bằng đêm quanh năm? A. Chí tuyến . B. Vòng cực C. Xích đạo. D. Hai điểm cực. Câu 4. Trên Trái Đất có sự luân phiên ngày và đêm là nhờ vào A. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời. B. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục. C. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và tự quay quanh trục. D. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 5. Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường A. hình thành các dãy núi trẻ, cao đồ sộ. B. có diện tích nhỏ, kéo dài theo chiều kinh tuyến. C. ổn định. D. không ổn định, kèm theo động đất, núi lửa. Câu 6. Chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất sinh ra hệ quả A. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. B. giờ trên Trái Đất. C. giờ địa phương. D. các mùa trong một năm. Câu 7. Phong hóa hóa học diễn ra mạnh nhất ở vùng nào? A. Sa mạc. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Nhiệt đới khô. D. Xích đạo. Câu 8. Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là A. 30km. B. 5km. C. 70km. D. 50km. Câu 9. Thạch quyển có độ dày khoảng A. 100km. B. 150km. C. 200km. D. 50km. Câu 10. Khi Bán cầu Bắc là mùa xuân thì Bán cầu Nam là mùa nào? A. Thu. B. Xuân. C. Đông. D. Hạ. Câu 11. Các địa hình nấm đá được hình thành do quá trình nào? A. Bồi tụ. B. Vận chuyển. C. Phong hóa. D. Bóc mòn. Câu 12. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là A. chống trộm. B. định vị đối tượng. C. tìm người và thiết bị đã mất. D. dẫn đường. Câu 13. Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào sau đây để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến? A. Bản đồ quân sự. B. Bản đồ tự nhiên. C. Bản đồ số. D. Bản đồ kinh tế. Câu 14. Đá là gì? Mã đề 001 Trang 2/2
  2. A. Những hợp chất hóa học. B. Xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất. C. Những nguyên tố tự nhiên. D. Tập hợp của một hay nhiều khoáng vật. Câu 15. Khi Luân Đôn là 1 giờ ngày 20/10/2024 thì ở Hà Nội là mấy giờ? Biết rằng Hà Nội ở múi giờ số 7. A. 9 giờ. B. 7 giờ. C. 6 giờ. D. 8 giờ. Câu 16. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là của A. sinh vật, con người. B. nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. C. gió, mưa, nước chảy. D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. Câu 17. Theo thuyết kiến tạo mảng, các mảng kiến tạo A. chỉ có phần lục địa. B. đứng yên. C. chỉ có phần đại dương. D. dịch chuyển. Câu 18. Lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất được gọi là A. lực Côriôlit. B. lực hấp dẫn. C. ngoại lực. D. nội lực. Câu 19. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ A. tầng granit rất mỏng. B. không có tầng đá granit. C. không có tầng đá trầm tích. D. có một ít tầng trầm tích. Câu 20. Dãy Himalaya ở Châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào? A. Mảng Phi và mảng Âu-Á. B. Mảng Ấn độ-ÔXtrâylia và mảng Philippin. C. Mảng Ấn độ-ÔXtrâylia và mảng Âu-Á. D. Mảng Philippin và mảng Âu-Á. Câu 21. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp A. đường chuyển động. B. kí hiệu theo đường. C. khoanh vùng. D. chấm điểm. II/ PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM): Câu 1(2 điểm): Phân tích vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang trong tác động của nội lực. Câu 2(1 điểm): Khi Hà Nội là 11 giờ ngày 2/9/2024 thì ở Tô-ky-ô, Ri-đê-ô Gia-nê-rô là mấy giờ, ngày mấy? Biết rằng Hà Nội ở múi giờ số 7, Tô-ky-ô ở múi giờ số 9, Ri-đê-ô Gia-nê-rô ở múi giờ số 21. ----HẾT--- Mã đề 001 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2