intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An" được chia sẻ với mục tiêu giúp các em luyện tập nắm vững nội dung môn học, nâng cao kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12 THỜI GIAN 45 PHÚT Câu 1: Đặc điểm nào sau đây của tự nhiên nước ta không phải do vị trí địa lí quy định? A. Đất nước nhiều đồi núi. B. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới? A. Gắn liền với lục địa Á – Âu, trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. B. Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp biển Đông. C. Nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, giáp biển Đông. D. Nằm gần trung tâm của Đông Nam Á, trong khu vực nội chí tuyến. Câu 3: Đường bờ biển nước ta chạy từ A. Hải Phòng đến Cà Mau. B. Quảng Ninh đến Cà Mau. C. Quảng Ninh đên Bạc Liêu. D. Quảng Ninh đến Kiên Giang. Câu 4: Trong vùng biển, bộ phận được xem như lãnh thổ quốc gia trên đất liền là A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. nội thủy. D. vùng đặc quyền kinh tế.
  2. Câu 5: Nước ta có vị trí ở A. bán cầu Nam. B. vùng xích đạo. C. bán cầu Tây. D. vùng nhiệt đới. Câu 6: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ nước ta không gây ra hạn chế nào sau đây? A. Hoạt động giao thông vận tải. B. Khoáng sản có trữ lượng không lớn. C. Bảo vệ an ninh, chủ quyền. D. Khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc vừa giáp Lào? A. Điện Biên. B. Lào Cai. C. Sơn La. D. Lai Châu. Câu 8: Địa hình chính của vùng Đông Nam Bộ là A. đồi trung du. B. bậc thềm phù sa cổ. C. bán bình nguyên. D. đồng bằng. Câu 9: Địa hình nước ta có hai hướng chính là A. đông bắc - tây nam và vòng cung. B. tây bắc - đông nam và vòng cung. C. đông nam - tây bắc và vòng cung. D. tây nam - đông bắc và vòng cung.
  3. Câu 10: Nét nổi bật của vùng núi Đông Bắc nước ta là A. có địa hình cao nhất cả nước. B. gồm các dãy núi liền kề các cao nguyên. C. địa hình đồi núi thấp chiềm phần lớn diện tích. D. có ba mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta? A. Hướng núi chính là đông bắc – tây nam. B. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. C. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. D. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 13: Mặc dù nước ta có 3/4 (ba phần tư) diện tích lãnh thổ là đồi núi nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, nguyên nhân do A. chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc. B. chịu tác động của gió mùa Tây Nam. C. Địa hình phân hóa đa dạng. D. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam? A. Bạch Mã. B. Pu đen đinh. C. Hoàng Liên Sơn. D. Trường Sơn Bắc.
  4. Câu 15: So với Đồng bằng sông Cửu Long thì địa hình Đồng bằng sông Hồng A. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn. B. thấp hơn và bằng phẳng hơn. C. cao hơn và bằng phẳng hơn. D. cao hơn và ít bằng phẳng hơn. Câu 16: Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Đất thường nhiều cát, ít phù sa sông. C. Đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng ra phía biển. D. Từ tây sang đông thường có 3 dải địa hình. Câu 17: Vào mùa khô 2/3 diện tích đất đất nhiễm phèn, nhiễm mặn là của vùng A. Đông Nam Bộ. B. đồng bằng sông Hồng. C. đồng bằng sông Cửu Long. D. đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 18: Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do A. các nhánh núi đâm ngang ra biển. B. biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng. C. có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn. D. các đồng bằng kéo dài và hẹp ngang. Câu 19: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là A. cao ở rìa phía tây và tây bắc. B. có nhiều kênh rạch, đê sông. C. được bồi đắp bởi phù sa sông. D. có địa hình thấp và nhiều núi sót.
  5. Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. B. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. C. Làm cho khí hậu khô hạn. D. Mang lại lượng mưa lớn. Câu 21: Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào của nước ta? A. Đất đai. B. Khí hậu. C. Địa hình. D. Sông ngòi. Câu 22: Hệ sinh thái nào sau đây ở vùng biển nước ta? A. Rừng ôn đới. B. Rừng cận nhiệt. C. Rừng tre nứa. D. Rừng ngập mặn. Câu 23: Tài nguyên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống cư dân vùng ven biển nước ta hiện nay là tài nguyên A. du lịch. B. hải sản. C. khoáng sản. D. điện gió. Câu 24: Khoáng sản có ý nghĩa lớn nhất ở biển Đông nước ta là A. vàng. B. dầu mỏ. C. titan. D. sa khoáng.
  6. Câu 25: Loại gió thổi quanh năm ở nước ta là A. Tây ôn đới. B. Tín phong. C. gió phơn. D. Gió mùa. Câu 26: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc nước ta có tính chất A. khô hanh. B. ấm áp. C. lạnh ẩm. D. lạnh khô. Câu 27: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi A. ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn. B. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. C. ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa. D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Câu 28: Nguyên nhân khiến gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta chủ yếu do A. địa hình đồi núi thấp là chủ yếu. B. nằm xa xích đạo nhất cả nước. C. hướng của các dãy núi khu vực Đông Bắc. D. nằm gần vị trí của áp cao Xibia. Câu 29: Cho bảng số liệu Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm (0C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng 1 tháng 7 năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 ? Đà Nẵng 21,3 29,7 26,8 Qui Nhơn 23,0 29,7 26,9 TP. HCM 25,8 27,1 27,1 Dựa vào bảng 1, cho biết: Nhiệt độ biên độ nhiệt năm của Huế khoảng
  7. A.12,50C. B. 9,7 0C. C. 250C. D. 270C. Câu 30: Điều nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của tín phong Bắc bán cầu đối với khí hậu nươc ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau? A. Tạo mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Gây mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ. C. Gây mưa ở ven biển duyên hải Nam Trung Bộ. D. Xuất hiện những ngày nắng ấm ở miền Bắc. Câu 31: Nguyên nhân nào sau đây gây ra hiệu ứng phơn cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc vào đầu mùa hạ? A. Ảnh hưởng của bão ở biển Đông, gió mùa đông bắc và dải hội tụ nhiệt đới. B. Áp thấp Bắc Bộ hoạt động mạnh hút gió mùa Tây Nam đổi hướng Đông Nam. C. Tín phong Đông Bắc vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào. D. Gió mùa Tây Nam vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào. Câu 32: Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 hãy cho biết ở nước ta, bão thường tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm? A. Tháng IX. B. Tháng VIII. C. Tháng XI. D. Tháng X. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào thuộc miền khí hậu phía Nam? A. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ. B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
  8. Câu 34: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa. B. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm. C. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. D. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao. Câu 35 : Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta? A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC. C. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. Câu 36: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta từ dãy Bạch Mã trở ra có đặc trưng của vùng khí hậu A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng khô. B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ ít mưa. D. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa khô sâu sắc. Câu 37: Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ nước ta trong thời gian từ tháng XI đến tháng IV năm sau là A. nắng, nóng, trời nhiều mây. B. nắng, ít mây và mưa nhiều. C. nắng, ổn định, tạnh ráo. D. nắng nóng và mưa nhiều. Câu 38: Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô là do ảnh hưởng của A. dãy núi Hoành Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa. B. dãy núi Trường Sơn kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa. C. dãy núi Bạch Mã kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa. D. dãy núi Hoàng Liên Sơn kết hợp với ảnh hưởng của biển. Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta? A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền. B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam nông, rộng. C. Bờ biển vùng Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh. D. Thềm lục địa Trung Bộ thu hẹp, giáp vùng biển nông.
  9. Câu 40: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 13,14 hãy cho biết các cao nguyên sau, cao nguyên nào không phải là cao nguyên badan? A. Kom Tum. B. Đăk Lăk. C. Mộc Châu. D. Mơ Nông. .......................... Hết..................... BẢNG ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.D 4.C 5.D 6.B 7.A 8.C 9.B 10.C 11.B 12.A 13.D 14.A 15.D 16.C 17.C 18.A 19.C 20.C 21.B 22.D 23.B 24.B 25.B 26.C 27.B 28.C 29.B 30.B 31.D 32.A 33.B 34.C 35.A 36.B 37.C 38.B 39.D 40.C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2