intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TỔ: SỬ- ĐỊA- GDKTPL MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 11 THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 04 trang) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………….. MÃ ĐỀ: 121 Lớp :……………… PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là A. học sinh, sinh viên giao lưu thuận lợi giữa nhiều nước. B. tăng cường hợp tác về văn hóa, văn nghệ và giáo dục. C. đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. D. các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động. Câu 2. Sự ra đời của tổ chức nào sau đây là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế? A. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). B. Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). C. Liên hợp quốc (UN). D. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Câu 3. Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài? A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục. C. Văn hóa, giáo dục, công nghiệp. D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục. Câu 4. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu là nhiệm vụ chủ yếu của A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). B. Ngân hàng Thế giới (WB). C. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng với Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)? A. Là một liên minh quân sự lớn. B. Là một diễn đàn kinh tế mở. C. Liên minh của các nước châu Âu. D. Không có thành viên từ châu Mỹ. Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh? A. Khu vực có quy mô GDP rất lớn. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. C. Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. D. Sự phát triển kinh tế rất đồng đều. Câu 7. Khu vực Mỹ La-tinh có kinh tế còn chậm phát triển chủ yếu do A. nợ nước ngoài nhiều, nông nghiệp lạc hậu, quản lí yếu. B. bạo lực và tệ nạn ma tuý, dân trí chưa cao, tham nhũng. C. lạm phát, nạn tham nhũng, tỉ lệ thất nghiệp còn khá lớn. D. quản lí yếu, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, nạn tham nhũng. Câu 8. Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng chủ yếu do
  2. A. có người bản địa và người châu Âu cùng sinh sống. B. có nền kinh tế phát triển đa dạng và năng động. C. có sự nhập cư từ các châu lục khác như châu Phi, châu Âu. D. có sự hoà quyện của các nền văn hoá bản địa và nhập cư. Câu 9. Nhóm nước đang phát triển chủ yếu có A. thu nhập bình quân đầu người rất cao. B. tỉ trọng của dịch vụ trong GDP rất cao. C. tỉ lệ dân sống ở thành thị còn chưa cao. D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất thấp. Câu 10. Cho bảng số liệu: GNI/người của một số nước năm 2020 Nhóm nước Nước phát Nước đang phát triển triển Ca-na-đa CHLB Đức Bra-xin In-đô-nê-xi-a GNI/người 43 540 47 520 7 800 3 870 (USD/người) (Nguồn: WB, UN, 2020) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GNI/người của các nước trên? A. Ca-na-đa cao hơn Bra-xin và cao hơn CHLB Đức. B. CHLB Đức cao hơn Ca-na-đa và thấp hơn Bra-xin. C. Bra-xin cao hơn In-đô-nê-xi-a và thấp hơn CHLB Đức. D. In-đô-nê-xi-a cao hơn Bra-xin và cao hơn Ca-na-đa. Câu 11. Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là A. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo. B. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt. C. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Câu 12. Vấn đề nào sau đây được xếp vào vấn đề an ninh mạng? A. Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng thế giới. B. Chiếm đoạt thông tin cá nhân. C. Tranh chấp nguồn nước ở các quốc gia. D. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang. Câu 13. Vấn đề chủ yếu cần giải quyết của các quốc gia đang phát triển trong liên kết kinh tế khu vực là A. hợp tác thương mại, sản xuất hàng hóa. B. trao đổi hàng hóa và mở rộng thị trường. C. đào tạo nhân lực và bảo vệ môi trường. D. tự chủ về kinh tế và quyền lực quốc gia. Câu 14. Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu. B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán. C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt. D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng. Câu 15. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên A. tri thức, kĩ thuật, tài nguyên. B. tri thức, công nghệ cao, lao động. C. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. D. tri thức, lao động, vốn dồi dào. Câu 16. Để tiếp cận với nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển lĩnh vực nào sau đây? A. Công nghiệp và thương mại. B. Giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  3. C. Đối ngoại và thương mại. D. Văn hóa - xã hội và kinh tế đối ngoại. Câu 17. Hoạt động khai thác hải sản ở Mỹ La-tinh phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Vùng biển rộng, biển nông. B. Vùng biển rộng, biển nóng. C. Nhiều vũng, vịnh nước sâu. D. Biển rộng, nhiều ngư trường. Câu 18. Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ La-tinh A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất cao. B. chủ yếu là làm thuê, mức sống cao, điều kiện sống thuận lợi. C. thiếu việc làm, dân trí không cao, thu nhập thấp nhưng đều. D. thất nghiệp đông, nghèo đói, suy thoái môi trường. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Các nước phát triển thường có quy mô GDP lớn và có tốc độ tăng GDP khá ổn định. Nhóm nước này tiến hành công nghiệp hóa từ sớm và thường dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất trong GDP. Hiện nay, các nước này tập trung vào phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao. a) Các nước phát triển thường có quy mô GDP nhỏ. b) Các nước phát triển tiến hành công nghiệp hóa từ sớm. c) Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP do trình độ phát triển cao. d) Các nước phát triển hình thành được nhiều trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao. Câu 2. Cho thông tin sau: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng, cải thiện các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ. Toàn cầu hóa cũng liên quan đến việc giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao trình độ giáo dục và y tế cho người dân. a) Toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực. b) Toàn cầu hoá làm cho các hợp tác song phương và đa phương đã trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết. c) Do tác động của toàn cầu hoá nên trên thế giới có rất ít tổ chức kinh tế khu vực ra đời. d) Toàn cầu hoá làm gia tăng sự bất bình đẳng và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 3. Cho thông tin sau: Trên thế giới có nhiều vấn đề an ninh toàn cầu, được xếp vào nhóm các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. An ninh truyền thống là các vấn đề liên quan đến quân sự. An ninh phi truyền thống bao gồm một số vấn đề mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc… a) An ninh truyền thống là các vấn đề mang tính toàn cầu. b) Tổ chức Liên hợp quốc (UN) được thành lập nhằm mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. c) Thế giới cần duy trì sự ổn định và hòa bình để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. d) Những vấn đề an ninh truyền thống và vấn đề an ninh phi truyền thống trên thế giới thường dễ giải quyết do các nước trên thế giới đã thực hiện quá trình toàn cầu hoá.
  4. Câu 4. Cho bảng số liệu: Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực Mỹ La-tinh, giai đoạn 2000 - 2020 Năm 2000 2010 2015 2020 Số dân (triệu người) 520,9 589,9 622,3 652,3 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 1,56 1,19 1,08 0,94 (Nguồn: WB, 2022) a) Quy mô dân số của Mỹ La-tinh giảm dần do tỉ lệ gia tăng dân số giảm. b) Tỉ lệ gia tăng dân số của Mỹ La-tinh giảm dần do kết quả của chính sách dân số. c) Số dân đông, gây sức ép lớn lên tài nguyên, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội. d) Biểu đồ kết hợp (cột và đường) là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Mỹ La-tinh, giai đoạn 2000-2020. PHẦN III. Câu yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Cho bảng số liệu: GDP của thế giới, giai đoạn 2005 - 2022 (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 2005 2015 2022 GDP 47795,7 75204,5 100566,7 (Nguồn: WB, 2022) Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới, giai đoạn 2005 - 2022 (lấy năm 2005 = 100%) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %) Câu 2. Năm 2021, GDP của Ca-na-đa là 1990,9 tỷ USD, GDP của In-đô-nê-xi-a là 1186,1 tỷ USD. Cho biết GDP của Ca-na-đa năm 2021 gấp bao nhiêu lần GDP của In-đô-nê-xi-a? (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân) Câu 3. Số dân thế giới năm 2020 là 7773 triệu người. Trong đó có 768 triệu người thiếu dinh dưỡng. Cho biết số người thiếu dinh dưỡng năm 2020 chiếm bao nhiêu % tổng số dân thế giới? (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân) …………………HẾT………………. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2