intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: ĐỊA LÍ, KHỐI 11 (Nội dung đề có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề I. .PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Nhóm nước đang phát triển có A. thu nhập bình quân đầu người cao. B. tỉ trọng của dịch vụ trong GDP cao. C. chỉ số phát triển con người còn thấp. D. tỉ trọng của nông nghiệp rất nhỏ bé. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển? A. GDP bình quân đầu người thấp. B. Chỉ số phát triển con người thấp. C. Đầu tư nước ngoài (FDI)nhỏ. D. Các khoản nợ nước ngoài rất nhỏ. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước phát triển? A. Tỉ trọng dịch vụ có xu hướng giảm. B. Công nghiệp và xây dựng tăng. C. Tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh. D. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm. Câu 4. GNI/người phản ánh điều nào sau đây? A. Sức khoẻ và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh. B. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước. C. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước. D. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước. Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa? A. Thương mại thế giới phát triển mạnh. B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng. C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. Các quốc gia gần nhau lập một khu vực. Câu 6. Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa là A. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt. B. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển. C. gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Câu 7. Đâu không phải là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế? A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. B. Gia tăng số lượng các tổ chức khu vực. C. Gia tăng quy mô các tổ chức khu vực. D. Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng. Câu 8. Hệ quả tích cực của khu vực hóa kinh tế không phải là A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. B. tăng cường tự do hóa thương mại trong khu vực. C. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế nước thành viên.
  2. D. gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế. Câu 9. Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là A. tự do hóa thương mại được mở rộng. B. bị áp lực lớn trong cạnh tranh. C. hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi. D. các quốc gia đón đầu công nghệ mới. Câu 10.Ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước là A. góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia. B. thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. C. gia tăng các nguồn lực bên ngoài. D. gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Câu 11. Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại là chức năng chủ yếu của A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). C. Ngân hàng Thế giới (WB). D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Câu 12. “Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương” làtôn chỉ hoạt động của A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). C. Ngân hàng Thế giới (WB). D.Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Câu 13. Để bảo vệ hoà bình, các nước cần A. hạn chế vai trò của các tổ chức quốc tế. B. tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột. C. thường xuyên thực hiện diễn tập quân sự chung. D. thành lập các khối quân sự, liên minh. Câu 14. Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng A. 21 triệu km2. B. 22 triệu km2. C. 20 triệu km2. D. 23 triệu km2. Câu 15. Khu vực Mỹ Latinh có phía bắc giáp với A. Hoa Kỳ. B. Ca-na-đa. C. quần đảo Ăng-ti lớn. D. quần đảo Ăng-ti nhỏ. Câu 16. Các quần đảo trong vịnh Ca-ri-bê có thuận lợi chủ yếu cho phát triển ngành nào sau đây? A. Khai khoáng. B. Thủy điện. C. Du lịch. D. Chăn nuôi. Câu 17. Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất thấp. B. thất nghiệp đông, thu nhập thấp, môi trường sống không tốt. C. chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống rất tốt.
  3. D. thiếu việc làm, dân trí thấp, thu nhập khá tốt và rất ổn định. Câu 18. Mỹ Latinh có nền văn hóa độc đáo chủ yếu do A. có nhiều thành phần dân tộc. B. có người bản địa và da đen. C. nhiều quốc gia nhập cư đến. D. nhiều lứa tuổi cùng hòa hợp. Câu 19. Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của khu vực Mỹ Latinh là A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. dịch vụ. D. xây dựng. Câu 20. Mỹ Latinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc do A. nguồn lương thực lớn và khí hậu lạnh. B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm. C. nguồn thức ăn công nghiệp phong phú. D. ngành công nghiệp chế biến phát triển. Câu 21. Kinh tế nhiều quốc gia Mỹ Latinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do A. không phụ thuộc vào nước ngoài. B. vốn đầu tư của nước ngoài giảm . C. các công ty tư bản nộp thuế nhiều. D. tập trung cải cách kinh tế, hội nhập. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM). Câu 1 (2đ): Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI Ở KHU VỰC MỸ LA TINHNĂM 2000 VÀ NĂM 2020 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi/ Năm 2000 2020 Dưới 15 tuổi 32,2 23,9 Từ 15 đến 64 tuổi 62,1 67,2 Từ 65 tuổi trở lên 5,7 8,9 (Nguồn: Liên hợp quốc, 2022) - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi ở khu vực Mỹ La tinh năm 2000 và năm 2020. - Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 2000 - 2020. Câu 2 (1đ):Chứng minh khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2