intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 – LỚP 11 I. LÍ THUYẾT 1. Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước 2. Bài 2. Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu 3. Bài 4. Một số tổ chức khu vực, toàn cầu và an ninh toàn cầu 4. Bài 5. Nền kinh tế tri thức 5. Bài 6. Khu vực Mỹ Latinh II. Kĩ năng 1. Vẽ biểu đồ tròn, cột 2. Nhận xét, giải tích biểu đồ, bảng số liệu ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, LỚP 11 1. Khung ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Tổng Mức độ nhận thức điểm Chương/ TT Nội dung/đơn vị kiến thức Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chủ đề Nhận biết (TNKQ) (TL) (TL) (TL) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Sự khác biệt về trình độ – Các nhóm nước phát triển KT-XH của các – Sự khác biệt về kinh tế - xã nhóm nước hội 2 1 2,5 điểm 2 Toàn cầu hoá, khu vực hoá – Toàn cầu hoá kinh tế kinh tế. Một số tổ chức khu – Khu vực hoá kinh tế vực, toàn cầu và an ninh – Một số tổ chức quốc tế và 6 4 2,5 điểm toàn cầu khu vực. – An ninh toàn cầu 1 Nền kinh tế tri thức – Đặc điểm 2 0,5 điểm – Các biểu hiện
  2. 4 Khu vực Mỹ Latinh – Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Dân cư, xã hội – Kinh tế 8 6 1 4,5 điểm – Cộng hoà Liên bang Brasil (Bra-xin): Tình hình phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội cần phải giải quyết Tổng số câu 16 12 1 Tổng hợp chung 40% - 4 điểm 30% - 3 điểm 20% -2 điểm 10% - 1 điểm 10 điểm
  3. 2. Đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 Mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/đơn Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TT chủ đề vị kiến thức (TNKQ) (TL) (TL) (TL) điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Sự khác biệt – Các nhóm Nhận biết về trình độ nước – Trình bày được sự khác biệt phát triển – Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh KT-XH của về kinh tế - xã xã hội của các nhóm nước. các nhóm hội - Sử dụng được bản đồ để xác nước định sự phân bố các nhóm nước (30% - 3,0 Thông hiểu điểm) – Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các 2 0,5 điểm chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người. Vận dụng – Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước. 1 2,0 điểm
  4. 2 Toàn cầu hoá, Nhận biết khu vực hoá – Trình bày được các biểu hiện 6 1,5 điểm kinh tế và an của toàn cầu hoá kinh tế. ninh toàn cầu – Trình bày được các biểu hiện (35% - 3,5 của khu vực hoá kinh tế. điểm) – Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Thông hiểu – Trình bày được các hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế. – Trình bày được các hệ quả của khu vực hoá kinh tế. - Phân tích được ảnh hưởng của 4 toàn cầu hoá kinh tế đối với các 1,0 điểm nước trên thế giới. - Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới. Vận dụng - Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình. Vận dụng cao – Trình bày được cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.
  5. 3 Nền kinh tế – Đặc điểm Nhận biết 0,5 điểm tri thức – Nêu được đặc điểm của nền 2 (5,0% - 0,5 kinh tế tri thức. điểm) 4 Khu vực Mỹ – Vị trí địa lí Nhận biết 8 2,0 điểm Latinh và điều kiện - Trình bày được vị trí địa lí và (30% - 3,0 tự nhiên điều kiện tự nhiên, dân cư và điểm) – Dân cư, xã xã hội hội – Trình bày được vấn đề đô thị – Kinh tế hoá, một số vấn đề về dân cư, – Cộng hoà xã hội của khu vực. Liên bang Thông hiểu Brasil (Bra- – Phân tích được ảnh hưởng
  6. xin): Tình của vị trí địa lí và một số đặc hình phát triển điểm nổi bật về tự nhiên và tài kinh tế và nguyên thiên nhiên đến phát những vấn đề triển kinh tế - xã hội. xã hội cần – Phân tích được ảnh hưởng phải giải quyết của vấn đề đô thị hoá, vấn đề 6 dân cư, xã hội của khu vực đến 1,5 điểm phát triển kinh tế – xã hội. – Trình bày được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực. Vận dụng – Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu. – Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét. Vận dụng cao – Giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực. 1 1,0 điểm Tổng số câu 16 12 1 1 Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 10 điểm
  7. 3. Đề minh họa ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, MÔN ĐỊA LÍ 11 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1. Toàn cầu hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây? A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. B. Thương mại thế giới phát triển mạnh. C. Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu. D. Sự ra đời của nhiều tổ chức liên kết khu vực. Câu 2. Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây? A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng. B. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng. C. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết. D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành. Câu 3. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau. B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau. C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn.D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng. Câu 4. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở A. Thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ. B. Xin-ga-po. C. Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ. C. Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Câu 5. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt. C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học. Câu 6. Đâu không phải là tổ chức quốc tế? A. WTO B. IMF. C. APEC D. UN. Câu 7. Nền kinh tế tri thức được dựa trên A. Tri thức và kinh nghiệm cổ truyền B. Kĩ thuật và kinh ngiệm cổ truyền C. Công cụ lao động cổ truyền D. Tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao Câu 8. Đặc điểm nào không đúng với nền kinh tế tri thức? A. Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Là nền kinh tế toàn cầu.
  8. C. Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng không quan trọng. D. Lao động trí tuệ được coi trọng. Câu 9. Bộ phận nào sau đây không thuộc phạm vi lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh? A. Lục địa Bắc Mỹ. B. Eo đất Trung Mỹ. C. Quần đảo Ca-ri-bê. D. Lục địa Nam Mỹ. Câu 10. Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây? A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Câu 11. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây? A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Câu 12. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh? A. Amadôn. B. Mixixipi. C. La Plata. D. Pampa. Câu 13. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là A. Bra-xin. B. Mê-hi-cô. C. Đô-mi-ni-ca. D. Nê-vít. Câu 14. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm. B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số. C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên. D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa. Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh? A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên. C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều. Câu 16. : Khu vực Mỹ Latinh gồm A. Mê-hi-cô, Trung và Bắc Mỹ, các quần đảo trong vịnh Ca-ri-bê. B. Mê-hi-cô, Trung và Nam Mỹ, các quần đảo trong vịnh Ca-ri-bê. C. Mê-hi-cô, Trung và Nam Mỹ, quần đảo Ăng-ti, kênh đào Xuy-ê. D. Mê-hi-cô, Trung và Bắc Mỹ, kênh đào Xuy-ê và kênh Pa-na-ma. Câu 17: Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong những tiêu chí là A. GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều. B. đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở mức cao. C. chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao. D. dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
  9. Câu 18: Các nước phát triển phân biệt với các nước đang phát triển ở A. gia tăng tự nhiên dân số rất thấp. B. cơ cấu dân số trẻ, lao động đông. C. tuổi thọ thấp, tỉ suất tử vong cao. D. tốc độ tăng dân số hàng năm lớn. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát triển? A. Tạo điều kiện chuyển giao các thành tựu mới về khoa học công nghệ. B. Tạo cơ hội để các nước thực hiện việc đa phương hóa quan hệ quốc tế. C. Tạo cơ hội để các nước nhận công nghệ mới từ các nước phát triển cao. D. Tạo điều kiện để xuất khẩu các giá trị văn hóa sang các nước phát triển. Câu 20: Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu là nhiệm vụ chủ yếu của A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). C. Ngân hàng Thế giới (WB). D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Câu 21: Tác động của đại dịch COVID-19 đến dân số thế giới là A. làm thiệt hại sinh mạng rất nhiều người. B. làm suy giảm GDP của hầu hết các nước. C. làm đình trệ tăng trưởng sản xuất thế giới. D. làm ngành du lịch bị suy giảm trầm trọng. Câu 22: Sự phát triển của Thương mại Thế giới là động lực chính của A. thay đổi cơ cấu ngành sản xuất. B. tăng trưởng kinh tế các quốc gia. C. phân bố sản xuất trong một nước. D. tăng năng suất lao động cá nhân. Câu 23: Các nước ở vùng vịnh Ca-ri-bê có thuận lợi chủ yếu cho trồng các cây có nguồn gốc A. nhiệt đới và cận xích đạo. B. ôn đới và cận nhiệt đới. C. cận nhiệt đới và cận cực. D. cận cực và cận nhiệt đới. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng với dãy núi trẻ An-đét? A. Chạy dọc theo lãnh thổ ở phía tây, cao lớn và đồ sộ. B. Ở sườn phía tây có khí hậu nhiệt đới khô, rất ít mưa. C. Phía bắc ở sườn đông có khí hậu cận nhiệt gió mùa. D. Giữa các dãy núi là cao nguyên và thung lũng rộng. Câu 25 : Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư Mỹ Latinh là người
  10. A. da đen. B. da trắng. C. da vàng. D. da nâu. Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu làm kinh tế nhiều nước ở Mỹ Latinh hiện nay giảm sút là A. thể chế còn yếu kém, vấn nạn tham nhũng tràn lan. B. tập trung cho khai khoáng và xuất khẩu tài nguyên. C. đại dịch COVID-19 và người nông dân không có đất. D. đô thị hóa tự phát, lạm phát và tham nhũng nhiều. II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM NĂM 2020 (Đơn vị: %) Nông nghiệp, lâm Công nghiệp và xây Thuế sản phẩm trừ Quốc gia Dịch vụ nghiệp và thủy sản dựng trợ cấp sản phẩm Nhật Bản 1,0 29,0 69,5 0,5 Việt Nam 12,7 36,7 41,8 8,8 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2020. b. Nhận xét cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2020. Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao kinh tế các nước Mỹ La Tinh phát triển không ổn định?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2